Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai

Trong môn nhảy xa, kỹ thuật nhảy kiểu ngồi là hoạt động không có chu kỳ nên

giáo viên cần phải chú ý tới toàn bộ kỹ thuật các giai đoạn trong khi giảng dạy,

trong đó lấy giai đoạn giậm nhảy ở tốc độ cao làm trọng tâm, đồng thời để các bài

tập mang lại hiệu quả có thể dùng một số bài tập, một số động tác chuyên môn mang

tính chất chuyên biệt để tác động đến từng giai đoạn. Với mục tiêu nâng cao thành

tích trong môn nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên, bài viết sử

dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương

pháp quan sát và kiểm tra sư phạm để đánh giá thực trạng và đưa ra các bài tập bổ

trợ nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên tại

trường Đại học Đồng Nai

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 1

Trang 1

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 2

Trang 2

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 3

Trang 3

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 4

Trang 4

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 5

Trang 5

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 6

Trang 6

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 7

Trang 7

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 8

Trang 8

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 7920
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai

Xây dựng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
142 
XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN 
NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU NGỒI CHO 
SINH VIÊN CÁC LỚP KHÔNG CHUYÊN HỆ ĐẠI HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI 
Hà Quang Ánh
1 
Nguyễn Văn Phan1 
TÓM TẮT 
Trong môn nhảy xa, kỹ thuật nhảy kiểu ngồi là hoạt động không có chu kỳ nên 
giáo viên cần phải chú ý tới toàn bộ kỹ thuật các giai đoạn trong khi giảng dạy, 
trong đó lấy giai đoạn giậm nhảy ở tốc độ cao làm trọng tâm, đồng thời để các bài 
tập mang lại hiệu quả có thể dùng một số bài tập, một số động tác chuyên môn mang 
tính chất chuyên biệt để tác động đến từng giai đoạn. Với mục tiêu nâng cao thành 
tích trong môn nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên, bài viết sử 
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương 
pháp quan sát và kiểm tra sư phạm để đánh giá thực trạng và đưa ra các bài tập bổ 
trợ nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không chuyên tại 
trường Đại học Đồng Nai. 
Từ khoá: Giáo dục thể chất, giải pháp, thực trạng, thể lực, ngoại khóa, đại học, 
giờ học 
1. Đặt vấn đề 
Trong sự nghiệp giáo dục và đào 
tạo, Giáo dục thể chất trong nhà trường 
là một môn học quan trọng, góp phần 
thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, 
bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” 
cho đất nước, để cho mỗi công dân, 
nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “phát 
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể 
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng 
về đạo đức” [1]. Điền kinh là môn thể 
thao hết sức quan trọng, giúp nâng cao 
các tố chất vận động, là nội dung giảng 
dạy chính trong trường học ở các cấp. 
Đồng thời điền kinh cũng được xác 
định là môn mũi nhọn trong xu thế các 
môn thể thao hiện đại ngày nay. 
Kết quả khảo sát quá trình dạy học 
kỹ thuật động tác cho sinh viên trong 
môn Giáo dục thể chất ở các lớp 
không chuyên trường Đai học Đồng 
