Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Các công thức được sử dụng để tính toán các thành phần, tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp trong [1-3] là phép cộng tuyến tính (tổng các thành phần nhân với trọng số của nó). Độ chính xác của các thành phần, tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp không chỉ phụ thuộc vào độ chính xác của giá trị biến mà còn phụ thuộc nhiều vào giá trị trọng số của nó. Vì thế, lựa chọn và áp dụng phương pháp tính trọng số phù hợp sẽ làm tăng độ chính xác chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt. Nghiên cứu này sẽ tính toán theo các phương pháp tính trọng số khác nhau, từ đó so sánh và lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn.

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 1

Trang 1

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 2

Trang 2

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 3

Trang 3

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 4

Trang 4

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 5

Trang 5

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 6

Trang 6

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 7

Trang 7

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 8

Trang 8

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 9

Trang 9

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 6060
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
 Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 
 93 
Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị 
tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn 
Cấn Thu Văn1,*, Nguyễn Thanh Sơn2 
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, 236B, Lê Văn Sỹ, P1, Q. Tân Bình, TP.HCM 
2Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 08 tháng 12 năm 2014 
Chỉnh sửa ngày 17 tháng 12 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 01 năm 2015 
Tóm tắt: Các công thức được sử dụng để tính toán các thành phần, tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn 
thương tổng hợp trong [1-3] là phép cộng tuyến tính (tổng các thành phần nhân với trọng số của 
nó). Độ chính xác của các thành phần, tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp không chỉ phụ 
thuộc vào độ chính xác của giá trị biến mà còn phụ thuộc nhiều vào giá trị trọng số của nó. Vì thế, 
lựa chọn và áp dụng phương pháp tính trọng số phù hợp sẽ làm tăng độ chính xác chỉ số dễ bị tổn 
thương lũ lụt. Nghiên cứu này sẽ tính toán theo các phương pháp tính trọng số khác nhau, từ đó so 
sánh và lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực 
sông Vu Gia-Thu Bồn. 
Từ khóa: Dễ bị tổn thương, Lũ lụt, Vu Gia-Thu Bồn. 
1. Mở đầu∗ 
Thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng đã, 
đang và sẽ là những mối nguy hại rất lớn đối 
với đời sống, kinh tế, xã hội của người dân sống 
ở những triền sông. Ngày nay, trong bối cảnh 
biến đổi khí hậu toàn cầu thì lũ lụt xảy ra ngày 
càng nhiều về tần xuất xuất hiện, càng mạnh mẽ 
về quy mô và độ lớn và đặc biệt di chứng mà lũ 
lụt để lại là vô cùng khốc liệt. Các biện pháp 
quản lý lũ lớn, quy hoạch phòng tránh và giảm 
nhẹ thiên tai lũ lụt đang được chú trọng nghiên 
cứu. Trong đó hướng nghiên cứu đánh giá tính 
dễ bị tổn thương do lũ lụt đã cho thấy khả năng 
_______ 
∗
 Tác giả liên hệ. ĐT: 84-983738347 
 E-mail: canthuvantrh@gmail.com 
áp dụng vào thực tế và là công cụ hữu hiệu hỗ 
trợ trong công tác quản lý, quy hoạch và giảm 
nhẹ thiên tai lũ lụt. 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên 
