Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công

Một số vấn đề về khai thác

nguồn lực tài chính từ tài sản công

Tài sản công (TSC) của các quốc gia do Nhà nước

là chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) nhưng đối

tượng được giao quản lý, sử dụng bao gồm nhiều

chủ thể khác nhau, từ các cơ quan, đơn vị của Nhà

nước tới các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.

Tùy thuộc vào phạm vi và chủ thể khác nhau, việc

khai thác nguồn lực tài chính từ TSC được xem xét

trên các góc độ khác nhau.

Xét từ góc độ vĩ mô và chủ thể là Nhà nước, khai

thác nguồn lực tài chính từ TSC được hiểu là quá

trình sử dụng các hình thức, công cụ nhằm thu được

giá trị từ TSC thông qua quan hệ kinh tế giữa các

chủ thể sở hữu và chủ thể quản lý, sử dụng TSC để

tạo lập các quỹ tiền tệ cho Nhà nước. Như vậy, khai

thác nguồn lực tài chính từ TSC là quá trình diễn ra

thường xuyên gắn với quá trình quản lý TSC. Nhà

nước, với tư cách là người sở hữu hoặc đại diện chủ

sở hữu của TSC, sử dụng các hình thức, công cụ

khác nhau để tác động đến TSC hướng tới mục tiêu

đã được xác định.

