Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Cuối thế kỷ XIX, việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ít người tại Việt Nam đã được chú ý. Từ đó đến nay, hàng trăm công trình của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài, nhiều nhất là Hoa Kỳ, Pháp, Nga về lãnh vực này đã được công bố. Có thể nói hầu hết các bình diện như cảnh huống và chính sách ngôn ngữ, vấn đề cội nguồn và việc sắp xếp danh mục các ngôn ngữ theo cội nguồn, loại hình và cấu trúc ngôn ngữ, vấn đề chữ viết, giáo dục song ngữ đối với các dân tộc thiểu số, đã được làm rõ hoặc nêu vấn đề để giới khoa học tiếp tục thảo luận.

Những thành tựu nghiên cứu trong gần 150 qua về các ngôn ngữ dân tộc ít người đã đóng góp vào thành tựu chung của khoa học nhân văn tại Việt Nam, giúp Chính phủ Việt Nam có những chính sách phù hợp đối với việc phát triển ngôn ngữ, văn hoá các dân tộc thiểu số. Báo cáo này trình bày khái quát lịch sử của việc nghiên cứu, những thành tựu đã đạt được cũng như những công việc cần phải tiếp tục khảo sát của giới ngữ học tại Việt Nam.

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 11/01/2024 5400
Bạn đang xem tài liệu "Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam
VIỆC NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ 
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM1 
PGS.TS. Lê Khắc Cường 
(Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – 
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) 
1. Giới thiệu 
1.1 Cuối thế kỷ XIX, việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ít người tại Việt Nam 
đã được chú ý. Từ đó đến nay, hàng trăm công trình của các nhà khoa học Việt Nam và 
nước ngoài, nhiều nhất là Hoa Kỳ, Pháp, Nga về lãnh vực này đã được công bố. 
Có thể nói hầu hết các bình diện như cảnh huống và chính sách ngôn ngữ, vấn đề 
cội nguồn và việc sắp xếp danh mục các ngôn ngữ theo cội nguồn, loại hình và cấu trúc 
ngôn ngữ, vấn đề chữ viết, giáo dục song ngữ đối với các dân tộc thiểu số, đã được làm 
rõ hoặc nêu vấn đề để giới khoa học tiếp tục thảo luận. 
Những thành tựu nghiên cứu trong gần 150 qua về các ngôn ngữ dân tộc ít người 
đã đóng góp vào thành tựu chung của khoa học nhân văn tại Việt Nam, giúp Chính phủ 
Việt Nam có những chính sách phù hợp đối với việc phát triển ngôn ngữ, văn hoá các dân 
tộc thiểu số. 
Báo cáo này trình bày khái quát lịch sử của việc nghiên cứu, những thành tựu đã 
đạt được cũng như những công việc cần phải tiếp tục khảo sát của giới ngữ học tại Việt 
Nam. 
1.2 Giống như các nước tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia đa 
dân tộc. Ngoài dân tộc Việt (Kinh) chiếm 85,73% dân số, còn có 53 dân tộc anh em, 
thuộc 5 ngữ hệ: Ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic); ngữ hệ Thái–Ka Đai (Tai – Kadai); ngữ 
hệ Nam Đảo (Austronesian); ngữ hệ Hán–Tạng (Sino – Tibetan). Dưới đây là danh mục 
54 dân tộc tại Việt Nam 2: 
1
 Báo cáo tham dự Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu so sánh nhân văn Đài Loan - Việt Nam lần thứ hai năm 
2013 tại Đài Loan. 
2
 Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam. 
