Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020

Objectives: The study aim was to describe causes and manifestations of acute poisoning in

children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 – 2020.

Methods: This cross-sectional study included 294 cases of acute poisoning at the Vietnam

National Children’s Hospital between 1 February 2017 and 31 January 2020.

Results: The average age of research subjects were 3.3 ± 2.8 years old which range from 1

month old to 17 years old, most common cases were under 4 years (75%). Boy to girl ratio

was 1.5/1. Common cause was unintended actions of children and caregivers (91.8%).

There were a variety of reasons for acute poisoning, where chemical poisoning topped at

67.6%. Clinical manifestations were very diverse but most patients had digestive disorders

(82.6%). 61.1% cases were delivered to the Vietnam National Children’s Hospital in 6

hours since being poisoned. There were 25 cases (8.5%) dead, mainly in chemical

poisoning group.

Conclusion: There were a variety of reasons for acute poisoning, most was chemical

poisoning. 91.8% cases were due to unintended actions. Clinical manifestations were very

diverse but most patients had digestive disorders. Most children were saved but the

mortality rate was still high at 8.5%.

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 1

Trang 1

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 2

Trang 2

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 3

Trang 3

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 4

Trang 4

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 5

Trang 5

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 6

Trang 6

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 7

Trang 7

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 7820
Bạn đang xem tài liệu "Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020

