Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc

biệt là các nước đang phát triển có nguồn lao động lớn như Việt nam; giải quyết việc làm cho

người lao động trong quá trình phát triển của nền kinh tế là tiền đề quan trọng để sử dụng có

hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào sự hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng

thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực thế giới nhận thức rõ tầm quan trọng của

vấn đề giải quyết việc làm, Đảng đã đề ra chủ trương và đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm

phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng

yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giải quyết việc làm cho người lao

động một trong những giải pháp hiệu quả đó là XKLĐ, trong đó XKLĐ trực tiếp ra nước

ngoài đóng vai trò quan trọng, một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải quyết việc

làm, phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao

động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước

trên thế giới.

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 1

Trang 1

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 2

Trang 2

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 3

Trang 3

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 4

Trang 4

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 5

Trang 5

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 6

Trang 6

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 7

Trang 7

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 11220
Bạn đang xem tài liệu "Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng

Xuất khẩu lao động trực tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Phòng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 282 
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI HẢI PHÒNG 
ThS. Đinh Thị Hồng Tuyết 
Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT 
Để giải quyết việc làm cho người lao động, một trong những giải pháp hiệu quả đó là 
xuất khẩu lao động, trong đó xuất khẩu lao động trực tiếp ra nước ngoài đóng vai trò quan 
trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động trực tiếp trên địa bàn 
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2016, đề tài đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm góp 
phần giải quyết những khó khăn trong việc tổ chức đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm 
việc tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 
Từ khóa: xuất khẩu lao động (XKLĐ), xuất khẩu lao động trực tiếp. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc 
biệt là các nước đang phát triển có nguồn lao động lớn như Việt nam; giải quyết việc làm cho 
người lao động trong quá trình phát triển của nền kinh tế là tiền đề quan trọng để sử dụng có 
hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào sự hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng 
thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực thế giới nhận thức rõ tầm quan trọng của 
vấn đề giải quyết việc làm, Đảng đã đề ra chủ trương và đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm 
phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng 
yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giải quyết việc làm cho người lao 
động một trong những giải pháp hiệu quả đó là XKLĐ, trong đó XKLĐ trực tiếp ra nước 
ngoài đóng vai trò quan trọng, một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải quyết việc 
làm, phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao 
động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước 
trên thế giới. 
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG 
2.1. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nh nƣớc v doanh nghiệp trong lĩnh 
vực xuất khẩu lao động 
- Trong công tác xuất khẩu lao động rất cần sự phối hợp chặt chẽ, chủ động giữa các 
cơ quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công an (quản lý xuất cảnh,nhập 
cảnh), Y tế, Uỷ ban nhân dân các quận/huyện, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp. Tuy 
nhiên, sự phối hợp giữa các sở, ngành chức năng, chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo 
nghề và doanh nghiệp chưa được tốt dẫn tới công tác tham mưu, quán triệt và tổ chức triển 
khai công tác XKLĐ còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, sâu rộng, còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”. 
- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, thông tin báo cáo 
chưa tốt. 
2.2. Công tác đ o tạo nghề tạo nguồn lao động xuất khẩu 
Bước đầu các doanh nghiệp đã liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để tạo nguồn lao 
động có chất lượng cao phục vụ cho chiến lược XKLĐ của doanh nghiệp mình, song hiệu quả 
liên kết thấp, do các cơ sở đào tạo không có các trang thiết bị đáp ứng đúng cho đào tạo loại 
hình XKLĐ, đồng thời đội ngũ cán bộ giảng dạy ít kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề 
XKLĐ. Hiện nay, các doanh nghiệp lấy nguồn lao động ở các địa phương đưa về tự đào tạo- 
giáo dục định hướng để thực hiện các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài. 
2.3. Cơ chế vay vốn cho xuất khẩu lao động 
- Các công ty có chức năng xuất khẩu lao động luôn tạo điều kiện thuận lợi về mặt 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
283 
pháp lý, cung cấp hồ sơ, giấy tờ để người lao động được vay vốn tại hệ thống Ngân hàng 
Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hải Phòng, Chi nhánh Ngân hàng 
