Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế

Phát triển khoa học công nghệ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam bên cạnh mục

tiêu phát triển KT-XH. Trong suốt quá trình Đổi mới, nền khoa học của Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất

định dù còn nhiều hạn chế. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các công bố khoa học trên tạp chí quốc tế của Việt

Nam là một minh chứng cho thấy sự phát triển này, đặc biệt trong giai đoạn 2009-nay. Kết quả này cũng cho thấy

hiệu quả trong các chính sách phát triển khoa học công nghệ của Chính phủ và các viện nghiên cứu, các trường đại

học cũng như sự cố gắng của các nhà khoa học. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam và các trường đại

học trong nước đã có chủ trương khuyến khích đẩy mạnh công bố quốc tế tại các tạp chí chuyên ngành có uy tín

thông qua các quy định về tiêu chuẩn tốt nghiệp tiến sĩ, bổ nhiệm giảng viên, xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa

học của Nhà nước và quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm (NAFOSTED). Quan trọng hơn, các công bố

khoa học quốc tế của Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng thông qua sự xuất hiện của các

nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí khoa học hàng đầu, có ý nghĩa và đóng góp đáng kể cho nền khoa học thế

giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Bài báo phân tích và tổng kết các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam thông

qua công bố quốc tế giai đoạn 2000 đến nay và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách phát triển trong giai đoạn

tiếp theo.

Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế trang 1

Trang 1

Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế trang 2

Trang 2

Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế trang 3

Trang 3

Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế trang 4

Trang 4

Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 11100
Bạn đang xem tài liệu "Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế

Xuất bản khoa học quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI: Thành tựu và hạn chế
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 1-5 ISSN: 2354-0753 
1 
XUẤT BẢN KHOA HỌC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ KỈ XXI: 
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 
Trịnh Thị Phương Thảo 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 
Email: thaottp@tnue.edu.vn 
Article History ABSTRACT 
Received: 15/10/2020 
Accepted: 10/11/2020 
Published: 20/12/2020 
In recent years, numbers of scientific international publications are rising 
rapidly in Vietnam. This result gained on the basis of Vietnamese government 
policies to encourage and the efforts of the scientific community. Although 
there are some achievements, these policies have some limitations that need 
to improve in the future. This paper focuses on the policies of Vietnamese 
government and their effectiveness to encourage publications. Finally, the 
author provides some recommendations for sustainable scientific 
development in Vietnam. 
Keywords 
scientific publication, 
international publication, 
accomplish, policy, Vietnam. 
1. Mở đầu 
Phát triển khoa học công nghệ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam bên cạnh mục 
tiêu phát triển KT-XH. Trong suốt quá trình Đổi mới, nền khoa học của Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất 
định dù còn nhiều hạn chế. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các công bố khoa học trên tạp chí quốc tế của Việt 
Nam là một minh chứng cho thấy sự phát triển này, đặc biệt trong giai đoạn 2009-nay. Kết quả này cũng cho thấy 
hiệu quả trong các chính sách phát triển khoa học công nghệ của Chính phủ và các viện nghiên cứu, các trường đại 
học cũng như sự cố gắng của các nhà khoa học. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam và các trường đại 
học trong nước đã có chủ trương khuyến khích đẩy mạnh công bố quốc tế tại các tạp chí chuyên ngành có uy tín 
thông qua các quy định về tiêu chuẩn tốt nghiệp tiến sĩ, bổ nhiệm giảng viên, xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa 
học của Nhà nước và quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm (NAFOSTED). Quan trọng hơn, các công bố 
khoa học quốc tế của Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng thông qua sự xuất hiện của các 
nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí khoa học hàng đầu, có ý nghĩa và đóng góp đáng kể cho nền khoa học thế 
giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 
Bài báo phân tích và tổng kết các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam thông 
qua công bố quốc tế giai đoạn 2000 đến nay và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách phát triển trong giai đoạn 
tiếp theo. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này giúp đưa ra được góc nhìn tổng quát về công 
bố quốc tế của khoa học Việt Nam trong thế kỉ XXI. Dữ liệu thu thập được là dữ liệu về số lượng bài báo khoa học 
quốc tế của Việt Nam theo thống kê của các chỉ mục xếp hạng tạp chí như Scopus, dữ liệu về vị trí xếp hạng của các 
trường đại học của Việt Nam trong các bảng xếp hạng của QS (QS University Ranking) hoặc THE (Time Higher 
Education). Phương pháp này còn giúp tác giả tiếp cận với những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học khác 
về lĩnh vực công bố quốc tế của khoa học Việt Nam. 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Chính sách về công bố quốc tế của Việt Nam trong thế kỉ XXI 
Nghiên cứu khoa học chỉ bắt đầu được chú trọng trong thế kỉ XXI thông qua Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc 
hội, 2000) nhằm đáp ứng mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Điều 12 và Điều 13 của Luật cũng quy định rõ vai trò và 
nhiệm vụ khoa học công nghệ của các trường đại học và viện nghiên cứu không chỉ giảng dạy mà còn “tiến hành 
nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học công nghệ” cũng như 
“thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước và 
nghiên cứu khoa học về giáo dục”. 