Acute poisoning in children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 - 2020
 Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
9 
 Research Paper 
Acute poisoning in children at the Vietnam National 
Children’s Hospital during 2017 - 2020 
Nguyen Tan Hung*, Truong Thi Mai Hong, Le Ngoc Duy, Nguyen Thi Thanh Thuy, 
Nguyen Van Nam, Do Thi Xuan, Vu Thi Tam, Nguyen Thi Thanh Phuc 
Vietnam National Children’s Hospital, No 18/879 La Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
Received 18 November 2020 
Accepted 17 February 2021 
Abstract 
Objectives: The study aim was to describe causes and manifestations of acute poisoning in 
children at the Vietnam National Children’s Hospital during 2017 – 2020. 
Methods: This cross-sectional study included 294 cases of acute poisoning at the Vietnam 
National Children’s Hospital between 1 February 2017 and 31 January 2020. 
Results: The average age of research subjects were 3.3 ± 2.8 years old which range from 1 
month old to 17 years old, most common cases were under 4 years (75%). Boy to girl ratio 
was 1.5/1. Common cause was unintended actions of children and caregivers (91.8%). 
There were a variety of reasons for acute poisoning, where chemical poisoning topped at 
67.6%. Clinical manifestations were very diverse but most patients had digestive disorders 
(82.6%). 61.1% cases were delivered to the Vietnam National Children’s Hospital in 6 
hours since being poisoned. There were 25 cases (8.5%) dead, mainly in chemical 
poisoning group. 
Conclusion: There were a variety of reasons for acute poisoning, most was chemical 
poisoning. 91.8% cases were due to unintended actions. Clinical manifestations were very 
diverse but most patients had digestive disorders. Most children were saved but the 
mortality rate was still high at 8.5%. 
Keywords: Acute poisoning, children. 
_______ 
*Corresponding author. 
 E-mail address: nguyentanhung.dr@gmail.com 
 https://doi.org/10.47973/jprp.v5i1.262 
N. T. Hung et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
10 
Nguyên nhân và đặc điểm ngộ độc cấp trẻ em tại Bệnh viện 
Nhi Trung ương giai đoạn 2017 - 2020 
Nguyễn Tân Hùng*, Trương Thị Mai Hồng, Lê Ngọc Duy, Nguyễn Thị Thanh 
Thúy, Nguyễn Văn Nam, Đỗ Thị Xuân, Vũ Thị Tâm, Nguyễn Thị Thanh Phúc 
Bệnh viện Nhi Trung ương, Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 18 tháng 11 năm 2020 
Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 2 năm 2021 
Tóm tắt 
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm ngộ độc cấp (NĐC) trẻ em tại Bệnh viện Nhi 
Trung ương giai đoạn 2017- 2020. 
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu trên 294 bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc 
cấp từ 01/07/2017 đến 30/06/2020. 
Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 3,3 ± 2,8 tuổi, nhỏ nhất là 1 tháng 
tuổi, lớn nhất là 17 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất là dưới 4 tuổi, chiếm 75%. Tỷ lệ nam/ nữ 
là 1,5/1. Hoàn cảnh nhiễm độc chủ yếu là do sự không cố ý của trẻ và người chăm sóc trẻ 
chiếm 91,8%. Căn nguyên ngộ độc rất phong phú, đứng hàng đầu là nhóm hóa chất chiếm 
67,6%. Các biểu hiện lâm sàng khá phong phú, đa dạng nhưng hầu hết bệnh nhân đều có 
biểu hiện tiêu hóa (82,6%). Có 61,1% trẻ bị ngộ độc được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung 
ương trước 6 giờ kể từ khi ngộ độc. Có 25 trẻ (8,5%) ngộ độc bị tử vong và nặng xin về, 
chủ yếu nằm trong nhóm hóa chất. 
Kết luận: Căn nguyên NĐC phong phú, đa dạng, đứng hàng đầu là nhóm hóa chất, do 
hoàn cảnh vô ý 91,8%, đường nhiễm độc từ đường tiêu hóa với các triệu chứng về tiêu hóa 
rất phổ biến. Hầu hết các bệnh nhân được cứu sống, tuy nhiên tỷ lệ tử vong vẫn còn cao 
