Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh

Khi vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn cầu, điều này đã dẫn đến sự thay

đổi đáng kể trong nhận thức của người tiêu dùng, họ dần coi trọng hơn đến các hành vi tiêu dùng

thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng

của thế kỷ bởi sự tiến bộ và tiết kiệm của nó, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng đồng

cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng xu hướng Eco-fashion cũng được xem như một hành vi tiêu dùng

xanh. Vậy Eco-fashion là gì? Những yếu tố nào có tác động đến quyết định mua sản phẩm Ecofashion của nhóm khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh? Đề tài tham luận “Xu hướng Ecofashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh” sẽ giúp chúng ta trả lời câu

hỏi trên.

Từ khóa: Eco-fashion; hành vi tiêu dùng; môi trường; tiêu dùng xanh; thế hệ Z.

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 13200
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh
1795 
XU HƯỚNG ECO-FASHION VÀ HÀNH VI KHÁCH HÀNG 
THẾ HỆ Z TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 
Huỳnh Hoài Thương, Lê Hồ Như Thảo 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Lưu Thanh Tân 
TÓM TẮT 
Khi vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn cầu, điều này đã dẫn đến sự thay 
đổi đáng kể trong nhận thức của người tiêu dùng, họ dần coi trọng hơn đến các hành vi tiêu dùng 
thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng 
của thế kỷ bởi sự tiến bộ và tiết kiệm của nó, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng đồng 
cũng như góp phần bảo vệ môi trường. 
Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng xu hướng Eco-fashion cũng được xem như một hành vi tiêu dùng 
xanh. Vậy Eco-fashion là gì? Những yếu tố nào có tác động đến quyết định mua sản phẩm Eco-
fashion của nhóm khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh? Đề tài tham luận “Xu hướng Eco-
fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh” sẽ giúp chúng ta trả lời câu 
hỏi trên. 
Từ khóa: Eco-fashion; hành vi tiêu dùng; môi trường; tiêu dùng xanh; thế hệ Z. 
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Những cụm từ như sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng xâm lấn của nước biển... 
thường xuyên được các chính phủ, các tổ chức và người dân nhắc đến như là một vấn đề đáng 
quan tâm trong mọi khía cạnh cuộc sống. Trong thập kỷ qua, rất nhiều nỗ lực đã được đưa vào các 
chính sách và chương trình nhằm chuyển đổi thành công cơ cấu công nghiệp, làm quy trình sản 
xuất sạch hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giảm những tác động 
đến môi trường liên quan đến việc sản xuất chứ không giải quyết được các tác động đến môi 
trường liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng và thải loại sản phẩm của người tiêu dùng (Fuchs và 
Lorek, 2005). 
Do đó xu hướng chung trên thế giới là khuyến khích tiêu dùng xanh, sản xuất và sử dụng sản phẩm 
thân thiện với môi trường và xu hướng này sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Sản phẩm may 
mặc xanh đã chiếm được sự quan tâm của người tiêu dùng và xu hướng tiêu thụ những sản phẩm 
này ngày càng tăng, một số nghiên cứu đã kiểm tra hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối với 
sản phẩm may mặc xanh (Ko và Jin, 2017). 
1796 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1 Cơ sở lý thuyết 
Lý thuyết về hành vi tiêu dùng (Kotler và Keller, 2012) cho rằng các yếu tố marketing hỗn hợp (sản 
phẩm, giá cả, địa điểm, xúc tiến) cùng với những yếu tố bên ngoài (kinh tế, công nghệ, chính trị, văn 
hóa) tác động và đi vào ý thức của người tiêu dùng kết hợp với các đặc điểm của người tiêu dùng 
(văn hóa, xã hội, các đặc tính cá nhân, tâm lý) thông qua quá trình quyết định của người tiêu dùng 
(nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau 
mua), từ đó dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định. 
Lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh được tác giả Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012) 
đề cập đến hành vi tiêu dùng xanh như là một chuỗi các hành vi, bao gồm hành vi mua sản phẩm 
xanh, sử dụng sản phẩm theo các cách ‚xanh‛ (tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải...), tuyên 
