Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19

Kể từ khi đại dịch Covid- 19 bùng phát, nền kinh tế của thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc

biệt Ngành Hàng không chịu thiệt hại nặng nề: do lo sợ dịch bệnh lây lan nên hành khách có xu

hướng giảm du lịch, công tác; hãng bay dừng việc khai thác các đường bay quốc tế;

VietNam Airlines hiện đang đối mặt với khoản lỗ 20.000 tỷ đồng, dự nợ vay ngắn hạn tính đến ngày

20/3/2020 đã lên tới 3.568 tỷ đồng, hơn 10.000 nhân viên nghỉ việc không lương, 100 máy bay

trong tổng số 106 máy bay phải nằm bãi Dự báo thị trường hàng không còn tiếp tục khó khăn,

hơn nữa, VietNam Airlines phải có nước đi đúng đắn để tồn tại trong bối cảnh hiện nay.

Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19 trang 1

Trang 1

Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19 trang 2

Trang 2

Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19 trang 3

Trang 3

Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19 trang 4

Trang 4

Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19 trang 5

Trang 5

Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 8540
Bạn đang xem tài liệu "Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19

Vietnam Airlines “trọng thương” thời covid19
2360 
VIETNAM AIRLINES “TRỌNG THƯƠNG” THỜI COVID 19 
Nguyễn Kiều Oanh 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng, Trịnh Thành Vũ 
TÓM TẮT 
Kể từ khi đại dịch Covid- 19 bùng phát, nền kinh tế của thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc 
biệt Ngành Hàng không chịu thiệt hại nặng nề: do lo sợ dịch bệnh lây lan nên hành khách có xu 
hướng giảm du lịch, công tác; hãng bay dừng việc khai thác các đường bay quốc tế; 
VietNam Airlines hiện đang đối mặt với khoản lỗ 20.000 tỷ đồng, dự nợ vay ngắn hạn tính đến ngày 
20/3/2020 đã lên tới 3.568 tỷ đồng, hơn 10.000 nhân viên nghỉ việc không lương, 100 máy bay 
trong tổng số 106 máy bay phải nằm bãi Dự báo thị trường hàng không còn tiếp tục khó khăn, 
hơn nữa, VietNam Airlines phải có nước đi đúng đắn để tồn tại trong bối cảnh hiện nay. 
Từ khóa: Ảnh hưởng, Covid- 19, doanh thu, thị trường, VietNam Airlines. 
1 GIỚI THIỆU CHUNG 
1.1 Lịch sử hình thành 
Hãng hàng không quốc gia Vietnam airlines được thành lập từ tháng 1/1956, với đội bay còn rất 
nhỏ, vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45 Chuyến bay nội địa đầu tiên được 
khai trương vào tháng 9/1956. 
Giai đoạn 1976 ” 1980 Vietnam Airlines mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến 
các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philipine, Malaysia và Singapore. 
Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng 
không Dân dụng Quốc Tế (ICAO). 
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành 
với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. 
Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. 
Vào ngày 20/10/2002, Bông sen vàng chính thức trở thành biểu tượng của Vietnam Airlines. 
Năm 2006, Vietnam Airlines vinh dự nhận được chứng chỉ về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải 
Hàng không Quốc tế (IATA) và chính thức gia nhập IATA. 
Ngày 10/06/2010, Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng 
không toàn cầu ” SkyTeam. 
2361 
Ngày 12/07/2016, Vietnam Airlines vinh dự được Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Anh 
SkyTrax công nhận là hãng Hàng không 4 sao 
1.2 Hệ thống đường bay 
Nội địa: Mạng lưới đường bay của Vietnam Airlines phủ rộng khắp 21 tỉnh thành trên cả nước 
Quốc tế: hãng đã mở đường bay đến châu Á, châu Âu, châu Úc và châu Mỹ, tổng cộng có 28 
điểm đến tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. 
Có thể kể đến một số đường bay trọng điểm như: 