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công trang 1

Trang 1

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công trang 2

Trang 2

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công trang 3

Trang 3

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công trang 4

Trang 4

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10220
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
TÀI CHÍNH - Tháng 04/2019
35
Tiền thuế là của dân, 
do dân đóng góp 
để phục vụ lợi ích của nhân dân
giá trị từ TSC thông qua quan hệ kinh tế giữa các 
chủ thể sở hữu và chủ thể quản lý, sử dụng TSC để 
tạo lập các quỹ tiền tệ cho Nhà nước. Như vậy, khai 
thác nguồn lực tài chính từ TSC là quá trình diễn ra 
thường xuyên gắn với quá trình quản lý TSC. Nhà 
nước, với tư cách là người sở hữu hoặc đại diện chủ 
sở hữu của TSC, sử dụng các hình thức, công cụ 
khác nhau để tác động đến TSC hướng tới mục tiêu 
đã được xác định.
Các hình thức được sử dụng để khai thác nguồn 
lực tài chính từ TSC tùy thuộc vào chế độ sở hữu 
về TSC, trình độ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 
của mỗi quốc gia, song các hình thức được sử dụng 
phổ biến là: Giao quyền sử dụng TSC; cấp quyền 
khai thác TSC; cho thuê TSC; chuyển nhượng, cho 
thuê quyền khai thác, quyền sử dụng TSC; sử dụng 
TSC vào mục đích kinh doanh, góp vốn, liên doanh, 
liên kết; sử dụng TSC để thanh toán các nghĩa vụ 
của Nhà nước; bán, thanh lý TSC; thuế, phí, lệ phí. 
Trong đó, giao quyền sử dụng TSC; cấp quyền khai 
thác TSC là hình thức đặc trưng của các nước có chế 
độ sở hữu toàn dân về TSC.
Công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ TSC là 
cách thức để các hình thức khai thác được áp dụng 
trong thực tế. Công cụ khai thác luôn gắn với hình 
thức khai thác cụ thể. Các công cụ này gồm: định 
giá, chỉ định (hoặc giao kế hoạch), đấu giá, niêm yết 
giá, đặt hàng.
Kết quả của quá trình khai thác nguồn lực tài 
chính từ TSC được thể hiện thông qua các quỹ tiền 
tệ từ các nguồn: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; 
tiền cấp quyền khai thác tài nguyên; tiền chuyển 
nhượng (bán), cho thuê TSC; thuế, phí, lệ phí; số 
tiền góp vốn trong hoạt động liên doanh, liên kết; 
số tiền được sử dụng để thanh toán cho các nhà đầu 
tư (NĐT); tiền chuyển nhượng, cho thuê có thời hạn 
Một số vấn đề về khai thác 
nguồn lực tài chính từ tài sản công
Tài sản công (TSC) của các quốc gia do Nhà nước 
là chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) nhưng đối 
tượng được giao quản lý, sử dụng bao gồm nhiều 
chủ thể khác nhau, từ các cơ quan, đơn vị của Nhà 
nước tới các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân. 
Tùy thuộc vào phạm vi và chủ thể khác nhau, việc 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC được xem xét 
trên các góc độ khác nhau. 
Xét từ góc độ vĩ mô và chủ thể là Nhà nước, khai 
thác nguồn lực tài chính từ TSC được hiểu là quá 
trình sử dụng các hình thức, công cụ nhằm thu được 
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
VIỆC KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG
NGUYỄN TÂN THỊNH
Khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực tài chính từ tài sản công là một mục tiêu quan trọng khi xây 
dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Để đạt được mục tiêu này, công tác xây dựng 
hệ thống các tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công là yêu cầu tất yếu 
khách quan để việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công ngày càng đi vào thực chất.
Từ khóa: Hệ thống tiêu chí đánh giá, khai thác nguồn lực tài chính, tài sản công
BUILDING A CRITERIA SYSTEM FOR EVALUATING THE 
USE OF FINANCIAL RESOURCES FROM PUBLIC ASSETS
Nguyen Tan Thinh
Reasonable and effective exploitation of 
financial resources from public assets is an 
important goal when developing the Law 
on Management and Use of Public Assets 
2017. To achieve this goal, the building of 
a criteria system for assessing the use of 
financial resources from public assets is an 
inevitable requirement.
Keywords: Evaluation criteria system, use of financial 
resources, public assets
Ngày nhận bài: 14/3/2019
Ngày hoàn thiện biên tập: 8/4/2019
Ngày duyệt đăng: 12/4/2019
36
HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ CHO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
TSC; số tiền thu được từ hoạt động góp vốn, liên 
doanh, liên kết bằng TSC...
Việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC giữ vai 
trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vai trò 
này được biểu hiện cụ thể như sau:
Một là, bảo đảm nguồn thu quan trọng cho 
ngân sách nhà nước (NSNN). Trong nền kinh tế thị 
trường, thuế là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng 
lớn nhất trong cơ cấu thu NSNN và tạo cơ sở để 
thực hiện chi NSNN. Đất đai, tài nguyên là các loại 
TSC đặc biệt, được giao cho các tổ chức, cá nhân 
trong xã hội sử dụng, khai thác, do đó các tổ chức cá 
nhân phải đóng thuế cho Nhà nước thông qua các 
loại thuế nhà, đất, thuế tài nguyên. 
Thuế nhà đất, thuế tài nguyên là một bộ phận cấu 
thành nên hệ thống thuế của Nhà nước và là công 
cụ quan trọng để điều tiết thị trường bất động sản 
và hoạt động khai thác tài nguyên. Các tổ chức, cá 
nhân được giao quyền sử dụng đất, cấp quyền khai 
thác tài nguyên, chuyển nhượng TSC phải đóng thuế 
cho Nhà nước. Bên cạnh các khoản thuế, thu từ bán, 
chuyển nhượng, nhượng quyền khai thác, cho thuê 
TSC bổ sung nguồn tài chính khá lớn cho NSNN. 
Nếu như các khoản thuế đối với TSC mang tính chất 
nghĩa vụ đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong 
q ... ng, đặc biệt là thị trường hàng hóa, dịch 
vụ, thị trường bất động sản là điều kiện đủ để có thể 
khai thác có hiệu quả nguồn lực này. Về nguyên lý, 
giá cả là tín hiệu của thị trường, định hướng, dẫn 
dắt các NĐT khi tham gia thị trường. Nhà nước luôn 
là người mua lớn nhất của thị trường hàng hóa, dịch 
vụ. Theo ước tính, mua sắm công của các quốc gia 
thường chiếm khoảng 20% chi NSNN, nếu tính cả 
chi đầu tư xây dựng thì con số này có thể lên tới trên 
50%. Phần lớn chi mua sắm công sẽ hình thành nên 
TSC; đồng thời, Nhà nước cũng là người bán lớn 
trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, việc công 
khai, minh bạch trong mua, bán, cho thuê TSC sẽ có 
tác động rất lớn tới thị trường hàng hóa, dịch vụ.
Xây dựng tiêu chí đánh giá việc khai thác 
nguồn lực tài chính từ tài sản công
TSC có 02 chức năng cơ bản: Là cơ sở vật chất 
để thực hiện công tác quản lý nhà nước, cung cấp 
dịch vụ công cho xã hội; Là nguồn lực tài chính để 
phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 02 
chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, 
cần phối hợp một cách hài hòa, không để việc thực 
hiện chức năng này ảnh hưởng tiêu cực tới việc chức 
năng kia. Đây là mục tiêu tổng quát trong quản lý 
TSC. Bên cạnh đó, khi thực hiện từng chức năng, 
việc quản lý TSC lại hướng tới những mục tiêu cụ 
thể. Đặc biệt để đánh giá việc quản lý TSC có đạt 
được mục tiêu đề ra hay không cần có các tiêu chí 
nhất định. Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận về chủ thể 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC mà có các tiêu 
chí đánh giá khác nhau. Trong phạm vi bài viết, việc 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC tác giả nghiên 
cứu gắn với chủ thể là Nhà nước. Đánh giá việc khai 
thác nguồn lực tài chính từ TSC ở đây được xác định 
trên cơ sở đánh giá quản lý nhà nước đối với khai 
thác nguồn lực tài chính từ TSC.
Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC là một khâu, 
một nội dung của quản lý nhà nước về TSC và quản 
lý nhà nước về TSC là một phần của công tác quản 
lý nhà nước. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá việc khai 
thác nguồn lực tài chính từ TSC phải tuân theo các 
tiêu chí chung trong quản lý nhà nước nhưng cũng 
cần có những tiêu chí riêng có để phản ánh cụ thể 
kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Việc 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC cần được đánh 
giá không chỉ ở kết quả cụ thể của việc khai thác mà 
đánh giá cả quá trình khai thác. 
Để đánh giá tổng thể việc khai thác nguồn lực tài 
chính từ TSC của một quốc gia cần có 07 tiêu chí cơ 
bản sau: 
Tiêu chí hiệu lực: Hiệu lực của việc khai thác nguồn 
lực tài chính từ TSC thể hiện tập trung trong việc 
hoạch định chính 
sách, pháp luật, quán 
xuyến hoạt động 
thực thi một cách 
nghiêm ngặt theo 
khuôn khổ nhất định 
nhằm đạt mục tiêu 
quản lý như mong 
muốn. Hiệu lực khai 
