Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics

Sự thay đổi của toàn thế giới trong thời gian qua, các xu hướng

kinh doanh thương mại điện tử từ các nước phương Tây đang hướng sang khu vực

châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu (quy mô thị

trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 8,06 tỉ

USD, tăng 30% so với năm 2017). Nhận ra tiềm năng, lợi ích và giá trị thực của

thương mại điện tử, tham luận thực hiện nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp từ

thương mại điện tử và logistics thông qua các nhóm ngành liên quan đến thương

mại điện tử và logistics đã và đang trở thành xu hướng tất yếu như: dịch vụ kho

bãi, đại lí thương mại, giải pháp công nghệ Kết quả tổng hợp cho thấy có nhiều

bằng chứng chỉ ra lợi ích, giá trị, cơ hội và thách thức từ xu hướng thương mại

điện tử xuyên biên giới mang lại cho các bên tham gia.

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 1

Trang 1

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 2

Trang 2

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 3

Trang 3

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 4

Trang 4

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 5

Trang 5

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 6

Trang 6

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 7

Trang 7

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 8

Trang 8

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 9

Trang 9

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 11360
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và Logistics
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
106 
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI 
CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LOGISTICS 
RANS-BORDER E-COMMERCE: AN EMERGING TREND 
OPPORTUNITIES TO START-UP FROM E-COMMERCE AND LOGISTICS 
ThS. Huỳnh Tấn Khương1 
Tóm tắt – Sự thay đổi của toàn thế giới trong thời gian qua, các xu hướng 
kinh doanh thương mại điện tử từ các nước phương Tây đang hướng sang khu vực 
châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu (quy mô thị 
trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 8,06 tỉ 
USD, tăng 30% so với năm 2017). Nhận ra tiềm năng, lợi ích và giá trị thực của 
thương mại điện tử, tham luận thực hiện nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp từ 
thương mại điện tử và logistics thông qua các nhóm ngành liên quan đến thương 
mại điện tử và logistics đã và đang trở thành xu hướng tất yếu như: dịch vụ kho 
bãi, đại lí thương mại, giải pháp công nghệ Kết quả tổng hợp cho thấy có nhiều 
bằng chứng chỉ ra lợi ích, giá trị, cơ hội và thách thức từ xu hướng thương mại 
điện tử xuyên biên giới mang lại cho các bên tham gia. 
Từ khóa: khởi nghiệp, logistics, thương mại điện tử, thương mại điện tử 
xuyên biên giới. 
1. ĐẶT VẤN DỀ 
Sự bùng nổ của kinh tế số đã tác động sâu sắc đến hiệu quả phát triển và cơ 
cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như tạo ra sự thay đổi lớn trong môi trường lao 
động và các hoạt động kinh tế. Trong đó, ngành thương mại điện tử, ngành 
logistics Việt Nam từng bước được hình thành và phát triển. Xu hướng giao dịch 
thương mại điện tử (TMĐT) dường như đã trở thành kênh giao dịch chính trong 
hoạt động của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể 
tìm mua online mọi thứ và người bán có thể bán mọi lúc mọi nơi, chuỗi cửa hàng 
bán lẻ cũng được đồng bộ hóa cùng hệ thống online. Trong xu hướng dịch chuyển 
từ thương mại truyền thống sang TMĐT trong cuộc cách mạng 4.0, ngành dịch vụ 