truyền và tác động đến cộng đồng thực hiện hai hành vi trên. Bằng cách tiếp cận này, tiêu dùng 
xanh được mô tả một cách rõ ràng và cụ thể như là một tổ hợp của các hành vi có mục đích của 
một cá nhân. Bên cạnh đó một số tác giả như Mainieri (1997), Stern (2000), Cleveland và ctg (2005) 
đã giải thích hành vi tiêu dùng được hình thành từ sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách 
quan như: thái độ và hiểu biết về các vấn đề môi trường; nhận thức về tác động đến môi trường của 
sản phẩm; yếu tố thuộc về nhân khẩu; tiêu chuẩn đạo đức xã hội; điều kiện của bản thân; đặc 
điểm của sản phẩm, 
Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tham khảo và kế thừa các nghiên cứu liên quan đến ý định và 
quyết định tiêu dùng sản phẩm Eco-fashion của các tác giả trong và ngoài nước: nghiên cứu của 
Chan và Wong (2012) với đề tài: ‚Phía tiêu dùng của chuỗi cung ứng thời trang bền vững - Tìm hiểu 
quyết định tiêu dùng thời trang sinh thái‛; Đề tài: ‚Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan 
hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam‛ của Hoàng Thị Bảo Thoa 
(2016) và các nghiên cứu khác. 
2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Trên các cơ sở lý thuyết gồm, Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (Consumer Behaviour) và Lý 
thuyết về hành vi tiêu dùng xanh, kết hợp với các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, nghiên cứu này 
Thuộc tính sản phẩm 
Giá cả sản phẩm 
và khuyến mãi 
Phương tiện truyền thông 
Nhận thức cá nhân 
Mức độ thuận tiện 
Thương hiệu 
Quyết định sử dụng đối với 
sản phẩm Eco-fashion 
1797 
sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua đối với sản phẩm Eco-fashion của khách hàng 
thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu dưới đây sẽ gồm 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến 
hành vi này: Thuộc tính sản phẩm, Giá cả sản phẩm và khuyến mãi, Phương tiện truyền thông, 
Nhận thức cá nhân, Mức độ thuận tiện và Thương hiệu. 
Hình 1 : Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng đối với sản phẩm Eco-fashion 
của khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Bài nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên 
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 
– Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên 
gia về thời trang và thảo luận nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi thế hệ Z sinh sống tại TP. 
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung cho mô hình nghiên 
cứu lý thuyết cũng như các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của nó. Thông 
qua kết quả nghiên cứu định tính này, các thang đo được đưa và bảng câu hỏi dùng để 
nghiên cứu định lượng. 
– Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát các khách hàng 
thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này nhằm kiểm tra thang đo và mô hình nghiên 
cứu. NNC lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ, với (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng 
ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Mỗi câu là một phát biểu về một tiêu chí 
nào đó trong một khái niệm của mô hình. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức bao gồm 35 câu 
hỏi tương ứng 35 biến quan sát thuộc 7 thang đo trong mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, 4 
câu hỏi về thông tin cá nhân cũng được đưa vào bảng câu hỏi. Các thang đo được kiểm định 
bằng phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích các yếu tố khám phá và mô hình hồi 
quy tuyến tính đa biến. 
Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đối tượng khảo sát là những bạn 
trẻ thuộc thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh, họ là những người đã và đang trở thành nhóm định hình xu 
hướng về thời trang, tiêu dùng cho đến giải trí, Đa số các bạn thuộc thế hệ Z rất quan tâm đến xu 
Thuộc tính sản phẩm 
Giá cả sản phẩm 
và khuyến mãi 
Phương tiện truyền thông 
Nhận thức cá nhân 
Mức độ thuận tiện 
Thương hiệu 
Quyết định sử dụng đối với 
sản phẩm Eco-fashion 
1798 
hướng thời trang, đi kèm với thời đại công nghệ, giúp cho các bạn mở mang tầm mắt và có cái 
nhìn xa hơn về thời trang. Thế hệ Z đã bắt đầu bước vào thị trường lao động, dần tiếp quản nền 