Đường bay nội địa: Đường bay đến Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Điện Biên, Đà Nẵng, Huế, 
Vinh, Đồng hới, Pleiku, Tuy Hòa, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Chu Lai, Quy Nhơn, Cần 
Thơ, Côn Đảo, Buôn Ma Thuột, Rạch Gía, Cà Mau. 
Đường bay quốc tế: Đường bay đến Singapore, Bangkok, Phnom Penh, Manila, Jakarta, Luang 
Prabang (Lào), Yangon,Vientiane, Tokyo, Seoul, New York, Houston, Chicago, Honolulu, Moscow, 
Amsterdam,  
2 VIETNAM AIRLINES TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐẠI DỊCH COVID- 19 
2.1 Vietnam Airlines trong giai đoạn 2016 - 2019 
Nă 2016: Tổng doanh thu đạt hơn 71.600 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2015. Lợi nhuận trước 
thuế tăng trưởng vượt bậc, đạt hơn 2.600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với năm trước và vượt 12% so 
với kế hoạch. Tổng doanh thu và thu nhập Công ty mẹ đạt gần 58.400 tỷ đồng (trong đó doanh thu 
thuần đạt hơn 56.500 tỷ đồng), tăng 3,1% so với năm 2015; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.700 tỷ 
đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2015. Vietnam Airlines thực hiện gần 140.000 chuyến bay an toàn, 
tăng 20% so với năm trước. Số lượng chuyến bay khai thác trung bình khoảng 400 chuyến/ngày. 
Vận chuyển hơn 20,6 triệu lượt hành khách, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng vận 
chuyển hàng hóa đạt hơn 270.000 tấn, tăng 31% so với năm 2015 và vượt 13% so với kế hoạch. 
Nă 2017: Tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 88.400 tỷ đồng, lợi nhuận 
hợp nhất trước thuế chạm mốc kỷ lục trên 2.800 tỷ đồng, vượt 72% kế hoạch và tăng 8,3% so với 
cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 2.907 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên 17.432 tỷ 
đồng. Hãng đã thực hiện an toàn tuyệt đối 140.000 chuyến bay, vận chuyển gần 22 triệu lượt hành 
khách. 
Năm 2018: Doanh thu hợp nhất xấp xỉ 100.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 98.950 tỷ đồng, tăng 1,9% 
so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.312 tỷ đồng, vượt 36,8% kế hoạch. 
Trong đó, công ty mẹ đóng góp 73.227 tỷ đồng doanh thu và 2.418 tỷ đồng lợi nhuận 
trước thuế, vượt 23,4% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 đề ra. Vietnam 
Airlines đã thực hiện thành công trên 141.300 chuyến bay với gần 22 triệu lượt hành 
khách được vận chuyển an toàn, chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế 4 sao 
Nă 2019: Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất cao nhất từ trước tới nay lần lượt ước 
đạt 101.188 tỷ đồng (tăng hơn 2.200 tỷ so với năm 2018) và gần 3.369 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ 
2362 
ước đạt hơn 75.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với 
cùng kỳ. 
Hãng khai thác với 134.000 chuyến bay, 23 triệu lượt hành khách và gần 346.000 tấn hàng hóa 
được vận chuyển trong năm 2019. 
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines từ năm 2016- 2019 (đơn vị: triệu đồng) 
Kết quả inh 
doanh 
Nă 2016 
01/01-
31/12KT/HN 
Nă 2017 
01/01-
31/12KT/HN 
Nă 2018 
01/01-
31/12KT/HN 
Nă 2019 
01/01-
31/12KT/HN 
Doanh thu thuần 70,088,974 82,950,970 96,810,642 98,228,084 
Lợi nhuận gộp 10,842,826 10,672,674 12,263,993 10,968,576 
LN thuần từ HĐKD 2,066,995 2,067,618 2,355,507 2,450,236 
LNST thu nhập DN 2,105,237 2,659,113 2,598,509 2,537,461 
LNST của CĐ cty 
mẹ 
2,054,564 2,370,501 2,335,040 2,345,802 
Nguồn: finance.vietstock.vn 
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của 
Vietnam Airlines từ năm 2016 2019 
Nguồn: finance.vietstock.vn 
2.2 Vietnam Airlines “tr ng thương” thời Covid 
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không, khi số lượng các ca nhiễm mới ngày 