hậu cần cũng có sự thay đổi nhanh chóng và theo kịp xu hướng, kết quả là ngành 
dịch vụ hậu cần điện tử ra đời (e-logistics). 
1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: htkhuong@tvu.edu.vn 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
107 
Nếu như TMĐT đang có tốc độ phát triển bùng nổ trên toàn thế giới, xấp xỉ 
1,79 tỉ người mua sắm qua kênh TMĐT trong năm 2018, theo dự kiến của các tổ 
chức thì số người mua sắm qua kênh TMĐT tăng lên khoảng 2,14 tỉ người vào 
năm 2021. Dự báo quy mô doanh thu TMĐT trên toàn thế giới sẽ đạt khoảng 
4.060 tỉ USD [1]. Theo công bố của tập đoàn chuyển phát nhanh DHL, dự kiến 
đến năm 2020 tổng giao dịch TMĐT xuyên biên giới (Cross-Border eCommerce – 
CBE) sẽ đạt quy mô 900 tỉ USD, chiếm 22% tổng giao dịch TMĐT toàn cầu, 
đồng thời tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ duy trì ở mức 25% hằng năm [2]. 
Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT 
nhanh nhất thế giới với tốc độ 35% mỗi năm, thậm chí gấp 2,5 lần so với Nhật 
Bản, doanh thu TMĐT Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực và dự báo sẽ đạt mức 
15 tỉ USD vào năm 2025 [3]. Với mức sống ngày một nâng cao, kéo theo hành vi 
tiêu dùng của người Việt ngày càng hiện đại, hướng đến chất lượng, người tiêu 
dùng Việt đã hướng thị hiếu đến các thị trường quốc tế để tìm kiếm các sản phẩm 
và dịch vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài. Theo công bố Cục Thương 
mại điện tử và Kinh tế số, người tiêu dùng Việt đã chi tiêu nhiều hơn khi mua sắm 
online, ước tính mỗi ngày có tới 1,5 triệu đơn hàng được xử lí, 186 USD (tương 
đương 4,3 triệu đồng) là số tiền trung bình người tiêu dùng Việt sử dụng cho mua 
hàng online năm 2017 [4]. Theo dự báo của Công ty Dữ liệu và Phân tích 
GlobalData [5], thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 
17,3 tỉ USD vào năm 2023, tăng mạnh so với mức 9,4 tỉ USD của năm 2019. 
Với những lợi thế và ưu việt của kênh phân phối qua TMĐT nói chung và 
CBE nói riêng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo là các đơn vị đang có sự tiếp cận và ứng dụng mạnh mẽ các nền 
tảng CBE, CBE đang dần là ưu tiên chiến lược và phát triển của mình. 
2. CƠ SỞ PHÁP LÍ CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 
Đến nay, hành lang pháp lí cho TMĐT phát triển đang được điều chỉnh bởi 
Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư 47/2014/TT- BCT về 
quản lí website thương mại và điện tử; Thông tư số 59/2015/TT-BCT về quản lí 
hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động do Bộ Công 
Thương ban hành hướng dẫn thực hiện tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP [6]. Thực 
tiễn triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT đã cho thấy, định hướng, chủ 
trương đúng đắn, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của đất nước, góp phần 
thúc đẩy TMĐT phát triển, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia, nâng cao 
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cùng với sự đổi mới liên tục của công nghệ, 
hoạt động  ...  Delivery, Lazada Express và (4) nhóm còn 
lại là các công ti Scommerce, Ninja Van, Giaohangtietkiem mới nổi [11]. Vậy 
làm thế nào để các doanh nghiệp cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần? 
Quy mô thị trường thương mại điện tử 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), doanh thu bán lẻ của TMĐT 
Việt Nam tăng trưởng 30%, đạt gần 8 tỉ USD (trước đó năm 2016, doanh thu bán 
lẻ TMĐT ở mức 5 tỉ USD, tăng 20% và năm 2017 là 6,2 tỉ USD, tăng 24%). Về 
quy mô, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỉ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