Đề án 322 (Thủ tướng Chính phủ, 2000) với mục tiêu đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật tại các cơ sở giáo dục 
nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam có điều kiện tiếp cận với các 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 1-5 ISSN: 2354-0753 
2 
nền khoa học tiên tiến và các lĩnh vực chưa có chương trình đào tạo trong nước. Đề án 322 tập trung vào các cán bộ 
nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu, trường đại học, sinh viên có tài năng và được phân chia theo các cấp 
học khác nhau: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các chương trình đào tạo ngắn hạn nâng cao chuyên môn. Các ngành khoa 
học công nghệ trọng điểm, KT-XH là nhóm ngành được đề án ưu tiên triển khai. Đề án này là “bước đệm” để Việt 
Nam có thể xây dựng được lực lượng nghiên cứu khoa học có thể tiếp cận được tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên giai 
đoạn đầu thế kỉ XXI (2000-2008) vẫn chưa có quy định nào của Chính phủ về khoa học công nghệ đề cập đến vấn 
đề xuất bản quốc tế. 
Nghị quyết số 20-NQ/TW (Ban Chấp hành Trung ương, 2012) ban hành ngày 01/11/2012 đã xác định nhữn ... i định hướng đầu tư 
phát triển đại học nghiên cứu và các quy định phát triển khoa học công nghệ khác. 
Một trong những yếu tố tác động mạnh đến công bố quốc tế tại Việt Nam là sự ra đời của quỹ NAFOSTED vào 
ngày 22/10/2008. Được hình thành với mục tiêu tài trợ cho khoa học phi lợi nhuận giúp thực hiện các nghiên cứu cơ 
bản, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ quan trọng cũng như có tính rủi ro cao, quỹ NAFOSTED đã 
tạo và cung cấp nguồn tài trợ cho hàng loạt các nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trong nước từ giai đoạn 
thành lập đến nay. Đặc biệt, NAFOSTED đã áp dụng các quy định quản lí khoa học công nghệ của quốc tế tại Việt 
Nam. Bắt đầu tài trợ nghiên cứu từ 2009, tính đến 2018, Quỹ đã tài trợ gần 2.800 đề tài nghiên cứu khoa học công 
nghệ, 850 hoạt động nâng cao chuyên môn khoa học của các nhà khoa học trong nước (NAFOSTED, 2018). Bắt đầu 
hình thành, quỹ có vốn là 200 tỉ đồng và số tiền được bổ sung hàng năm để đảm bảo hoạt động và thực hiện chức 
năng cho vay và tài trợ các hoạt động nghiên cứu. Trong các quy định về tiêu chuẩn xét duyệt tài trợ của mình, 
NAFOSTED đã đặt các tiêu chuẩn “cứng” về đầu ra của sản phẩm nghiên cứu tiệm cận với yêu cầu của quốc tế, 
trong đó có xuất bản quốc tế. Các đề tài nghiên cứu khoa học được quỹ tài trợ phải có sản phẩm đầu ra được xuất 
bản trên các tạp chí được quỹ công nhận dựa trên hai bảng xếp hạng ISI và Scopus nhằm nâng cao tiêu chuẩn nghiên 
cứu khoa học của Việt Nam. Không chỉ có yêu cầu về đầu ra của nghiên cứu, các nhà khoa học đăng kí đề tài của 
Quỹ cũng phải đảm bảo điều kiện có ít nhất một bài báo đã được xuất bản trên các tạp chí được quy định. 
Các đề tài nghiên cứu khoa học được NAFOSTED tài trợ đã công bố được hơn 4.000 bài báo quốc tế trên các 
tạp chí khoa học uy tín. Con số này chiếm khoảng 20-25% công bố ISI tính cho Việt Nam và ước tính chiếm khoảng 
trên 50% số công trình công bố ISI được tài trợ từ ngân sách nhà nước. Quan trọng hơn, NAFOSTED giúp các nhà 
khoa học trẻ tiếp cận được một nguồn quỹ tài trợ phi lợi nhuận và có tiêu chuẩn quốc tế (Nguyễn Minh Quân và cộng 
sự, 2020; NAFOSTED, 2018). 
Tiếp nối các thành công của chương trình phát triển khoa học công nghệ quốc gia, nhằm nâng cao năng lực đào 
tạo tiến sĩ trong nước, quy chế mới về đào tạo tiến sĩ được ban hành vào ngày 4/4/2017 (Bộ GD-ĐT, 2017). Quy chế 
mới này đề cập đến các tiêu chuẩn cứng về công bố quốc tế đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước. Cụ 
thể, giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh cần phải có ít nhất một bài báo được công bố trên các tạp chí thuộc WoS 
hoặc Scopus hoặc một cuốn sách có mã ISBN được xuất bản quốc tế. Đối với nghiên cứu sinh, để có đủ điều kiện 
tốt nghiệp, nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất một bài báo trên các tạp chí có trong danh mục WoS hoặc Scopus. 
Bên cạnh việc ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ, quy chế bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư cũng được cập nhật và bổ 
