15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – tự ăn, uống nước

Lúc trẻ còn nhỏ, đa phần hoạt động ăn uống của con đều có sự hỗ trợ của bố mẹ. Tuy nhiên,

khi bé lớn dần lên, việc này cần con tự học và tự làm. Vì bố mẹ không thể ở bên canh 24/24

để giúp con như khi còn nhỏ. Đồng thời, việc học kỹ năng này giúp thúc đẩy bản tính tự

lập và sinh tồn từ bé.Thông thường, việc tập tự ăn, tự uống cho con sẽ được áp dụng trong giai đoạn ăn dặm. Vì

vào giai đoạn này bé có thể ăn được và cầm nắm được mọi thứ. Đồng thời, khi dạy bé tự

ăn, tự uống sẽ tạo không gian hứng thú hơn trong quá trình ăn của trẻ.

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 1

Trang 1

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 2

Trang 2

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 3

Trang 3

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 4

Trang 4

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 5

Trang 5

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 6

Trang 6

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 7

Trang 7

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 8

Trang 8

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 9

Trang 9

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 04/01/2022 8860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết

15 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ nên biết
15 KỸ NĂNG SỐNG 
CHO TRẺ MẦM NON MẸ NÊN BIẾT 
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những bài học cực kỳ quan trọng với trẻ. 
Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ thường tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy, dạy 
trẻ kỹ năng sống lúc này tạo tiền đề rất lớn cho con về sau. Vậy đâu là những kỹ năng sống 
cần thiết cho trẻ mầm non? Bố mẹ hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé. 
1. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – tự ăn, uống nước 
Lúc trẻ còn nhỏ, đa phần hoạt động ăn uống của con đều có sự hỗ trợ của bố mẹ. Tuy nhiên, 
khi bé lớn dần lên, việc này cần con tự học và tự làm. Vì bố mẹ không thể ở bên canh 24/24 
để giúp con như khi còn nhỏ. Đồng thời, việc học kỹ năng này giúp thúc đẩy bản tính tự 
lập và sinh tồn từ bé. 
Thông thường, việc tập tự ăn, tự uống cho con sẽ được áp dụng trong giai đoạn ăn dặm. Vì 
vào giai đoạn này bé có thể ăn được và cầm nắm được mọi thứ. Đồng thời, khi dạy bé tự 
ăn, tự uống sẽ tạo không gian hứng thú hơn trong quá trình ăn của trẻ. 
2. Kỹ năng ứng xử 
Học nói, học ứng xử được xem là kỹ năng học cần thiết thứ 2 cho trẻ. Hầu hết các bé đều 
ứng xử theo bản năng, hoặc qu việc quan sát mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nếu không được 
dạy ứng xử đúng, bé dễ dàng học theo những lề lối hư, tật xấu. Dạy con học ứng xử tốt 
trong độ tuổi này cũng giúp trẻ tạo thiện cảm với mọi ngườii xung quanh hơn. 
Giai đoạn đầu trong quá trình học kỹ năng ứng xử, bố mẹ có thể dạy trẻ những hoạt động 
cơ bản, gần gũi. Ví dụ như học chào hỏi, lễ phép với người lớn, nhường và thương yêu các 
bé nhỏ hơn,. Điều này vừa giúp con có cách hành xử đúng đắn lại vừa xây dựng lối sống 
tốt đẹp sau này cho con. 
3. Học kỹ năng sắp xếp đồ đạc 
Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng. Học 
cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp từ nhỏ hình thành thói quen chỉnh chu cho trẻ. Điều này giúp 
con không phải mất quá nhiều thời gian để đi tìm kiếm một món đồ. Và cũng có thể là 
không phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của bố mẹ. 