một tăng lên theo cấp số nhân ở khắp nơi trên toàn cầu, thì số lượng các chuyến bay cũng giảm 
dần theo chiều hướng ngược lại bởi nỗ lực làm việc không mệt mỏi của các chính phủ và hệ thống 
y tế để làm chậm sự lây lan của virus corona. Doanh thu giảm do thiếu khách hàng, chỉ khai thác 
một số đường bay nội địa, cổ phiếu cũng đi xuống mạnh khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào 
ngành hàng không. Covid-19 gây ra một hỗn hợp độc hại với ‚sức khỏe‛ ngành hàng không. 
2363 
Ngoài việc không có nguồn thu nhập từ khách hàng thì hãng hàng không còn phải trả nhiều 
khoảng phí khác nhau để duy trì bộ máy, trả lương, trả tiền thuê máy bay, bảo trì bảo dưỡng, bãi 
đỗ 
Vietnam Airlines được xem là có thiệt hại nặng nề nhất do hoạt động vận tải hành khách bị hạn 
chế để kiểm soát dịch bệnh. Kể từ khi Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Vietnam 
Airlines đã ngừng khai thác 17 đường bay với Trung Quốc. Khi dịch bệnh lan đến Hàn Quốc, 
Vietnam Airlines tiếp tục phải dừng bay với quốc gia Đông Bắc Á này. Khi tình hình dịch bệnh tại 
Trung Quốc, Hàn Quốc tạm lắng dịu thì điểm nóng châu Âu lại nổi lên và Vietnam Airlines lại phải 
dừng bay với Anh, Pháp, Đức. Đến thời điểm này (14/04/2020) thì Vietnam Airlines tạm dừng khai 
thác các đường bay quốc tế và chỉ khai thác 8 đường bay nội địa. 
Ba tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước chỉ đạt hơn 19.200 tỷ đồng, giảm 
hơn 6.700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, lỗ gần 2.400 tỷ đồng. Nếu dịch kéo dài đến quý IV, 
tổng doanh thu của hãng dự kiến đạt 38.140 tỷ đồng, giảm hơn 72.400 tỷ so với kế hoạch cả năm 
nay. Đồng nghĩa với việc này, Vietnam Airlines ước lỗ 19.651 tỷ đồng. 
Ngay từ tháng 3/2020, Vietnam Airlines buộc phải đơn phương chậm thanh toán một số khoản nợ 
đến hạn, lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng đến nay cũng đã cạn kiệt. Trước tình hình đó, 
Vietnam Airlines đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Dư nợ vay 
ngắn hạn tính đến ngày 20/3/2020 đã lên tới 3.568 tỷ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh 
toán đang bị tạm dừng. Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết, với diễn biến 
dịch bệnh như hiện nay, dự kiến hãng phải giảm tải cung ứng khoảng 60%; doanh thu giảm 
50.000 tỷ đồng, tương đương giảm 65% so với kế hoạch. 
Với 100 máy bay trong tổng số 106 máy bay tạm dừng khai thác, trong đó có 15 chiếc Boeing 787 và 
14 chiếc A350. Mỗi tháng, tiền thuê một chiếc máy bay loại này vào khoảng 1 triệu USD. Như vậy, 
với riêng đội máy bay này, mỗi tháng Vietnam Airlines phải chi gần 30 triệu USD. Ngoài ra, Vietnam 
Airlines còn 76 máy bay A321, tiền thuê mỗi chiếc trung bình trên thị trường khoảng 300 nghìn 
USD/tháng. Ngoài chi phí thuê máy bay (hoặc trả lãi vay), các hãng hàng không còn phải trả hơn 10 
tỷ đồng cho tiền bãi đỗ tại sân bay. Được biết, tiền đậu đỗ tại sân bay mỗi ngày của một chiếc 
Airbus 321 khoảng 1,6 triệu đồng, với dòng Boeing 787 là 4,16 triệu đồng. Như vậy, riêng tiền sân đỗ 
máy bay, mỗi tháng, Vietnam Airlines phải chi trên 6 tỷ đồng. 
Vietnam Airlines phải cho 50% nhân viên nghỉ việc không lương, tức là khoảng 10.000 người lao 
động, toàn bộ nhân viên giảm lương. 
3 GIẢI PHÁP NÀO CHO VIETNAM AIRLINES? 
Việc mà Vietnam Airlines đã làm chủ động làm để giảm thiểu tổn thất hiện nay là cắt giảm nhân 
viên, cắt giảm các lộ trình bay và vận hành những loại máy bay nhỏ hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Bộ 
GTVT đã đề xuất một số giải pháp, như áp dụng chính sách giảm 50% giá cất, hạ cánh và giá dịch 
vụ điều hành bay đi, đến với các chuyến bay nội địa, giảm giá 0 đồng với các dịch vụ chuyên 
