Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn

Đầu tư và phát triển giáo dục đào tạo được người dân quan tâm hơn trong những năm

gần đây. Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở

5 thành phố lớn trong năm 2016: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần

Thơ, trên bộ số liệu điều tra mức sống dân cư. Mứ chi cho giáo dục còn khá thấp trong tổng chi

tiêu của hộ, trong đó hộ gia đình ở Đà Nẵng có mức chi cho giáo dục cao nhất (gần 10%). Theo

các cấp học, mức chi bình quân cho giáo dục đại học nhiều nhất. Về chi phí cho học phí, bậc

mầm non và đại học chiếm tỷ lệ cao (trên 50%). Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu giáo dục của

người dân, thông qua mô hình hồi quy kiểm duyệt Tobit, như thu nhập hộ gia đình và đặc điểm

nhân khẩu học của hộ gia đình. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch

định chính sách đưa ra chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 1

Trang 1

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 2

Trang 2

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 3

Trang 3

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 4

Trang 4

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 5

Trang 5

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 6

Trang 6

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 7

Trang 7

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 8

Trang 8

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 9

Trang 9

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 03/01/2022 9380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC 
TẠI 5 THÀNH PHỐ LỚN
DETERMINANTS OF HOUSEHOLD EXPENDITURE 
ON EDUCATION IN FIVE MUNICIPALITIES IN VIETNAM
ThS. Đàm Thị Thu Trang; TS. Trịnh Thị Hường
Trường Đại học Thương mại
damtrang.vcu@gmail.com
Tóm tắt
Đầu tư và phát triển giáo dục đào tạo được người dân quan tâm hơn trong những năm
gần đây. Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở
5 thành phố lớn trong năm 2016: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần
Thơ, trên bộ số liệu điều tra mức sống dân cư. Mứ chi cho giáo dục còn khá thấp trong tổng chi
tiêu của hộ, trong đó hộ gia đình ở Đà Nẵng có mức chi cho giáo dục cao nhất (gần 10%). Theo
các cấp học, mức chi bình quân cho giáo dục đại học nhiều nhất. Về chi phí cho học phí, bậc
mầm non và đại học chiếm tỷ lệ cao (trên 50%). Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu giáo dục của
người dân, thông qua mô hình hồi quy kiểm duyệt Tobit, như thu nhập hộ gia đình và đặc điểm
nhân khẩu học của hộ gia đình. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch
định chính sách đưa ra chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
Từ khóa: Chi tiêu giáo dục, cấp học, học phí, thành phố trực thuộc trung ương, chủ hộ
Abstract
Investment in education and training has been paid more attention in recent years in Viet-
nam. The study analyzes factors influencing household education expenditure in 5 centrally-con-
trolled municipalities: Hanoi, Hai Phong, Da Nang, Ho Chi Minh City, Can Tho, based on
Vietnam Living Standard Survey (VHLSS). The expenditure on education is still low in the total
household expenditure, and households in Da Nang have the highest share in education (nearly
10%). By level of education, the average spending at university is the highest. Regarding the cost
of tuition fees, pre-school and university account for a high proportion (over 50%). Factors in-
fluencing people’s educational expenditures, by using the Tobit censorship regression model, are