sung tiêu chuẩn công bố quốc tế (Thủ tướng Chính phủ, 2018). Theo quy định mới nhất, kể từ năm 2020, các ứng 
viên xét duyệt phó giáo sư (tương ứng giáo sư) cần là tác giả chính của ít nhất 03 bài báo khoa học (tương ứng 05 
bài báo khoa học hoặc ít nhất 03 bài báo khoa học và 02 chương sách phục vụ đào tạo hoặc sách chuyên khảo) được 
xuất bản bởi các tạp chí uy tín (thuộc WoS hoặc Scopus), nhà xuất bản quốc tế uy tín. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 1-5 ISSN: 2354-0753 
3 
2.2.2. Những thành tựu đã đạt được 
Các chính sách của Nhà nước, trường đại học và viện nghiên cứu đã mang lại những bước tiến đáng kể trong 
phát triển khoa học công nghệ và công bố quốc tế. Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong danh mục Clarivate 
WOS và Scopus từ 1986 đến 2019 tăng lên mạnh mẽ (Nguyen H.T.L., 2020). Giai đoạn 2009-2018, các nhà khoa 
học Việt Nam đã công bố tổng cộng 33.474 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI với tỉ lệ tăng trưởng bình quân là 
22% hàng năm, giúp Việt Nam đứng hạng thứ 5 trong các nước Đông Nam Á công bố quốc tế sau Malaysia, 
Singapore, Thái Lan và Indonesia. 
Biểu đồ 1. Số lượng công bố quốc tế và tỉ lệ tăng hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2009-2018 
(Nguồn: Hồng Hạnh, 2019) 
Biểu đồ 2 mô tả tỉ lệ phần trăm đóng góp của các lĩnh vực của khoa học Việt Nam trong giai đoạn 2001-2015. Các 
lĩnh vực công bố quốc tế nhiều nhất vẫn là Y học, Kĩ thuật, Toán và Vật lí. Giai đoạn này ghi nhận mức đóng góp lớn 
nhất thuộc về nhóm ngành Kĩ thuật và Công nghệ với 3.369 bài báo khoa học quốc tế (chiếm 26% tổng số bài), tiếp đó 
là lĩnh vực Y Sinh học với 1.691 bài (chiếm 15,35%), Vật lí với 1.548 bài (chiếm 14,05%) và Toán học với 1.329 bài 
(chiếm 12,06%). Khoa học xã hội và Kinh tế là hai ngành đã có bước tiến đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế khi chỉ đóng 
góp 4% trong tổng số công bố. Trong giai đoạn này, các ngành đều ghi nhận mức tăng trên 10% so với giai đoạn 2006-
2010, đặc biệt là các ngành Kĩ thuật và Công nghệ (22,6%), Hóa học (21,3%) hay Khoa học xã hội (20%). 
Biểu đồ 2. Công bố quốc tế trong các lĩnh vực khoa học ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015 
(Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn, 2017) 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
T
ố
c 
đ
ộ
 t
ăn
g
 (
%
/ 
n
ăm
)
S
ố
 c
ô
n
g
 b
ố
 S
co
p
u
s 
q
u
ố
c 
tế
 (
b
ài
/ 
n
ăm
)
Công bố quốc tế Scopus của Việt Nam giai đoạn 2009-2018
Số công bố quốc tế Scopus Tốc độ tăng
0
1000
2000
3000
4000
5000
Kĩ 
thuật 
Y sinh Vật lí Toán Y học 
LS
Hóa 
học 
Y tế 
CC
KH 
Trái 
đất
Kinh 
tế
KHXH
S
ố
 b
ài
Số công bố khoa học của một số lĩnh vực nghiên cứu 
của Việt Nam (2001-2015) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 1-5 ISSN: 2354-0753 
4 
Việc đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học đã mang lại hiệu quả đáng kể. Các 
trường đại học có mức đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học đều chứng kiến sự gia tăng về sản phẩm được công bố 
trên tạp chí quốc tế uy tín, có thể kể đến Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc 
gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các công bố quốc tế của các trường đại học đóng góp đến hơn 80% tổng mức công bố 
của cả nước trong khi các viện nghiên cứu chỉ đóng góp gần 20%, tập trung tại các viện nghiên cứu lớn như Viện 
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Hàn lâm 
Khoa học xã hội và các bệnh viện lớn trong cả nước. Sự gia tăng về sản phẩm khoa học công bố quốc tế cũng giúp 
các trường đại học của Việt Nam có thứ hạng nhất định trong các bảng xếp hạng các trường đại học uy tín trên thế 
giới. Điều đó cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại vị thế quốc tế cho các trường đại học trong nước và 
tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác phát triển trong tương lai. 
Đối với lực lượng nghiên cứu khoa học, đặc biệt là giảng viên, nghiên cứu viên, hoạt động công bố quốc tế không 