Nai trong những năm qua cho thấy, 
mặc dù nhà trường đã không ngừng 
đổi mới về phương pháp giảng dạy, 
song kết quả đào tạo môn học nhảy xa 
kiểu ngồi vẫn chưa đạt hiệu quả như 
mong muốn. Xuất phát từ yêu cầu 
thực tiễn cần phải đổi mới, nâng cao 
chất lượng đào tạo cho sinh viên trong 
Nhà trường ở thời gian tới, chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu: “Xây dựng một 
số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm 
nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 
cho sinh viên các lớp không chuyên hệ 
đại học trường Đại học Đồng Nai”. 
2. Cơ sở lý thuyết và phương 
pháp nghiên cứu 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
Môn học nhảy xa là một trong 
những môn điền kinh giúp người học 
phát triển các tố chất chung một cách 
hài hòa. Nhảy xa là hoạt động vận động 
không có tính chu kỳ cho nên giáo viên 
cần phải chú ý tới toàn bộ giai đoạn kỹ 
thuật khi giảng dạy. Đồng thời giáo 
viên có thể dùng một số bài tập, một số 
động tác chuyên môn mang tính chất 
chuyên biệt để tác động đến từng bộ 
phận cơ thể. 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: quanganh2304@yahoo.com.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
143 
2.2 . Phương pháp nghiên cứu 
Để đưa ra được các bài tập bổ trợ 
trong nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên 
trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi 
tiến hành: 
- Tham khảo tài liệu có liên quan 
đến các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật 
nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các lớp 
không chuyên trường Đại học Đồng Nai. 
- Sử dụng phương pháp quan sát 
sư phạm, phương pháp kiểm tra sư 
phạm trong suốt thời gian nghiên cứu 
nhằm quan sát thực trạng tập luyện 
của sinh viên, các điều kiện đảm bảo 
như sân tập, nhà tập, thiết bị dụng cụ 
tập luyện và phương pháp tổ chức các 
hình thức tập luyện. 
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn 
(trực tiếp và gián tiếp qua phiếu hỏi để 
thu thập số liệu phục vụ cho việc 
nghiên cứu), phương pháp phân tích và 
tổng hợp tài liệu, phương pháp toán 
học thống kê [2]. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Thực trạng những yếu tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả công tác giảng 
dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho 
sinh viên các lớp không chuyên hệ đại 
học trường Đại học Đồng Nai 
Thông qua tham khảo các tài liệu 
chung và chuyên môn có liên quan đến 
vấn đề nghiên cứu, tham khảo thực tiễn 
công tác giảng dạy - huấn luyện tại một 
số trung tâm huấn luyện thể thao và các 
trường đại học trên phạm vi toàn quốc, 
chúng tôi đã tổng hợp được một số yếu 
tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác 
giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy xa 
kiểu ngồi cho sinh viên, bao gồm: tố 
chất thể lực, quá trình nhận thức, yếu tố 
tiếp thu kỹ thuật động tác, phương pháp 
và hình thức tổ chức giảng dạy, phương 
tiện giảng dạy, yếu tố thể hình, điều 
kiện môi trường tập luyện. 
Ðể có thể xác định được yếu tố chủ 
yếu ảnh hưởng đến hiệu quả cộng tác 
giảng dạy, chúng tôi tiến hành phỏng 
vấn các huấn luyện viên, giảng viên 
giảng dạy có kinh nghiệm thông qua 
phiếu phỏng vấn. Đây là cơ sở để tiến 
hành lựa chọn, xác định các bài tập bổ 
trợ chuyên môn trong nhảy xa kiểu ngồi 
cho sinh viên các lớp không chuyên hệ 
đại học trường Đại học Đồng Nai. 
Kết quả phỏng vấn được trình bày ở 
bảng 1. 
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giảng dạy 
kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi (n = 30) 
TT Yếu tố ảnh hưởng 
Kết quả phỏng vấn 
Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ % 
1 Tố chất thể lực 29 96,67 
2 Quá trình nhận thức 26 86,67 
3 Yếu tố tiếp thu kỹ thuật động tác 25 83,33 
4 
Phương pháp và hình thức tổ chức giảng 
dạy 
25 83,33 
5 Phương tiện giảng dạy 24 80,00 
6 Yếu tố thể hình 22 73,33 
7 Ðiều kiện môi trường tập luyện 10 33,33 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
144 
 Kết quả thu được ở bảng 1 cho 
thấy, hầu hết các yếu tố mà chúng tôi 
đưa ra đều được các giảng viên, chuyên 
gia lựa chọn và cho rằng các yếu tố này 
có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác 
giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 
cho sinh viên (trên 70% ý kiến lựa 
chọn). Còn lại yếu tố điều kiện môi 
trường tập luyện thì có rất ít ý kiến lựa 
chọn (10/30 ý kiến chiếm tỷ lệ 33,33%). 
3.2. Thực trạng công tác giảng dạy 
kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh 
viên các lớp không chuyên hệ đại học 
trường Đại học Đồng Nai 
3.2.1. Thực trạng về nội dung 
chương trình giảng dạy môn học nhảy 
xa kiểu ngồi cho sinh viên 
Mục đích của chương trình giảng 
dạy môn nhảy xa là trang bị cho sinh 
viên những kiến thức cơ bản về kỹ 
thuật, sửa chữa sai lầm trong thời gian 
học tập. 
Yêu cầu: Sau khi học tập, sinh viên 
phải nắm được kỹ thuật cơ bản của môn 
nhảy xa kiểu ngồi, phương pháp giảng 
dạy, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng 
tài môn nhảy xa, đồng thời đạt được 
thành tích nhảy xa theo mức điểm đã 
được quy định. 
Tỷ lệ thời gian giảng dạy trong 
chương trình môn học nhảy xa được 
trình bày ở bảng 2. 
Bảng 2: Tỷ lệ thời gian giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên các 
lớp không chuyên trường Đại học Đồng Nai (với lượng thời gian 15 tiết ) 
TT Nội dung giảng dạy 
Thời gian giảng dạy theo 
từng nội dung (giờ) 
Số tiết % 
1 Kỹ thuật giậm nhảy bước bộ 2 13,33 
2 Kỹ thuật giậm nhảy bước bộ trên không 2,5 16,67 
3 Kỹ thuật trên không 2,5 16,67 
4 Kỹ thuật trên không rơi xuống đất 2,5 16,67 
5 Kỹ thuật chạy đà 2,5 16,67 
6 Hoàn thiện toàn bộ kỹ thuật 2 13,33 
7 Luật thi đấu, phương pháp tổ chức, trọng tài 1 6,67 
Tổng 15 100,00 
Kết quả thu được ở bảng 2 cho 
thấy: Tổng số giờ giảng dạy môn học 
giáo dục thể chất cho sinh viên là 15 
tiết, trong đó các nội dung thực hành là: 
14/15 tiết, chiếm tỷ lệ 93,33%, mỗi tiết 
học là 50 phút. Theo chương trình này, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
145 
chủ yếu thời gian được sử dụng để 
giảng dạy và hoàn thiện các kỹ thuật 
(chiếm tỷ lệ từ 13,33 đến 16,67%), còn 
lại thời gian huấn luyện phát triển thể 
lực chuyên môn được sắp xếp vào các 
giáo án giảng dạy và được đưa vào phần 
cuối của buổi học. Như vậy có thể thấy 
rằng, với thời gian 15 tiết, không đủ để 
tập trung đi sâu giảng dạy - huấn luyện 
nhiều nội dung. 
3.2.2. Thực trạng việc ứng dụng hệ 
thống các bài tập bổ trợ chuyên môn 
trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu 
ngồi cho sinh viên các lớp không 
chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng 
Nai 
Để thấy rõ về thực trạng của công 
tác giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu 
ngồi cho sinh viên, chúng tôi tiến hành 
đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài 
tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong 
giảng dạy cho đối tượng nghiên cứu 
thông qua việc tham khảo chương trình, 