chiếm 8,5%. 
Từ khóa: ngộ độc cấp, trẻ em. 
1. Đặt vấn đề* 
Ngộ độc cấp là một trong những nguyên 
nhân quan trọng gây bệnh tật, tử vong và 
ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh 
thần của trẻ em không chỉ ở nước ta mà còn 
ở các nước phát triển [1-2]. Trẻ em là đối 
tượng rất dễ bị ngộ độc đặc biệt là trẻ dưới 6 
_______ 
*Tác giả liên hệ. 
 E-mail address: nguyentanhung.dr@gmail.com 
 https://doi.org/10.47973/jprp.v5i1.262 
tuổi vì bản chất tò mò, hiếu động đồng thời 
cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển, 
cấu trúc, chức năng của các cơ quan chưa 
hoàn chỉnh nên chịu sự tác động mạnh mẽ 
của các độc chất, điển hình như ngộ độc chì 
[3]. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã có 
một số đề tài về NĐC ở trẻ em nhưng hầu 
hết các đề tài đều nghiên cứu riêng lẻ về 
một loại độc chất cụ thể mà chưa có tính 
khái quát chung. Vì thế chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này với mục tiêu tìm hiểu 
nguyên nhân, lâm sàng và một số đặc điểm 
N. T. Hung et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
11 
ngộ độc cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi 
Trung ương giai đoạn 2017 – 2020. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các bệnh nhân dưới 18 tuổi được 
chẩn đoán NĐC tại Bệnh viện Nhi Trung 
ương từ 01/07/2017- 30/06/2020. 
Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân được 
chọn khi có một trong ba tiêu chuẩn sau [4 - 6]: 
(1) Có bằng chứng tiếp xúc chất độc 
(2) Có biểu hiện lâm sàng của NĐC 
(3) Xét nghiệm thấy độc chất trong máu, 
nước tiểu, dịch dạ dày, dịch tiết. 
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân trên 18 
tuổi, sốc phản vệ và phản ứng dị ứng khác 
do thuốc, ngộ độc mạn tính, lâm sàng nghi 
ngờ NĐC nhưng thiếu bằng chứng xác 
minh. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang vừa hồi 
cứu, vừa tiến cứu. Phương pháp lấy mẫu 
thuận tiện. Các trẻ được chẩn đoán NĐC 
nhập Bệnh viện Nhi Trung ương từ 
01/07/2017 đến 30/06/2020 sẽ được thu 
thập số liệu theo mẫu báo cáo nhiễm độc 
quốc tế IPCS- CASE. Các số liệu được nhập 
và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Trong thời gian nghiên cứu từ 
01/07/2017-30/06/2020, chúng tôi thu được 
294 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, kết 
quả như sau: 
Bảng 1. Tác nhân gây ngộ độc 
Tác nhân Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) 
Hóa chất 
Thuốc bảo vệ thực vật 11 3,7 
Hơi khí độc 1 0,3 
Chất tẩy rửa 20 6,8 
Chì 60 20,4 
Khác 107 36,4 
Động vật 
Rắn cắn 6 2,1 
Côn trùng đốt 7 2,4 
Thực phẩm 66 22,4 
Thuốc 
An thần, thuốc ngủ 0 0 
Khác 9 3,1 
Chất gây nghiện 
Rượu 7 2,4 
Ma túy 0 0 
Tác nhân gây độc vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó đứng hàng đầu là nhóm hóa chất 
chiếm 67,6%, sau đó đến nhóm thực phẩm 22,4%, thuốc, nọc độc của động vật, cuối cùng là 
nhóm chất gây nghiện. 
Hình 1. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới 
60,2%
39,8%
Nam Nữ
N. T. Hung et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
12 
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ=1,5/1 
Hình 2. Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi 
Nhóm trẻ nhỏ dưới 4 tuổi hay gặp ngộ độcnhất (75,2%), lứa tuổi thiếu niên gặp với tỷ lệ 
23,8%, nhóm vị thành niên ít gặp nhất (1%). 
Hình 3. Hoàn cảnh ngộ độc 
Hầu hết các trẻ bị ngộ độc trong hoàn cảnh không cố ý (chiếm 91,8%). Các trường hợp chủ 
ý chiếm 8,2%, trong đó đáng chú ý trẻ bị đầu độc là 6,4%. 
Hình 4. Thời gian đến bệnh viện kể từ khi bị ngộ độc 
N. T. Hung et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
13 
Đa số bệnh nhân nhập viện vào khoảng thời gian 1- 6 giờ sau nhiễm độc, chiếm 58,9%. 