chỉ mang lại các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn mà còn giúp nâng cao thu nhập bằng hoạt động nghiên cứu, đặc biệt tại 
các trường có chính sách khen thưởng cho các công bố quốc tế. Chính sách khen thưởng này đã một phần thúc đẩy 
các nhà nghiên cứu đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hướng tới nghiên cứu khoa học đỉnh cao. 
Trong hai năm gần đây, một số nhà khoa học Việt Nam đã có tên trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh 
hưởng nhất thế giới trong công bố của tạp chí Plos Biology. Trong năm 2020, hai nhà khoa học Việt Nam được vinh 
danh trong danh sách này là GS. Nguyễn Xuân Hùng (Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh) và GS. Nguyễn 
Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội). Đối với danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020, 
Việt Nam có 22 nhà khoa học đến từ: Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân; Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại 
học Xây dựng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học 
Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Đây cũng là các trường đại học có sự đầu tư bài bản trong suốt thời gian dài cho 
hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc có mức thưởng đáng kể cho các bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín. 
2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết 
Tuy đầu tư cho nghiên cứu khoa học đã tăng trong những năm vừa qua nhưng kinh phí đầu tư vẫn chưa đáp ứng 
được mục tiêu đề ra. Chi cho phát triển khoa học chỉ chiếm bình quân 0,5% GDP (2017), tỉ lệ này là thấp khi so sánh 
với mức chi của các nước trong khu vực như Singapore là 2,2% GDP hoặc Thái Lan (0,8% GDP) và thấp hơn mức 
trung bình trung của thế giới (1,7%) cũng như khu vực (2,1%) (Vuong, 2019; Nguyen H.T.L., 2020). Sự phân bổ 
nguồn lực dành cho nghiên cứu khoa học không đồng đều cũng hạn chế sự phát triển của khoa học công nghệ khi 
các trường đại học công chỉ nhận 1,4% tổng số ngân sách của Nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học 
nhưng đóng góp đến hơn 80% tổng số công bố quốc tế. Sự thiếu sót các công cụ hỗ trợ phục vụ hoạt động nghiên 
cứu khoa học cũng cần được nhắc đến. Chỉ một số trường đại học, viện nghiên cứu đầu tư mua các cơ sở dữ liệu 
khoa học lớn như Science Direct, các cơ sở dữ liệu của các nhà xuất bản lớn, phần lớn các nguồn dữ liệu học thuật 
của Việt Nam được cập nhật từ nguồn không chính thức. Các phần mềm sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa 
học, kiểm tra “sao chép, đạo văn” cũng chưa được đầu tư và sử dụng triệt để, bài bản trong hoạt động nghiên cứu 
khoa học tại Việt Nam. 
Một rào cản lớn nữa cho phát triển công bố quốc tế tại Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực. Theo thống kê, 
đến năm 2017-2018, lực lượng nghiên cứu khoa học có bằng tiến sĩ tại các trường đại học là 20.198 người, chiếm 
26,93% tổng số lao động làm việc trong khu vực này, con số này lần lượt là 7.290 và 4.538 đối với chức danh giáo 
sư, phó giáo sư. Rào cản ngôn ngữ cũng hạn chế khả năng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam. Việc 
thiếu vắng những hướng dẫn về công bố quốc tế và đạo đức khoa học khiến các nhà khoa học Việt Nam gặp khó 
khăn trong quá trình công bố quốc tế. 
Cuối cùng, chính sách khen thưởng của một số trường đại học giúp thúc đẩy hoạt động công bố quốc tế trong 
thời gian ngắn, tuy nhiên chính sách này dễ gây ra những hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu khoa học. 
3. Kết luận 
Công bố quốc tế của Việt Nam chỉ khởi sắc trong vòng 10 năm trở lại đây. Kết quả này có được là nhờ các chính sách 
phát triển, khuyến khích công bố quốc tế của Nhà nước, các đơn vị nghiên cứu và sự cố gắng của các nhà khoa học. Tuy 
vẫn có nhiều hạn chế và sự không đồng đều trong số lượng và chất lượng của các ấn phẩm quốc tế của các ngành nhưng 
kết quả này đã đánh dấu những tiến bộ của nền khoa học và công nghệ Việt Nam trong những năm vừa qua. 
Để khắc phục những hạn chế của hoạt động công bố quốc tế tại Việt Nam, những nghiên cứu trước đó như 