ngành thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5/2020). 
Ngoài ra còn đề nghị thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối 
2364 
với nhiên liệu bay đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản 
đóng góp ngân sách. 
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa quyết định giảm 50% giá dịch vụ dẫn máy bay, 
giảm 10% dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất, 
miễn 100% dịch vụ thuê văn phòng đại diện với các hãng hàng không dừng bay. Các hãng vẫn duy 
trì bay sẽ giảm ở mức tối đa theo quy định của Nhà nước là 30%. Chính sách giảm giá này dự kiến 
áp dụng trong 6 tháng (từ tháng 3 đến hết tháng 8). 
Uỷ Ban Quản Lý Nguồn Vốn cũng đề xuất Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xem xét khoanh nợ 
gốc, kéo dài thời hạn vay của các Hợp đồng tín dụng, không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả 
trong thời gian dịch, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển nhóm nợ, tiếp tục cho 
doanh nghiệp vay vốn lưu động và duy trì hạn mức vay vốn lưu động để đảm bảo hoạt động sản 
xuất kinh doanh. 
4 KẾT LUẬN 
Tính đến hiện nay, phải công nhận rằng đại dịch Covid- 19 đã đem lại cho ngành hàng không 
những thiệt hại rất nặng nề. Nếu dịch kéo dài đến quý IV, Vietnam Airlines ước lỗ gần 20.000 tỷ 
đồng. Tuy nhiên, người đứng đầu Vietnam Airlines cam kết hãng sẽ triển khai quyết liệt các giải 
pháp đã có cùng với việc tiếp tục chủ động trong phòng, chống dịch bệnh; sẵn sàng lên đường làm 
nhiệm vụ theo lệnh của Chính phủ cũng như chuẩn bị cho sự phục hồi của thị trường hàng không 
cả trong nước và quốc tế trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bạch Hiền. Vietnam Airlines đối mặt vơi khoản lỗ 2.383 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm. Báo 
Đầu tư và Kinh doanh, website: https://dautuvakinhdoanh.vn/kinh-doanh/thi-
truong/vietnam-airlines-doi-mat-voi-khoan-lo-2383-ty-dong-trong-3-thang-vi-dich-Covid-19-
a596.html 
[2] Báo Kinh tế đời sống. Vietnam Airlines đạt kết quả sản xuất kinh doanh vượt bậc trong năm 
2017, website: https://kinhtedoisong.vn/kinh-te-phat-trien/vietnam-airlines-dat-ket-qua-san-
xuat-kinh-doanh-vuot-bac-trong-nam-2017/ 
[3] Diễn đàn doanh nghiệp. Thị trường phủ mây đen, ngành hàng không Việt ‚điêu đứng‛ (bài 1), 
Báo Thương Trường, Website: https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/thi-truong-phu-may-den-
nganh-hang-khong-viet-dieu-dung-bai-1-26443.html 
[4] Đinh Tịnh. Năm 2019 Việt Nam đạt doanh thu 101.188 tỷ đồng, lợi nhuận 3.368 tỷ đồng, báo 
VietNam Finance, website: https://vietnamfinance.vn/nam-2019-vietnam-airlines-dat-doanh-
thu-101188-ty-dong-loi-nhuan-3369-ty-dong-20180504224233080.htm 
[5] Quỳnh Dân. Vay ngắn hạn để hoạt động, nếu Covid- 19 kéo dài Vietnam Airlines ước lỗ hơn 
19.600 tỷ. Báo Dân Việt, website: 
Covid-19-keo-dai-vietnam-airlines-uoc-lo-hon-19600-ty-1076283.html 
2365 
[6] Vietstock. Tổng công ty hàng không Việt Nam, website: https://finance.vietstock.vn/HVN/tai-
chinh.htm 
[7] Vietnam Airlines. Lịch sử hình thành, website: https://www.vietnamairlines.c 
om/vn/vi/vietnam-airlines/about-us/history 
[8] Vi vi. Doanh thu hợp nhất năm 2018 của Vietnam Airlines đạt kỷ lục với mức xấp xỉ 100.000 tỷ 
đồng, Báo Tài chính cuộc sống, website: https://www.taichinhcuocsong.vn/tin-tuc-su-
kien/doanh-thu-hop-nhat-nam-2018-cua-vietnam-airlines-dat-ky-luc-voi-muc-xap-xi-
100000-ty-dong-9617.html 
[9] Báo Mới. Vietnam Airlines đạt lợi nhuận hơn 2.600 tỷ đồng trước thuế năm 2016, website: 
https://baomoi.com/vietnam-airlines-dat-loi-nhuan-hon-2-600-ty-dong-truoc-thue-nam-
2016/c/22233702.epi 

File đính kèm:

  • pdfvietnam_airlines_trong_thuong_thoi_covid19.pdf