chính sách xã hội thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện Quyết định số 440/QĐ-NHNN 
ngày 17/4/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới cho được gần 300 hộ có người đi 
lao động nước ngoài vay gần 9 tỷ đồng trong giai đoạn 2012-2016, do có một thực tế là người 
dân không mặn mà với chương trình cho vay XKLĐ nằm trong chương trình Quốc gia việc 
làm do thủ tục vay còn phức tạp và mức vay thấp (tối đa là 30 triệu đồng) chỉ đáp ứng được 
khoảng 40% tổng số chi phí để người lao động được đi XKLĐ ở nước ngoài, do vậy chưa hấp 
dẫn được người lao động. 
2.4. Các doanh nghiệp, đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động 
Trong giai đoạn 2012-2016, số lượng doanh nghiệp, đơn vị có chức năng XKLĐ trên 
địa bàn giảm dần. Đến năm 2015 chỉ còn 09 đơn vị, giảm 04 đơn vị so với thời điểm năm 
2012 (năm 2012: 13 đơn vị; năm 2013: 11 đơn vị; năm 2014: 10 đơn vị; năm 2015: 09 đơn vị; 
năm 2016: 09 đơn vị). 
Các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ trên địa bàn hoạt động còn rời rạc và còn yếu 
do mỗi doanh nghiệp này thường chuyên XKLĐ sang một vài thị trường quen thuộc, hầu hết 
các đơn vị đều không có văn phòng đại diện ở nước ngoài do đó việc giải quyết các tranh 
chấp lao động ở nước ngoài cũng như v ... những chính sách giải quyết việc làm cho người lao 
động khi họ trở về nước để ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình. Những đối tượng 
còn có nhu cầu tiếp tục đi XKLĐ thì cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho họ nhằm tạo 
điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể tiếp tục đi XKLĐ. 
Những chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ đội xuất 
ngũ, cũng phải được hoàn thiện hơn nữa đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ 
nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. 
Nhà nước cũng phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng đắn cho 
công tác đào tạo nghề, đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc 
ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động của ta ngày càng được nâng cao hơn nữa. Quy định 
các mức phí cần thiết để vừa đảm bảo lợi nhuận cho các cơ sở đào tạo vừa giảm thiểu chi phí 
một cách tối đa cho người lao động. 
Tăng cường hiệu quả hoạt động cho các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc 
làm trên địa bàn tỉnh. 
 Tăng cường hơn nữa các công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp chặt chẽ 
giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả 
thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp 
XKLĐ theo định hướng, tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 
theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm của 
các doanh nghiệp trong công tác XKLĐ lao động. 
4.2. Biện pháp từ phía các doanh nghiệp 
Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số lượng và chất 
lượng cho lao động xuất khẩu, cụ thể: 
Tăng cường các hoạt động marketing để tìm kiếm và mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp 
phải xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về lao động những thị trường nào đã 
bão hoà, những thị trưòng nào có tiềm năng, để từ đó có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế 
XKLĐ sang từng thị trường. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguồn lao động của doanh nghiệp từ đó có 
những biện pháp thu hút người lao động tham gia vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, nắm rõ 
những đặc điểm của lao động ở từng địa phương để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Đặc biệt là 
các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những đối thủ cạnh tranh của mình ở trong nước cũng như 
ngoài nước để xem đối thủ nào mạnh, đối thủ nào yếu, đối thủ nào ngang sức để đối phó kịp thời. 
Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch XKLĐ theo đúng yêu cầu của thực 
tế và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này phải chỉ ra được rằng trong năm này, quý 
này, tháng này các doanh nghiệp sẽ phải đưa được bao nhiêu lao động đi làm việc có thời hạn 
tại từng nước cụ thể? Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phải tập trung phát 
triển những thị trường nào? Yêu cầu của các thị trường ấy ra sao từ đó đề ra các phương 
hướng tuyển chọn, đào tạo lao động một cách phù hợp nhất. Bản kế hoạch của các doanh 
nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung lao động chủ yếu của doanh nghiệp tập trung tại đâu? 
Yêu cầu đối với lao động trên thị trường đó như thế nào? vv 
Để nâng cao chất lượng lao động các doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau: 
- Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho lao động trước khi 
đưa họ đi xuất khẩu đồng thời gắn kết trách nhiệm đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao 
động của các cơ sở đào tạo với chính quyền địa phương cơ sở nơi lao động cư trú thông qua các 
hình thức tuyên truyền đường lối, chính sách và những điều lao động cần biết như: quyền và nghĩa 
vụ của họ khi tham gia vào hoạt động XKLĐ. 
- Nâng cao chất lượng đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động bằng cách sửa đổi, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
287 
bổ sung thêm những nội dung thiết thực vào trong giáo trình đào tạo, có cơ chế ưu tiên đối với 
những lao động có tay nghề cao, đã qua đào tạo như cộng thêm điểm khi tuyển chọn, Đồng thời 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như 
cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn. 
Các doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội 
ngũ cán bộ của doanh nghiệp làm công tác XKLĐ đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và 
ngoài nước. Đội ngũ cán bộ này không những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ quản lý, 
ngoại ngữ mà còn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của nước ta cũng như các 
nước tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp và luật pháp quốc tế cũng như về mặt phẩm 
chất đạo đức, nhân cách. 
Triển khai tốt hơn nữa mô hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền địa phương với 
các doanh nghiệp XKLĐ nhằm giảm thiểu cho người lao động những chi phí không cần thiết 
như chi phí đi lại, môi giới, đồng thời đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao cho các 
doanh nghiệp. 
Phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tuyển chọn và đào tạo giáo dục 
lao động. Kết hợp với các cơ sở y tế, bệnh viện để tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho người lao 
động. 
Các doanh nghiệp cần thường xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các cơ 
quan Nhà nước hữu quan như Cục quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao động – Thương binh 
và Xã hội để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định 
hướng cho người lao động tránh tối đa những hiện tượng tiêu cực. 
Khi lao động làm việc ở nước ngoài các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, 
giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của lao động bằng nhiều cách khác nhau. Có thể 
liên hệ với bên chủ sử dụng lao động và trực tiếp với người lao động theo định kỳ hàng tháng 
hoặc hàng quý đối với những thị trường có ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao 
động, các doanh nghiệp phải mở văn phòng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước 
đó để trực tiếp quản lý lao động. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc biến cố xảy ra thì cán 
bộ phụ trách quản lý đó phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên là 
chủ sử dụng và đặc biệt là người lao động. Nếu tranh chấp hoặc sự cố xảy ra cán bộ quản lý 
phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan đại 
diện phía Việt Nam ở nước sở tại để cùng phối hợp giải quyết. 
Các doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống những biện pháp trừng phạt đối với 
những người lao động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động trở về 
nước, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn,như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý chặt 
chẽ chế độ tiền lương để răn đe và ngăn chặn, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do người lao 
động gây ra cho bản thân doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài. 
Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước 
trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp đồng hoặc 
ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu. 
Cuối cùng, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới mình, đầu tư nâng cao hiệu 
quả hoạt động của mình. Tạo lập uy tín và xây dựng cho mình một “thương hiệu” mạnh là 
một trong những mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay bởi đó là 
cách thức tốt nhất để họ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong và 
ngoài nước. 
4.3. Biện pháp từ phía ngƣời lao động 
Thứ nhất, phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học tập rèn luyện 
trong các nhà trường. Hệ thống giáo dục là nơi không chỉ rèn luyện và trau dồi học vấn, kiến 
thức cho người lao động mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cũng như nâng cao 
phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người lao động, do đó không chỉ Nhà nước cần quan tâm 
chú ý tới công tác này mà bản thân người lao động cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 288 
việc học tập rèn luyện của bản thân mình. 
Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thông qua việc tham gia 
vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh nghiệp tới tuyển dụng hay 
Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới bắt đầu đi học mà người lao động cần phải 
chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề này để nâng cao trình độ chuyên môn của bản 
thân mình, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi lao động xuất khẩu. 
Thứ ba, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp thông qua 
các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo – giáo dục định hướng của các đơn 
vị XKLĐ tổ chức. 
Thứ tư, cần phải nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động XKLĐ, tìm hiểu và nắm 
rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để xác định rõ ràng rằng mình đi lao động 
chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý thức lao động và tuân thủ kỷ luật lao động. Nhận thức 
rõ hơn nữa những hậu quả mình sẽ phải trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt 
Nam và nước sở tại. 
Thứ năm, thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và 
cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp XKLĐ của mình để khi cần thiết có 
thể giúp mình giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra. 
Khi ở nước ngoài, người lao động phải luôn luôn có ý thức làm việc và chấp hành quy 
định của chủ sử dụng lao động, 
Ngoài ra, người lao động phải luôn luôn chấp hành tốt pháp luật và quy định của nước 