Ban đầu bố mẹ có thể làm minh hoạ trước cho bé. Sau đó, hãy rủ bé cùng làm, giúp con 
cảm giác có người đồng hành với mình. Lâu dần khi bố mẹ bận việc hoặc không có mặt ở 
đó, bé cũng có thể tự làm mà không cần sự hỗ trợ từ mọi người. 
4. Bơi lội – kỹ năng cần có cho trẻ 
Vào giai đoạn mùa hè, bố mẹ thường nghe trên báo đài khuyến cáo nên cho trẻ đi học bơi. 
Đồng thời, hằng năm tại nước ta thường xảy ra rất nhiều tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ. Chính 
vì vậy, kỹ năng bơi lội là một trong những kỹ năng thật sự cần thiết với trẻ. 
 Học bơi lội vừa tăng cường sức khoẻ, giúp con hoạt động thể chất tốt khá tốt, đẩy mạnh sự 
dẻo dai. Đồng thời, nó còn giúp con hạn chế được những tai nạn đuối nước. Trẻ sẽ biết 
cách tự cứu lấy mình hoặc có thể hiểu rõ, tránh xa những vị trí có vùng nước sâu. 
5. Dạy con cách nói thật 
Đôi khi trong quá trình trưởng thành, lắm lúc trẻ sẽ nói dối bố mẹ một vài chuyện. Thông 
thường, tâm lý của trẻ nhỏ khá sợ mình bị trách phạt, la mắng từ người lớn. Chính điều đó 
đã hình thành nên tâm lý nói dối ở trẻ nhỏ. Lâu dần thành thói quen, hoạt động thường 
xuyên ngay trong cuộc sống. 
 Vì vậy, tránh trường hợp trên xảy ra, bố mẹ nên tập dạy con cách nói thật, thể hiện đúng 
cảm xúc bản thân. Đó có thể là ghi nhận hoạt động đúng của con, vui vẻ niềm nở với những 
lời thú tội của trẻ. Đặc biệt, tránh việc la mắng, quát nạt khi con làm sai, 
6. Học cách tự chăm sóc bản thân 
Hầu hết bố mẹ tại khu vực Đông Nam Á đều sợ trẻ còn quá nhỏ không thể tự làm một mình 
mà cần có sự giúp đỡ của người lớn. Tuy nhiên đây là một quan niệm khá sai lầm. Trẻ nhỏ 
hầu hết đều rất thích tự do khám phá, làm một mình và có khả năng độc lập cao. Chính sự 
hỗ trợ quá nhiều của bố mẹ làm hạn chế hoặc mất đi khả năng tự nhiên trên của trẻ. 
 Do vậy, hãy giúp con học cách tự chăm sóc bản thân. Đó có thể là tự biết nhờ người giúp 
đỡ khi gặp sự cố, tự biết cách quản lý sức khoẻ của bản thân, Học những kỹ năng sống 
này sẽ thúc đẩy khả năng độc lập ở trẻ, giúp con dễ dàng phát triển nhanh. Đặc biệt, tạo sự 
an tâm lớn khi cho trẻ đi chơi xa cùng trường, lớp. 
7. Quản lý thời gian – kỹ năng thiết yếu cho trẻ 
Đây là một trong những kỹ năng thiếu sót ở nhiều người trưởng thành. Dạy bé cách quản 
lý thời gian từ nhỏ tạo tiền đề lớn giúp con phát triển sau này. Quản lý thời gian tốt giúp 
con thực hiện mọi hoạt động, mục tiêu tốt hơn. Trẻ sẽ biết cách phân bố thời gian hợp lý 
vào từng công việc. Đồng thời, hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, tránh được tình trạng trì 
trệ, kéo dài quá lâu. 
 8. Dạy trẻ cách vượt qua khó khăn 
Cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đôi khi sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống. Những lúc 
này, việc chúng ta cần làm là đối mặt và tìm cách vượt qua chúng. Nếu trẻ không được dạy 
kỹ năng này ngay khi còn nhỏ, rất dễ làm con dễ dàng hụt hẫn, buông bỏ sau này. 
 Bố mẹ có thể rèn luyện, dạy bé ngay tại nhà từ những hoạt động nhỏ nhất. Như hãy để con 
tự đứng dậy khi con vấp té. Hãy để con tự tìm cách giải quyết những vấn đề trước khi hỗ 
trợ, giúp con giải quyết chúng. Lúc này, dần hình tính độc lập trong con, buộc trẻ phải luôn 
nghĩ đến cách giải quyết trong mọi trường hợp. 
9. Rèn trẻ tính giúp đỡ, chia sẻ 
Tương thân tương ái là một trong những đức tính khá tốt, trẻ cũng nên học hỏi. Giúp đỡ và 
chia sẻ rất cần thiết khi dạy kỹ năng sống cho con. Hoạt động rèn luyện này, bố mẹ tập cho 
con cách hoà nhập với cộng đồng, với mọi người xung quanh. Đặc biệt, tránh tình trạng trẻ 
