Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn

TÓM TẮT: Xuất khẩu đồng tiền quốc gia là một trong những cách thức để nâng cao tính chuyển đổi đồng

tiền của một đất nước. Tại Việt Nam, Quyết định 98/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển

đổi đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá nền kinh tế đã đi vào thực tiễn hơn 10 năm qua,

song tính đến thời điểm hiện nay, việc thực hiện xuất khẩu Việt Nam đồng vẫn chưa đi vào thực tiễn; đồng

thời đây là một vấn đề lý luận còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Bài viết dưới đây xin đi sâu phân

tích một số vấn đề đặt ra về xuất khẩu Việt Nam đồng

Từ khóa: Việt Nam đồng, xuất khẩu tiền tệ

ABTRACT: Exporting the national currency is one of the methods to enhance its convertibility. In Vietnam,

Decision number 97 issued in 2007 (98/2007/QĐ-TTg) which proved the proposal of enhancing the

convertibility of Vietnamese Dong in order to overcome the dollarization has dominated in the economy

over years. The approval has been come into effect for over ten years, but up to now, the exporting

Vietnamese Dong has not been in reality. Moreover, this is an controversial thesis issue. This article will

give insight into this matter in respect of exporting Vietnamese Dong

Keyword: Vietnamese dong, Exporting currency

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 1

Trang 1

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 2

Trang 2

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 3

Trang 3

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 4

Trang 4

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 5

Trang 5

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 6

Trang 6

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 7

Trang 7

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9760
Bạn đang xem tài liệu "Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn

Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 481
XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỒNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC TIỄN
Dương Đức Thắng*
TÓM TẮT: Xuất khẩu đồng tiền quốc gia là một trong những cách thức để nâng cao tính chuyển đổi đồng 
tiền của một đất nước. Tại Việt Nam, Quyết định 98/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển 
đổi đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá nền kinh tế đã đi vào thực tiễn hơn 10 năm qua, 
song tính đến thời điểm hiện nay, việc thực hiện xuất khẩu Việt Nam đồng vẫn chưa đi vào thực tiễn; đồng 
thời đây là một vấn đề lý luận còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Bài viết dưới đây xin đi sâu phân 
tích một số vấn đề đặt ra về xuất khẩu Việt Nam đồng 
Từ khóa: Việt Nam đồng, xuất khẩu tiền tệ
ABTRACT: Exporting the national currency is one of the methods to enhance its convertibility. In Vietnam, 
Decision number 97 issued in 2007 (98/2007/QĐ-TTg) which proved the proposal of enhancing the 
convertibility of Vietnamese Dong in order to overcome the dollarization has dominated in the economy 
over years. The approval has been come into effect for over ten years, but up to now, the exporting 
Vietnamese Dong has not been in reality. Moreover, this is an controversial thesis issue. This article will 
give insight into this matter in respect of exporting Vietnamese Dong 
Keyword: Vietnamese dong, Exporting currency
1. XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỒNG ĐI TỪ KHÁI NIỆM
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì xuất khẩu hàng hóa là 
việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh 
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Kinh tế học cổ điển coi tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, được tách riêng khỏi thế giới hàng 
hóa và đóng vai trò là vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Quan điểm này giờ được sử 
dụng trong nghiên cứu dưới góc độ tiền tệ - kim loại vàng với đầy đủ hai thuộc tính: giá trị và giá 
trị sử dụng. Ngày nay, với sự phát triển của các dấu hiệu tiền tệ, vai trò của tiền vàng bị giảm sút, 
tiền không còn được coi là một hàng hóa đặc biệt tách khỏi thế giới hàng hóa nữa, bản thân tiền tệ 
trở thành phương tiện trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền 
kinh tế. Chính vì vậy, quan điểm về xuất khẩu hàng hóa chỉ có giá trị tham khảo khi hiểu thế nào 
là xuất khẩu tiền tệ.
* Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA482
Về nghĩa hẹp, có thể nhận định, xuất khẩu tiền tệ là hoạt động có tính chất khách quan của các 
chủ thể có chức năng kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế mà ngân hàng thương mại là đại diện. 
Khi đó, xuất khẩu tiền tệ là việc Ngân hàng thương mại của một quốc gia chuyển đồng nội tệ của 
quốc gia đó từ Ngân hàng thương mại trong nước sang các đơn vị nước ngoài và nhận lại tiền ghi 
có trên tài khoản Nostro của Ngân hàng thương mại đó. Theo nghĩa hẹp này, xuất khẩu tiền tệ đơn 
thuần là việc trao đổi tiền tệ giữa các chủ thể kinh doanh tiền tệ ở các quốc gia khác nhau.
Ngày nay, việc sử dụng các đồng tiền quốc gia ngày càng trở nên phổ biến, việc đồng tiền 
của một nước được các quốc gia khác chấp nhận trong thanh toán, sử dụng trong dự trữ ngoại hối 
đi từ khách quan đến chủ quan. Chính vì vậy, xuất khẩu tiền tệ cũng cần được hiểu theo một nghĩa 
rộng hơn. Theo đó, xuất khẩu đồng tiền quốc gia cần được quan niệm là việc tiền tệ của quốc gia 
đó được các chủ thể kinh tế ở các quốc gia trên thế giới chấp nhận sử dụng trong thanh toán và cất 
trữ cũng như trong các hoạt động kinh tế của mình.
Theo quan niệm này, xuất khẩu đồng tiền quốc gia mang một số đặc điểm sau đây:
•	Việc xuất khẩu tiền tệ có thể diễn ra một cách tự nhiên và xuất phát từ trao đổi thương mại. 
Theo đó, các chủ thể có nhu cầu cần thiết phải sử dụng đồng tiền của nước có đối tác thương mại
•	Việc xuất khẩu tiền tệ có thể được các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện dưới các quy 
định của Nhà nước. 