lưu vực sông có thể sử dụng phương pháp như 
chồng xếp bản đồ, suy luận mờ hay xác định bộ 
chỉ số. Mỗi một khu vực nhất định đều có một 
giá trị dễ bị tổn thương, có thể sử dụng để phân 
tích, đánh giá và so sánh với các khu vực khác 
sẽ là cơ sở hỗ trợ cho việc ra quyết định hiệu 
quả. Vấn đề gặp phải khi đánh giá tính dễ bị tổn 
thương bằng bộ chỉ số là tính trọng số cho các 
tiêu chí như thế nào?. Có nhiều phương pháp 
tính trọng số được đề xuất và áp dụng hiện nay, 
mỗi phương pháp tính đều có những ưu, nhược 
điểm nhất định. Trên cơ sở phân tích đặc trưng 
các phương pháp, khả năng ứng dụng vào thực 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 
94 
tế nghiên cứu và đánh giá kết quả áp dụng thử 
nghiệm sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp 
nhất đáp ứng yêu cầu trong tính toán, đánh giá 
tính dễ bị tổn thương trên lưu vực nghiên cứu. 
Trong [1-3] đã cho thấy khả năng áp dụng 
phương pháp phân tích hệ thống phân cấp 
(AHP) và phương pháp Iyengar-Sudarshan để 
tính trọng số cho các thành phần, tiêu chí khi 
xác định chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt cho 
một số địa phương thuộc hạ lưu lưu vực sông 
Vu Gia-Thu Bồn. Nghiên cứu này sẽ xác định 
chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt trên toàn lưu 
vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo 3 cách: (1) 
phương pháp AHP; (2) phương pháp Iyengar-
Sudarshan và (3) kết hợp cả 2 phương pháp 
trên. Từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất 
phục vụ tính toán đánh giá tính dễ bị tổn thương 
lũ lụt trên lưu vực nghiên cứu. 
2. Cơ sở phương pháp đánh giá tính dễ bị 
tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu 
Gia-Thu Bồn 
Hướng tiếp cận; định nghĩa; xây dựng và 
phát triển bộ phiếu điều tra, phương pháp thu 
thập phiếu điều tra, xử lý bộ phiếu; chuẩn hóa 
dữ liệu; phương pháp tính và đánh giá tính dễ bị 
tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia-
Thu Bồn đã được trình bày chi tiết trong [1-3]. 
Các tiêu chí được lựa chọn phục vụ tính 
toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ cho lưu vực 
sông Vu Gia - Thu Bồn được thiết lập theo bốn 
tiêu chí: nguy cơ lũ lụt, độ phơi nhiễm, tính 
nhạy và khả năng chống chịu: 
- Nguy cơ lũ lụt (H) được hiểu như là mối 
đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất, mức độ và 
quy mô của lũ lụt bao gồm các đặc trưng: độ 
sâu ngập lụt, thời gian ngập lụt và vận tốc dòng 
chảy lũ. 
- Độ phơi nhiễm (E) là bản chất và mức độ 
của hệ thống tiếp xúc với nguy cơ lũ lụt thể 
hiện ở loại đất sử dụng trên bề mặt lưu vực 
(hiện trạng sử dụng đất). 
- Tính nhạy (S) mô tả các điều kiện môi 
trường của con người có thể làm trầm trọng 
thêm mức độ nguy hiểm, cải thiện những mối 
nguy hiểm hoặc gây ra một tác động nào đó. 
Gồm 4 thành phần: nhân khẩu, sinh kế, kết cấu 
hạ tầng và môi trường [1-3] 
- Khả năng chống chịu (A ... iá trị là 1/9. Bản chất 
toán học của AHP chính là việc cấu trúc một 
ma trận biểu diễn mối liên kết của các giá trịcủa 
tập phần tử. Ma trận hỗ trộ rất chặt chẽ cho việc 
tính toán các giá trị. Ứng với mỗi phần tử cha ta 
thiết lập một ma trận cho các sự so sánh của 
những phần tử con của nó. 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 
96 
3.2. Phương pháp Iyengar-Sudarshan 
Phương pháp bình quân đơn giản thì coi các 
chỉ số có mức độ quan trọng là ngang nhau là 
không thật chính xác, điều này chưa phản ánh 
hết tính chất kết cấu xã hội của các thành phần 
trước hiểm họa lũ lụt. Để tính trọng số không 
đều, giá trị trọng số phụ thuộc vào sự phân 
bố giá trị của các biến thành phần, phương 