tự cô đơn, sống vị kỷ khi lớn lên. 
 Đồng thời, dạy trẻ cách giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác, giúp con học cách yêu thương 
mọi người xung quanh hơn. Lớn dần trẻ gây ấn tượng và được sự yêu quý từ rất nhiều 
người. 
10. Kỹ năng phòng ngừa nguy hiểm 
Không nơi nào là an toàn tuyệt đối và không lúc nào trẻ cũng đảm bảo có người giúp đỡ. 
Chính vì vậy, dạy trẻ kỹ năng phòng ngừa nguy hiểm sẽ giúp trẻ tránh được những trường 
hợp tệ nhất xảy ra. Hãy chỉ và giải thích cho con những khu vực không an toàn, những con 
vật có thể làm tổn thương con. Hoặc cũng có thể là tránh tiếp xúc nhiều với người lạ, với 
những người con không quen biết. 
 11. Dạy bé kỹ năng học tập từ cuộc sống 
Học không chỉ diễn ra trong trường lớp, học còn diễn ra ngay trong cuộc sống hàng ngày 
ở trẻ. Trong quá trình hoạt động, tiếp xúc xung quanh sẽ có rất nhiều điều trẻ có thể học 
được. Đặc biệt, những kỹ năng này trẻ học rất nhanh và nhớ rất lâu. 
 Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách phân biệt điều cần học và điều không nên học. Trẻ 
còn nhỏ, mọi thứ tiếp thu đều khá tự nhiên. Chính vì vậy, trẻ có thể học phải những hoạt 
động xấu, ảnh hưởng lớn tính cách trẻ sau này. Hãy hướng dẫn, chia sẻ nhiều với con, con 
cũng sẽ chia sẻ nhiều với bố mẹ về những điều mình học được. 
12. Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật 
Thiên nhiên chiếm vai trò quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của con người. Vì vậy, 
hãy dạy trẻ cách chăm sóc cây, hình thành môi trường xanh tốt sau này. Trồng cây còn 
giúp con hiểu thêm về quá trình lớn lên của cây xanh. Và cũng như hiểu rõ về vai trò của 
chúng trong sự sống của con người. 
 Đồng thời, vật nuôi, động vật cũng gắn liền với cuộc sống chúng ta. Hãy giúp con học cách 
sống hoà hợp, chăm sóc và yêu thương chúng. Điều này giúp tăng sự yêu thương và san sẻ 
ngay từ nhỏ của trẻ. 
13. Học cách chăm sóc răng miệng 
Răng là một trong những bộ phận quan trọng nhất ở con người. Chúng đóng vai trò thực 
hiện nhiều chức năng và dễ gây ấn tượng nhất. Chính vì vậy, hãy giúp con học cách chăm 
sóc răng miệng. Từ đó con có thể xây dựng cho chính mình một bộ răng chắc, khoẻ, tạo sự 
thuận lợi trong quá trình ăn uống. Đặc biệt, hàm răng trắng giúp con dễ dàng gây ấn tượng 
với mọi người xung quanh. 
 14. Dạy trẻ kỹ năng dọn dẹp 
Sau mỗi hoạt động hoặc sau mỗi bữa ăn, điều quan trọng nhất là sắp xếp và lau dọn lại các 
đồ vật. Giúp con học kỹ năng sẽ tăng tính sống ngăn nắp, sạch sẽ cho con sau này. Đồng 
thời, thông qua việc dạy con kỹ năng trên, trẻ hiêu rõ hơn về tầm quan trọng của việc dọn 
dẹp. Đặc biệt, hình thành ý thức, quan điểm đúng đắn ở con ngay từ nhỏ. 
 15. Lên kế hoạch – kỹ năng phải dạy trẻ 
Trước mỗi hoạt động học tập, ăn uống hay ngủ, trẻ cũng nên học cách tự chuẩn bị và sắp 
xếp. Kyna For Kids tin chắc khi bố mẹ dạy kỹ năng sống này cho con, con sẽ khá thích 
thú. Vì thông thường tính cách ở trẻ rất thích tự do sáng tạo, làm mọi việc. Với kỹ năng tự 
chuẩn bị làm thoả mãn được tính cách đó ở trẻ. Đồng thời giúp con hình thành tính cách 
chuẩn bị trước với mọi hoạt động xung quanh. 
 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất cần thiết để dạy trẻ. Bố mẹ cũng có thể tự dạy con tại 
nhà hoặc cho con tham gia các khoá rèn luyện bên ngoại. Tuy nhiên, đừng chỉ dạy mà 
không luyện tập và làm thường xuyên. Hãy cho con vừa học vừa ứng dụng ngay, trẻ sẽ rất 
thích thú và hình thành thói quen tốt đấy. 

File đính kèm:

  • pdf15_ky_nang_song_cho_tre_mam_non_me_nen_biet.pdf