thác nguồn lực tài 
chính từ TSC liên 
quan đến nhiều khâu 
trong chu trình quản 
lý, được thể hiện 
trên các mặt chủ yếu 
gồm: (i) Xây dựng 
được hệ thống chính 
sách, pháp luật có cơ 
sở khoa học, gắn với 
thực tiễn, đồng bộ, 
không chồng chéo, 
mâu thuẫn; (ii) Nhà 
nước có cơ chế, công 
cụ và tiền đề kinh tế 
BẢNG 2: TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 
CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Tên tiêu chí Tiêu chí thành phần Số điểm
1. Ban hành quy định về phân cấp quản lý TSC 
thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật 
Quản lý, sử dụng TSC 
Ban hành trước ngày 31/7/2018 0,5
Ban hành sau ngày 31/7/2018 0,25
Đến ngày 31/12/2018 chưa ban hành 0
2. Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng 
diện tích chuyên dùng theo quy định tại Nghị 
định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của 
Chính phủ 
Đã ban hành và thực hiện công khai trên 
Cổng Thông tin điện tử 0,5
Đã ban hành nhưng chưa thực hiện công 
khai trên Cổng Thông tin điện tử 0,25
Đến ngày 31/12/2018 mà chưa ban hành 0
3. Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng 
máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy 
định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 
31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ 
Đã ban hành và thực hiện công khai trên 
Cổng Thông tin điện tử 0,5
Đã ban hành nhưng chưa thực hiện công 
khai trên Cổng Thông tin điện tử 0,25
Đến ngày 31/12/2018 chưa ban hành 0
4. Kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức 
sử dụng TSC trong phạm vi nhiệm vụ, quyền 
hạn được giao; kiểm tra, đôn đốc việc thực 
hiện phương án sắp xếp lại, xử lý TSC theo 
quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP 
ngày 31/12/2017 của Chính phủ
Có kiểm tra 0,5
Không kiểm tra 0
Tổng cộng 4
Nguồn: Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính)
38
HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ CHO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
- kỹ thuật cho việc thực thi chính sách, pháp luật 
nghiêm túc, triệt để.
Tiêu chí phù hợp: Tính phù hợp của việc khai thác 
nguồn lực tài chính từ TSC được xem xét trong mối 
tương quan với công tác quản lý TSC và rộng hơn là 
công tác quản lý nhà nước nói chung. Theo đó, chính 
sách khai thác nguồn lực tài chính từ TSC phải bảo 
đảm tính phù hợp, đồng bộ với các chính sách khác 
về quản lý TSC, nhất là vấn đề quy hoạch, kế hoạch 
đầu tư, khai thác, sử dụng TSC và các chính sách vĩ 
mô như: Chính sách phát triển KT-XH; chính sách 
phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường 
bất động sản; chính sách hội nhập kinh tế quốc tế
Tiêu chí bền vững: Phát triển bền vững phải đạt 
được 4 mục tiêu trong quá trình phát triển: (i) Phát 
triển KT-XH nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống; 
(ii) Tiết kiệm nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên 
không tái tạo được và gìn giữ sự cân bằng sinh thái; 
(iii) Phân phối bình đẳng sản phẩm của xã hội giữa 
các nhóm trong xã hội; (iv) Không ảnh hưởng hay 
làm tổn hại đến tương lai. 
Đối với chính sách khai thác nguồn lực tài chính 
từ TSC, tiêu chí bền vững cũng được xem xét dưới 
góc độ: Có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện 
chất lượng cuộc sống của người dân hay không? Có 
tiết kiệm nguồn lực TSC và có ảnh hưởng đến môi 
trường sinh thái không? Có dẫn đến bất bình đẳng 
trong xã hội hay không? Có tạo ra gánh nặng cho 
thế hệ tương lai hay không?.
Đối với tiêu chí đảm bảo sự bền vững trong sử 
dụng nguồn lực TSC và đảm bảo ổn định xã hội trong 
thực hiện khai thác nguồn lực TSC, việc khai thác 
nguồn lực TSC cần phải được tính toán để đảm bảo 
cân đối giữa nguồn lực TSC có thể khai thác, sử dụng 
và nguồn lực TSC đã và sẽ được sử dụng vào các mục 
tiêu KT-XH khác nhau. Khai thác nguồn lực tài chính 
từ TSC nếu không được cân đối, tính toán sẽ dẫn đến 
cạn kiệt nguồn lực và để lại hậu quả lớn trong dài hạn, 
mà chi phí để khắc phục tình trạng này là không nhỏ, 
thậm chí cao hơn rất nhiều so với những gì đã thu 
được. Vì vậy, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính 
từ TSC phải được nhìn nhận trong dài hạn, không 
phải chỉ là các mục tiêu trước mắt. 
Cùng với việc đảm bảo tính bền vững nguồn lực 