pháp được Iyengar và Sudarshan đề xuất 
năm 1982 [5]. 
Giả sử có M vùng, K chỉ tiêu dễ bị tổn 
thương và xij (i = 1,M; j=1,K) là các giá trị 
chuẩn hóa. Mức độ hoặc một giai đoạn phát 
triển của vùng thứ i, 
iy được xác định theo 
tổng tuyến tính sau: 
ở đây (0 < w < 1 và tổng Σwj = 1) là những 
trọng số. Theo phương pháp của Iyengar và 
Sudarshan các trọng số này được giả định là tỷ 
lệ nghịch với phương sai của chỉ tiêu dễ bị tổn 
thương, trọng số wj, c là hằng số chuẩn hóa. 
Sự lựa chọn các trọng số theo cách này sẽ 
đảm bảo rằng sự thay đổi lớn trong bất kỳ một 
chỉ tiêu nào sẽ không chi phối quá mức sự đóng 
góp của các chỉ tiêu còn lại của các chỉ số và 
gây sai sót khi so sánh giữa khu vực. Chỉ số dễ 
bị tổn thương vì vậy được tính toán sẽ nằm 
trong phạm vi từ 0-1, với giá trị = 1 chỉ số tổn 
thương là lớn nhất còn lại với giá trị = 0 chỉ số 
tổn thương là không bị ảnh hưởng. 
4. Kết quả áp dụng tính chỉ số dễ bị tổn 
thương lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia-
Thu Bồn 
4.1. Tính trọng số theo phương pháp AHP 
Để áp dụng theo phương pháp AHP, việc 
cần thiết là phải xác định hệ số tương quan cặp 
giữa các biến với nhau từng đôi một trong 1 
thành phần, giữa các thành phần với nhau trong 
một tiêu chí và giữa các tiêu chí trong chỉ số dễ 
bị tổn thương tổng hợp. Các hệ số này được xác 
định bằng tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà 
quản lý và cả người dân. Sau khi thu thập, xử lý 
và tính toán, trọng số của các yếu tố được trình 
bày trong bảng 3: 
Tiêu chí/ 
trọng số 
Thành phần Trọng số 
thành phần Biến 
Trọng số 
Biến 
Độ sâu ngập 0.540 
Thời gian ngập 0.163 
Nguy cơ lũ lụt 
0.330 
Vận tốc dòng chảy lũ 0.297 
Độ phơi nhiễm 
0.102 
Hiện trạng sử dụng đất 1.000 
Dân sinh 0.425 Tổng số dân 0.070 
 Dân tộc thiểu số 0.147 
 Dân có nguy cơ ngập 0.432 
 Hộ nghèo 0.199 
 Mật độ dân số 0.072 
Tính nhạy 
0.434 
 Tỷ lệ Nam/Nữ 0.080 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 97 
Tiêu chí/ 
trọng số 
Thành phần Trọng số 
thành phần Biến 
Trọng số 
Biến 
Sinh kế 0.426 Nghề chính 0.115 
 Kinh tế gia đình 0.148 
 Thu nhập bình quân 0.331 
 Thu nhập chính từ nghề 0.193 
 Diện tích trồng trọt 0.070 
 Số vật nuôi 0.036 
 Tỷ lệ ngành nghề 0.052 
 Tỷ lệ thất nghiệp 0.055 
Kết cấu hạ tầng-y tế 0.092 Loại hình nhà ở 0.188 
 Bản tin dự báo 0.101 
 Hệ thống công trình phòng lũ 0.409 
 Hệ thống thông tin liên lạc 0.055 
 Hệ thống giao thông 0.070 
 Công trình công cộng 0.085 
 Dịch vụ y tế 0.049 
 Tỷ lệ y bác sĩ địa phương 0.042 
Môi trường 0.058 Hiện trạng rừng 0.057 
 Chất lượng môi trường 0.121 
 Dịch bệnh 0.523 
 Nước sinh hoạt 0.299 
Điều kiện chống lũ 0.492 Mức độ chuẩn bị LTTP 0.143 
 Mức độ chuẩn bị phương tiện 0.286 
 Khả năng chống lũ của phương tiện 0.571 
Kinh nghiệm chống lũ 0.306 Đã trải qua nhiều trận lũ 0.230 
 Có thể lường trước được thiệt hại 0.122 
 Biết các biện pháp phòng tránh lũ 0.648 
Sự hỗ trợ 0.125 Tập huấn phòng chống lũ 0.230 
 Giúp đỡ lẫn nhau của người dân 0.648 
 Sự giúp sức của chính quyền trong lũ 0.122 
Khả năng tự phục hồi 0.078 Khắc phục về sinh hoạt 0.477 
 Khắc phục về sản xuất 0.297 
 Khắc phục về môi trường 0.140 
Khả năng chống 
chịu 
0.135 
 Khắc phục của chính quyền 0.087 
4.2. Tính trọng số theo phương pháp Iyengar-
Sudarshan 
Giá trị các biến được tính từ mô hình (nguy 
cơ lũ lụt), từ bản đồ sử dụng đất năm 2010 (độ 
phơi nhiễm), từ bộ phiếu điều tra, niên giám 
thống kê các huyện năm 2012 (tính nhạy và khả 
năng chống chịu), các biến này được xử lý, tính 
toán và chuẩn hóa trước khi tính trọng số (trình 
