Xung đột trong kịch bản
Phương pháp 1: Nhân vật chính muốn làm một việc nhưng lại luôn có lực
lượng chống lại hắn.
Ví dụ một phạm nhân chịu đau khổ khi bị giam cầm, muốn ra tù về với vợ
con, hòa đồng với sinh hoạt nhưng vợ hắn trốn tránh hắn, không tiếp thu hắn,
mà làng xóm lại kỳ thị.
Phương pháp 2: Không thể hòa giải được quan hệ
Giua nhân vật chính với nhau có thể không có xung đột mâu thuẫn nhưng kết
hợp lại cùng một chỗ lại phát sinh trò hay. Gỉa sử thế này nam nhân vật chính
có một cô vợ đanh đá chua ngoa, khi lấy nhau điều kiên kinh tế khó khăn
phải về sống với mẹ. Người mẹ của nhân vật chính này cũng là kẻ tám lạng
vs người nửa cân với cô vợ. Vậy là xung đột mẹ chồng con dâu xảy ra。
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Xung đột trong kịch bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xung đột trong kịch bản
Xung đột trong kịch bản Những kịch bản thành công đều cần những xung đột đặc trưng của từng nhân vật trong các hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy tôi sẽ liệt kê 1 vài phương pháp viết xung đột trong kịch bản để các bạn cùng xem và tham khảo. Nếu ai có những cách khác thì cứ commnet ý kiến. Biết đâu đó là những kiến thức bổ ích mà những người khác sẽ cùng nhìn vào và học tập Sáng tạo xung đột. Muốn hấp dẫn khan giả tất yếu trong kịch bản cần có là xung đột, kịch tính. Vậy sáng tác xung đột kiểu gì ở đây có mấy phương pháp. Phương pháp 1: Nhân vật chính muốn làm một việc nhưng lại luôn có lực lượng chống lại hắn. Ví dụ một phạm nhân chịu đau khổ khi bị giam cầm, muốn ra tù về với vợ con, hòa đồng với sinh hoạt nhưng vợ hắn trốn tránh hắn, không tiếp thu hắn, mà làng xóm lại kỳ thị. Phương pháp 2: Không thể hòa giải được quan hệ Giua nhân vật chính với nhau có thể không có xung đột mâu thuẫn nhưng kết hợp lại cùng một chỗ lại phát sinh trò hay. Gỉa sử thế này nam nhân vật chính có một cô vợ đanh đá chua ngoa, khi lấy nhau điều kiên kinh tế khó khăn phải về sống với mẹ. Người mẹ của nhân vật chính này cũng là kẻ tám lạng vs người nửa cân với cô vợ. Vậy là xung đột mẹ chồng con dâu xảy ra。 Phương pháp 3: Không biết nên gọi phương pháp này là gì Gỉai thích nó thế này, đó là cho phép khan giả biết một vài việc mà nhân vật chính không biết. Trong các bạn chắc nhiều người xem Giaỳ thủy tinh của Hàn Xẻng rồi chứ, Uhm đây chính là bộ phim viết theo cách này. Người xem đều biết nhân vật chính là ở đây là 2 cô gái chị em đó bị thất lạc nhau nhưng diễn viên nữ chính lại hoàn toàn không biết, dẫn tới giữa họ phát sinh xung đột. Ở phương thức thứ 3 này chúng ta nghiên cứu một phần ví dụ nhỏ hơn đó là cho khan giả thấy nhân vật chính đi một con đường lệch lạc. Gỉa sử thế này: Mẹ nhân vật chính bị bệnh nặng, mà trong túi còn vài ba nghìn VNĐ. Vì vậy nhân vật chính của chúng ta phải đánh bạc cứu mẹ. Oái oăm ở chỗ đánh lại thua, hết tiền>>>nhân vật chính phải đi ăn cướp>>>thành tội phạm>>>.Vậy là có một cuộc đời con người bất đắc dĩ sau đó hoàn lương để nói. Phương pháp 4: Hạn chế về mặt thời gian Ví dụ như thiên thạch còn vài ba giờ đâm vào trái đất, chính phủ VN chúng ta còn