household income and household demographic characteristics. This research provides scientific
evidence for policy-makers working out strategies for developing and training human resources.
Keywords: Education expenditure, education levels, tuition fees, centrally-controlled mu-
nicipalities, household head.
1. Đặt vấn đề
Giáo dục và đào tạo (GDĐT) luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
1453
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi
mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: “Tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt
hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Từ năm 2013 quy
mô chi ngân sách cho giáo dục tăng từ 155.604 tỷ đồng năm 2013 đến 248.118 tỷ đồng năm
2017. Trong giai đoạn này, theo nghị quyết 711/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ (2012) ngân sách
nhà nước chi cho GDĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ
duy trì, trong đó chi thường xuyên cho GDĐT ở Trung ương bình quân khoảng 11%, địa phương
khoảng 89%. Báo cáo của Kataoka và cộng sự (2020) cho rằng Việt Nam là nước có cam kết
mạnh mẽ với công cuộc phát triển giáo dục, thể hiện qua mức đầu tư cao cho giáo dục mầm non
và giáo dục cơ bản (tức giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12). Báo cáo cũng viết rằng: Tỷ trọng chi tiêu
công lớn của Chính phủ dành cho giáo dục phổ thông không có nghĩa là chi tiêu tư nhân cho lĩnh
vực này ở Việt Nam thấp. Các gia đình dành tỷ lệ lớn tổng chi tiêu cho giáo dục, ngay từ các cấp
giáo dục phổ thông, cao hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
và một số quốc gia tương đương không thuộc OECD. Và mức chi này có xu hướng tăng dần theo
các cấp học, khẳng định giáo dục là mối quan tâm lớn của các gia đình. Thật vậy, những năm gần
đây việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình ở Việt Nam liên tục tăng do xã hội hóa giáo
dục và nhận thức của người dân về việc đầu tư cho giáo dục, chi tiêu cho giáo dục là một phần
quan trọng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. 
Nghiên cứu về lượng chi tiêu cho giáo dục và tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến chi tiêu
cho giáo dục của người dân là hết sức cần thiết. Kataoka và cộng sự (2020) nhấn mạnh tỷ lệ chi
tiêu cao cho giáo dục của các hộ gia đình cũng góp phần đầu tư bổ sung vào giáo dục. Theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê (2016), tỷ lệ chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ
gia đình theo 5 nhóm thu nhập, nhóm 4 và nhóm 5 (hai nhóm có mức thu nhập cao nhất ) cũng
có tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục lớn nhất. Đây là vấn đề đã, đang thu hút sự quan tâm  ...  50.83 42.94 22.96
Cao đẳng, đại học hoặc
trên đại học
18.77 8.15 12.5 17.12 10.37
Nơi sống
(%)
Nông thôn 53.77 53.51 12.3 17.49 32.61
Thành thị 46.23 46.49 87.7 82.51 67.39
Thành phố Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng
Hồ 
Chí Minh
Cần Thơ
Chỉ tiêu Số hộ gia đình 411 185 122 343 138
Số người đi học (%)
0 41.85 42.16 39.34 45.19 39.13
1 27.98 31.35 23.77 28.57 36.96
2 24.09 24.86 29.51 22.74 22.46
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2016.
3.2. Cơ cấu chi tiêu cho giáo dục của người dân ở 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Theo Hình 1 cho thấy tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của người dân ở các thành phố lớn còn
chưa cao. Tỷ lệ cao nhất là ở Đà Nẵng chiếm gần 10% ( khoảng 15.000.000 đồng/ năm) và có
50% số hộ chi trên 5.000.000 đồng/ năm, thấp nhất là Cần Thơ chiếm khoảng 4% (4.000.000
đồng/ năm), ở Hải Phòng, Hà Nội chiếm 7,5% ( 10.000.000 đồng/năm), Thành phố Hồ Chí Minh