109 
độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường 
TMĐT năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỉ USD [12]. 
Kinh tế nền tảng, nhất là kinh tế chia sẻ, cũng nổi lên. Sự xuất hiện Uber, 
Grab, Go-Jek đã thay đổi cách thức vận hành của thị trường và hành vi người tiêu 
dùng. Taxi truyền thống cũng đã phát triển các nền tảng và ứng dụng di động để 
cạnh tranh với những đối thủ. 
Cùng với đó, trong lĩnh vực Fintech, Việt Nam có 48 công ti Fintech cung 
cấp dịch vụ thanh toán tiền gửi và tiền điện tử (2017). Công nghiệp quảng cáo 
trực tuyến tăng trưởng nhanh; dự báo doanh thu năm 2020 tăng gấp ba lần so với 
năm 2016 (đã đạt 390 triệu đô la). Năm 2014, mạng xã hội vượt qua các công cụ 
tìm kiếm khác để trở thành phương tiện quảng cáo trực tuyến được các doanh 
nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều nhất. Các dịch vụ OTT như Zalo, Skype và Viber 
đang thay thế các dịch vụ gọi điện và gửi tin nhắn SMS truyền thống. Việt Nam 
đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất cho các trò chơi trực tuyến Đông 
Nam Á [13]. 
Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 25 trong tổng số 100 quốc gia về doanh thu 
trò chơi điện tử (490 triệu đô la so với 370 triệu đô la năm 2017). 
Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, tốc độ tăng 
trưởng trung bình năm của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỉ 
USD vào năm 2025. Nếu kết quả dự toán gần đúng, quy mô thị trường TMĐT 
Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam, sau Indonesia (100 tỉ USD) và 
Thái Lan (43 tỉ USD) [14]. 
Theo Báo cáo Chỉ số TMĐT năm 2019 của Hiệp hội Thương mại điện tử 
Việt Nam (VECOM), nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở 
mức 30% thì tới năm 2020 quy mô TMĐT bán lẻ sẽ lên tới 13 tỉ USD, cao hơn so 
với mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 
2016-2020 (đạt 10 tỉ USD vào năm 2020) [15]. Trong khi đó, theo nhận định của 
Tổng cục Thống kê, dự kiến doanh thu bán lẻ TMĐT đến năm 2020 còn khả quan 
hơn, với khoảng 13-15 tỉ USD. Trong khi đó, nghiên cứu của Google và Quỹ đầu 
tư Temasek công bố tháng 11/2018 khẳng định, đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng 
của ngành TMĐT Việt Nam lên tới 43%, cao nhất trong các nước Đông Nam Á 
[16]. 
4. CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LOGISTICS 
Xét trong phạm vi TMĐT và logistics, chúng ta có thể nhận ra cơ hội đang 
đến với tất cả các loại hình doanh nghiệp, được phân thành năm nhóm sau: 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
110 
Thứ nhất, nhóm các công ti TMĐT, đó là (1) phối hợp chặt chẽ với các 
công ti logistics nâng cao chất lượng dịch vụ; (2) mở rộng phạm vi, tổ chức kho 
bãi, trung tâm chia chọn – thực hiện đơn hàng. 
Thứ hai, nhóm các nhà cung cấp dịch vụ logistics, đó là (1) quản lí dòng 
hàng cho các công ti TMĐT; (2) dùng TMĐT tổ chức các sàn giao dịch; (3) dịch 
vụ TMĐT xuyên biên giới; (4) tối ưu hóa vận tải; (5) tối ưu hóa không gian kho 
bãi. 
Thứ ba, nhóm các nhà đại lí thương mại, phân phối, bán lẻ, đó là (1) phát 
triển kênh bán hàng trực tuyến; (2) chuyển đổi công năng kho bãi, trung tâm phân 
phối, cửa hàng hiện hữu; (3) lập mô hình kho bãi hiện đại, kinh doanh TMĐT. 
Thứ tư, nhóm các nhà cung cấp giải pháp kĩ thuật – công nghệ, đó là (1) 
cung cấp hạ tầng thông tin: trung tâm dữ liệu; (2) cung cấp phần mềm, hệ thống 
quản lí như: WMS, ERP, TMS; (3) tích hợp các hệ thống kho, cảng; (4) cung cấp 
giải pháp trung tâm chia chọn – thực hiện đơn hàng; (5) phát triển các nền tảng 