2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỘT ĐỒNG TIỀN QUỐC GIA ĐƯỢC CHẤP NHẬN Ở NƯỚC NGOÀI
Hiện nay, hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều là đồng tiền pháp định, nghĩa là giá trị của 
nó do Nhà nước phát hành ra ấn định. Điều đó thể hiện qua sức mua đối nội của đồng tiền quốc 
gia tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, để có thể được các chủ thể ở một nền kinh tế khác chấp 
nhận sử dụng, đồng tiền quốc gia còn đòi hỏi phải có sức mua đối ngoại với một số điều kiện cơ 
bản sau đây:
•	Trước hết, đồng tiền quốc gia phải được các quốc gia láng giềng chấp nhận trong giao dịch 
ngoại thương, trước hết là qua hoạt động giao dịch biên mậu. Một cách tự nhiên, các giao dịch 
thương mại tại biên giới diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, cư dân và các chủ thể tại khu vực 
này liên tục có các hoạt động trao đổi tiền tệ một cách tự nhiên; tuy nhiên trên thực tế chỉ các đồng 
tiền có giá trị ... HTM trong nước: (i) Nâng cao uy tín của NHTM trên thị trường tài chính, 
tiền tệ quốc tế; (ii) bổ sung thêm dịch vụ tăng thu dịch vụ từ hoạt động kinh doanh; (iii) đưa đồng 
tiền quốc gia vào các giao dịch thanh toán quốc tế mà không phụ thuộc vào đồng ngoại tệ mạnh 
như USD hay EUR. 
- Lợi ích đối với các Ngân hàng nước ngoài: (i) đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các loại tiền tệ 
trong kinh doanh của các Ngân hàng; (iii) phát triển quan hệ Ngân hàng đại lý giữa các ngân hàng 
trong nước và Ngân hàng nước ngoài trên thị trường quốc tế.
- Lợi ích cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng tiền mặt: (i) khách du lịch chủ động 
đổi các loại tiền tệ để chi tiêu khi đi du lịch; (ii) tiết kiệm chi phí đổi tiền, chi phí sử dụng thẻ thanh 
toán trong quá trình chi tiêu đi du lịch tại quốc gia khác. 
Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu của thị trường quốc tế đối với đồng Việt Nam
Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 10 đơn vị cung cấp dịch vụ luân chuyển tiền mặt ngoại 
tệ nhưng riêng hai Ngân hàng United Oversea Bank, Singapore (UOB) và Ngân hàng Bank of 
America, chi nhánh Canada (BOA) có quy mô lớn nhất. Đối với đồng Việt Nam, do chưa có đầy 
đủ số liệu thống kê số lượng các ngân hàng, tổ chức tài chính cung cấp VND cho khách hàng; tuy 
nhiên; tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, có thể khẳng định UOB và BOA là 2 đối tác 
chính cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt rất đa dạng, mà VND chỉ là một trong 
số đó. Cùng với đó, hoạt động của công ty Travelex - công ty chuyên thu đổi ngoại tệ lớn nhất thế 
giới với chuỗi hơn 1.500 cửa hàng và 1.250 máy ATM tại 28 quốc gia tại các sân bay, cảng biển, 
đường sắt, địa điểm du lịch chính. Công ty cung cấp tiền mặt cho hơn 37 triệu khách hàng bán lẻ 
mỗi năm. Theo khảo sát của Trần Xuân Hoàng (2018) cùng cộng sự, doanh số VND tiền mặt của 
UOB, BOA và Travelex giai đoạn 2015 - 2017 như sau
Bảng 1: Doanh số VND tiền mặt mua để phục vụ khách hàng của UOB, BOA và 
Travelex giai đoạn 2015 - 2017
Năm UOB BOA Travelex
Tổng DS 
mua VND
So với tổng 
phương tiện thanh 
toán (M2*)
N ă m 
2015
 573 tỷ VND
(25 tr.USD)
650 tỷ VND
 (~29 tr. USD)
910 tỷ VND 
(39.7 tr.USD)
2.133 tỷ VND 
(93 tr.USD)
0,035%
N ă m 
2016
603 tỷ VND
(26 tr.USD)
733 tỷ VND 
(~31 tr.USD)
925 tỷ VND 
(40 tr.USD)
2.261 tỷ VND 
(97.5 tr.USD)
0,03%
N ă m 
2017
 650 tỷ VND 
(28 tr.USD)
759 tỷ VND 
(33 tr.USD)
1000 tỷ VND 
(43 tr.USD)
2.409 tỷ VND 
(103.8 
tr.USD)
0,029%
Nguồn: Trần Xuân Hoàng (2018) - Đề án NCKH Ngân hàng Nhà nước
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 485
Cùng với đó, hoạt động xuất khẩu đồng Việt Nam ra nước ngoài còn được thực hiện qua hoạt 
động xuất nhập cảnh, qua 2 nhóm chính: (1) Người Việt Nam mang VND ra nước ngoài khi xuất 
cảnh; (2) Khách du lịch là người nước ngoài khi rời Việt Nam nhập cảnh về quốc gia mình. 
Đối với việc người Việt Nam mang VND ra nước ngoài khi xuất cảnh, kết quả khảo sát của 
Trần Xuân Hoàng (2018) cho thấy, số lượng VND mang ra nước ngoài không nhiều, phổ biến ở 
mức 5 - 10 triệu đồng/lượt; trong đó chủ yếu do thói quen nắm giữ tiền mặt của người Việt Nam. 
