Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương

2.1 Tài liệu sử dụng

Bản đồ địa hình và các lớp dữ liệu sử dụng

đất bao gồm: thủy hệ, giao thông, các lớp phủ

bề mặt, công trình dân dụng tỷ lệ 1/10.000 từ dự

án dữ liệu nền GIS Thừa Thiên Huế năm 2011.

Ảnh vệ tinh thu thập từ hình ảnh vệ tinh miễn

phí của NASA trên mạng.

Mặt cắt các sông đo đạc từ năm 2008-2013

được thu thập từ các Dự án nâng cao năng lực

thích ứng với thiên tai tại miền trung Việt Nam

2013 và Dự án đánh giá biến động của dòng

chảy và môi trường nếu loại bỏ một số cống đập

trên vùng hạ du khi có các công trình thủy lợi,

thủy điện trên dòng chính.

Mặt cắt đo đạc bổ sung năm 2014 của đề tài

“Nghiên cứu xây dựng khung quản lý lũ tổng

hợp một số lưu vực sông ven biển miền Trung”.

Số liệu thống kê thiệt hại do lũ những năm

gần đây được tổng hợp từ Ban chỉ huy phòng

chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên

Huế 2013

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương trang 1

Trang 1

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương trang 2

Trang 2

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương trang 3

Trang 3

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương trang 4

Trang 4

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương trang 5

Trang 5

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 5800
Bạn đang xem tài liệu "Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 53 (6/2016) 74
BÀI BÁO KHOA HỌC 
XÁC ĐỊNH LỢI ÍCH KINH TẾ QUẢN LÝ TỔNG HỢP LŨ 
TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 
Ngô Thị Thanh Vân1, Bùi Anh Tú1, Nguyễn Đăng Giáp2, Hoàng Đức Vinh2 
Tóm tắt: Đánh giá mức độ thiệt hại, mất mát do lũ gây ra, từ đó có những biện pháp cảnh báo, tư 
vấn cho các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng như hỗ trợ các nhà ra quyết định trở nên rất cần thiết 
trong công tác quy hoạch thuỷ lợi. Nghiên cứu này trình bày cơ sở lý thuyết để xây dựng mối quan 
hệ tần suất với thiệt hại lũ và các mức báo động với thiệt hại lũ, cho kết quả tính toán thiệt hại lũ 
tương ứng với các mức báo động và tần suất khác nhau trên lưu vực sông Hương. Với kết quả tính 
toán này đường quan hệ giữa tần suất lũ, mức báo động và những thiệt hại do lũ gây ra sẽ giúp cho 
việc ước tính thiệt hại nhanh chóng và khi đưa ra các giải pháp giảm thiểu thiệt hại sẽ xác định 
được lợi ích kinh tế lũ của các giải pháp quản lý tổng hợp lũ và các giải pháp phòng chống lũ trên 
lưu vực sông Hương. 
Từ khóa: lợi ích kinh tế lũ, mức báo động lũ, tần suất, thiệt hại lũ, sông Hương. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hạ lưu sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên 
Huế nơi có di sản văn hóa Thế giới, lưu trữ 
nhiều nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây 
cũng là nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt và úng 
ngập trên diện rộng. Hàng năm đồng bằng sông 
Hương chịu từ 1 đến 3 trận ngập lụt lớn. Đặc 
biệt là trận lũ lịch sử tháng 11 năm 1999, lũ tập 
trung nhanh, gây ngập úng nhiều vùng, không 
những tàn phá mùa màng, nhà cửa, cơ sở hạ 
tầng, đền chùa mà còn gây thiệt hại nặng nề về 
người. Trận lũ đã gây ngập lụt thành phố Huế 
với độ sâu lên đến 1,5 m, kéo dài một tuần, gây 
nên thiệt hại rất lớn, hệ thống giao thông, cơ sở 
hạ tầng bị xuống cấp, nhiều lăng tẩm, đền chùa 
bị hư hỏng nặng, đã gây ra úng lụt tại hầu hết 
diện tích đồng bằng, làm hàng trăm người chết 
và bị thương cướp đi sinh mạng của 377 người, 
hàng ngàn ngôi nhà bị đổ sập, cuốn trôi, tổng 
thiệt hại lên tới 2,283.9 tỷ đồng. 
Hình 1. Bản đồ lưu vực sông Hương 
Theo số liệu của Ban chỉ huy phòng chống 
lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên 
Huế, hàng năm, chỉ riêng lũ lụt đã gây thiệt hại 
cho tỉnh lên tới hàng trăm tỷ đồng (Bảng 1). 