công nghiệp thời trang và phát dộng làn sóng mới dựa trên các giá trị môi trường, hướng tới sự 
phát triển bền vững của Trái Đất. 
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện khảo sát 400 người tiêu dùng thế hệ Z đã sử dụng sản 
phẩm Eco-fashion ở TP. Hồ Chí Minh. Kết quả thu về được 342 phiếu hợp lệ. Cơ cấu mẫu theo các 
tiêu chí phân loại như bảng sau: 
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu chính thức 
Stt Thông tin mẫu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
1 
Nghề nghiệp 
- Học sinh 15 4.4 
- Sinh viên 206 60.2 
- Nhân viên văn phòng 79 23.1 
- Khác 42 12.3 
2 
Giới tính 
- Nam 122 35.7 
- Nữ 220 64.3 
3 
Thu nhập 
- Dưới 5 triệu 185 54.1 
- Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu 93 27.2 
- Từ 10 triệu trở lên 64 18.7 
 Tổng cộng 342 100 
Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy, cả 6 thang đo đều đạt độ tin cậy (hệ 
số tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến ” tổng ≥ 0.3) và phân tích nhân tố 
khám phá EFA cho thấy thang đo Thuộc tính sản phẩm bị loại 2 biến quan sát (SP5 và SP6); thang 
đo Phương tiện truyền thông và Nhận thức cá nhân mỗi thang đo bị loại một biến quan sát (PT1 và 
NT2). Cuối cùng, kết quả kiểm định hồi quy đã chấp nhận cả 6 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 và 
xây dựng được mô hình hồi quy tuyến tính đa biến như sau: 
Quyết định sử dụng đối với sản phẩm Eco-fashion của khách hàng thế hệ Z ở TP. Hồ 
Chí Minh= 0.296*Thuộc tính sản phẩm + 0.266*Giá cả sản phẩm và khuyến mãi + 0.156*Phương 
tiện truyền thông + 0.181*Nhận thức cá nhân + 0.200*Mức độ thuận tiện + 0.095*Thương hiệu. 
1799 
Bảng 2: Các thông số thống kê của bảng Coefficients 
Mô hình 
Hệ số 
chưa chuẩn hóa 
Hệ số 
chuẩn hóa 
t Sig. 
Thống kê 
đa cộng tuyến 
B 
Sai số 
chuẩn Beta 
Hệ số 
Tolerance 
Hệ số phóng 
đại phương sai 
Hằng số 
TT 
NT 
TH 
GC 
SP 
PT 
-1.237 
.228 
.160 
.104 
.307 
.310 
.188 
.305 
.045 
.038 
.048 
.054 
.047 
.050 
.200 
.181 
.095 
.266 
.296 
.156 
-4.059 
5.048 
4.221 
2.191 
5.657 
6.552 
3.755 
.000 
.000 
.000 
.029 
.000 
.000 
.000 
.927 
.795 
.780 
.659 
.716 
.847 
1.079 
1.258 
1.283 
1.518 
1.396 
1.180 
Bảng trên đã cho thấy rằng, trong 6 nhân tố tác động đến Quyết định sử dụng đối với sản phẩm 
Eco-fashion của khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh thì Thuộc tính sản phẩm là nhân tố có sự 
tác động mạnh mẽ nhất, tiếp sau đó lần lượt là Giá cả sản phẩm và khuyến mãi, Mức độ thuận 
tiện, Nhận thức cá nhân, Phương tiện truyền thông và Thương hiệu. 
Bảng 3: Thông số mô hình hồi quy 
Mô 
hình 
Hệ số 
R 
Hệ số 
R2 
Hệ số 
R2 – hiệu chỉnh 
Sai số chuẩn của 
ước lượng 
Hệ số 
Durbin-Watson 
1 .715a .511 .503 .56549 1.795 
Kết quả trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.715>0.5. Đây là mô hình thích hợp để sử dụng 
đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc quyết định mua đối với sản phẩm Eco-fashion và các 
biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.511 có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng 
phù hợp với dữ liệu 51.1%. Nói cách khác, 51.1% quyết định mua đối với sản phẩm Eco-fashion của 
khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh là do mô hình hồi quy giải thích. Phần còn lại do sai số và 
các nhân tố khác. 
5 HÀM Ý QUẢN TRỊ 
5.1 Hàm ý về mặt lý thuyết 
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 nhân tố Thuộc tính sản phẩm, Giá cả sản phẩm và khuyến 
mãi, Phương tiện truyền thông, Nhận thức cá nhân, Mức độ thuận tiện, Thương hiệu đều có ảnh 
hưởng tỷ lệ thuận tới quyết định mua đối với sản phẩm Eco-fashion của khách hàng thế hệ Z ở TP. 
Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy không có sự khác biệt trong quyết định mua đối với 
sản phẩm Eco-fashion của các nhóm khách hàng thế hệ Z khác nhau về giới tính, nghề nghiệp và 
thu nhập. 
Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua đối với sản phẩm Eco-fashion khách 
hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh cũng góp phần cung cấp kiến thức khoa học vào lĩnh vực thời 
trang nói chung và thời trang sinh thái nói riêng. Thêm vào đó, nghiên cứu còn đóng góp ý nghĩa 
1800 
đối với tổ chức, ngành thời trang và các doanh nghiệp kinh doanh thời trang để góp phần gia tăng 