tài chính từ TSC phải đảm bảo sự ổn định xã hội 
trong quá trình thực hiện khai thác nguồn lực tài 
chính từ TSC, nhất là đối với đất đai. Việc thu hồi 
đất, đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện các 
dự án và đưa đất đai vào khai thác, sử dụng để tạo 
ra nguồn thu cho NSNN cần đảm bảo ổn định xã 
hội, cụ thể là sự công bằng, minh bạch trong việc 
thu hồi, sử dụng đất để người bị thu hồi đất có 
điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, thu nhập. Khi 
thực hiện việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC 
mà làm mất ổn định xã hội, thì lợi ích thu được sẽ 
không đủ để bù đắp chi phí mà xã hội và quốc gia 
phải bỏ ra để giải quyết sự bất ổn đó. 
Tiêu chí mức độ đa dạng các hình thức và công cụ 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC: TSC rất đa dạng, 
phong phú về chủng loại, nguồn gốc hình thành, 
mục đích sử dụng, khả năng khai thác... Mỗi loại tài 
sản đòi hỏi phải có hình thức và công cụ khai thác 
phù hợp mới đem lại hiệu quả. Vì vậy, sự đa dạng 
các hình thức và công cụ khai thác sẽ tác động tới 
hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
Tiêu chí này nhằm đánh giá mức độ đa dạng hoá 
các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ TSC 
và đối với mỗi hình thức khai thác thì đem lại kết 
quả cụ thể ra sao. Ví dụ, có bao nhiêu hình thức 
được áp dụng trong khai thác nguồn lực tài chính từ 
TSC? Số thu từ giao TSC, bán, chuyển nhượng TSC 
chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số thu NSNN 
từ TSC? Tỷ trọng thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, 
tiền bán TSC thông qua công cụ đấu giá?...
Tuy nhiên, việc đưa một hình thức, công cụ khai 
thác vào áp dụng phải bảo đảm các điều kiện tiền 
đề cần thiết để hình thức, công cụ đó phát huy hiệu 
quả trong thực tế; Đồng thời, nếu một nguồn lực có 
thể sử dụng nhiều hình thức, công cụ khai thác thì 
phải lựa chọn hình thức, công cụ nào góp phần đạt 
được nhiều tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn 
lực tài chính từ TSC nhất.
Tiêu chí sự chuyển dịch mục đích, công năng sử dụng 
của TSC: Trong kinh tế thị trường, đối với vấn đề 
quản lý, sử dụng TSC, khi thay đổi mục đích, công 
năng sử dụng sẽ thay đổi về giá trị TSC, nghĩa vụ tài 
chính TSC đối với Nhà nước và khả năng khai thác 
nguồn lực tài chính từ TSC mà điển hình của trường 
hợp này là đất đai. Sự chuyển dịch từ đất chưa sử 
dụng, đất hoang hoá sang đất sản xuất, kinh doanh, 
đất ở; sự chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất 
Hiện nay nước ta mới có một số tiêu chí đánh giá 
kết quả công tác chuyên môn với Sở Tài chính 
tỉnh, thành phố trong lĩnh vực quản lý tài sản 
công (áp dụng từ năm 2015) gồm 7 tiêu chí với 
tổng số điểm tối đa (không tính điểm thưởng) là 
100 (chiếm khoảng 12% tổng số điểm về chuyên 
môn) và tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính 
hàng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, 
thành phố trực thuộc trung ương (áp dụng từ 
năm 2018) gồm 4 tiêu chí với số điểm tối đa là 
4 (chiếm 4% tổng số điểm cải cách hành chính).
TÀI CHÍNH - Tháng 04/2019
39
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; sự chuyển 
dịch từ đất công cộng sang đất sử dụng vào mục đích 
kinh doanh thương mại, dịch vụ văn phòng sẽ làm 
gia tăng khả năng khai thác nguồn lực tài chính.
Tiêu chí hiệu quả: Theo phương pháp truyền 
thống lợi ích - chi phí, hiệu quả chính sách khai thác 
nguồn lực tài chính từ TSC được lượng hoá trên cơ 
sở xác định hiệu quả tuyệt đối (lợi ích ròng) và hiệu 
quả tương đối của việc khai thác. 
Lợi ích ròng của việc khai thác nguồn lực tài 
chính từ TSC được tính theo công thức: 
Lợi ích ròng = Tổng lợi ích - Tổng chi phí
Hiệu quả tương đối của việc khai thác nguồn lực 
tài chính từ TSC được tính theo công thức: 
Hiệu quả = (Tổng lợi ích - Tổng chi phí)/Tổng chi phí
Lợi ích của chính sách khai thác nguồn lực tài 
chính từ TSC không chỉ dừng lại ở tổng thu NSNN 
từ TSC mà còn bao gồm: Giá trị vốn hoá TSC đưa 
vào góp vốn liên doanh, liên kết; khoản thu nhập 
mà tổ chức, cá nhân thu được trong các quan hệ giao 
dịch, sử dụng, khai thác TSC... 
Về lý thuyết, tiêu chí hiệu quả là chỉ tiêu tổng hợp, 
có vai trò quan trọng nhất để đánh giá việc khai thác 