rất it thời gian để đưa người lên sao Hỏađiều này sẽ tạo ra tính gấp rút cho người xem đến khi vấn đề được giải quyết họ mới thở phào nhẹ nhõm mà không biêt bị lừa. Hay như bom trên xe buýt, luôn được cài thời gian để người xem biết Phương pháp 5: Bước ngoặt Sử dụng bước ngoặt để chế tạo hiệu quả theo ý muốn, khiến cho khan giả tăng hứng thú với câu chuyện mà bạn muốn nói. Bước ngoặt thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối phim. Ví thế này: Một thanh niên quyết định tham gia chiến tranh Trung Việt 79. Nhưng do điều kiện bất thường diễn viên vị hỏng hai chân phải cả đời đi xe lăn. Nguyên bản anh ta là người yêu nước nhưng sau sự kiện đó anh ta bị cải biến tính cách. Thành ra bước ngoặt của câu chuyện mà nhiều người không ngờ tới, anh ta từ phái chủ chiến thành phái phản chiến, chủ đề của câu chuyện lại là phản đối chiên tranh. Chi tiết - Không cần nhiều nhưng cần đắt Trong 1 kịch bản, sẽ có những trường đoạn, trong từng trường đoạn lại có những đoạn, trong mỗi đoạn lại có từng cảnh. Chi tiết trong mỗi cảnh phim chúng là cần có một vài chi tiết làm điểm nhấn trong cảnh đó để nổi bật ý định của cảnh. Ví dụ : Trong 1 cảnh phim nói về sự tận tụy của người vợ già chăm sóc người chồng trong suốt nhiều năm bị liệt, ngoài những cảnh quay thông thường như việc làm hàng ngày của bà chăm sóc ông, chúng ta cần đi thực tế và chú ý quan sát những chi tiết thật đặc trưng mà chỉ có đôi vợ chồng này có mà sẽ khó có thể bắt gặp ở những người y tá chăm sóc các cụ già tại nhà dưỡng lão. Chú ý quan sát nhân vật ở 1 khoảng cách xa để nhân vật có thể tự nhiên nhất ta sẽ có thể thấy những lần cụ bà chăm sóc ông, bón cho ông ăn nhưng ông bị chớ ra, bà lại nhẹ nhàng đặt ông xuống và lau người sạch sẽ cho ông, khi đó gương mặt khổ tâm và có thể là những giọt nước mắt thương người chồng và tự than trách cho số phận lại là điều mà chúng ta quan sát được và sẽ đưa chi tiết đắt giá đó vào kịch bản. Đôi lúc những chi tiết thừa thãi mà các nhà biên kịch sẽ tưởng lầm là những chi tiết hay như việc khoe khoang những loài cây đẹp hay những cổ vật có từ đời xưa trong gia tài của 1 quan chức như minh chứng cho việc gìn giữ hồn Việt hay lòng yêu thiên nhiên của nhân vật quan chức đó. Đó là chi tiết ta nên hạn chế đưa vào. Những chi tiết đắt giá nên chỉ có khoảng 1-3 trong 1 trường đoạn để lại 1 ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem và sự tò mò của khán giả trong quá trình xem bộ phim đó. Văn học vốn kỵ mạch truyện lộ và ý tưởng truyện nông cạn. Tung hết tất cả vốn liếng một cách đơn thuần không đem lại sự thán phục mà đôi khi còn nhận về cả những lời chỉ trích, chê trách từ người phê bình phim. Việc chọn lọc ra chi tiết cần thiết để đưa vào phim đòi hỏi lòng đam mê và kiên trì của nhà biên kịch có dám bám đuổi, đi cùng đề tài hay không. (Phim Forrest Gump- bộ phim được đánh giá cao về nghề biên kịch) Chúc các bạn có được những thành công trong phim và những thành công lớn được xây dựng từ những chi tiết nhỏ- Đấy là những viên gạch vững chắc xây nên 1 bộ phim thành công!
File đính kèm:
- xung_dot_trong_kich_ban.pdf