sở tại về người lao động nước ngoài cũng như các công ước quốc tế,  
Tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần thiết để chuẩn bị tốt tránh tự gây ra cho mình những phiền 
phức không đáng có và để đảm bảo tính hợp pháp cho việc đi XKLĐ của mình. 
Khi trở về nước, người lao động phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai báo, làm thủ 
tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương. Về với gia đình, người lao 
động cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà 
bản thân dành dụm được trong thời gian lao động ở nước ngoài. Tích cực tìm kiếm việc làm 
để ổn định cuộc sống chứ không được có tư tưởng có tiền rồi không phải làm gì. 
Xu hướng phát triển kinh tế thế giới ngày nay chuyển mạnh sang đầu tư chiều sâu, tăng 
cường cơ giới hoá, tự động hoá, các quá trình sản xuất, dịch vụ để giảm lao động sống, nhất là lao 
đông chân tay, giản đơn. Vì vậy nhu cầu nhập khẩu giản đơn sẽ giảm dần mà còn tập trung chủ 
yếu vào lao động chuyên gia, có tay nghề cao. Mặt khác các nước dư thừa lao động mặc dù đang 
cố gắng giảm tỷ lệ tăng dân số, song giảm triệt để là không thể được. Nếu cộng với trên 450 triệu 
người thất nghiệp hiện nay (và còn tăng thêm) thì nhu cầu về XKLĐ còn rất lớn: như 6 nước 
Vùng Vịnh hàng năm cần khoảng 5,5 triệu lao động nước ngoài, ngoài ra còn một số nước đang 
phát triển thiếu lao động trầm trọng như Đài Loan (Trung Quốc) hàng năm cần khoảng 11 vạn lao 
động ( trong đó 9,5 vạn lao động trong công nghiệp, số còn lại trong xây dựng và dịch vụ ), Hàn 
Quốc khoảng 10 vạn, Nhật Bản đang thiếu khoảng 10 vạn, các nước khác như Malaysia, Singapo, 
Brunei cũng cần hàng vạn lao động, do đó sẽ có sự cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. 
Nước XKLĐ thắng lợi sẽ là nước có tỷ lệ lao động lành nghề cao, đáp ứng được nhu cầu các 
ngành nghề mà các nước nhập khẩu lao động có nhu cầu. 
Bên cạnh đó thì đặc điểm của thị trường lao động quốc tế hiện nay là nhu cầu sử dụng 
lao động lớn tập trung ở ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ; yêu cầu của chủ sử dụng lao 
động đối với người lao động là có văn hoá, có ngoại ngữ, có sức khoẻ và tuổi đời từ 20 - 25; 
tỷ trọng lao động không nghề và mới vào nghề cao chiếm khoảng 60 - 70%. Người lao động 
đáp ứng được yêu cầu trên sẽ có một thế mạnh là tiếp thu nhanh kỹ thuật và công nghệ, làm 
việc có năng suất cao, khả năng làm thêm giờ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sử 
dụng lao động hoặc các nhà thầu quốc tế cạnh tranh chiến lược thị trường và thu được lợi 
nhuận cao. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
289 
5. KẾT LUẬN 
Xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh 
tế của đất nước nói chung cũng như sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng nói riêng, 
không chỉ thông qua việc góp phần tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp 
trong nước mà còn cả nguồn thu ngoại tệ do người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về. 
Đồng thời thông qua việc XKLĐ thì nước ta có cơ hội tiếp cận với các nền kinh tế phát triển 
trên thế giới để quáng bá hình ảnh của Việt Nam, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, 
tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng khác ra thị trường thế giới. Thị trường ngày 
càng đòi hỏi và đối tác bao giờ cũng ngưỡng mộ, chào đón doanh nghiệp đi vào các yếu tố chất 
lượng. Đây chính là chìa khoá cho sự phát triển, thành công của các doanh nghiệp, các địa phương và 
của đất nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 
theo hợp đồng; 
[2] Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 
về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và 
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. 
[3] Nghị định số 88/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 10 năm 2015 về việc 
“Sửa đồi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính 
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người 
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”. 
[4] Thông tư số 21/2007/TT-LĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương 
binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc 
ở nước ngoài theo hợp đồng. 
[5] Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành chương trình bồi dưỡng kiến 
thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 
[6] Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt 
động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức 
cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”. 
[7] Thị trường lao động và việc làm (tập 1, 2), NXB Thống kê Hà Nội. 
[8] Báo cáo thống kê hàng năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng 
giai đoạn 2012- 2016. 
[9] Báo cáo thống kê hàng năm của Công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương 
mại Hải Phòng giai đoạn 2012- 2016. 
ABSTRACT 
To tackle the issue of employment for workers, one of the effective solutions is labour exporting, in 
which the direct labour exporting to foreign countries plays an important role. Based upon the practical study of 
direct labour export activities throughout Haiphong City, during the period of 2012 - 2016, the thesis proposes 
several solutions to tackle difficulties in organizing, setting up Vietnamese labour exporting abroad at labour 
exporting businesses in Haiphong City. 
Keywords: labour exporting, direct labour exporting. 

File đính kèm:

  • pdfxuat_khau_lao_dong_truc_tiep_gop_phan_giai_quyet_viec_lam_ch.pdf