Bảng 1. Thiệt hại do lũ gây ra ở lưu vực sông Hương 
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 
Người chết 5 15 9 3 2 8 
Bị thương 1 59 19 5 21 17 
Sạt lở (m3) 84,3 110 50,587 - 500 822 
Tổng thiệt hại (tỷ đồng) 62 216 227 109 80 143 
(UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013) 
1 Trường Đại học Thuỷ lợi; 
2 Viện khoa học Thuỷ lợi Việt Nam 
Những thống kê trên cho thấy, lũ lụt gây thiệt 
hại rất lớn đến kinh tế xã hội ở hạ du sông 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 53 (6/2016) 75
Hương. Con số thiệt hại trên được ước tính từ 
việc thống kê số lượng người bị ảnh hưởng, số 
nhà bị ngập, số hoa màu bị mất mát, các công 
trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng, sạt lở. 
Việc ước tính thiệt hại như thế sẽ nảy sinh ra hai 
vấn đề: Thứ nhất là rất chậm, bị động sau khi lũ 
xảy ra và số liệu; thứ hai là không thể thống kê 
hết được những thiệt hại gián tiếp như làm gián 
đoạn sản xuất, ảnh hưởng môi trường, an sinh 
xã hội. 
Đánh giá thiệt hại lũ là việc làm rất quan 
trọng, tạo cơ sở cho việc tái quy hoạch và đưa ra 
những quyết định đổi mới trong việc quản lý lũ 
lụt. Nghiên cứu này sẽ trình bày cách xác định 
thiệt hại lũ bằng phương pháp xây dựng mối 
quan hệ giữa tần suất, các mức báo động với 
thiệt hại do lũ gây ra. 
2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1 Tài liệu sử dụng 
Bản đồ địa hình và các lớp dữ liệu sử dụng 
đất bao gồm: thủy hệ, giao thông, các lớp phủ 
bề mặt, công trình dân dụng tỷ lệ 1/10.000 từ dự 
án dữ liệu nền GIS Thừa Thiên Huế năm 2011. 
Ảnh vệ tinh thu thập từ hình ảnh vệ tinh miễn 
phí của NASA trên mạng. 
Mặt cắt các sông đo đạc từ năm 2008-2013 
được thu thập từ các Dự án nâng cao năng lực 
thích ứng với thiên tai tại miền trung Việt Nam 
2013 và Dự án đánh giá biến động của dòng 
chảy và môi trường nếu loại bỏ một số cống đập 
trên vùng hạ du khi có các công trình thủy lợi, 
thủy điện trên dòng chính. 
Mặt cắt đo đạc bổ sung năm 2014 của đề tài 
“Nghiên cứu xây dựng khung quản lý lũ tổng 
hợp một số lưu vực sông ven biển miền Trung”. 
Số liệu thống kê thiệt hại do lũ những năm 
gần đây được tổng hợp từ Ban chỉ huy phòng 
chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên 
Huế 2013. 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
Đánh giá thiệt hại do lũ lụt gây ra phải kể đến 
tất cả các yếu tố như xã hội, kinh tế và môi 
trường, sau đó phân loại chúng thành các thiệt 
hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Trong đó thiệt 
hại do lũ được tính chi tiết bởi các thiệt hại vật 
lý của công cộng hoặc tài sản tư như cơ sở hạ 
tầng, nhà cửa, xe cộ bị phá huỷ trực tiếp do nước 
lũ ở các mức sơ cấp và thứ cấp: (i) thiệt hại trực 
tiếp như nhà cửa, cơ sở hạ tầng. (ii) thiệt hại gián 
tiếp liên quan đến như tình trạng chia cắt giao 
thông, thiệt hại do kinh doanh đình trệ, thiệt hại 
từ các thu nhập khác (USACE, 1996). 
Cho X là biến ngẫu nhiên có giá trị thiệt hại 
lũ thì hàm tần suất của biến X sẽ được biểu diễn 
như phương trình 1 sau đây: 
1
1 1 1
0
( ) (0 ) ( ) ( ) (0)
x
XF x P X x f u du F x F (1) 
Trong đó f(u) hàm mật độ xác xuất. Xác xuất 
xảy ra thiệt hại lũ thay đổi X∈[0, x1] có thể 
được biểu diễn bằng một số duy nhất được tổng 
hợp bằng các tích của tất cả các giá trị có thể do 
thiệt hại lũ lụt và xác suất của chúng xảy ra. 
Do thiệt hại lũ là biến ngẫu nhiên nên không 
thể dự báo chính xác giá trị thiệt hại hoặc ngăn 
ngừa hàng năm. Vì vậy xác định thiệt hại lũ có 
thể dựa trên trung bình số liệu thống kê dài hạn, 
như kỳ vọng đưa ra đo vị trí của hàm mật độ xác 
xuất. Giá trị kỳ vọng E(X) của thiệt hại lũ lụt 
hàng năm X được tính như sau: 
( ) . ( )E X x f x dx
 (2) 
Cuối cùng, phương sai của thiệt hại lũ lụt 
hàng năm X, var (X) độ lệch trung bình của đại 
lượng ngẫu nhiên thiệt hại lũ hàng năm X được 
tính như sau: 
 
