Xác định hệ giá trị cần định hướng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay
Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có rất nhiều biến động, hệ giá trị xã hội ở nước ta hiện nay đang có sự xung đột, đảo lộn ở những mức độ khác nhau làm cho không ít sinh viên đang rơi vào tình trạng lúng túng, dao động, thậm chí mất phương hướng, mất định hướng trong việc xác định hệ giá trị, lựa chọn giá trị phù hợp và chuẩn mực làm động lực trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Trong bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, tác giả đã đề xuất một hệ giá trị cần định hướng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Xác định hệ giá trị cần định hướng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định hệ giá trị cần định hướng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 101 XÁC ĐỊNH HỆ GIÁ TRỊ CẦN ĐỊNH HƯỚNG CHO SINH VIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Mai Thị Quý1 TÓM TẮT Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có rất nhiều biến động, hệ giá trị xã hội ở nước ta hiện nay đang có sự xung đột, đảo lộn ở những mức độ khác nhau làm cho không ít sinh viên đang rơi vào tình trạng lúng túng, dao động, thậm chí mất phương hướng, mất định hướng trong việc xác định hệ giá trị, lựa chọn giá trị phù hợp và chuẩn mực làm động lực trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Trong bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, tác giả đã đề xuất một hệ giá trị cần định hướng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay. Từ khóa: Giá trị, hệ giá trị, định hướng giá trị cho sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta đã và đang có nhiều biến đổi theo hướng phát triển. Cơ chế kinh tế thị trường và cùng với nó là toàn cầu hoá hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Bên cạnh những biến đổi kinh tế, xã hội, hệ giá trị xã hội cũng đang bị xáo trộn, thang giá trị xã hội bị đảo lộn, sự xung đột giá trị đang diễn ra hết sức phức tạp. Một số giá trị trước đây được xã hội chấp nhận giờ đây đang trở thành lạc hậu; ngược lại, một số hiện tượng trước đây được coi là phản giá trị thì giờ đây lại được lựa chọn; một số giá trị truyền thống đang bị xung đột bởi những giá trị ngoại nhập... Trong bối cảnh đó, thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng đang rơi vào tình trạng lúng túng, dao động, thậm chí mất phương hướng, mất định hướng trong việc xác định hệ giá trị, lựa chọn giá trị phù hợp và chuẩn mực làm động lực trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Có thể nói, việc chệch hướng trong lựa chọn chuẩn giá trị đang được đặt ra như một nguy cơ, thách thức. Mất định hướng trong việc xác định chuẩn giá trị xã hội sẽ dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn hành vi, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ mà còn gây trở ngại cho sự phát triển của cả cộng đồng. Do đó, việc định hướng giá trị, xác định những chuẩn giá trị xã hội đúng đắn và định hướng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay đang được đặt ra như một yêu cầu cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. NỘI DUNG Theo chúng tôi, hệ giá trị cần định hướng cho sinh viên được chia thành hai loại đó là: những giá trị chung của cuộc sống và giá trị nhân cách. 1Giảng viên khoa Lý luận chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 102 2.1. Những giá trị chung của cuộc sống Nhóm các giá trị chính trị - đạo đức - thẩm mỹ Một là, hoà bình, ổn định, độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải luôn thấy được giá trị lớn lao này và cần có ý thức bảo vệ cuộc sống hoà bình, giữ gìn sự ổn định chính trị - xã hội, an ninh trật tự an toàn cho cộng đồng, cho đất nước. Có an cư mới lạc nghiệp, có ổn định hoà bình mới có hợp tác, phồn vinh, phát triển, ấm no, tự do, hạnh phúc cho mỗi người và cho cộng đồng. Nhân dân ta đã phải chiến đấu, hy sinh biết bao thế hệ mới có được nền hoà bình. Những thương đau, mất mát của chiến tranh để lại, những cuộc chiến tranh, xung đột bạo lực đã và đang diễn ra trên thế giới cùng với những hậu quả của nó khiến chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị lớn lao của cuộc sống thanh bình và quyết tâm bảo vệ nó. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đất nước không còn chiến tranh nhưng không vì thế mà chúng ta được phép chủ quan với những âm mưu phá hoại, chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Với âm mưu “Diễn biến hoà bình”, các lực lượng phản động trong và ngoài nước vẫn hàng ngày hàng giờ dùng những chiêu bài như: tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, dân tộc để gây rối trật tự trị an của nước ta, làm mất lòng tin và gây tâm lý hoang mang ở một bộ phận dân chúng. Vì vậy, hơn lúc nào hết, thanh niên, sinh viên, bằng sức mạnh của tri thức, của tuổi trẻ cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữa gìn nền hoà bình, ổn định và an ninh quốc gia như một giá trị cơ bản, hàng đầu. Hoà bình, ổn định gắn liền với việc bảo vệ nền độc lập và sự thống nhất, vẹn toàn của đất nước. Câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”! không chỉ thể hiện khát vọng và ý chí giành độc lập, tự do cho Tổ quốc mà đã trở thành khát vọng, là giá trị cao cả nhất, thiêng liêng nhất, tạo nên sức mạnh to lớn cho mỗi người dân Việt Nam trong những thập kỷ đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Với quyết tâm đó, các thế hệ người Việt Nam đã giành, giữ và trao lại cho nhau giá trị thiêng liêng, cao quý đó. Thế hệ trẻ ngày nay càng cần phải biết trân trọng giá trị này và cần có ý thức, ý chí và hành vi sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phá hoại, chia rẽ làm tổn hại đến độc lập và thống nhất đ ... cộng đồng. Ngày nay, cùng với việc nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, sinh viên phải cần cố gắng để nắm bắt được các phương tiện hiện đại như ngoại ngữ, tin học Mặt khác, học cần phải được giáo dục và tự giáo dục những phẩm chất như: tinh thần trách nhiệm, lòng trung thực trong lao động, thái độ sẵn sàng hợp tác, ứng xử văn minh trong quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng. Hai là, tình yêu và cuộc sống gia đình. Tình yêu là giá trị nổi bật của tuổi trẻ. Nó có thể đem lại sức mạnh và hạnh phúc nhưng cũng có thể gây nên những nỗi bất hạnh to lớn cho mỗi người. Đối với sinh viên, tình bạn, tình yêu, tình dục, đời sống gia đình là những giá trị có liên quan mật thiết với nhau và có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, những kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng xử trong những mối quan hệ tế nhị và phức tạp đó còn chưa được định hướng, giáo dục một cách đầy đủ ở gia đình và nhà trường. Ngày nay, do tác động của văn hoá, lối sống phương Tây, cùng với những mặt tích cực, cũng đã nảy sinh mặt tiêu cực trong quan hệ tình bạn, tình yêu, tình dục và đời sống gia đình. Sự phóng túng trong quan hệ nam nữ dẫn đến hiện tượng sống thử trước hôn nhân hay quan hệ tình dục trước hôn nhân gây hậu quả xấu diễn ra khá phổ biến. Có không ít sinh viên nam nữ đã thuê nhà trọ sống chung với nhau suốt mấy năm đại học nhưng sẵn sàng chia tay ngay sau khi ra trường. Có những sinh viên quan hệ nam nữ không xuất phát từ tình yêu chân chính mà từ sự vụ lợi tầm thường, nay quan hệ với người này, mai quan hệ với người khác làm mất đi nét đẹp, nét văn hoá của sinh viên trên giảng đường đại học. Những mối liên hệ trách nhiệm trong gia đình ngày càng lỏng lẻo, tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng đã và đang đe doạ cuộc sống gia đình. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 106 Do đó, giáo dục tình bạn, tình yêu, tình dục và đời sống gia đình là một trong những nội dung không thể thiếu đối với sự hình thành, hoàn thiện nhân cách cho sinh viên. 2.2. Những giá trị nhân cách Thứ nhất, có sức khoẻ tốt, có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, hiểu biết rộng, thành thạo ngoại ngữ, tin học Con người là một thực thể sinh học - xã hội, trong đó mặt sinh học đóng vai trò là tiền đề, là cơ sở cho mặt xã hội. Vì vậy, nếu không có sức khoẻ thì đừng nói gì đến lý tưởng, ước mơ, hoài bão... Tuy nhiên, người Việt Nam chúng ta trải qua chiến tranh, nghèo đói... nên sức khoẻ giảm sút, vóc người nhỏ bé, bệnh tật nhiều, tuổi thọ trung bình thấp... Vì thế, việc giáo dục cho sinh viên có ý thức về sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng là điều vô cùng cần thiết. Đồng thời, phải giáo dục tri thức, thái độ, hành vi của sinh viên về nâng cao sức khoẻ. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao mà còn cần quan tâm đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, sống lành mạnh về thể chất và tinh thần. Trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay cùng với những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tri thức. Để có được một việc làm tốt, để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động, sinh viên cần nhận thức rõ giá trị lớn lao của học vấn, tri thức, ngoại ngữ, tin học... Từ đó mà cố gắng học tập, rèn luyện, tiếp thu những kiến thức cần thiết và những kỹ năng cơ bản phục vụ công việc sau này. Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường sức lao động là điều thấy rõ, vì vậy, tính chất cạnh tranh ở thị trường này không kém phần gay gắt. Để giành được ưu thế trong cuộc cạnh tranh này, sinh viên phải có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề tốt, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động trong nước, và cao hơn sinh viên có thể tham gia vào thị trường lao động khu vực và thế giới. Thứ hai, có tư duy kinh tế, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Trong thời kỳ bao cấp, người lao động có thể trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào tập thể, nhưng trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay thì thói quen đó đã không còn phù hợp. Cơ chế kinh tế thị trường với những quy luật và những đòi hỏi khắt khe của nó buộc mỗi chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo, có tư duy kinh tế, tính toán hiệu quả để có thể tồn tại được trong cạnh tranh. Vì vậy, đây là một giá trị rất quan trọng cần phải được giáo dục và rèn luyện ở sinh viên hiện nay. Thứ ba, trung thực, làm việc tận tâm, có trách nhiệm, có tinh thần kỷ luật cao Trung thực là một trong những giá trị đạo đức hàng đầu của mỗi người. Có nó, giá trị của mỗi con người sẽ được nâng lên rất nhiều. Có nó, con người sẽ trở nên đáng tin cậy, đáng tôn trọng hơn. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cũng đã cần sự trung thực: trung thực trong học hành thi cử; trung thực trong quan hệ với thầy cô, bạn bè... Còn khi đã đi làm thì cần phải trung thực trong công việc, với cấp trên, với đồng nghiệp... Mặt khác, bất cứ một người sử dụng lao động nào cũng mong muốn ở người lao động của mình TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 107 có thái độ làm việc tận tâm, có trách nhiệm cao trong công việc và nhất là phải có tinh thần kỷ luật tốt. Vì vậy, sinh viên cần phải đánh giá đúng vai trò của giá trị này và cố gắng rèn luyện để vươn tới. Nếu trong nhân cách của bạn có được những giá trị đó thì bạn sẽ có thể cống hiến được nhiều hơn trong công việc, sẽ được đánh giá cao và sẽ có nhiều cơ hội tốt đến với bạn. Thứ tư, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, văn minh, có niềm tin vào cuộc sống, lạc quan, yêu đời Dưới sự tác động của toàn cầu hoá và mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, không ít người vì mải mê chạy theo những lợi ích vật chất mà xem nhẹ những giá trị đạo đức. Tuy nhiên, sinh viên cần nhận thức rõ rằng, cho dù ở thời đại nào thì đạo đức vẫn là một yếu tố cơ bản làm nên giá trị con người. Một người có đạo đức bao giờ cũng được cộng đồng tôn trọng, đánh giá cao; ngược lại, một người có thể giàu có nhưng lại coi thường, vi phạm những chuẩn mực đạo đức thì sẽ không được xã hội chấp nhận. Vì vậy, cho dù trong hoàn cảnh nào, sinh viên cũng vẫn cần giữ được những phẩm chất đạo đức, những giá trị cốt lõi của bản thân như: hiếu thuận với cha mẹ, sống tình nghĩa với mọi người, có lương tâm, có trách nhiệm, có lòng tự trọng, trung thực, thẳng thắn, vị tha, giàu lòng nhân ái. Lối sống lành mạnh, văn minh cũng cần được coi là một giá trị quan trọng đối với sinh viên, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà không ít sinh viên đã và đang bị ảnh hưởng của những lối sống không lành mạnh từ bên ngoài xân lược vào. Sinh viên cần nhận thức được rằng, lối sống lành mạnh, văn minh sẽ là tiền đề quan trọng để các em có thể học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện trở thành người có ích sau này. Mặt khác, lối sống lành mạnh, văn minh cũng làm tăng thêm giá trị cho bản thân, được cộng đồng tôn trọng, đánh giá cao. Ngược lại, một lối sống không lành mạnh, lạc hậu, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc, bắt chước theo kiểu tự do phương Tây, bất chấp dư luận là không thể chấp nhận trong xã hội của chúng ta. Hiện tượng sống gấp, sống buông thả, rượu chè, cờ bạc, lô đề, nghiện hút, mại dâm... cần được lên án mạnh mẽ trong sinh viên. Lối sống có văn hoá, lành mạnh, văn minh sẽ làm nâng cao giá trị của con người, lối sống đó trong sinh viên được thể hiện ở một số hành vi cụ thể như: Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và các quy định về giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh chung, quy chế, nội quy trường học; Hành vi văn minh trong giao tiếp, ứng xử xã hội nhất là nơi công cộng, công sở, đặc biệt là khi giao tiếp với người nước ngoài; Lối sống giản dị, tiết kiệm mà khoa học, hợp lý, tránh lối sống sùng bái tiền, sùng bái tiêu dùng xa hoa, lãng phí, thực dụng; Phong cách, tác phong chững chạc, đứng đắn, nghiêm túc, trang phục, nói năng chuẩn mực, phù hợp; Tuổi sinh viên là lứa tuổi đẹp nhất, bởi sinh viên đang sở hữu cho mình những “tài sản” quý nhất, đó là: tuổi trẻ, trí tuệ, ước mơ, hoài bão, tình yêu, tình bạn... Nhưng không phải sinh viên nào cũng nhận ra điều đó. Một hiện tượng khá phổ biến trong sinh viên hiện TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 108 nay thường hay có tâm trạng chán nản, bi quan, mất niềm tin trong cuộc sống dẫn đến chán học, bỏ học, sống buông trôi không mục đích, thậm chí có sinh viên còn có ý định tìm đến với cái chết. Đó là một sai lầm đáng tiếc. Sinh viên cần nhận thức được giá trị đích thực của những gì họ đang có, từ đó sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, có niềm tin vào tương lai phía trước để học tập và rèn luyện ngày càng tốt hơn. Thứ năm, có lòng yêu nước, yêu CNXH, có lập trường chính trị vững vàng, có niềm tin vào sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần Yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy” [3; tr.10-11]. Trong điều kiện hiện