logistics điện tử; (6) phát triển các ứng dụng trên nền tảng đã chạy. 
Thứ năm, nhóm các nhà sản xuất và hộ kinh doanh, đó là (1) chuyển đổi 
cấu trúc chuỗi cung ứng; (2) thiết lập hệ thống đa kênh và (3) đối với nhóm hộ 
kinh doanh sử dụng các nền tảng và dịch vụ logistics để kinh doanh sản phẩm trực 
tuyến với phạm vi không giới hạn. 
5. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI – ĐỘNG LỰC, CƠ HỘI 
VÀ THÁCH THỨC 
TMĐT xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền 
kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng 
ngoài cuộc. TMĐT giúp người tiêu dùng thông qua Internet để mua sắm tại các thị 
trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”. Đồng thời, thông qua 
TMĐT, các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm 
của mình đến khách hàng quốc tế, đóng góp tích cực vào lĩnh vực xuất khẩu. Tuy 
nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp phải nhiều thách thức về thông 
tin, dự báo thị trường, năng lực cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng. Vì vậy, các 
doanh nghiệp cần nhận diện các động lực chính, cũng như cơ hội và thách thức 
nào để thúc đẩy CBE phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. 
Về động lực 
Một là: Chi phí mua hàng thấp hơn cũng là một trong những động lực thúc 
đẩy xuất khẩu trực tuyến phát triển trong đó có CBE. Người tiêu dùng ngày càng 
trở nên thông thái trong việc đưa ra quyết định mua hàng, dựa vào lượng thông tin 
khổng lồ và các công cụ so sánh giá, đặc tính sản phẩm trực tuyến giúp người mua 
đưa ra các quyết định mua hàng sáng suốt. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
111 
Hai là: Giảm chi phí tiếp cận thị trường mới của các doanh nghiệp sản xuất, 
phân phối. Tốc độ thúc đẩy sản phẩm mới ra thị trường quốc tế nhanh hơn với các 
công cụ marketing online và chi phí thấp hơn. 
Ba là: Các doanh nghiệp đang tìm cách xâm nhập các thị trường mới trong 
khi thị trường trong nước đã bão hòa thì CBE là một sự lựa chọn hợp lí nhất cho 
sự tăng tưởng trong tương lai. 
Bốn là: CBE đang mang lại nhiều lợi ích đan xen vào nhiều mặt cho nền 
kinh tế cũng như doanh nghiệp. Ngoài việc tiếp cận thị trường mới, CBE còn giúp 
các doanh nghiệp tìm thấy nhau để liên kết và gia tăng giá trị sản phẩm, giảm sự 
lệ thuộc vào một thị trường nào đó. 
Năm là: Chính sách của Nhà nước và xu hướng phát triển kinh tế của các 
nền kinh tế cũng như các quốc gia có sự thay đổi dưới áp lực của toàn cầu hóa, 
các hiệp định thương mại song phương, đa phương đã thúc đẩy và tạo cơ hội, 
hỗ trợ cho CBE phát triển. 
Sáu là: CBE là cầu nối để các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, 
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế về 
tính linh hoạt trong mô hình tổ chức hoạt động và khả năng sáng tạo, học tập cái 
mới, nhưng có thể còn hạn chế về vốn và năng lực nghiên cứu. Như việc chủ động 
trang bị kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, mạnh 
dạn áp dụng các mô hình TMĐT mới, xây dựng uy tín, thương hiệu trên môi 
trường trực tuyến là ưu điểm nổi trội. Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ và 
hạ tầng viễn thông, Internet, hoạt động kinh doanh và mua sắm trên môi trường 
mạng đang trở thành một phần tất yếu của đời sống xã hội. 
Về cơ hội 
Châu Á được dự oán sẽ đóng góp 40% tổng giá trị TMĐT xuyên biên giới 
vào năm 2025. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng 
tưởng TMĐT cao nhất thế giới, với tốc độ bình quân đến 35% mỗi năm, gấp 2,5 
lần so với Nhật Bản. Theo Tập đoàn Deutsche Post DHL, tổng giá trị giao dịch 
trực tuyến xuyên biên giới đạt 900 tỉ USD, chiếm 22% tổng giá trị thương mại 