chiếm khoảng 6% (10.000.000 đồng/năm). Và mức trung bình chi cho giáo dục của người dân
các thành phố là: Đà Nẵng cao nhất (gần 10.000.000 đồng/năm), Hải Phòng, Hà Nội, Thành Phố
Hồ Chí Minh trung bình khoảng 7.000.000 đồng /năm, Cần Thơ trung bình khoảng 3.000.000
đồng/ năm. Qua đây cho thấy rằng việc chi cho giáo dục của người dân Cần Thơ là thấp nhất
trong 5 thành phố và Đà Nẵng là cao nhất trong 5 thành phố. Mặc dù phần trăm chi cho giáo dục
của Thành Phố Hồ Chí Minh không cao bằng Hải Phòng, Hà Nội song tính ra nghìn đồng thì số
tiền là tương đương, như vậy thu nhập của người dân Thành Phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội,
Hải Phòng. Mặt khác, qua đường trung vị cũng thấy được sự chênh lệch trong chi tiêu của người
dân, đường trung vị chi cho giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh ở mức khoảng 1.500.000 đồng
trong khi đó trung bình chi tiêu khoảng 7.000.000 đồng.
Hình 1. Biểu đồ hộp về tỉ lệ chi tiêu giáo dục (%) 
và mức chi tiêu giáo dục (nghìn đồng) của các hộ gia đình ở 5 thành phố.
1460
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
3 5.35 1.62 5.74 2.92 0.72
4 0.73 0 1.64 0.58 0.72
Học thêm (%) Có 29.93 33.51 34.43 20.7 14.49
Không 70.07 66.49 65.57 79.3 85.51
Trợ cấp giáo dục (%) Có 24.09 27.57 23.77 26.24 31.88
Không 75.91 72.43 76.23 73.76 68.12
Chú thích: Biểu đồ hộp (boxplot) thể hiện bốn giá trị tứ phân vị (đường nằm ngang là
trung vị (mức phân vị 50%), hai cạnh chiều rộng là mức phân vị thứ nhất (25%) và mức phân vị
thứ 3 (75%). Chấm đỏ là giá trị trung bình.
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư, 2016. 
Theo thống kê mức chi cho giáo dục của người dân tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung
ương còn thấp. Vấn đề quan tâm tiếp theo là mức chi tiêu cho giáo dục của người dân theo các
cấp học. Theo Hình 2 mức chi cho giáo dục bậc đại học cao nhất, ở Hà Nội chi cho giáo dục đại
học nhiều nhất và có sự dao động lớn khoảng từ 10.000.000 đồng/ năm đến 25.000.000 đồng/
năm. Nguyên nhân có thể do người dân Hà Nội có nhiều hình thức lựa chọn học tập khác nhau
và thu nhập cao nên họ cũng chi cho giáo dục nhiều: học trong nước, học hệ hợp tác quốc tế hay
du học... Đối với giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh chi nhiều nhất trong 5 thành phố
và cũng có khoảng cách chi tiêu lớn từ khoảng 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng/ năm. Bậc
tiểu học và trung học ở Đà nẵng chi nhiều nhất và khoảng cách chi tiêu lớn. Trường nghề chỉ có
hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh chi tiêu, còn ở các tỉnh khác có thể
không có trường nghề nên không phát sinh chi phí.
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư, 2016. 
Hình 2. Biểu đồ hộp về mức chi tiêu giáo dục (nghìn đồng) 
theo cấp học các hộ gia đình ở 5 thành phố.
Vấn đề quan tâm tiếp theo là mức chi tiêu cho từng cấp học. Theo thống kê ở Hình 3
người dân chi cho học phí ở bậc mầm non và đại học chiếm tỷ lệ cao ( đều trên 50%), ở bậc tiểu
học chi cho học phí ít nhất có thể do sự lựa chọn hình thức giáo dục ở bậc tiểu học của người dân
chủ yếu là công lập nên được miễn học phí. Chi cho học thêm chiếm tỷ lệ cao ở bậc tiểu học và
trung học (khoảng từ 10 % đến 25%), các cấp học khác chi cho học thêm ít hơn. Có thể giải thích
1461
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
1462
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
do bậc tiểu học và trung học là những cấp học ban đầu nên các bậc phụ huynh muốn con em
được kèm thêm để củng cố kiến thức và làm tiền đề cho các cấp học tiếp theo.