nay, yêu nước vẫn thực sự là một giá trị, đáp ứng những yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập toàn cầu và hơn lúc nào hết, cần phải giáo dục cho sinh viên biết phát huy cao độ tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc, tinh thần dám xả thân vì nước mà ông cha ta để lại nhằm đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Nội dung cơ bản nhất của yêu nước trong giai đoạn hiện nay là tất cả mọi người dân phải đem hết tài năng, sức lực, trí tuệ và lòng nhiệt huyết của mình để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm cho đất nước “vươn mình đứng dậy”, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nói cách khác, trung thành với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chính là sự thể hiện tinh thần yêu nước cao cả nhất trong điều kiện hiện nay. Hiện nay, không ít sinh viên thờ ơ với các nhiệm vụ chính trị, thậm chí có những sinh viên do lập trường tư tưởng, chính trị không vững vàng nên đã bị lợi dụng ủng hộ chế độ đa nguyên, đa đảng, hoặc bị kích động, lôi kéo gây nên những hành vi vi phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc. Hơn ai hết, sinh viên cần phải nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị của mình, đi đầu trong cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ sáu, có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội Đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay đã xuất hiện xu hướng xem nhẹ tập thể và cộng đồng mà chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” hay “sống chết mặc bay”... Đây là một biểu hiện đáng lo ngại. Sinh viên cần nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với tập thể, với cộng đồng và xã hội. Không nên chỉ vì lợi ích của mình mà vi phạm lợi ích của người khác, của tập thể. Cần phải biết chia sẻ với những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có điều kiện, xem đó như là nhu cầu tự thân của chính mình. Làm được điều đó, sinh viên sẽ khẳng định được giá trị của mình trước cộng đồng xã hội, được cộng đồng tôn trọng, đánh giá cao. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 109 3. KẾT LUẬN Trong điều kiện thế giới và trong nước có nhiều biến động như hiện nay, việc định hướng giá trị cho người dân nói chung và sinh viên nói riêng là vô cùng cần thiết. Dựa vào khảo sát thực tế trên 3000 sinh viên; dựa vào những quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục, văn hóa, con người; dựa vào những yêu cầu của toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại; dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu Á có nhiều yếu tố tương đồng với việt Nam; dựa vào kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố, chúng tôi đã xác định được một hệ giá trị cần định hướng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay bao gồm cả những giá trị xã hội và giá trị nhân cách. Tuy nhiên, việc xác định được hệ giá trị chỉ là bước khởi đầu trong việc định hướng giá trị cho sinh viên. Để những giá trị này thực sự trở thành mục tiêu, động lực phấn đấu của sinh viên đòi hỏi sự vào cuộc của cả nhà trường, gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội và cũng không chỉ dừng lại ở biện pháp tuyên truyền, giáo dục mà quan trọng hơn là sự thay đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội theo hướng phát triển, tiến bộ, nhân văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên) (2014), Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] Phạm Minh Hạc (2012), Giá trị học - Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt nam thời nay, Nxb. Dân trí, Hà Nội. [5] Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tiên (Đồng chủ biên) (2015), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Hà Nội. [7] Thái Duy Tuyên (1995), Sự biến đổi định hướng giá trị của con người Việt Nam, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 1. [8] Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình Nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX- 07- 04, Hà Nội. [9] Trần Xuân Vinh (1995), Sự biến đổi một số giá trị cơ bản của thanh niên hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018 110 DETERMINING NECESSARY VALUES FOR STUDENTS IN CURRENT CONDITIONS Mai Thi Quy ABSTRACT In the current situation of the country and the world, there are so many fluctuations, social values in our country are now conflicting, varying degrees of disparity that many students are falling in love. Confusion, oscillation, even disorientation, loss of orientation in the determination of value system, selection of appropriate values and standards as motivation in learning and training. In this article, on the basis of research based on various grounds, the author has proposed a value system that needs to orient students in the current condition. Keywords: Value, value system, value orientation for students.
File đính kèm:
- xac_dinh_he_gia_tri_can_dinh_huong_cho_sinh_vien_trong_dieu.pdf