2
22 2 2( ) ( ) ( ) . ( ) . ( )Var X E X E X x f x dx x f x dx
 
 
 
 (3) 
Hàm thiệt hại và tần suất xuất hiện có thể 
được xác định thông qua các phương pháp được 
minh họa trong Hình 1 dưới đây là mối quan hệ 
giữa lưu lượng (Q) và mực nước (S) tần suất và 
lưu lượng lũ (Q), mối quan hệ giữa tần suất và 
lưu lượng lũ. Từ bản đồ ngập lụt có thể tính toán 
thiệt hại tương ứng với mỗi mực nước khác 
nhau bằng cách thống kê số liệu kinh tế xã hội 
để xây dựng đường quan hệ giữa mực nước 
ngập (mức báo động) và thiệt hại do lũ gây ra 
như hình dưới đây, kết hợp 3 đường quan hệ 
trên có thể xác định thiệt hại dự kiến tương ứng 
với tần xuất lũ xảy ra tương ứng đường biểu 
diễn mỗi quan hệ thiệt hại và tần suất lũ 
(Pistrika A, Tsakiris G, 2007). 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 53 (6/2016) 76
Hình 2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa tần suất và thiệt hại lũ 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN 
LUẬN 
3.1 Xác định các thành phần thiệt hại lũ 
Bản đồ ngập lụt ứng với các tần suất khác 
nhau được xác định dựa vào số liệu tính toán từ 
quan hệ tần suất, lưu lượng và mực nước 
(P~Q~H) cho kết quả như hình 3 dưới đây. 
Trên cơ sở bản đồ ngập lụt sẽ tính toán mức 
độ thiệt hại tương ứng được trình bày chi tiết 
dưới đây. 
Thiệt hại của cơ sở hạ tầng và đường giao thông 
Thiệt hại của cơ sở hạ tầng và đường giao 
thông trong vùng nghiên cứu được xác định dựa 
trên số liệu điều tra thu thập và bản đồ ngập lụt 
về yếu tố: trường học, cơ sở y tế, trụ sở hành 
chính, trạm điện, xí nghiệp nhà máy và đường 
giao thông. Đơn giá của các tài sản trong cơ sở 
hạ tầng dựa vào suất vốn đầu tư xây dựng công 
trình quy định trong quyết định 634/QĐ-BXD 
ngày 09/06/2014 về việc Công bố Suất vốn đầu 
tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng 
hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014. 
a. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% 
b. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 2% 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 53 (6/2016) 77
c. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 5% 
d. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 10% 
Hình 3. Bản đồ ngập lụt ứng với các tần suất khác nhau 
Các công trình trường học bao gồm trường 
tiểu học có quy mô từ 5 – 9 lớp (250 – 450 học 
sinh) với suất vốn đầu tư là 8.057.500.000 
đồng và trường trung học cơ sở - trung học phổ 
thông có quy mô từ 12 – 16 lớp (600 – 800 học 
sinh) với suất vốn đầu tư là 23.262.000.000 
đồng. Đơn giá bình quân cho 1 công trình 
trường học trên địa bàn nghiên cứu là 
15.659.750.000 đồng. Công trình cơ sở y tế 
được tính bằng suất vốn đầu tư của bệnh viện đa 
khoa 50 – 200 giường bệnh là 141.444.000.000 
đồng. Số lượng cơ sở y tế dựa vào số liệu thống 
kê và tính toán từ bản đồ ngập lụt. Trụ sở 
UBND, cơ quan hành chính được tính theo suất 