(Vuong, 2019, Nguyen H.T.L., 2020, Nguyen et al., 2020) đã đề xuất một số giải pháp liên quan như: Tăng cường 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 1-5 ISSN: 2354-0753 
5 
đầu tư nghiên cứu khoa học bằng nguồn vốn nhà nước cho các trường đại học nghiên cứu; khuyến khích sự gia nhập 
của các tác nhân khác trên thị trường bao gồm lực lượng tư nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học; Đầu tư 
xây dựng các tạp chí trong nước góp mặt trong danh mục các tạp chí khoa học uy tín của thế giới như ISI/Scopus; 
Hỗ trợ lực lượng nghiên cứu trong nước tiếp cận các chuẩn mực khoa học quốc tế, cung cấp các nguồn lực cần thiết 
cho hoạt động nghiên cứu khoa học; cần có các chính sách hỗ trợ các nhà khoa học nhằm nâng cao năng lực nghiên 
cứu và công bố quốc tế. 
Công bố quốc tế là một quá trình dài hạn, cần sự hợp tác của các trường đại học và viện nghiên cứu, cộng đồng 
các nhà khoa học và các nhà đầu tư tư nhân. Những thành quả này là “bước đệm” để nền khoa học Việt Nam có thể 
tiến xa hơn, hướng tới những thành tựu khoa học công nghệ kĩ thuật đỉnh cao trong tương lai. Những chính sách 
khuyến khích công bố quốc tế trong giai đoạn này vẫn cần được sửa đổi trong thời gian sắp tới để công bố quốc tế 
của Việt Nam phát triển bền vững. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) 
trong đề tài mã số 503.01-2019.306. 
Tài liệu tham khảo 
Ban Chấp hành Trung ương (2012). Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về Phát triển khoa học và công nghệ 
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
và hội nhập quốc tế. 
Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 ban hành Quy chế tuyển sinh đào tạo trình độ 
tiến sĩ. 
Hồng Hạnh (2019). 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus. Chương trình khoa học công nghệ cấp 
quốc gia. Truy cập tại  
NAFOSTED (2018). Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia - 10 năm hình thành và phát triển. Quỹ Phát 
triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Truy cập tại https://nafosted.gov.vn/quy-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-
nghe-quoc-gia-10-nam-hinh-thanh-va-phat-trien/. 
NAFOSTED (2020). Các câu hỏi thường gặp - Chương trình Nghiên cứu cơ bản. Quỹ Phát triển khoa học và công 
nghệ Quốc gia. Truy cập tại https://nafosted.gov.vn/cac-cau-hoi-thuong-gap/. 
Nguyen H.T.L. (2020). A Review of University Research Development in Vietnam from 1986 to 2019. In In: Le Ha 
P., Ba Ngoc D. (eds) Higher Education in Market-Oriented Socialist Vietnam. International and Development 
Education. Palgrave Macmillan, Cham, pp. 63-86. 
Nguyễn Minh Quân và cộng sự (2020). Công bố khoa học quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị. 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. Truy cập tại https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3793/cong-bo-khoa-hoc-quoc-te-
cua-viet-nam--thuc-trang-va-mot-so-khuyen-nghi.aspx. 
Nguyen, Thi Thu Ha et al. (2020). The Adoption of International Publishing within Vietnamese Academia from 1986 
to 2020: A Review. Learned Publishing. DOI: 10.1002/leap.1340. 
Nguyễn Văn Tuấn (2017). Năng suất khoa học Việt Nam qua công bố quốc tế 2001-2015. Truy cập tại 
https://tuanvannguyen.trihoc.com/2017/02/nang-suat-khoa-hoc-viet-nam-qua-cong-bo/. 
Quốc hội (2000). Luật Khoa học và Công nghệ. Luật số 21/2000/QH10, ngày 09/6/2000. 
Thủ tướng Chính phủ (2000). Quyết định số 322/2000/QĐ-TTg ngày 19/4/2000 ban hành Đề án đào tạo cán bộ khoa 
học, kĩ thuật tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. 
Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 Phê duyệt chiến lược phát triển khoa học 
và công nghệ giai đoạn 2011-2020. 
Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 ban hành Thủ tục xét công nhận đạt 
tiêu chuẩn và bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. 
Vuong, Quan‐Hoang (2019). The Harsh world of publishing in emerging regions and implications for editors and 
publishers: the case of Vietnam. Learned Publishing, 32(4), 314-324. DOI: 10.1002/leap.1255. 

File đính kèm:

  • pdfxuat_ban_khoa_hoc_quoc_te_cua_viet_nam_trong_the_ki_xxi_than.pdf