Ở mức >10 triệu, thì chủ yếu do mục đích dự phòng trường hợp thiếu thì đổi sang ngoại tệ tiền mặt 
(13%), còn lại với lượng tiền mặt < 10 triệu VND chủ yếu là do thói quen, lượng tiền VND sẵn có. 
Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam/khách du lịch Việt Nam khi chưa ra nước ngoài không biết và 
không nghĩ rằng VND có thể được đổi ở nước ngoài. Do đó, nếu có phát sinh nhu cầu về tiền mặt 
của nước ngoài, chủ yếu người Việt Nam/khách du lịch Việt Nam sẽ tìm đến hướng dẫn viên du 
lịch/đại lý hay người quen, bạn bè để có thể trao đổi (chiếm tỷ trọng 76,2%); tỷ lệ tìm đến quầy thu 
đổi của ngân hàng ở nước ngoài chiếm tỷ lệ tương đối thấp (23,8%). Như vậy, nếu như khách du 
lịch người nước ngoài, chủ yếu thực hiện đổi tiền tại quầy giao dịch của Ngân hàng thì người Việt 
Nam khi xuất cảnh ra nước ngoài, hầu hết lại thực hiện đổi tiền tại các địa điểm ngoài ngân hàng. 
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý của người Việt Nam khi đi ra nước ngoài vốn tương đối 
phụ thuộc vào công ty/hướng dẫn viên du lịch, đồng thời ít sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân 
hàng ở nước ngoài. Bên cạnh đó, có những khó khăn nhất định đối với người Việt Nam khi muốn 
đổi tiền VND tại nước ngoài và/hoặc đổi VND ra ngoại tệ. Việc chưa chính thức hóa hoạt động 
xuất nhập khẩu VND đã ảnh hưởng đến nhu cầu, chi phí của người Việt Nam/khách du lịch Việt 
Nam khi xuất cảnh ra nước ngoài; phần nào ảnh hưởng đến uy tín của đồng VND trên thị trường 
thế giới.
Bảng 2: Khối lượng tiền bình quân người Việt Nam mang ra nước ngoài khi xuất cảnh 
(triệu đồng/lượt)
Số tiền
Có Không
 15 triệuđ
Số lượng 63 77 5 21 25
Tỷ lệ (%) 33.3% 40.4% 2.3% 10.7% 13.3%
Nguồn: Trần Xuân Hoàng (2018))
Đối với nhóm người nước ngoài mang theo VND khi xuất cảnh, Với thực tế đồng VND chưa 
phải là đồng tiền có khả năng chuyển đổi và hầu như chưa được chấp nhận thanh toán ở nước 
ngoài; tuy nhiên khách du lịch nước ngoài vẫn có xu hướng giữ lại Việt Nam đồng sau khi rời 
khỏi Việt Nam. Theo khảo sát của Trần Xuân Hoàng và cộng sự (2018) khách du lịch thường giữ 
lại khoảng 1 triệu Việt Nam đồng, phục vụ cho các mục đích như: để hoán đổi VND với các đồng 
tiền khác (đổi cho người muốn đến Việt Nam du lịch - 15,38%); để thanh toán tại các cửa hàng 
chấp nhận thanh toán VND (19,78%); để sưu tập tiền tệ (25,27%); làm quà tặng (18,68%), hoặc 
còn thừa lại chưa dùng hết nhưng không đổi tại Việt Nam/hoặc mang về nước họ và đổi tại nước 
sở tại. Với dự báo việc sử dụng tiền mặt vẫn sẽ phổ biến tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới, vì 
vậy, khách du lịch nước ngoài vẫn sẽ luôn có nhu cầu về tiền mặt Việt Nam đồng khi nhập cảnh 
vào Việt Nam. 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA486
4. XUẤT KHẨU ĐỒNG TIỀN QUỐC GIA NHÌN TỪ MÔ HÌNH TRUNG QUỐC
Trung Quốc đẩy mạnh việc đưa Nhân dân tệ (NDT) ra ngoài phạm vi không gian kinh tế của 
quốc gia này trong chiến lược quốc tế hóa đồng tiền quốc gia. Chiến lược này bắt đầu từ những 
năm cuối thập niên 1990 và kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 càng diễn 
ra mạnh mẽ.
Công cuộc triển khai quốc tế hóa NDT, đẩy mạnh đưa NDT ra sử dụng ngoài phạm vi Trung 
Quốc được thực hiện với rất nhiều bước đi:
•	Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tư nhân ra nước ngoài, trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc 
hoạt động mua bán và đầu tư ra nước ngoài sử dụng NDT trong giao dịch, từ đó mang một lượng 
đáng kể NDT vào lưu thông bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Mạng lưới rộng lớn các doanh nghiệp 
Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu đã khiến NDT trở thành một trong những cách thức thanh toán 
được chấp nhận ở nhiều nền kinh tế đa dạng như Pakistan, Nigeria, Mông Cổ và cả láng giềng của 
Việt Nam là Campuchia.
•	Đẩy mạnh việc ký kết các hợp đồng hoán đổi tiền tệ song phương với các ngân hàng trung 
ương trên thế giới. Đặc biệt sau khủng hoảng 2008, Trung Quốc đã ký kết hiệp định hoán đổi 