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư, 2016. 
Hình 3. Trung bình tỉ lệ chi tiêu (%) 
theo mục tiêu và cấp học của các hộ gia đình ở 5 thành phố.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu cho giáo dục của người dân ở 5 thành phố
trực thuộc Trung ương
3.3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Như đã giới thiệu ở phần mục Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thủ tục cân
nhắc từng bước lùi để lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy. Kết quả các biến lựa chọn
được thể hiện trong Bảng 3. Thu nhập bình quân đầu người tại thành phố Hồ Chí Minh là cao
nhất và tại Cần Thơ là thấp nhất. Trung bình mỗi hộ gia đình có dưới 1 người đi học và Đà Nẵng
có số người đi học là cao nhất. Thông tin về tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và gia
đình có nhận trợ cấp giáo dục hay không tương tự như các thông tin đã nêu ở Mục Thông tin về
đối tượng khảo sát.
Bảng 3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2016.
Chú thích: Biến liên tục thể hiện giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trong ngoặc kép, biến rời rạc
thể hiện tỉ lệ phần trăm của từng mức độ.
3.3.2. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu
Theo kết quả xử lý hàm hồi quy kiểm duyệt được cho trong Bảng 4 cho thấy có tổng cộng
6 biến tác động đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở 5 thành phố lớn là: thu nhập bình quân,
trình độ học vấn, trợ cấp giáo dục, số người đi học, tuổi chủ hộ, tỉnh. 
Kết quả ước lượng dấu của hệ số thu nhập bình quân là dương và phù hợp với kì vọng ban
đầu với mức ý nghĩa là 1%, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì mức chi cho giáo dục cũng
tăng lên. Yếu tố này cũng đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu đầu tiên
được thực hiện bởi Glewwe và Patrinos (1999) sử dụng dữ liệu khảo sát hộ gia đình trong giai
đoạn 1992-1993 đã phát hiện ra rằng khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên, khả năng chi tiêu
cho giáo dục sẽ tăng lên.
Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng đến mức chi cho giáo dục, các hệ số ước lượng
dương, đúng theo dự đoán ban đầu với mức ý nghĩa 1% cho thấy nếu chủ hộ có trình độ cao
đẳng, đại học hoặc trên đại học thì chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn. Điều này cho thấy khi chủ
hộ có trình độ càng cao thì việc đầu tư cho giáo dục sẽ được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.
Biến trợ cấp giáo dục cũng ảnh hưởng đến việc chi cho giáo dục, những hộ gia đình không
có trợ cấp sẽ chi cho giáo dục nhiều hơn. Số người đi học trong gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến
1463
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Biến 
quan sát Thành phố Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng
Hồ Chí
Minh Cần Thơ
Số hộ gia đình 411 122 122 343 138
Thu nhập bình quân đầu
người (tháng/triệu đồng)
4351.36
(2914)
3894.75
(2443.13)
4585.65
(3705.01)
5111.17
(2926.17)
3142.82
(2339.08)
Số người đi học 0.95 (0.97) 0.86 (0.85) 1.07 (1.03) 0.85 (0.91) 0.87 (0.84)
Tuổi chủ hộ (năm) 54.75 (13.1) 54.46
(13.12)
54.49 (12.9) 52.12
(14.83)
51.74
(13.96)
Trình độ
học vấn 
(%)
Không có 6.67 5.98 11.67 14.41 28.15
Tiểu học 19.01 17.39 25 25.53 38.52
Trung học
cơ sở hoặc
55.56 68.48 50.83 42.94 22.96
Cao đẳng,
đại học
18.77 8.15 12.5 17.12 10.37
Trợ cấp 
giáo dục 
(%)
Có 24.09 27.57 23.77 26.24 31.88
Không 75.91 72.43 76.23 73.76 68.12
việc chi tiêu, gia đình càng nhiều người đi học thì chi càng nhiều. Với mức ý nghĩa 1% điều này
hoàn toàn đúng với phỏng đoán ban đầu.
Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục 
Nguồn: Tác giả tính toán từ Điều tra mức sống dân cư, 2016. 
Chú thích: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Biến tuổi chủ hộ cho thấy có ý nghĩa thống kê và hệ số mang giá trị dương, ngược lại biến
tuổi chủ hộ bình phương hệ số mang dấu âm. Theo đó, tuổi chủ hộ càng cao thì mức chi cho giáo
dục càng nhiều trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, mức chi này sẽ tăng đến
mức cực đại, sau đó sẽ giảm xuống. Điều này có thể được giải thích là khi chủ hộ còn trẻ, trong
gia đình có nhiều thành viên trong độ tuổi đến trường nên nhu cầu chi cho giáo dục nhiều hơn,
và khi tuổi chủ hộ càng cao thì họ càng nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư cho giáo dục.
Tuy nhiên việc chi cho giáo dục chỉ tăng đến độ tuổi nhất định vì đến thời điểm số thành viên
trong độ tuổi đến trường sẽ ít đi hoặc không có nên nhu cầu chi cho giáo dục sẽ giảm.
Cuối cùng khi so sánh việc chi cho giáo dục giữa các tỉnh kết quả là so với tỉnh Cần Thơ
việc chi cho giáo dục của các tỉnh Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều
cao hơn Cần Thơ. Nguyên nhân có thể do chi phí ở Cần Thơ rẻ hơn, mặt khác chi tiêu của người
dân Cần Thơ dành cho các cấp học cũng ít hơn so với các tỉnh khác chẳng hạn như việc chi cho
học thêm ở Cần Thơ cũng chiếm tỷ lệ thấp nhất và chỉ cấp tiểu học, trung học có chi cho học
thêm, còn đại học chi rất ít, các cấp khác thì không có. Các khoản chi cho giáo dục của Cần Thơ
chủ yếu tập trung cho các khoản bắt buộc như chi cho học phí, đồng phục, sách giáo khoa, dụng
cụ học tập.
1464
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Biến số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn
Hằng số -30580.04*** -4639.48
Thu nhập bình quân 0.75*** -0.12
Trình độ học vấn Tiểu học 1160.24 -1266.51
Trung học cơ sở hoặc 2689.64** -1211.84
Cao đẳng, đại học 3808.44*** -1429.45
Trợ cấp giáo dục Không 3360.02*** -786.07
Số người đi học 13050.4*** -447.33
Tuổi chủ hộ Tuổi (năm) 374.55** -169.35
Tuổi bình phương -3.1** -1.53
Tỉnh (mặc định: Cần Đà Nẵng 3384.76** -1430.96
Hải Phòng 3644.64*** -1320.11
Hà Nội 2106.27* -1176.44
Tp Hồ Chí Minh 2641.99** -1193.31
Log(scale) 9.18*** -0.03
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù dữ liệu nghiên cứu ở các thành phố lớn nhưng trình
độ học vấn của chủ hộ chưa cao. Đa số chủ hộ có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp
trung học phổ thông. Tỷ lệ chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học còn thấp ( dưới
20%, thậm chí ở Cần Thơ là 10,37%). Chính vì vậy mà mức chi cho giáo dục ở các thành phố
nhìn chung vẫn chưa nhiều, theo thống kê người dân Đà Nẵng chi nhiều nhất cho giáo dục khoảng
15.000.000 đồng/ năm và người dân Cần Thơ chi ít nhất cho giáo dục. Về việc phân bổ chi tiêu
cho các cấp học thì ở 5 thành phố mức chi cho giáo dục đại học là nhiều nhất. Điều này có thể
thấy rằng giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên, phát triển giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp là vấn
đề được người dân quan tâm. Các nhà hoạch định cần nghiên cứu mở rộng quy mô và đa dạng
hóa giáo dục đại học, mở rộng thêm các hình thức đào tạo liên kết nhằm phát triển giáo dục theo
hướng toàn cầu hóa, luôn cập nhật được xu hướng giáo dục của thế giới từ đó áp dụng vào Việt
Nam để đi trước, đón đầu và đào tạo được nguồn nhân lực xã hội đang cần và sẽ cần. Một kết
quả khác cũng khá thú vị là vấn đề học thêm, chủ yếu ở bậc tiểu học và trung học cơ sở người
dân ở 5 thành phố chi nhiều cho học thêm, còn các cấp khác không phát sinh chi hoặc chi nhưng
