16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non

Trò chơi chuyền bóng

Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng. Cho trẻ đứng thành vòng

tròn (nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn). Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng.

Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh,

lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:

Không có cánh

Mà bóng biết bay

Không có chân

Mà bóng biết chạy

Nhanh nhanh

bạn ơi

Nhanh nhanh

bạn ơiXem ai tài, ai khéo

Cùng thi đua nào.

Khi trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm

nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 1

Trang 1

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 2

Trang 2

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 3

Trang 3

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 4

Trang 4

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 5

Trang 5

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 6

Trang 6

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 7

Trang 7

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 8

Trang 8

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 11321
Bạn đang xem tài liệu "16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non

16 trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non
16 TRÒ CHƠI TẬP THỂ 
DÀNH CHO TRẺ MẦM NON 
1. Trò chơi truyền tin 
Mục đích: 
 Rèn luyện trí nhớ của trẻ. 
 Hình thành khả năng phối hợp hoạt đông nhóm của trẻ 
Luật chơi: Phải nói thầm với bạn bên cạnh 
Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn (có thể 2-3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào 
truyền tin nhanh và đúng. Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên và nói thầm với mỗi trẻ cùng một 
câu. Ví dụ: "Hôm nay là ngày khai trường". Hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi 
về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng bên cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn 
cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền 
tin đúng và nhanh nhất là thắng cuộc. 
2. Trò chơi chuyền bóng 
Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi. 
Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng. Cho trẻ đứng thành vòng 
tròn (nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn). Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. 
Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, 
lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp: 
Không có cánh 
Mà bóng biết bay 
Không có chân 
Mà bóng biết chạy 
Nhanh nhanh 
bạn ơi 
Nhanh nhanh 
bạn ơi 
Xem ai tài, ai khéo 
Cùng thi đua nào. 
Khi trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm 
nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc. 
3. Trò chơi cướp cờ 
Mục đích chơi: 
 Góp phần giáo dục 
 Kỹ năng chạy, tránh, đuổi bắt, dừng, chuyển hướng hợp lý. 
 Sức nhanh và khéo léo. 
 Tinh thần tập thể, can đảm, tôn trọng kỷ luật chơi. 
Cách chơi: 
Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người. (cử 1 người làm trưởng nhóm) 
Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng. Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20-
25cm; ở giữa đặt cành lá, mảnh vải, chiếc khănđể làm vật tranh cướp (cờ). Ở mỗi đầu 
sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m. 
Bắt đầu chơi: 
Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc (hai hàng đứng 
đối diện nhau). 
Từng đội điểm số từ 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình. 
Trưởng trò (người điều khiển) đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không 
làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó. 
Ví dụ: Khi người quản trò gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ. Ai cướp 
được cờ thì chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo, cố gắng đập vào người bạn đó. 
Nếu đập được vào người bạn cầm cờ thì thắng. Trưởng trò lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác 
lên chơi. Cứ thế cho đến hết. Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng 
tuyệt đối. 
Luật chơi: 
 Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình. 
 Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm. 
 Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ. 
 Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa. 
4. Trò chơi chạy tiếp sức 
Chuẩn bị: 
 Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi. 
 Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau 8 – 10 m, dài khoảng 3 – 4 m. 
 Số gậy nhỏ bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy). 
Cách chơi: 
Chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát (2, 3 hoặc 4 
hàng). Mỗi trẻ đầu hàng bên trái cầm một cây gậy nhỏ. 
Khi có hiệu lệnh của cô, nhũng trẻ cầm gậy ở hàng bên trái chạy nhanh sang trao gậy cho 
những trẻ đầu hàng bên phải, sau đó chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Những trẻ nhận 
được gậy nhanh chóng chạy sang đưa cho bạn số 2 của hàng bên trái rồi chạy xếp cuối 
hàng đó. 
Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết. 
Yêu cầu: 
Đội nào trước, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng. 
Cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ. 
5. Trò chơi đập bóng 
Mục đích: Luyện cho các em phát triển sức bật và tác phong khẩn trương, hoạt bát. 
Chuẩn bị: Các em tham gia chơi chia thành nhiều đội, số người trong mỗi đội bằng nhau. 
Các đội đứng thành hàng dọc trên sân trường. Mỗi đội cử ra một người đứng cách đội của 
mình từ 5 - 10m quay mặt lại phía đồng đội tay cầm một chiếc gậy có buộc một quả bóng 
(khăn quàng), chiều cao thích hợp theo từng lứa tuổi để khi nhảy lên tay chạm được vào 
bóng hoặc khăn. 
Cách chơi: Khi có lệnh của người điều khiển, các em đứng đầu hàng của mỗi đội nhanh 
chóng chạy về phía bạn cầm gậy có buộc bóng (khăn), nhảy lên làm sao để tay chạm được 
vào bóng (khăn). Sau đó chạy vòng qua bạn đó và trở về vị trí của mình, đập tay vào bạn 
tiếp theo, em này tiếp tục chạy lên và thực hiện như em vừa rồi. Trò chơi cứ như vậy tiếp 
diễn cho đến khi đội nào xong trước thì đội đó thằng cuộc. 
Yêu cầu 
Khi nhảy lên, phải gắng chạm cho được vào bóng (khăn). Nếu không chạm vào được, thì 
em đó phải làm cho tới khi chạm được vào bóng (khăn) mới được chạy về chỗ của mình 
Em cầm gậy có bóng (khăn) phải giữ nguyên ở một độ cao nhất định (không được đưa 
xuống thấp hoặc nâng lên cao quá 
Phải tự giác, thực hiện đúng quy ước của trò chơi 
6. Trò chơi đạp bóng 
Cách chơi: Chơi đạp bóng dựa theo trò cướp cựa gà. Cô giáo cột cho mỗi bé 2 quả bóng 
vào chân. Chia thành từng nhóm có phân chia ranh giới thành từng bầy gà, chia cô ra làm 
trọng tài. 
Khi có hiệu lệnh và nhạc bật lên các chú gà vừa nhảy vỗ cánh vừa nhảy lò cò tìm đạp bể 
bóng của bạn. Bạn cuối cùng còn bóng sẽ thắng. Hay hết bản nhạc bạn nào còn bóng thì 
thắng cuộc. 
7. Trò chơi kéo co 
Dùng một sợi dây thừng hoặc sợi dây vải dài và thắt nút ở mỗi đầu. Ngay chính giữa sợi 
dây bạn buộc một dải ruy băng.Chia trẻ thành hai đội cân bằng nhau về số người, thậm chí 
cân bằng cả ở vóc dáng và trao cho mỗi đội một đầu dây, đoạn ruy băng cột trên dây sẽ 
nằm ở ngay vạch ranh giới. 
Khi trọng tài hô "Kéo!", cuộc chiến tranh sẽ bắt đầu. Hai đội sẽ dùng sức tập thể kéo sợi 
dây về phía mình. Khi sợi dây ruy băng lệch về phía nào so với vạch ranh giới mà đội kia 
không có khả năng kéo lại thì phía đội đó sẽ chiến thắng. 
8. Trò chơi mèo đuổi chuột 
Luật chơi: Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được 
là mèo thua cuộc. 
Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm 
hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột 
đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách 
qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột 
để bắt. 
9. Trò chơi trời tối trời sáng 
Luật chơi: "Trời tối'', "trời sáng'' là câu lệnh của người hướng dẫn để trẻ làm động tác ngủ 
hoặc thức dậy. Tất cả nhắm mắt, ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên làm động tác ngủ. 
Cách chơi: Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi. Hai bàn tay trẻ giơ 
sang ngang, làm động tác nghiêng bên này rồi ngả sang bên kia, vừa vẫy tay vừ kêu “chip, 
chip”. Khi nghe cô hướng dẫn ra lệnh “trời tối”’trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu 
áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khoảng 30 giây. Sau đó 
cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum 2 bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy : 
‘Ò ó o o .” 
Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi, 2 tay trẻ chống nạnh, chân 
nhún xuống, vừa đi vừa nghiêng đầu qua bên này rồi ngả dấu sang bên kia, vừa đi vừa kêu 
“meo, meo”. Khi nghe cô ra lệnh trời tối,trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu, áp 2 
bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khoảng 30 giây. 
Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum hai bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng mèo 