vốn đầu tư của trụ sở cơ quan Nhà nước dưới 5 
tầng là 783.000.000 đồng. Số lượng trụ sở cơ 
quan dựa vào số liệu thống kê và tính toán từ 
bản đồ ngập lụt. Giá trị của trạm điện được tính 
theo suất vốn đầu tư của trạm biến áp trong nhà 
công suất 2x400KVA là 1.728.000.000 đồng. 
Số lượng trạm điện dựa vào số liệu thống kê và 
tính toán từ bản đồ ngập lụt Giá trị của các xí 
nghiệp nhà máy được tính theo suất vốn đầu tư 
của công trình nhà xưởng và kho thông dụng 
(nhà 1 tầng khẩu độ 12m, cao < 6m, không có 
cầu trục, tường gạch) là 1.660.000.000 đồng. 
Giá trị đường giao thông được tính theo suất 
vốn đầu tư bình quân của 6 loại cấp đường theo 
khu vực đồng bằng là 28.070.000.000 đồng/km. 
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng được tính bằng tích 
của số lượng công trình bị ảnh hưởng với đơn 
giá công trình và mức tỷ lệ thiệt hại của công 
trình đó dưới ảnh hưởng của lũ xảy ra (Bộ Xây 
dựng, 2014). 
Tính toán thiệt hại trong nông nghiệp 
Thiệt hại về nông nghiệp được tính toán dựa 
vào diện tích đất nông nghiệp bị ngập do lũ 
được tính từ bản đồ ngập lụt tương ứng với quan 
hệ mực nước và tần suất xuất hiện của lũ. Đơn 
giá và năng suất cho từng loại cây trồng tương 
ứng trong khu vực tính toán. Trong nghiên cứu 
này lấy lúa là loại cây trồng đại diện để tính 
thiệt hại về nông nghiệp với giá bán bình quân 
năm 2014 là 4.500 đồng/kg và năng suất bình 
quân là 5.9 Tấn/ha. 
Tính toán thiệt hại về người 
Thiệt hại về người khi xảy ra lũ lụt được 
tính dựa vào số tiền đền bù, hỗ trợ người dân 
hoặc hộ gia đình chịu mất mát về người trong 
thời gian chịu ảnh hưởng của lũ theo quyết 
định 2226/QĐ-UBND của tỉnh Thừa Thiên 
Huế về việc quy định một số chính sách hỗ trợ 
khắc phục hậu quả thiên tai từ nguồn Ngân 
sách nhà nước tỉnh. Mức đền bù, hỗ trợ cao 
nhất là 4 triệu/người, số lượng người bị ảnh 
hưởng do lũ được tính toán dựa trên bản đồ 
ngập lụt tương ứng với tần suất xuất hiện lũ 
(Bộ Xây dựng, 2014). 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 53 (6/2016) 78
3.2 Kết quả các trường hợp tính toán thiệt 
hại lũ ứng với các tần suất 
Bảng 2. Thiệt hại do lũ lụt gây ra ứng với 
các tần suất khác nhau 
 (Đơn vị: tỷ đồng) 
 Tổng thiệt hại 
Lũ 0,1% 2739 
Lũ 0,2% 2723 
Lũ 1% 2695 
Lũ 2% 1968 
Lũ 5% 1218 
Lũ 10% 893 
Lũ 20% 684 
Lũ 50% 629 
Hình 4. Thiệt hại do lũ tương ứng với 
các tần suất khác nhau 
3.3 Kết quả tính toán thiệt hại lũ ứng với 
các mực nước báo động 
Bảng 3. Tổng hợp thiệt hại 
tại các mức báo động 
 (Đơn vị: tỷ đồng) 
 3m 
BD II 187 396 611 611 611 
BD III 389 818 1444 1582 1582 
BD III+1 559 1290 2607 2915 2957 
BD III+1,5 738 1700 2968 3302 3326 
Lũ lịch sử 956 2075 3807 4238 4382 
Hình 5. Thiệt hại lũ tương ứng với 
các mức báo động khác nhau 
Thiệt hại do lũ lụt gây ra cho lưu vực sông 
Hương rất nghiêm trọng. Với các mức báo động 
3+1,0m và 3+1,5m, diện tích lớn nhất bị ngập 