nguồn lực tài chính từ TSC. Tuy nhiên, trong thực tế, 
việc đánh giá theo tiêu chí này rất khó thực hiện một 
cách đầy đủ, chính xác, vì các lý do sau:
Xét dưới góc độ nền kinh tế, lợi ích của chính 
sách khai thác nguồn lực tài chính từ TSC còn thể 
hiện ở việc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng 
tài sản, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần chỉnh 
trang đô thị theo quy hoạch... nhưng những lợi ích 
này không thể lượng hóa được, việc đánh giá, nhận 
xét chủ yếu là mang tính định tính.
Chi phí của việc ban hành và thực hiện chính sách 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC bao gồm: Chi 
phí xây dựng chính sách, chi phí tổ chức thực hiện, 
chi phí đầu tư vào TSC... Tuy nhiên, trên thực tế, 
không phải lúc nào cũng có thể tính toán xác định cụ 
thể các loại chi phí liên quan đến khai thác nguồn lực 
tài chính từ TSC, nhất là chi phí tổ chức thực hiện. 
Thu từ TSC là một trong các khoản thu của NSNN 
và do cơ quan thuế thực hiện. Trên thực tế, không 
thể tách riêng được chi phí tổ chức thực hiện thu các 
khoản thu liên quan đến các chi phí khác phát sinh 
trong quá trình hoạt động theo chức năng của cơ quan 
thuế, cơ quan tài chính. Vì vậy, khó có thể đánh giá 
chính xác theo tiêu chí này.
Tiêu chí tăng quy mô nguồn thu cho NSNN: Việc khai 
thác nguồn lực tài chính từ TSC dựa theo tiêu chí hiệu 
quả thực tế rất khó thực hiện một cách đầy đủ, chính 
xác. Vì vậy, để đánh giá việc khai thác nguồn lực tài 
chính từ TSC về mặt định lượng, tiêu chí tăng quy 
mô nguồn thu NSNN được sử dụng chủ yếu. Tiêu 
chí này được tính bằng số thu cụ thể, tương ứng với 
mỗi khoản thu từ TSC theo quy định của pháp luật, 
được đặt trong mối quan hệ tương quan với tổng thu 
NSNN, như: Số thu từ giao TSC, cho thuê, bán, chuyển 
nhượng TSC, thuế nhà, đất, thuế tài nguyên, thuế thu 
nhập từ chuyển nhượng TSC, lệ phí trước bạ Theo 
tiêu chí này, hiệu quả nguồn lực tài chính từ TSC khai 
thác được thể hiện ở quy mô tăng lên trong tổng thu 
NSNN và tỷ trọng trong nguồn thu NSNN cũng tăng 
lên. Đây là tiêu chí định lượng cụ thể phản ánh kết quả 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
Trên cơ sở các tiêu chí để đánh giá tổng thể việc 
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC của cả nước 
nêu trên, cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá 
việc khai thác nguồn lực tài chính cho từng phạm vi 
khác nhau (trung ương/tỉnh/huyện/xã) và từng loại 
TSC khác nhau.
Đối với Việt Nam, hiện nay mới có một số tiêu 
chí đánh giá kết quả công tác chuyên môn đối với Sở 
Tài chính tỉnh, thành phố trong lĩnh vực quản lý TSC 
(áp dụng từ năm 2015) gồm 7 tiêu chí với tổng số 
điểm tối đa (không tính điểm thưởng) là 100 (chiếm 
khoảng 12% tổng số điểm về chuyên môn của Sở Tài 
chính) và tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính 
hàng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố 
trực thuộc trung ương trong lĩnh vực quản lý TSC 
(áp dụng từ năm 2018) gồm 4 tiêu chí với số điểm tối 
đa là 4 (chiếm 4% tổng số điểm cải cách hành chính). 
Tuy nhiên, các chỉ tiêu này mới đánh giá một số khía 
cạnh nhỏ trong quản lý TSC nói chung, khai thác 
nguồn lực tài chính từ TSC nói riêng và đa số các chỉ 
tiêu mang tính thời điểm. Vì vậy, việc sớm xây dựng, 
ban hành hệ thống tiêu chí riêng để đánh giá một 
cách toàn diện việc khai thác nguồn lực tài chính từ 
TSC là hết sức cần thiết, có tác động tích cực tới việc 
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý TSC. 
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
2. Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định 
chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
3. Các văn bản của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về tiêu chí đánh giá kết quả thực 
hiện nhiệm vụ chuyên môn của Sở Tài chính tỉnh, thành phố; Tiêu chí chấm 
điểm cải cách hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực 
thuộc trung ương.
4. Một số website: mof.gov.vn, tapchitaichinh.vn, thoibaotaichinhvietnam.vn...
Thông tin tác giả:
ThS. Nguyễn Tân Thịnh – Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản 
(Bộ Tài chính)
 Email: nguyentanthinh@mof.gov.vn

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_he_thong_tieu_chi_danh_gia_viec_khai_thac_nguon_luc.pdf