kế hoạch giảng dạy cho sinh viên các 
khóa tại nhà trường. Căn cứ vào chương 
trình, kế hoạch, tiến trình, giáo án giảng 
dạy môn học nhảy xa kiểu ngồi trong 
chương trình đào tạo, chúng tôi tiến 
hành khảo sát việc sử dụng các bài tập 
bổ trợ chuyên môn giảng dạy kỹ thuật 
nhảy xa kiểu ngồi cho đối tượng nghiên 
cứu thuộc các nhóm bài tập sau: 
- Nhóm 1. Nhóm bài tập bổ trợ kỹ 
thuật chạy đà. 
- Nhóm 2. Nhóm bài tập bổ trợ 
giậm nhảy. 
- Nhóm 3. Nhóm bài tập bổ trợ trên 
không và tiếp đất. 
- Nhóm 4. Nhóm bài tập bổ trợ phối 
hợp. 
- Nhóm 5. Nhóm bài tập bổ trợ phát 
triển thể lực chuyên môn. 
Kết quả thu được như trình bày ở 
bảng 3. 
Bảng 3: Thực trạng sử dụng các bài tập giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho 
sinh viên lớp không chuyên ở các khóa trong trường Đại học Đồng Nai 
TT Khoá 
Số lượng các bài tập chuyên môn theo từng nhóm 
Tổng Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 
n % n % n % n % n % 
1 Đại học 6 5 17,86 7 25,00 4 14,29 6 21,43 6 21,43 28 
2 Đại học 7 4 15,38 6 23,08 4 15,38 5 19,23 7 26,92 26 
3 Đại học 8 5 17,86 7 25,00 4 14,29 5 17,86 7 25,00 28 
4 Đại học 9 4 13,33 7 23,33 4 13,33 7 23,33 8 26,67 30 
Kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy: - Các bài tập bổ trợ chuyên môn 
giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
146 
thuộc các nhóm bài tập như đã trình bày 
ở trên đã được hầu hết các giảng viên sử 
dụng trong quá trình giảng dạy cho sinh 
viên các khóa đại học không chuyên 
của nhà trường. 
- Hệ thống các bài tập bổ trợ kỹ 
thuật nhảy xa kiểu ngồi được sử dụng 
trong giảng dạy kỹ thuật cho sinh viên 
tại nhà trường chưa nhiều (từ 26 đến 30 
bài tập). Đồng thời các bài tập bổ trợ 
được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật 
nhảy kiểu ngồi chưa có hệ thống và 
phân bố không đều ở các nhóm. Các bài 
tập được sử dụng nhiều nhất là ở nhóm 
2, nhóm 4 và nhóm 5 (từ 6 - 8 bài chiếm 
tỷ lệ từ 17,86% đến 26,92%), ít nhất là 
ở các bài tập thuộc nhóm 1 và nhóm 3 
(từ 4 - 5 bài tập chiếm tỷ lệ từ 13,33% 
đến 17,86%). 
 3.3. Xác định hệ thống bài tập bổ 
trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ 
thuật nhảy xa kiểu ngồi 
Để lựa chọn các bài tập bổ trợ 
chuyên môn trong quá trình giảng dạy 
kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, chúng tôi đã 
tham khảo các tài liệu chuyên môn có 
liên quan, cũng như nghiên cứu các 
nguyên tắc, các đặc điểm trong giảng 
dạy. Kết quả tìm hiểu cho thấy: 
- Các bài tập phải có tác dụng trực 
tiếp hoặc gián tiếp đối với các quá trình 
hình thành các kỹ thuật thuật riêng rẽ và 
kỹ thuật hoàn chỉnh. 
- Các bài tập phải phù hợp với tâm 
sinh lý đối tượng cũng như trình độ phát 
triển thể chất của đối tượng tập luyện. 
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn 
phải hình thành và phát triển được kỹ 
năng, kỹ xảo cho người tập. 
- Các bài tập chuyên môn phải giúp 
khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng tới 
việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành 
tích như: tố chất thể lực, tâm lý. 
- Cần đa dạng hóa các hình thức tập 
luyện, triệt để tận dụng các phương tiện 
tập luyện giúp cho quá trình chuyển đổi 
và liên kết kỹ năng tốt hơn. 
- Các bài tập phải hợp lý, vừa sức 
và nâng dần độ khó khối lượng tập 
luyện, đặc biệt chú ý khâu an toàn tập 
luyện để tránh xa ra chấn thương. 
Qua tham khảo các tài liệu chung 
và chuyên môn có liên quan đến vấn đề 
nghiên cứu của các tác giả, khảo sát 
công tác giảng dạy - huấn luyện kỹ 