ít. Điều này cho thấy cấp tiểu học và trung học cơ sở vẫn là những cấp học còn gây áp lực nhiều
đối với phụ huynh, học sinh. Vì vậy các nhà giáo dục học cũng cần nghiên cứu để đưa ra các giải
pháp “ giảm tải ”, xây dựng được chương trình học phù hợp hơn nữa với các em học sinh, đặc
biệt học sinh bậc tiểu học.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu của mô hình Tobit cho thấy rằng học vấn của chủ hộ càng
cao thì càng tăng chi tiêu cho giáo dục, xu hướng này giống với thu nhập bình quân và số người
đi học. Thu nhập bình quân càng cao hay số người đi học càng nhiều thì việc chi cho giáo dục sẽ
càng tăng lên. Do đó, cần có chính sách cụ thể để đa dạng hóa thu nhập cho người dân đặc biệt
người dân khu vực nông thôn góp phần cải thiện nguồn thu. Việc có hay không có trợ cấp cũng
ảnh hưởng, không có trợ cấp sẽ chi nhiều hơn. Biến tuổi chủ hộ cũng ảnh hưởng đến việc chi
tiêu cho giáo dục, tuổi chủ hộ càng cao thì mức chi cho giáo dục càng tăng tuy nhiên chỉ tăng
đến độ tuổi nhất định rồi chi giảm xuống. Mô hình Tobit cũng cho thấy các tỉnh khác nhau thì chi
cho giáo dục cũng khác nhau và so với thành phố Cần Thơ thì Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nằng,
Thành phố Hồ Chí Minh đều chi nhiều hơn. Như vậy chủ hộ có vai trò quyết định trong việc chi
cho giáo dục , tuy nhiên trong nghiên cứu cho thấy chủ hộ đa số là người lớn tuổi (trung bình
trên 50) do đó cần có các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức để từ đó nâng cao ý thức của
họ về việc đầu tư cho giáo dục con em trong gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Deaton, A.S., Ruiz-Castillo, J. and Thomas, D., (1989), ‘The influence of household com-
position on household expenditure patterns: theory and Spanish evidence’, Journal of political
economy, 97(1), pp.179-200.
Dang, H.A, (2007), ‘The determinants and impact of private tutoring classes in Vietnam’.
Economics of Education Review, 26(6), 683-698.
1465
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Huy, V. Q. (2012). Determinants of educational expenditure in Vietnam. International Jour-
nal of Applied Economics, 9(1), 59-72.
Kleiber, C. and Zeileis, A., (2008), ‘Applied econometrics with R’, Springer Science &
Business Media.
Tran, T. A., Tran T. Q., and Nguyen T. H. (2020), ‘The role of education in the livelihood
of households in the Northwest region, Vietnam’, Educational Research for Policy and Prac-
tice 19, no. 1: 63-88.
Woolridge,J., M, (2009), ‘Introductory Econometrics: A Modern Approach’, 5th edition,
Hardcover, South Western Educational Publishing, chap 17.2.
Dũng K.T, và Thông L.P, (2014), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục cho
người dân ở đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31,
81-90.
Sơn T.T, (2012), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: nghiên
cứu ở vùng Đông Nam Bộ’.
Kataoka S., Lê A. V., Sandhya K., Keiko I., ‘Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục
và Thách thức trong Tương lai’, Ngân hàng thế giới (2020)
Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về phê duyệt
“Chiến
lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”
Tổng cụ thống kê (2015), Quyết định số 1095/QĐ-TCTK ngày 18/11/2015 về việc tiến
hành khảo sát mức sống dân cư năm 2016.
Tổng cục thống kê (2020), Số liệu giáo dục. Truy xuất từ https://www.gso.gov.vn/giao-
duc/.
Tổng cụ thống kê (2016), Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016. Nhà
xuất bản thống kê
1466
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_anh_huong_den_chi_tieu_cho_giao_duc_tai_5_thanh_pho_l.pdf