bày chi tiết trong [2, 3]). 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 
98 
s
Tiêu chí/ 
trọng số Thành phần 
Trọng số 
thành phần Biến 
Trọng số 
Biến 
Độ sâu ngập 0.310 
Thời gian ngập 0.407 
Nguy cơ lũ 
lụt 
0.069 Vận tốc dòng chảy lũ 0.283 
Độ phơi 
nhiễm 0.065 
Hiện trạng sử dụng đất 1.000 
Dân sinh 0.393 Tổng số dân 0.079 
 Dân tộc thiểu số 0.087 
 Dân có nguy cơ ngập 0.072 
 Hộ nghèo 0.078 
 Mật độ dân số 0.537 
 Tỷ lệ Nam/Nữ 0.147 
Sinh kế 0.317 Nghề chính 0.190 
 Kinh tế gia đình 0.250 
 Thu nhập bình quân 0.123 
 Thu nhập chính từ nghề 0.138 
 Diện tích trồng trọt 0.080 
 Số vật nuôi 0.085 
 Tỷ lệ ngành nghề 0.100 
 Tỷ lệ thất nghiệp 0.124 
Kết cấu hạ tầng-y tế 0.154 Loại hình nhà ở 0.184 
 Bản tin dự báo 0.147 
 Hệ thống công trình phòng lũ 0.253 
 Hệ thống thông tin liên lạc 0.091 
 Hệ thống giao thông 0.065 
 Công trình công cộng 0.067 
 Dịch vụ y tế 0.103 
 Tỷ lệ y bác sĩ địa phương 0.092 
Môi trường 0.135 Hiện trạng rừng 0.179 
 Chất lượng môi trường 0.239 
 Dịch bệnh 0.349 
Tính nhạy 
0.425 
 Nước sinh hoạt 0.233 
Điều kiện chống lũ 0.384 Mức độ chuẩn bị LTTP 0.294 
 Mức độ chuẩn bị phương tiện 0.343 
 Khả năng chống lũ của phương tiện 0.363 
Kinh nghiệm chống lũ 0.311 Đã trải qua nhiều trận lũ 0.440 
 Có thể lường trước được thiệt hại 0.209 
 Biết các biện pháp phòng tránh lũ 0.351 
Khả năng 
chống chịu 
0.441 
Sự hỗ trợ 0.182 Tập huấn phòng chống lũ 0.319 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 99 
Tiêu chí/ 
trọng số Thành phần 
Trọng số 
thành phần Biến 
Trọng số 
Biến 
 Giúp đỡ lẫn nhau của người dân 0.351 
 Sự giúp sức của chính quyền trong lũ 0.329 
Khả năng tự phục hồi 0.123 Khắc phục về sinh hoạt 0.162 
 Khắc phục về sản xuất 0.182 
 Khắc phục về môi trường 0.343 
 Khắc phục của chính quyền 0.312 
4.3. Kết quả tính chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt 
Sau khi các trọng số được xác định, áp dụng 
công thức tính chỉ số dễ bị tổn thương [3] xác 
định được bộ chỉ số cho đơn vị cấp xã (207 xã) 
trên toàn lưu vực. Giá trị được minh họa trong 
bảng 3. 
Bảng 3. Minh họa chỉ số dễ bị tổn thương cho Hội An theo 2 phương pháp tính trọng số 
Chỉ số dễ bị tổn thương Chỉ số dễ bị tổn thương Stt Xã/Phường 
AHP Iyengar 
Stt Xã/Phường 
AHP Iyengar 
1 Cẩm An 0.36 0.33 6 Minh An 0.40 0.33 
2 Cẩm Châu 0.36 0.34 7 Sơn Phong 0.39 0.33 
3 CẩmKim 0.39 0.36 8 Tân An 0.29 0.32 
4 CẩmNam 0.39 0.35 9 CẩmHà 0.34 0.32 
5 CẩmThanh 0.38 0.34 10 Thanh Hà 0.40 0.35 
Bộ chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt đã tính trên 
toàn lưu vực Vu Gia-Thu Bồn được so sánh với 
giá trị thiệt hại do lũ (đã thu thập từ phiếu điều 
tra dành cho chính quyền xã) nhằm kiểm định 
độ tin cậy của chỉ số cho từng phương pháp. 
Kết quả được thể hiện trong hình (1 a,b). 
Hình 1. So sánh tương quan giữa chỉ số dễ bị tổn thương với thiệt hại thực tế trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn 
theo 2 cách tính trọng số: (a) tính trọng số theo Iyengar, (b) tính trọng số theo AHP. 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 
100 
Từ kết quả tính trọng số, bộ chỉ số và kiểm 
định theo từng phương pháp cho thấy: 
- Áp dụng theo cách tính trọng số Iyengar-
Sudarshan: đơn giản, khách quan và rất thuận 
tiện cho việc tính trọng số cho nhiều biến, nhiều 
thành phần trong 1 tiêu chí. Tuy nhiên, kết quả 
kiểm định độ tin cậy của bộ chỉ số thì ở mức 
trung bình (chưa đạt yêu cầu). Phương pháp 
tính trọng số này có hạn chế là phụ thuộc vào 
sự phân bố của giá trị các biến-nghĩa là nếu 
biến nào có sự dao động trong phạm vi hẹp thì 