Stt 
Dân tộc Dân số 
 % so với 
dân số 
- 
 Việt 
Nam 
 85.846.997 100 % 
1 Việt 73.594.427 85,73% 
2 Tày 1.626.392 1,89% 
3 Thái 1.550.423 1,81% 
4 Hoa 823.071 0,96% 
5 Khơ Me 1.260.640 1,47% 
6 Mường 1.268.963 1,48% 
7 Nùng 968.800 1,13% 
8 Hmông 1.068.189 1,24% 
9 Dao 751.067 0,87% 
10 Gia rai 411.275 0,48% 
11 Ngái 1.035 0% 
12 Ê Đê 331.194 0,39% 
13 Ba Na 227.716 0,27% 
14 Cơ Ho 166.112 0,19% 
15 Sán Chay 169.410 0,2% 
16 Xơ Đăng 169.501 0,2% 
17 Chăm 161.729 0,19% 
18 Sán Dìu 146.821 0,17% 
19 Hrê 127.420 0,15% 
20 Mnông 102.741 0,12% 
21 Ra Glai 122.245 0,14% 
22 Xtiêng 85.436 0,1% 
23 
Bru-Vân 
Kiều 
74.506 0,09% 
24 Thổ 74.458 0,09% 
25 Giáy 58.617 0,07% 
26 Cơ Tu 61.588 0,07% 
27 Giẻ-Triêng 50.962 0,06% 
S
tt 
Dân tộc Dân số 
 % so với 
dân số 
28 Mạ 41.405 0,05% 
29 Khơ Mú 72.929 0,08% 
30 Co 33.817 0,04% 
31 Tà Ôi 43.886 0,05% 
32 Chơ Ro 26.855 0,03% 
33 Kháng 13.840 0,02% 
34 Xinh Mun 23.278 0,03% 
35 Hà Nhì 21.725 0,03% 
36 Chu Ru 19.314 0,02% 
37 Lào 14.928 0,02% 
38 La Chí 13.158 0,02% 
39 La Ha 8.177 0,01% 
40 Phú Lá 10.944 0,01% 
41 La Hủ 9.651 0,01% 
42 Lô Lô 4.541 0,01% 
43 Lự 5.601 0,01% 
44 Chứt 6.022 0,01% 
45 Mảng 3.700 0% 
46 Pà Thẻn 6.811 0,01% 
47 Cờ Lao 2.636 0% 
48 Cống 2.029 0% 
49 Bố Y 2.273 0% 
50 Si La 709 0% 
51 Pu Péo 687 0% 
52 Brâu 397 0% 
53 Ơ Đu 376 0% 
54 Rơ măm 436 0% 
-- 
Người Nước 
Ngoài 
2.134 0% 
2. Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam 
Hoạt động nghiên cứu các ngôn ngữ dân tộc ít người tại Việt Nam có thể chia ra 
làm ba giai đoạn: trước năm 1960, 1960 – 1975 và 1975 - nay. 
2.1 Trước năm 1960 
Thời kỳ này bắt đầu với sự thành lập Hội Truyền giáo Kontum3 vào năm 1849. 
Các giáo sĩ người Pháp truyền đạo trong cộng đồng người Bahnar tại Kontum, sau đó mở 
rộng sang các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Cũng như hầu hết các dân tộc thiểu số tại Việt 
Nam, hồi bấy giờ người Bahnar chưa có chữ viết. Để có thể tiếp cận với người Bahnar và 
với các dân tộc thiểu số khác, các giáo sĩ đã học tiếng và sử dụng hệ thống chữ viết Latin 
để ghi âm các ngôn ngữ này. 
Năm 1861, hệ thống chữ viết tiếng Bahnar bằng mẫu tự Latin được các giáo sĩ 
người Pháp xây dựng nhằm phục vụ cho việc truyền giáo. Chữ viết Bahnar được dùng để 
in Kinh Thánh, để giảng đạo và sau đó đưa vào chương trình giáo dục song ngữ Bahnar-
Pháp. Tiếp theo bộ chữ Bahnar là 2 bộ chữ Jarai (1918) và Êđê (1923), về cơ bản giống 
bộ chữ Bahnar. Ngày 2.12.1935, Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định công nhận hệ 
thống chữ viết bằng mẫu tự Latin dùng chung cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bộ 
chữ này được sửa chữa nhiều lần và thường được gọi là chữ Êđê do được dùng rộng rãi 
trong cộng đồng người Êđê, một trong những dân tộc có dân số đông nhất Tây Nguyên. 