tiền tệ song phương với Hàn Quốc và bước sang năm 2009, 2010 với nhiều nền kinh tế khác như 
Argentina, Belarus và Iceland. Đến cuối năm 2014, việc ký kết các hiệp định này đã được mở rộng 
với 28 Ngân hàng Trung ương các nước, như Nhật Bản, Australia, Anh, Thụy Sĩ, Canada và kể cả 
ECB
•	Đẩy mạnh việc tài trợ và cho vay quốc tế bằng NDT, đặc biệt với các nước châu Phi. Đi 
kèm với khoản vay bằng NDT là các điều kiện về sử dụng vốn, trong đó hầu hết việc thực hiện các 
dự án sử dụng vốn vay bằng NDT tại các quốc gia châu Phi đều do các doanh nghiệp Trung Quốc 
thực hiện, có những dự án sử dụng đến 70% lao động Trung Quốc
•	Đẩy mạnh triển khai giao dịch NDT tại các trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, Hồng 
Kông nổi lên trở thành trung tâm giao dịch NDT hàng đầu ở nước ngoài. Kể từ năm 2004, Hồng 
Kông cho phép các dịch vụ ngân hàng ở nước ngoài tự do hoạt động bằng NDT, bao gồm nhận tiền 
gửi, mua bán ngoại tệ và dịch vụ chuyển tiền. Hiện nay, hơn 80% tất cả thanh toán quốc tế bằng 
NDT được thực hiện đều đi qua trung tâm tài chính quốc tế này. Đến năm 2012, với việc HSBC 
trở thành tổ chức đầu tiên ở London phát hành trái phiếu bằng NDT và năm 2013 với việc ký kết 
các hiệp định ở nhiều lĩnh vực đa dạng giữa Anh và Trung Quốc đã tạo ra thể chế thúc đẩy mạnh 
mẽ hơn nữa việc sử dụng NDT ở London. Những thành quả này đã đưa London trở thành đầu mối 
tài chính tại phương Tây của Trung Quốc, nhất là sau khi Chính phủ Anh phát hành 3 tỷ NDT trái 
phiếu chính phủ vào tháng 10/2014.
5. XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỒNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
•	Thứ nhất, mục đích của xuất khẩu Việt Nam đồng ra nước ngoài. Theo đó, mục đích này 
phải nằm đáp ứng các yêu cầu của vấn đề nâng cao tính chuyển đổi VND theo đề án Chính phủ
•	Thứ hai, cần cân nhắc tiềm lực kinh tế của Việt Nam cũng như vị thế trong khu vực của 
VND để có định hướng thực hiện xuất khẩu VND. Những vấn đề cần quan tâm là: 1) cán cân 
thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia (các nước có chung biên 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 487
giới), hoán đổi tiền tệ giữa Việt Nam và sử dụng VND tại biên giới với các nước này. Hiện nay 
VND chưa được sử dụng trong giao dịch ngoại thương cũng không thể chi tiêu tại các quốc gia 
này (trừ mua hàng tại thị trấn Laksao (Lào)); 2) tính ổn định của thị trường ngoại hối Việt Nam nói 
riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
•	Thứ ba, từng bước đưa VND trở thành đồng tiền được chấp nhận trong khu vực, thông qua 
việc xem xét thực hiện hoán đổi tiền tệ với các nước láng giềng và các nước có quan hệ thương 
mại lớn với Việt Nam. Những bước đi này sẽ giúp đưa VND trở thành đồng tiền khu vực trước khi 
có thể trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, đồng tiền quốc tế.
•	Thứ tư, xây dựng lộ trình và có những quy định về thực hiện xuất khẩu VND. Bước đầu có 
thể tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện trao đổi VND với các ngoại tệ một cách 
tự do khi có các yêu cầu trao đổi từ ngân hàng nước ngoài; từ đó có thể có được những số liệu cần 
thiết để đánh giá tác động của việc xuất khẩu VND, nhập khẩu ngoại tệ với nền kinh tế trên một số 
khía cạnh: tác động đến cung - cầu tiền tệ, tác động đến tỷ giá và lãi suất
6. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Để đảm bảo tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc đưa VND được chấp nhận rộng rãi trong 
khu vực và từng bước được các đối tác thương mại - du lịch - đầu tư chấp nhận, Chính phủ Việt 
Nam nên có những bước đi thích hợp. Dưới đây là một số hàm ý về chính sách:
•	Thứ nhất, giảm thâm hụt thương mại bằng cách nâng cao năng lực sản xuất trong nước. 
Điều này vừa hạn chế nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước có thể sản xuất được, vừa tạo 
điều kiện tích lũy dự trữ ngoại hối ở mức cao hơn để có công cụ mạnh hơn trên thị trường tiền tệ. 
Thực tế Việt Nam trong giai đoạn 2016 trở lại đây cho cán cân thanh toán quốc tế, nhất là cán cân 
thương mại của Việt Nam đang có nhiều nét tích cực, nghiêng về hướng xuất siêu đã thể hiện sự 
nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong phát triển kinh tế nói chung và nâng cao giá trị đồng tiền quốc 
gia nói riêng.
•	Thứ hai, giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện minh bạch hóa các khoản chi tiêu công, 
trong đó vấn đề quan trọng là quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các khoản đầu tư công, kể cả các 
hoạt động đầu tư của khối doanh nghiệp nhà nước. Các vấn đề đặt ra đối với đầu tư công, kể cả 
đầu tư trong nước và đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài như một số vụ việc đầu tư vào dầu khí tại 
Venezuela trong thời gian vừa qua là một trong những vấn đề cần hết sức lưu tâm và có giải pháp 
điều chỉnh trong thời gian tới.
•	Thứ ba, cải thiện môi trường để thu hút FDI thế hệ mới, hướng vào thu hút FDI sạch, thân 
thiện với môi trường; từ đó vừa có nguồn thu ngoại tệ, vừa có điều kiện thực hiện hoán đổi tiền tệ 
với các nước đối tác đầu tư. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút kiều hối trở thành kênh thu ngoại tệ 
ngày càng lớn của quốc gia
•	Thứ tư, chính sách tự do hóa về tiền tệ, tỷ giá. Cơ chế tỷ giá trung tâm hiện nay về cơ bản 
đáp ứng được các yêu cầu về tính minh bạch và khả năng dự đoán của biến động tỷ giá; tuy nhiên 
ở góc độ chính sách tiền tệ còn có nhiều điều cần quan tâm. Có thể khẳng định, từ khi thực hiện 
Luật Ngân hàng Nhà nước cho đến nay, về cơ bản chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu ổn định 
giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Luật Ngân 
hàng Nhà nước không quy định rõ mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ, vì vậy trong thực tế 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA488
việc điều hành chính sách tiền tệ có khó khăn nhất định là khi cần có sự đánh đổi giữa các mục tiêu 
kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước hiện nay cũng chưa 
xác định rõ ràng mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, nên bên cạnh khối tiền M2 đóng vai trò 
mục tiêu trung gian, việc điều hành công cụ chính sách tiền tệ nhiều lúc còn hướng vào kiểm soát 
tin dụng, lãi suất thị trường và tỷ giá.
•	Thứ năm, các giải pháp kiểm soát dollar hóa cần được thực hiện từng bước để tránh các 
hiệu ứng ngược của vấn đề này. Bản thân dollar hóa cũng có một số tác động, hiệu ứng tích cực, 
như hạ thấp chi phí giao dịch tiền tệ, thúc đẩy thương mại và đầu tư; tạo ra một van giảm áp lực đối 
với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao; hay theo một số quan điểm còn cho rằng, dollar 
hóa có tác động thúc đẩy phát triển của ngành ngân hàng.
•	Thứ sáu, tăng dự trữ ngoại hối theo hướng thích hợp, tránh việc sử dụng dự trữ ngoại hối 
cho các nhu cầu chi của ngân sách. Dự trữ ngoại hối cần được xây dựng trên cơ sở đa dạng hóa rổ 
ngoại tệ mạnh và có nhiều quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam. Thực tế hiện nay đó là các 
đồng tiền EUR, USD, JPY, CNY Điều này vừa có tác dụng làm căn cứ cho việc xác định tỷ giá 
trung tâm, vừa giúp Chính phủ chủ động hơn trong việc cân đối các khoản nợ cũng như phân tán 
được rủi ro về tỷ giá, giảm thiểu sự phụ thuộc khi một đồng tiền mạnh biến động
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benjamin J. Cohen (1971), The Future of Sterling as an International Currency
2. Hyoung -kyu Chey (2013), Can the Renminbi Rise as a Global Currency? The Political 
Economy of Currency Internationalization
3. Jonathan Kirshner (2008), Dollar Primacy and American Power: What’s at Stake?, Review 
of International Political Economy 
4. Christopher A. McNally, Logic kinh tế chính trị của việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, 
gioi-49348.html 
5. Trần Xuân Hoàng và cộng sự (2018), Xuất khẩu Việt Nam Đồng, Đề tài Nghiên cứu khoa 
học cấp Ngân hàng Nhà nước
6. Lê Xuân Sang (2013), Trung Quốc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và vấn đề chính sách 
tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu”, 
Ngân hàng Nhà nước (2013)

File đính kèm:

  • pdfxuat_khau_viet_nam_dong_mot_so_van_de_dat_ra_trong_thuc_tien.pdf