trọng số cao hoặc ngược lại. Vì vậy các biến có 
sự dao động tương đồng thì áp dụng sẽ đạt kết 
quả tốt. 
- Áp dụng theo thuật toán AHP: kết quả 
kiểm định độ tin cậy của bộ chỉ số là tốt hơn 
(chấp nhận được). Tuy nhiên, áp dụng phương 
pháp này rất khó khăn trong việc xác định hệ số 
ma trận tương quan cặp giữa các biến, việc xây 
dựng, thu thập và xử lý phiếu điều tra là rất 
công phu, mất thời gian và phụ thuộc vào đối 
tượng được hỏi. Phương pháp AHP chỉ nên áp 
dụng với số lượng biến, thành phần trong tiêu 
chí là ít, các biến là rõ ràng mang tính định 
lượng cao. 
Vì vậy, cần lựa chọn, xác định phương pháp 
tính trọng số phù hợp với mỗi thành phần, tiêu 
chí trong việc xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn 
thương do lũ để đảm bảo đủ độ tin cậy của bộ 
chỉ số. 
5. Lựa chọn phương pháp tính trọng số phù 
hợp xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương trên 
lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn 
Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả áp 
dụng hai phương pháp tính trọng sốIyengar-
Sudarshan và AHP và ưu nhược điểm của hai 
phương pháp thấy rằng: 
- Đối với tiêu chí nguy cơ lũ lụt có 3 biến là 
rất rõ ràng và mang tính định lượng sẽ áp dụng 
phương pháp tính trọng số theo AHP; 
- Đối với tiêu chí tính nhạy và khả năng 
chống chịu có nhiều biến, nhiều thành phần và 
có mức độ dao động tương đồng sẽ áp dụng 
phương pháp tính trọng số Iyengar-Sudarshan; 
- Tính chỉ số tổng hợp có 4 tiêu chí sẽ áp 
dụng phương pháp AHP. 
Kết quả áp dụng (Bảng 4, Hình 2): 
Trọng số của các tiêu chí là: wH = 0,330; wE 
= 0,102; wS = 0,434; wA = 0,135 
Bảng 4. Minh họa chỉ số dễ bị tổn thương cho Hội 
An kết hợp 2 phương pháp tính trọng số 
STT Xã/Phường Chỉ số VI 
1 Cẩm An 0.410 
2 Cẩm Châu 0.421 
3 CẩmKim 0.410 
4 CẩmNam 0.470 
5 CẩmThanh 0.473 
6 Minh An 0.466 
7 Sơn Phong 0.394 
8 Tân An 0.393 
9 CẩmHà 0.354 
10 Thanh Hà 0.419 
Hình 2. Tương quan giữa chỉ số dễ bị tổn thương 
(trọng số tính kết hợp 2 phương pháp) và thiệt hại 
thực tế trên LVS Thu Bồn. 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 101 
Bộ chỉ số tính dễ bị tổn thương đã tính với 
việc áp dụng kết hợp 2 cách tính trọng số có 
quan hệ tương quan với giá trị thiệt hại thực tế 
là đảm bảo (R2 = 0,83). 
6. Kết luận 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt 
theo phương pháp chỉ số dễ bị tổn thương phân 
bố đến đơn vị cấp xã sẽ là công cụ hữu ích 
trong công tác quy hoạch, quản lý lũ lớn và 
giảm thiểu tác hại do lũ lụt gây ra trên lưu vực 
nghiên cứu. Để có bộ chỉ số dễ bị tổn thương đủ 
độ tin cậy, tương đối phù hợp với điều kiện 
thực tế ở địa phương, trên cơ sở nghiên cứu một 
cơ sở khoa học và cách tính phù hợp là cần 
thiết. 
Phương pháp tính chỉ số dễ bị tổn thương có 
xét đến vai trò của từng yếu tố, thành phần, tiêu 
chí trong chỉ số tổng hợp, đòi hỏi áp dụng cách 
tính trọng số phải phù hợp về cả lý luận và khả 
năng áp dụng trong thực tế. Phương pháp tính 
chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực 
sông Vu Gia – Thu Bồn trên cơ sở kết hợp tính 
trọng số của các biến, thành phần và tiêu chí 
theo phương pháp AHP và Iyengar-Sudarshan 
đã cho thấy kết quả tương đối tốt và khả năng 
áp dụng không quá khó khăn. 
Hệ số tương quan giữa chỉ số dễ bị tổn 
thương (trọng số tính theo kết hợp 2 phương 
pháp) đạt 0,83 thể hiện mức độ tin cậy và tương 
đối phù hợp với thực tế. 
Lời cảm ơn 
Bài báo này được thực hiện với sự hỗ trợ từ 
đề tài BĐKH - 19. Nhóm tác giả xin chân thành 
sự giúp đỡ quý báu đó. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn, "Các phương 
pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và 
thực tiễn. Phần 3: Tính toán chỉ số dễ bị tổn 
thương do lũ bằng phương pháp trọng số - Thử 
nghiệm cho đơn vị cấp xã vùng hạ lưu sông Thu 
Bồn". Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học 
Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 4S (2014) tr. 
150-158 
[2] Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc 
Anh và Ngô Chí Tuấn: Xây dựng chỉ số dễ bị 
tổn thương lũ lụt sử dụng phương pháp phân tích 
hệ thống phân cấp (AHP) - Thử nghiệm cho vài 
đơn vị cấp xã tỉnh Quảng Nam thuộc vùng hạ 
lưu sông Thu Bồn.Tạp chí Khí tượng Thủy 
văn số 643, 2014, tr. 10 - 18. 
[3] Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc 
Anh, Đặng Đình Khá, Các phương pháp đánh 
giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn. 
Phần 2: Áp dụng thử nghiệm tính toán chỉ số dễ 
bị tổn thương do lũ thuộc lưu vực sông Lam-
tỉnh Nghệ An. Tạp chí khoa học Đại học Quốc 
gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công 
nghệ Tập 29, số 2S, 2013 tr.223-232. 
[4] Lê Hoàng Tú, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Duy 
Liêm, Nguyễn Kim Lợi (2013), Phân vùng nguy 
cơ lũ lụt tại lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng 
Nam bằng ứng dụng công nghệ GIS và thuật 
toán AHP. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các 
Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 3 
2013 64-72. 
[5] Saaty, T.L. ‘Decision making with the analytic 
hierarchy process’, Int. J. Services, Sciences, 
Vol. 1, No. 1, 2008, pp.83–98. 
[6] Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí 
Tuấn và Nguyễn Xuân Tiến: Đánh giá ảnh 
hưởng của sử dụng đất đến kết quả tính toán chỉ 
số dễ bị tổn thương do lũ – Áp dụng tính cho 
huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam thuộc hạ du 
lưu vực sông Thu Bồn.Tạp chí Khí tượng Thủy 
văn số 643, 2014, tr. 40 - 44 
[7] Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn- Các chỉ số 
đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt và phương 
pháp tính toán. Tuyển tập báo cáo Hội thảo 
Khoa học Quốc gia về khí tượng thủy văn môi 
trường và biến đổi khí hậu lần thứ XVI - Tập 
II. Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi 
trường 27-29 tháng 6, Thành phố Hồ Chí Minh, 
2013, tr. 203-211. 
C.T. Văn, N.T. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102 
102 
Selection Method for Calculating Weights to Determine Flood 
Vulnerability Index in Vu Gia-Thu Bồn Basin 
Cấn Thu Văn1, Nguyễn Thanh Sơn2 
1Ho Chi Minh City University for Natural Resuorces and Environment, 
236B, Lê Văn Sỹ,ward 1, Tân Bình, Ho Chi Minh City 
2Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, VNU University of Science, 
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hanoi, Vietnam 
Abstract: The formula used to calculate the composition, criteria and flood vunnerability index in 
papers [1-3] is the linear summation (sum of the component multiplied by its weight). The accuracy of 
vunerability index depends not only on the precision of variable values, but also depends on variables 
weight values. Therefore, selecting and applying appropriate weighting calculation will increase the 
accuracy of the flood vulnerability index. This study considers and compare different methods, aiming to 
choose the appropriate method for assessing the vulnerability to flooding in the Vu Gia-Thu Bồn basin. 
Keyword: Vulnerability, Flood, Vu Gia - Thu Bồn. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_phuong_phap_tinh_trong_so_de_xac_dinh_chi_so_de_bi.pdf