điện tử toàn cầu vào năm 2020 [17]. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
112 
(Nguồn: Global Cross-BorderB2C E-commerce 2015 – Ystats.com [18]) 
Tham gia vào xuất khẩu trực tuyến qua kênh CBE, các doanh nghiệp Việt 
Nam có cơ hội cọ sát hoàn thiện sản phẩm, góp phần thúc đẩy tăng giá trị chất 
lượng hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu trực tuyến qua nền 
tảng CBE là ưu thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa như: có nhiều cơ hội tiếp cận tốt 
hơn với nhà nhập khẩu đã và đang trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết đối với doanh 
nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế về tính linh hoạt, 
dễ áp dụng các mô hình quản trị mới, khả năng sáng tạo, học tập cái mới, tiếp cận 
nguồn vốn chuyên nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp SME dễ dàng tiếp cận 
CBE trong việc khai thác thị trường trực tuyến. Doanh nghiệp Việt có thể quảng 
bá sản phẩm tới 260 triệu doanh nghiệp mua hàng tại 240 quốc gia và vùng lãnh 
thổ trên toàn thế giới. Đây là mô hình B2B, kinh doanh giao dịch qua internet 
giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau nhiều hơn [19]. 
Về thách thức 
Xét về tổng thể, ngành TMĐT đã đem đến nhiều lợi thế cho các doanh 
nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng kênh CBE để xuất khẩu hàng hóa ra thị 
trường quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những thách thức 
từ phía bên trong doanh nghiệp cần phải khắc phục vượt qua để có thể tiếp cận 
nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu thông qua kênh CBE. 
Những thách thức có thể nhận thấy gồm: 
Một là, doanh nghiệp chưa đầu tư nghiêm túc cho kênh CBE, nhiều doanh 
nghiệp đã nhận thức và mong muốn thúc đẩy kinh doanh CBE nhưng chưa đầu tư 
đúng mức và nghiêm túc từ nhân lực, nguồn lực, công nghệ, trang web của doanh 
nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị tốt cho việc xây dựng 
thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, các chính sách marketing online chưa tạo được 
nhiều đột phá. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
113 
Hai là, thiếu nhân lực vận hành nắm vững về mô hình và phương thức vận 
hành kinh doanh trên nền tảng CBE, chưa định hình được doanh nghiệp nên sử 
dụng nền tảng CBE nào, kênh B2C hay B2B là phù hợp với mục tiêu phát triển thị 
trường của doanh nghiệp đang theo đuổi. 
Ba là, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và tư duy minh bạch, chậm cập nhật 
kiến thức về chuỗi cung ứng toàn cầu, khả năng thiết lập và quản lí dự án còn hạn 
chế. Ở cả hai chiều, người mua và người bán đều gặp khó khăn về ngôn ngữ, văn 
hóa kinh doanh. 
Bốn là, các sàn TMĐT gặp khó khăn khi hỗ trợ người bán trực tuyến vào 
Việt Nam khi thủ tục thanh toán theo Nghị định 70/2014/ND-CP, quy định nhiều 
loại giấy tờ về chuyển tiền nước ngoài như: (i) lệnh chuyển tiền, (ii) văn bản yêu 
cầu mua ngoại tệ, (iii) hợp đồng ngoại thương, (iv) tờ khai hải quan hàng nhập 
khẩu, (v) hóa đơn, (vi) xác nhận hàng của người tiêu dùng, (vii) giấy ủy quyền của 
người tiêu dùng. 
6. KẾT LUẬN 
Như đã trình bày phần trên, hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các 
doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Dù quy mô chưa lớn nhưng họ đã 
thực hiện hiệu quả các bài toán thực tiễn của TMĐT và logistics. Nếu gắn kết lại, 
tăng cường hợp tác và đẩy mạnh TMĐT xuyên biên giới sẽ mang lại nhiều lợi ích 
cho TMĐT Việt Nam trong xúc tiến xuất khẩu, phát triển thương hiệu thông qua 
nền tảng thương mại điện tử. Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với sự 