quyết định mua với Eco-fashion của khách hàng, không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà còn mở rộng 
thêm cho các tỉnh, thành khác. 
5.2 Hàm ý đối với các tổ chức Chính phủ 
Các tổ chức Chính phủ trên khắp thế giới cần tìm thêm giải pháp cho những thách thức lớn đến từ 
ngành công nghiệp thời trang: ô nhiễm nước, tái chế, sản xuất thừa, khan hiếm tài nguyên nhằm 
xác định lại hình ảnh công cộng của Eco-fashion trong quá trình này. 
Các tổ chức Chính phủ cần kết hợp với các phương tiện báo chí để tạo nên các triển lãm, diễn đàn 
thời trang sinh thái. Tại đây, các doanh nghiệp được tiếp xúc, học hỏi và trao đổi kiến thức, kinh 
nghiệm, từ đó tạo thành mối liên kết mạnh mẽ cho các doanh nghiêp và các tổ chức liên quan. 
Sự hỗ trợ từ chính phủ, Nhà nước kết hợp với các tổ chức thời trang từ trong nước cho đến quốc tế 
cùng với các tổ chức về môi trường thông qua các khoản trợ cấp, ưu đãi cho doanh nghiệp trong 
quá trình sản xuất Eco-fashion, từ đó, thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái, môi trường sinh thái và 
phát triển kinh tế bền vững. 
5.3 Hàm ý đối với ngành 
Để đón đầu xu hướng Eco-fashion trong tương lai, ngành thời trang phải thay đổi được bối cảnh 
bùng nổ của thời trang nhanh hiện nay bằng cách tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong nhận thức 
của người tiêu dùng. Việc tạo nên sự khác biệt rõ ràng về những lợi ích mà Eco-fashion mang lại so 
với tất cả các sản phẩm thời trang khác để chính người tiêu dùng có thể tự so sánh và nhận ra sự 
khác biệt, từ đó nâng cao lòng tin và quyết định mua đối với Eco-fashion của khách hàng. 
Ngành công nghiệp thời trang mang xu hướng Eco-fashion cần nhanh chóng kết hợp sự phát triển 
của công nghệ để thực sự trở thành một cuộc cách mạng lớn. Khi ngành công nghiệp thời trang áp 
dụng cho thời đại Công nghiệp 4.0 mang tính linh hoạt, kết nối cao, thông minh và tự động hoá 
giúp cải thiện những vấn đề của ngành như: rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm Eco-fashion, giúp 
những người công nhân trong các công việc vất vả, nguy hiểm. 
5.4 Hàm ý đối với doanh nghiệp 
Các doanh nghiệp dù lớn, vừa hay nhỏ đều phải hiểu rõ trách nhiệm xã hội và đạo đức khi đưa sản 
phẩm của mình ra thị trường. Mọi khía cạnh của quy trình thiết kế và sản xuất của doanh nghiệp 
đều cần được xây dựng sao cho bền vững và thân thiện với môi trường nhất có thể, từ các vật liệu 
được sử dụng cho đến cách đối xử có đạo đức với những người công nhân và nhân viên. Họ phải 
cho khách hàng biết rõ nguồn gốc của chất liệu làm nên các sản phẩm và phải đảm bảo rằng các 
sản phẩm đã được kiểm định chặt chẽ. 
Một yếu tố không kém phần quan trọng chính là sự kết hợp mạnh mẽ giữa thương hiệu và các đại 
sứ tiêu dùng xanh, KOLs thông qua các phương tiện truyền thông như báo điện tử, mạng xã hội, 
tivi,... Hành động này giúp lan toả được thông điệp đến cộng đồng, truyền nguồn cảm hứng đến 
với khách hàng, vừa tăng mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng và vừa xây dựng hình ảnh tốt cho 
1801 
thương hiệu. Doanh nghiệp cần hiểu rõ việc chú trọng đầu tư về mặt hình ảnh cho các sản phẩm 
Eco-fashion sẽ tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng nhiều hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ajzen, (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision 
Processes, 179”211. 
[2] Đoàn Ngọc (2018). 5 điểm khác biệt giữa Thế hệ Z và Thế hệ Y (Millennial), Báo 
BrandsVietNam. 
[3] Hoàng Thị Bảo Thoa, (2016). Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định 
và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. 
[4] Phương Thảo (2018). Khám phá Insight của Gen Z ” Nhân tố quyết định tương lai Marketing 
toàn cầu. 
[5] Neilson, (2017). Những cam kết về phát triển bền vững sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua 
hàng của người tiêu dùng Việt. 
[6] Ngọc Thái, (2019). Thế hệ Z: hành vi tiêu dùng và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. 
[7] Ting-yan Chan, Christina W.Y. Wong. (2012). The consumption side of sustainable fashion 
supply chain. Understanding fashion consumer eco-fashion consumption decision. 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_eco_fashion_va_hanh_vi_khach_hang_the_he_z_tai_than.pdf