Bộ chữ này vừa tiếp cận với những thành tựu của ngữ âm học, vừa gần gũi với tiếng Việt. 
Hầu hết các hệ thống chữ viết ở các tỉnh, thành phía Nam được xây dựng sau này ít nhiều 
đều dựa trên hệ thống chữ viết tiếng Êđê. 
Sau tiếng Bahnar, người Pháp tiếp tục xây dựng chữ viết cho nhiều dân tộc thiểu 
số khác. Các hệ thống chữ viết này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của 
cuộc sống như tôn gi ... 0, các nhà nghiên cứu 
thuộc Viện Ngữ học mùa hè (Summer Institute of Linguistics - SIL) của Mỹ bắt đầu khảo 
sát ngôn ngữ các dân tộc thiểu số từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào. Kết quả của chương trình 
nghiên cứu này là hàng loạt sách dạy tiếng, sách công cụ, Kinh thánh bằng các tiếng dân 
tộc như Êđê, Chăm, Raglai, Churu, Jrai, Kơho, Mnông, Stiêng, Mạ, Chrau, Sedang, Bru – 
Vân Kiều,... được phổ biến. Nhiều lớp đào tạo giáo viên dân tộc thiểu số được tổ chức. 
Tháng 10.1963, SIL phối hợp với Bộ Giáo dục chính quyền Sài Gòn và Trường Đại học 
Dakota (Mỹ) nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở miền Nam với mục đích biên 
soạn chương trình giáo dục song ngữ trong các cộng đồng dân tộc thiểu số. SIL đã triển 
khai mạnh mẽ dự án “Song ngữ: một nhịp cầu nối liền hai nền văn hoá Kinh - Thượng”. 
Ở các tỉnh thành tại miền Nam, tiêu biểu là tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhiều 
chương trình giáo dục song ngữ tiếng Việt – tiếng dân tộc thiểu số đã được triển khai từ 
lớp vỡ lòng đến tiểu học. 22 ngôn ngữ dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều ngôn ngữ Môn 
- Khmer (Sedang, Halang, Jeh, Bahnar, Kơho, Mnông, Stiêng, Chrau, Katu, Bru) và 
Malayo – Polynesian (Chăm, Êđê, Jarai, Churu, Raglai, Hroi) đã xây dựng được chương 
trình giáo dục song ngữ. Có thể nói đây là thời gian mà các chương trình giáo dục song 
ngữ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số được tiến hành rầm rộ nhất tại Việt Nam và thu 
được những kết quả khích lệ. Để có được những ngữ liệu chính xác trong thời gian nhanh 
nhất, SIL cử 1 – 2 nhà nghiên cứu khảo sát sâu một ngôn ngữ trên tất cả các bình diện 
ngữ âm, từ vựng – từ điển, ngữ pháp; chẳng hạn David D. Thomas – tiếng Chrau, Ralph 
Haupers và Lorrain Haupers – tiếng Stiêng, Kenneth D. Smith – tiếng Sedang, Richard L. 
Phillips – tiếng Hrê,  Ngoài việc xây dựng/cải tiến chữ viết, các nhà ngôn ngữ học của 
tổ chức SIL còn biên soạn rất nhiều từ điển đối chiếu tiếng dân tộc thiểu số - tiếng 
Việt/tiếng Anh. SIL cũng công bố nhiều công trình nghiên cứu, luận văn về ngôn ngữ dân 
tộc ít người tại Việt Nam trên tạp chí Mon-Khmer Studies. 