hỗ trợ của các nhà chức trách bằng việc tăng cường quản lí hoạt động TMĐT 
xuyên biên giới; hoàn thiện cơ sở pháp lí nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ 
cho các bên tham gia; ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ CBE phát 
triển, cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp trong bối cảnh công nghệ 4.0, nền tảng 
CBE hỗ trợ đa kênh, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao 
TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh mẽ trong tương 
lai gần. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Công Thương. Diễn đàn kết nối nguồn lực phát triển khởi nghiệp sáng tạo 
trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics; 2019. 
[2] VietNam IT Landscape 2020. Vận hội mới của ngành IT Việt Nam trước sống 
đầu tư. TopDev; 2020. 
[3] Duy Hưng. Quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới. Truy cập từ: 
[Ngày truy cập 20/10/2020]. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
114 
[4] IDEA. Sách trắng Thương mại điện tử; 2018. 
[5] TTXVN. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt 17 tỉ USD vào năm 
2023. Truy cập từ: 
03-11/thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-se-vuot-17-ty-usd-vao-nam-
2023-83610.aspx [Ngày truy cập 20/10/2020]. 
[6] Bộ Công Thương. Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015, quy định về 
quản lí hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động. 
[7] Bộ Chính trị. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, 
chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
[8] Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về 
thương mại điện tử. 
[9] Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020, Phê duyệt 
kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 
2025; 2020. 
[10] Doanh nghiệp cần làm gì để đón sóng thương mại điện tử?. Truy cập từ: 
mai-dien-tu-e44827.html [Ngày truy cập 20/10/2020]. 
[11] Cường Nghiêm. Logistics thương mại điện tử cơ hội cho người mới. Tạp chí 
Forbes Việt Nam. 2019; số 74(07.2019). Truy cập từ: 
https://forbesvietnam.com.vn/kinh-doanh/logistics-thuong-mai-dien-tu-co-
hoi-cho-nguoi-moi-7097.html [Ngày truy cập 20/10/2020]. 
[12] Bộ Công Thương. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2018; 2019. 
[13] Bộ Thông tin và Truyền thông. Chương trình chuyển đổi số quốc gia 2020; 
2020. 
[14] Brands Vietnam. Báo cáo Google e-Conomy SEA 2018: Điểm bùng phát của 
nền kinh tế số. Truy cập từ: https://www.brandsvietnam.com/tieudiem/18358-
Bao-cao-Google-eConomy-SEA-2018-Diem-bung-phat-cua-nen-kinh-te-so 
[Ngày truy cập 20/10/2020]. 
[15] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 
năm 2019; 2019. 
 [16] Lan Hương. Thương mại điện tử hứa hẹn tiếp tục bứt phá. Truy cập từ: 
https://thoibaonganhang.vn/thuong-mai-dien-tu-hua-hen-tiep-tuc-but-pha-
84901.html [Ngày truy cập 20/10/2020]. 
[17] Bộ Công thương Việt Nam. Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lên 900 tỷ 
USD vào năm 2020. Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
115 
tiet/thuong-mai-%C4%91ien-tu-xuyen-bien-gioi-se-len-900-ty-usd-vao-nam-
2020-8121-1001.html [Ngày truy cập 20/10/2020]. 
[18] World Economic Forum. Global Competitiveness Report 2019; 2019 
[19] Nhật Minh. Thương mại điện tử xuyên biên giới và chiến lược của doanh 
nghiệp Việt; 2019. Truy cập tại 
doanh/thuong-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi-va-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-
viet-307432.html [Ngày truy cập 20/10/2020]. 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_thuong_mai_dien_tu_xuyen_bien_gioi_co_hoi_khoi_nghi.pdf