Bảng 2. Phân bố hoàn cảnh ngộ độc theo nhóm tuổi 
Hoàn cảnh 
Trẻ nhỏ Thiếu niên Vị thành niên 
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 
Không cố ý 207 93,7 63 90 0 0 
Cố ý 0 0 3 4,3 3 100 
Đầu độc 14 6,3 4 5,7 0 0 
Nhóm trẻ nhỏ dưới 4 tuổi bị ngộ độc đều do vô ý, trẻ chưa ý thức được hoặc người trông 
trẻ sơ suất, nhầm lẫn. Trong khi đó nhóm vị thành niên, các trẻ này đều cố ý mặc dù đã ý thức 
được nguy hại của chất độc. Ở lứa tuổi thiếu niên, chủ yếu là trẻ bị ngộ độc do không cố ý, tuy 
nhiên cũng có 4,3% trẻ cố ý, 5,7% trẻ bị đầu độc. 
Hình 5. Một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng 
Biểu hiện tổn thương đường tiêu hóa là hay gặp nhất. Trong nhóm ngộ độc hóa chất, tỷ lệ 
ngộ độc chì cao nhất chiếm 20,4%. Các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân ngộ độc chì như sau: 
Hình 6. Các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân ngộ độc chì 
N. T. Hung et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
14 
Ở nhóm ngộ độc chì có 60 bệnh nhân, triệu chứng khiến bệnh nhân vào viện gặp nhiều 
nhất là co giật, sau đó là nôn kéo dài. Đặc biệt có 6 bệnh nhân (10%) vào viện đã trong tình 
trạng hôn mê, các trẻ này thường đã nhiễm độc nặng. 
Bảng 3. Kết quả điều trị chung 
Kết quả n Tỷ lệ (%) 
Khỏi không để lại di chứng 233 79,3 
Khỏi để lại di chứng 36 12,2 
Tử vong, xin về để tử vong 25 8,5 
Phần lớn trẻ được điều trị khỏi và không để lại di chứng. Bên cạnh đó, có 12,2% trẻ khỏi 
nhưng để lại di chứng và có 8,5% số trẻ tử vong và nặng xin về để tử vong. 
4. Bàn luận 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy tác nhân gây NĐC chủ yếu là hoá chất. 
Kết quả này cho thấy sự thay đổi về nguyên 
nhân NĐC trong những năm gần đây. Theo 
tổng kết của Đặng Phương Kiệt trong 9 năm 
(1970-1978) tại Viện Nhi Trung ương 
nguyên nhân NĐC đứng hàng đầu là ngộ 
độc thức ăn sau đó là ngộ độc thuốc và hoá 
chất [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
ngược lại và tương tự như nghiên cứu của 
Vũ Thị Mai tại Trung tâm chống độc Bệnh 
viện Bạch Mai [8] và Long Nary [9] có lẽ 
do vấn đề sử dụng hoá chất trong nông, 
công nghiệp trong những năm gần đây ngày 
càng rộng rãi. Sự hiểu biết kém hay không 
thận trọng của người trông trẻ rất dễ dẫn đến 
ngộ độc cho trẻ. 
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ 
mắc bệnh ở trẻ nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ 
1,5/1. Điều này có thể do trẻ nam thường có 
bản tính hiếu động, nghịch ngợm hơn trẻ 
nữ. Lứa tuổi bị NĐC tập trung ở nhóm dưới 
4 tuổi do ở tuổi này, trẻ hay tò mò, nghịch 
ngợm, bất cứ thứ gì chúng cũng đều cho vào 
miệng, đặc biệt một số hoá chất có màu sắc 
(thuốc chuột Trung Quốc) hấp dẫn trẻ, kết 
hợp với sự thiếu thận trọng của người lớn 
trong nhà. Ngoài ra sự thiếu hiểu biết của 
cha mẹ trong cách sử dụng thuốc, tự ý dùng 
N. T. Hung et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
15 
thuốc cho con bừa bãi không đúng chỉ định 
rất dễ bị ngộ độc. Kết quả này tương tự với 
một số nghiên cứu: Vũ Thị Mai (40%), 
Long Nary (62,4%). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các 
trẻ bị ngộ độc trong hoàn cảnh không cố ý 
(91,8%). Các trường hợp chủ ý chiếm 8,2%, 
trong đó đáng chú ý trẻ bị đầu độc là 6,4%. 
Con số này thấp hơn Vũ Thị Mai khi tỉ lệ 
ngộ độc do cố ý khá cao 47%. Có lẽ do các 
bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Chống 
độc Bạch Mai thường là trẻ lớn gặp nhiều 
vấn đề về tâm lý và xã hội [8]. Tuy nhiên 
đây cũng là con số đáng báo động cho thấy 
cần phải có sự tham gia của pháp luật để 
bảo vệ trẻ em. 
Thời gian trẻ được đưa đến Bệnh viện 
Nhi Trung ương kể từ khi tiếp xúc chất độc 
chủ yếu trong vòng 6 giờ, do đối tượng 
nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu ở khu vực 