thuật nhảy xa kiểu ngồi cho sinh viên 
các trường đại học có giảng dạy môn 
điền kinh, chúng tôi đã lựa chọn được 
22 bài tập bổ trợ chuyên môn thuộc 5 
nhóm ứng dụng trong giảng dạy cho 
sinh viên không chuyên hệ đại học 
trường Đại học Đồng Nai và tiến hành 
phỏng vấn 20 các nhà chuyên môn, 
giảng viên, huấn luyện viên tham gia 
quản lý, huấn luyện, giảng dạy điền 
kinh. 
Kết quả phỏng vấn được trình bày 
qua bảng 4. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
147 
Bảng 4: Kết quả phỏng vấn việc sử dụng các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật 
nhảy xa kiểu ngồi (n = 20) 
TT Tên bài tập 
Mức độ ưu tiên 
Điểm 
Tỷ lệ 
% 
Ưu tiên 1 
(3 điểm) 
Ưu tiên 2 
(2 điểm) 
Ưu tiên 3 
(1 điểm) 
1 
Chạy tăng tốc độ 60m 
trên đường thẳng 
3 8 9 34 56,67 
2 
Chạy đà trung bình 13 
- 15 bước chạy thực 
hiện giậm nhảy vào hố 
cát 
12 4 4 48 80,00 
3 
Chạy toàn đà thực 
hiện giậm nhảy nhẹ 
bước bộ vào hố cát 
10 8 2 48 80,00 
4 
Chạy toàn đà trên 
đường thẳng có vạch 
báo hiệu 4 - 6 bước 
cuối 
4 3 13 31 51,67 
5 
Chạy toàn đà có vạch 
báo hiệu 4 - 6 bước 
cuối kết hợp giậm 
nhảy nhẹ bước bộ vào 
hố cát 
11 7 2 47 78,33 
6 
Tại chỗ đặt chân giậm 
nhảy 
13 5 2 55 91,67 
7 
Đi bộ một bước đặt 
chân giậm nhảy bước 
bộ 
5 5 10 35 58,33 
8 
Chạy 3 bước giậm 
nhảy bước bộ kết hợp 
đánh tay 
13 5 2 55 91,67 
9 
Chạy 5 - 7 bước giậm 
nhảy bước bộ qua rào 
thấp vào hố cát 
12 4 4 48 80,00 
10 
Chạy 3 - 5 bước đà 
giậm nhảy bước bộ 
qua rào thấp liên tục 
trên đường chạy 
6 5 9 37 61,67 
11 
Chạy toàn đà giậm 
nhảy bước bộ qua rào 
(xà ngang) cao từ 70 - 
90 cm có phối hợp 
đánh xốc tay, tiếp đất 
bằng chân giậm 
4 4 12 32 53,33 
12 Đứng tại chỗ mô 15 5 0 55 91,67 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
148 
phỏng động tác trên 
không và tiếp đất 
13 
Đứng trên bục gỗ thực 
hiện động tác trên 
không tiếp đất 
14 4 2 52 86,67 
14 
Chạy 3-5 bước giậm 
nhảy thực hiện động 
tác trên không và tiếp 
đất có bục gỗ 
11 5 4 47 78,33 
15 
Bám tay trên xà đơn 
thực hiện động tác 
trên không và bật 
người về phía trước 
5 6 9 31 51,67 
16 
Đứng tại chỗ bật vào 
hố cát 
12 5 3 48 80,00 
17 
Chạy đà 5 - 7 bước 
giậm nhảy thực hiện 
động tác trên không 
qua rào thấp hoặc xà 
ngang cao 40 - 50 cm 
5 5 10 35 58,33 
18 
Chạy 5 - 7 bước đà 
thực hiện toàn bộ kỹ 
thuật trên không và 
tiếp đất 
14 4 2 52 86,67 
19 
Chạy đà ngắn 9 - 11 
bước thực hiện động 
tác giậm nhảy, trên 
không và tiếp đất 
12 5 3 48 80,00 
20 
Chạy 9 - 11 bước đà 
thực hiện động tác 
giậm nhảy trên không 
tiếp đất qua chướng 
ngại vật đặt ở 2/3 quỹ 
đạo bay 
5 4 11 34 56,67 
21 
Chạy đà trung bình 
thực hiện toàn bộ kỹ 
thuật trên không và 
tiếp đất 
10 6 4 46 76,67 
22 
Thực hiện toàn đà với 
nhịp điệu đà ổn định 11 4 5 46 76,67 
Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 4, 
chúng tôi đã lựa chọn được 14 bài tập 
bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật nhảy xa 
kiểu ngồi cho sinh viên các lớp không 
chuyên hệ đại học trường Đại học Đồng 
Nai. Các bài tập đều có sự ưu tiên cao 
(>70%) bao gồm: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
149 
A. Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật 
chạy đà. 
- Bài tập 1. Chạy đà trung bình 13 - 
15 bước chạy thực hiện giậm nhảy vào 
hố cát. 
- Bài tập 2. Chạy toàn đà thực hiện 
giậm nhảy nhẹ bước bộ vào hố cát. 
- Bài tập 3. Chạy toàn đà có vạch 
báo hiệu 4 - 6 bước cuối kết hợp giậm 
nhảy nhẹ bước bộ vào hố cát. 
B. Nhóm bài tập bổ trợ giậm nhảy. 