khoảng 52.000ha đất và số lượng công trình nhà 
cửa bị ảnh hưởng lớn nhất tương ứng là hơn 
120000 và 130000 công trình. Khi mực nước 
ngập tại các mức báo động khác nhau tăng thì 
thiệt hại do lũ lụt cũng tăng theo. Tuy nhiên khi 
đến một mức nước ngập nhất định, dù mực 
nước tăng lên bao nhiêu thì thiệt hại cũng không 
thay đổi nhiều, đường biểu diễn thiệt hại sẽ tiệm 
cận đến một giá trị. 
3.4. Đề xuất cơ sở tính kinh tế lũ 
Quan hệ tần suất và thiệt hại và mức báo 
động với thiệt hại sẽ là cơ sở chỉ ra khả năng bị 
thiệt hại về kinh tế xã hội hay còn gọi là tổn thất 
có thể dự đoán được (thiệt mạng, bị thương, mất 
mát tài sản, ảnh hưởng tới sinh kế hoặc gián 
đoạn các hoạt động kinh tế hay hủy hoại môi 
trường) do sự tương tác giữa lũ, ngập lũ do tự 
nhiên hay con người và điều kiện dễ bị tổn 
thương, đây cũng chính là khái niệm về rủi ro 
do lũ lụt gây ra. Dự báo và phân tích rủi ro lũ 
đến quản lý rủi ro lũ để hỗ trợ quy hoạch và 
quản lý lũ, đề xuất giải pháp đề xuất khung quản 
nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do ngập lụt gây 
ra. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro do lũ cho lưu 
vực sông Hương như là xây dựng hệ thống cảnh 
báo sớm do lũ lụt, đề xuất cơ chế, chính sách 
quản lý lũ trên lưu vực áp dụng bộ công cụ để 
đánh giá thiệt hại do lũ lụt, giải pháp giảm thiểu 
rủi ro cho dân cư và giải pháp giảm thiểu rủi ro 
trong quy hoạch và sử dụng đất. Áp dụng mỗi 
giải pháp giảm thiểu rủi ro sẽ giảm được thiệt 
hại và tương ứng giảm được tần suất rủi ro do lũ 
gây ra. Xác định lợi ích của giải pháp bằng cách 
xác định giảm tần suất rủi ro, và thông qua quan 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 53 (6/2016) 79
hệ tần suất cũng như mức báo động lũ và thiệt 
hại lũ sẽ xác định được mức giảm thiệt hại của 
giải pháp này, đây chính là lợi ích kinh tế của 
giải pháp đề xuất giảm rủi ro. 
Để ứng phó với lũ lụt xảy ra tại lưu vực sông 
Hương, có thể cần thực hiện giải pháp xây dựng 
hệ thống quan trắc thủy văn, cảnh báo lũ sớm, từ 
đó lên kế hoạch di dân, sơ tán dân cư ra khỏi khu 
vực chịu tác động của lũ lụt hoặc thực hiện việc 
mở cống xả nước, vận hành liên hồ chứa, tăng 
dung tích hồ để tích nước khi có mưa lũ xảy ra. 
Những giải pháp này sẽ làm giảm mực nước lũ, 
thiệt hại nếu có khi đó sẽ giảm xuống tương 
đương với thiệt hại do những cơn lũ có tần suất 
xảy ra lớn hơn. Giả sử một cơn lũ có tần suất 
10% xảy ra, khi không thực hiện giải pháp phòng 
chống nào sẽ gây tổng thiệt hại khoảng 893 tỷ 
đồng. Khi thực hiện giải pháp giảm nhẹ thiệt hại 
ở trên thì mực nước lũ giảm xuống và lưu lượng 
lũ tương đương với cơn lũ có tần suất là 20%, khi 
đó tổng thiệt hại do lũ gây ra giảm xuống còn 
684 tỷ đồng. Như vậy, lợi ích kinh tế lũ của giải 
pháp phòng tránh lũ này sẽ là 309 tỷ đồng. 
4. KẾT LUẬN 
Đánh giá mức độ thiệt hại, mất mát do lũ gây 