Hà Nội và vùng phụ cận. Nhóm trẻ được 
đưa đến muộn hơn chủ yếu là những trẻ ở 
các địa phương xa hơn và đã được sơ cứu ở 
bệnh viện tuyến dưới. 
Bệnh cảnh lâm sàng ở trẻ ngộ độc rất 
phong phú, đa dạng nhưng tổn thương 
đường tiêu hóa là hay gặp nhất như nôn trớ, 
đau bụng, đi ngoài phân lỏng, tổn thương 
ganNgộ độc chì là căn nguyên đứng hàng 
đầu trong nhóm hóa chất. Do tình trạng 
dùng thuốc cam để hạ sốt, bôi miệng, chữa 
tiêu chảycòn nhiều. Bệnh cảnh lâm sàng 
nổi trội với các triệu chứng về thần kinh như 
co giật, liệt dây thần kinh sọ, và đặc biệt có 
6/60 trẻ ngộ độc chì khi vào viện đã có biểu 
hiện hôn mê. 
Về kết quả điều trị, có 79,3% trẻ được 
điều trị khỏi và không để lại di chứng, bên 
cạnh đó cũng có 12,2% trẻ khỏi nhưng để 
lại di chứng và có 8,5% số trẻ tử vong và 
nặng xin về để tử vong. Kết quả của chúng 
tôi tương tự Long Nary: đa số bệnh nhân 
vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương 
đều khỏi ra viện (91,4%), có 8,6% bệnh 
nhân tử vong. Tỷ lệ tử vong chung của NĐC 
vẫn còn cao, chủ yếu là tử vong do hóa chất 
vì bệnh nhân ngộ độc quá nặng, chuyển lên 
Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng 
nặng hôn mê sâu, suy hô hấp kết hợp với 
không có thuốc giải độc kịp thời. 
5. Kết luận 
NĐC gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi trung 
bình của đối tượng nghiên cứu là 3,3 ± 2,8 
tuổi, tuổi nhỏ nhất là 1 tháng tuổi, tuổi lớn 
nhất là 17 tuổi. Dưới 4 tuổi là nhóm tuổi 
hay gặp nhất, chiếm 75%. Trẻ nam mắc 
bệnh nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ là1,5/1. Căn 
nguyên NĐC đứng hàng đầu là nhóm hóa 
chất, chiếm 67,6%. Biểu hiện lâm sàng của 
NĐC rất đa dạng nhưng triệu chứng tiêu hóa 
là hay gặp nhất. Riêng với ngộ độc chì thì 
triệu chứng nổi bật là các triệu chứng thần 
kinh. Có 8,5% trẻ ngộ độc bị tử vong và 
nặng xin về. Số bệnh nhân nặng này chủ 
yếu nằm trong nhóm ngộ độc hóa chất. 
References 
[1] Charles M, Margie P. Department of 
Violence and Injury Prevention and 
Disability. World Health Organization 2009. 
[2] Peden M, Oyegbite K, Ozanne-Smith J, et al. 
World report on child injury prevention. 
Editors. Geneva: World Health Organization 
2008. 
[3] Ministry of Health. Guidelines for diagnosis 
and management of poisoning, 2015 
Decision No. 3610-BYT: 192-202. (in 
Vietnamese) 
[4] Dinh VV. Principles of dealing with acute 
poisoning. Emergency Resuscitation Book; 
Medical Publishing House 2012, Hanoi: p-
348-456. (in Vietnamese) 
[5] Hanoi Medical University - Pediatrics 
Department. Acute poisoning in children. 
Pediatric Lecture volume 1; Medical 
N. T. Hung et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 9-16 
16 
Publishing House 2013, Hanoi:p-59-67. (in 
Vietnamese) 
[6] Vietnam National Children’s Hospital. 
Principles of approaching and dealing with 
acute poisoning in children. Instructions for 
diagnosis and treatment of children's diseases 
2018:75-80 (in Vietnamese) 
[7] Kiet DP. Acute poisoning in children: 
commenting on 171 cases of acute poisoning 
in 9 years (1970-1978) at the Institute of 
Child Protection and Care". Medical Journal, 
Medical Publishing House, Hanoi 1981:77-
85. (in Vietnamese) 
[8] Hanoi Medical University. Comment on the 
situation of acute poisoning in children under 
18 years of age diagnosed and treated at the 
Poison Control Center of Bach Mai Hospital. 
Graduate Thesis of Medicine 2016, course 
2010-2016. (in Vietnamese) 
[9] Long N. Comment on acute poisoning in 
children at the Vietnam National Children’s 
Hospital for 4 years. Master Thesis 2002, 
Hanoi Medical University. (in Vietnamese) 

File đính kèm:

  • pdfacute_poisoning_in_children_at_the_vietnam_national_children.pdf