- Bài tập 4. Tại chỗ đặt chân giậm nhảy. 
- Bài tập 5. Chạy 3 bước giậm nhảy 
bước bộ kết hợp đánh tay. 
- Bài tập 6. Chạy 5 - 7 bước giậm 
nhảy bước bộ qua rào thấp vào hố cát. 
C. Nhóm bài tập bổ trợ trên 
không và tiếp đất. 
- Bài tập 7. Đứng tại chỗ mô phỏng 
động tác trên không và tiếp đất. 
- Bài tập 8. Đứng trên bục gỗ thực 
hiện động tác trên không tiếp đất. 
- Bài tập 9. Chạy 3 - 5 bước giậm 
nhảy thực hiện động tác trên không và 
tiếp đất có bục gỗ. 
- Bài tập 10. Đứng tại chỗ bật vào 
hố cát. 
D. Nhóm bài tập bổ trợ phối hợp. 
- Bài tập 11: Chạy 5 - 7 bước đà 
thực hiện toàn bộ kỹ thuật trên không 
và tiếp đất. 
- Bài tập 12. Chạy đà ngắn 9 - 11 
bước thực hiện động tác giậm nhảy, trên 
không và tiếp đất 
- Bài tập 13: Chạy đà trung bình 
thực hiện toàn bộ kỹ thuật trên không 
và tiếp đất. 
- Bài tập 14. Thực hiện toàn đà với 
nhịp điệu đà ổn định. 
4. Kết luận và kiến nghị 
Từ những kết quả nghiên cứu, 
chúng tôi đi đến những kết luận sau: 
- Giảng dạy kỹ thuật cơ bản trong 
điền kinh nói chung và giảng dạy kỹ thuật 
nhảy xa kiểu ngổi nói riêng cho sinh viên 
các lớp không chuyên giữ một vai trò 
quan trọng trong quá trình đào tạo. 
- Vấn đề sử dụng các bài tập bổ trợ 
trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu 
ngồi cho sinh viên không chuyên hệ đại 
học trường Đại hoc Đồng Nai hiện nay 
cần được chú trọng nhiều hơn nữa. 
- Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi 
đã lựa chọn được 14 bài tập bổ trợ. 
Qua đó, chúng tôi đề xuất một số 
kiến nghị: 
- Các bài tập bổ trợ qua nghiên cứu 
đã xác định cần thiết phải được triển 
khai áp dụng trong thực tiễn, nhằm 
nâng cao hiệu quả giảng dạy. 
- Các bài tập bổ trợ cần được tiến 
hành thực nghiệm trên khách thể nghiên 
cứu để xác định tính hiệu quả mà các 
bài tập mang lại. 
- Chương trình học áp dụng cho nội 
dung nhảy xa kiểu ngồi cần bổ sung 
thêm về lượng thời gian. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng, 
Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng (2000), Điền kinh, 
Nxb. Thể dục Thể thao, Hà Nội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
150 
2. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp 
huấn luyện thể thao, Sở Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh 
CONSTRUCTING SOME ACADEMIC SUPPORTING EXERCISES TO 
ENHANCE TECHNIQUE OF SITTING - STYLE LONG JUMP 
FOR NON-MAJOR STUDENTS OF UNIVERSITY CLASSES 
OF DONG NAI UNIVERSITY 
ABSTRACT 
In the long jump, the sitting-style is a non-cyclical activity, so teachers need to 
pay attention to the whole technique of stages while teaching, in which the high-
speed stomping phase is important, at the same time, for the exercises to be effective, 
it is possible to use a number of exercises, a number of specialized movements to 
affect each stage. With the aim of improving achievement in the sitting-style long 
jump for non-major students, the article uses analytical methods, document 
synthesis, interview, pedagogical observation and examination methods to assess the 
current situation and give supportive exercises to improve the sitting-style long jump 
technique for students of the non - major classes at Dong Nai University. 
Keywords: Physical education, solutions, situation, physical, extracurricular, 
university, class 
(Received: 24/11/2020, Revised: 4/3/2021, Accepted for publication: 8/3/2021) 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mot_so_bai_tap_bo_tro_chuyen_mon_nham_nang_cao_ky_t.pdf