con kêu: ''meo, meo,meo” 
Giáo viên hướng dẫn sáng tác thêm động tác của những con vật khác cho trẻ bắt chước. 
Với những động tác vươn vai, giơ tay, đứng lên, ngồi xuống sẽ giúp trẻ vận động tốt và 
cảm thấy vui khi bắt chước kiểu đi và tiếng kêu của những con vật quen thuộc. 
10. Trò chơi: Rồng rắn lên mây 
Cách chơi: 
1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ. 
Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa 
đọc:‘Rồng rắn lên mây 
Có cái cây lúc lắc 
Có cái nhà điểm binh 
Có ông chủ ở nhà không?” 
Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” trẻ d ừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả 
lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” trẻ sẽ di tiếp, vừa đi vừa đọc những 
câu trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.Ông 
chủ: Cho xin khúc đầu? 
Cả nhóm: Những x ương cùng xẩu 
Ông chủ: Cho xin khúc giữa? 
Cả nhóm: Chả có gì ngon 
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi? 
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi. 
- Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối 
cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang hai tay che chở cho cả nhóm 
không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu. 
Yêu cầu: Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, không hạn chế số lần 
chơi của trẻ. 
11. Trò chơi: Lăn bóng theo đường dích dắc 
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát, trẻ đầu tiên lên lăn bóng theo 
đường dích dắc về đích rồi ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng về cuối hàng 
đứng, bạn đầu hàng tiếp tục thực hiện như trên. 
12. Trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân 
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. Cháu nọ cách cháu kia 0,5 – 0,6 m. Khi có hiệu 
lệnh bắt đầu, thì cháu đầu tiên dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm xuống gập chân phía 
trước, chuyển bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Những bạn đằng sau dùng bàn chân giữ 
bóng và chuyền tiếp cho đến hết. Cháu cuối cùng lấy bóng bằng 2 tay và chạy đứng lên 
phía đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc. 
13. Trò chơi: Ném bóng vào rổ 
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Trẻ đầu hàng của 2 đội chạy lên 
cầm bóng ném mạnh vào rổ rồi nhặt bóng đem về đưa cho bạn đứng phía sau mình và về 
cuối hàng đứng và bạn cầm bóng tiếp tục lên ném. Cứ thế lần lượt từng trẻ lên ném cho 
đến khi đội của mình hết. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ sẽ chiến thắng. 
14. Trò chơi Thỏ tìm chuồng 
Cách chơi: Cho từng đôi nắm tay lại làm chuồng, 1 số trẻ làm thỏ (số thỏ nhiều hơn số 
chuồng). Các chú thỏ đi tìm thức ăn. Khi có lệnh chơi, tất cả thỏ phải tìm chuồng chạy vào. 
Nếu chú thỏ nào không tìm được chuồng thì “thỏ” bị phạt. 
15. Trò chơi Đua rết 
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, bạn phía trước đưa tay trái ra phía sau vịnh chân 
trái của bạn phía sau co lên, bạn phía sau vịnh tay phải lên vai bạn phía trước, đồng thời 
đưa tay trái ra sau vịnh chân của bạn nữa, bạn phía sau co chân trái lên cho bạn đứng phía 
trước vịnh vào, cứ vịnh như thế cho đến cuối hàng. Khi có hiệu lệnh đua cả hai đội nhảy 
nhanh về đích, đội nào tiến nhanh về đích trước chiến thắng. 
16. Chơi trò chơi “bịt mắt bắt dê” 
Cách chơi số 1: 
Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù 
tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.Những người còn lại đứng thành 
vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang 
tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt 
mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác. 
Cách chơi số 2: 
Sau khi chơi trò “ Tay trắng tay đen” và “ Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi 
tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh.Những người làm dê phải luôn 
miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải luôn né tránh người bị bịt mắt 
đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì người đó bị bịt 
mắt. 
Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập 
vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt 
mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị 
bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng 
cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người 
bị bịt mắt không đoán ra mình. 

File đính kèm:

  • pdf16_tro_choi_tap_the_danh_cho_tre_mam_non.pdf