ra, từ đó có những biện pháp cảnh báo, tư vấn 
cho các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng như 
những nhà ra quyết định trở nên rất cần thiết 
trong công tác quy hoạch nói chung và quy 
hoạch thuỷ lợi nói riêng. Tuỳ thuộc vào mức độ 
nghiêm trọng của lũ lụt và sự chuẩn bị của 
những vùng bị ảnh hưởng, quá trình đánh giá 
phải được thực hiện dưới nhiều hoàn cảnh khác 
nhau liên quan đến sự thay đổi của các điều kiện 
vật lý, áp lực thời gian. 
Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần chỉ ra 
mức độ thiệt hại ở các mức báo động và tần suất 
xuất hiện lũ khác nhau, từ đó có thể đưa ra các 
giải pháp quản lý lũ trong lưu vực phù hợp. Hơn 
nữa kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở tính toán 
kinh tế cho các giải pháp phòng chống lũ và 
quản lỹ tổng hợp lũ để đánh giá và so sánh các 
giải pháp một cách hợp lý hơn, cũng như lập kế 
hoạch chống lũ và hỗ trợ cho người dân bị thiệt 
hại do lũ gây ra theo các mức độ tần suất và 
mức độ lũ xảy ra khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Xây dựng, (2014). Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết 
cấu công trình năm 2013. 
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, (2013). Quy định một số chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 
năm 2013 từ nguồn Ngân sách nhà nước tỉnh. 
Tiếng Anh 
Pistrika A, Tsakiris G (2007), Flood risk assessment: a methodological framework, water resources 
management: new approaches and technologies, European Water Resources Association, Chania, 
Crete, Greece, 14–16 June. 
USACE (U.S. Army Corps of Engineers) (1996), Engineering and Design. Risk - based Analysis for 
Flood Damage Reduction Studies. Manual No. 1110-2-1619, chapter 2. 
World Bank (2009), The economics of adaptation to extreme weather events in developing countries. 
Abstract: 
DETERMINE THE ECONOMIC BENEFITS 
OF FLOOD INTEGRATED MANAGEMENT IN THE HUONG RIVER BASIN 
Estimating flood damage or loss to have measures forcasting and warning for the affected 
communities as well as support the decision making in water resources planning. This study 
presents the theoretical basis for building relationships between frequency and flood damage, and 
flood damage analysis corresponding flood alarm levels and frequency on the Huong river basin. 
This relationship curve between the flood frequency and the damage will support to estimate 
damage quickly and to offer solutions to minimize the damage will determine the economic benefits 
of flood integrated management solutions and flood prevention measures in the Huong river basin. 
Keywords: flood economic benefit, flood warning levels, frequency, flood damage, Huong river. 
BBT nhận bài: 17/5/2016 
Phản biện xong: 03/6/2016 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_loi_ich_kinh_te_quan_ly_tong_hop_lu_tren_luu_vuc_so.pdf