Năm 1975, Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. SIL chính thức chấm 
dứt hoạt động của mình tại Việt Nam. Các nhà ngữ học của SIL vẫn tiếp tục công việc 
nghiên cứu của mình nhưng chủ yếu là xuất b dịch/ 
in Kinh thánh đạo Tin Lành bằng các bộ chữ Latin hoá mà họ đã xây dựng. 
2.3 Giai đoạn 1975 – nay 
Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo “Tiểu ban 
tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số” bao gồm nhiều cơ quan, ban ngành điều tra 
ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong cả nước trên cả hai bình diện tiếng nói và chữ viết để làm 
cơ sở cho việc hoạch định chính sách dân tộc và chính sách ngôn ngữ. Từ giữa năm 1977, 
các đoàn điều tra các ngôn ngữ dân tộc thiểu số được thành lập. Căn cứ kết quả điều tra, 
năm 1980, Chính phủ ban hành Quyết định 153-CP về chủ trương đối với chữ viết của 
các dân tộc thiểu số. Quyết định nêu rõ: “Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở 
Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hoá chung của cả nước. Ở 
các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ 
thông (tức tiếng Việt và chữ Quốc ngữ Latin – LKC). Cùng với chữ phổ thông, chữ dân 
tộc tham gia vào nhiều mặt hoạt động ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là trong 
việc giữ gìn và phát triển vốn văn hoá của các dân tộc. Vì thế, đi đôi với việc hoàn thành 
phổ cập tiếng và chữ phổ thông, cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số xây dựng mới 
hoặc cải tiến chữ viết của từng dân tộc. Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được 
giúp đỡ xây dựng chữ viết theo hệ chữ Latin”. 
Năm 1980, ngay sau khi có quyết định 153-CP, tỉnh Gia Lai - Kontum đã tổ chức 
cải tiến bộ chữ viết dùng chung cho các dân tộc Bahnar, Sedang, Jarai, đồng thời tổ chức 
Ban biên soạn sách giáo khoa dùng cho các dân tộc nêu trên. Ngoài các địa phương, các 
viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam mà tiêu biểu là Viện Ngôn ngữ học, 
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí 
Minh, đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm điều tra tổng thể, khảo sát các bình diện 
của ngôn ngữ dân tộc thiểu số như ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ điển, lịch 
sử, đặc điểm loại hình, ngôn ngữ học xã hội, 
Viện Ngôn ngữ học đã hợp tác với Viện Đông phương học và Viện Ngôn ngữ học 
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trước đây và Viện Hàn lâm Khoa học Nga hiện 
nay tiến hành nhiều cuộc điều tra điền dã hơn 30 ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 
Viện cũng đã đề xuất với Chính phủ những vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ, 
góp phần xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam. Với sự tư vấn của Viện, năm 1979, 
Việt Nam công bố tộc danh của 54 dân tộc chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Viện 
cũng đã cùng với các tỉnh, thành phố xây dựng, cải tiến chữ viết cho các ngôn ngữ dân 
tộc thiểu số như: hoàn thiện chữ viết Pakoh - Ta Ôih, Bru - Vân Kiều, Raglai, Ka Tu, 
Chăm, Hroi, Hrê; xây dựng chữ Thái cải tiến, Latin hoá chữ Thái, xây dựng phương án 
chữ Mường, đề xuất cải tiến chữ Hmông,.... Song song với việc xây dựng chữ viết, Viện 
cũng đã biên soạn các từ điển song ngữ, sách học tiếng dân tộc, như: Từ điển Việt - Mèo, 
Từ điển Tày - Nùng - Việt, Việt - Tày - Nùng, Từ điển Jarai - Việt, Từ điển Thái - Việt, 
Từ điển Mường - Việt, Sách học tiếng Pakoh, Ta Ôih, Sách học tiếng Bru - Vân Kiều, 
Sách học tiếng Ê Đê, Sách học tiếng Raglai, Sách học tiếng Ka Tu, Sách học tiếng 
Bahnar, Sách học tiếng Chăm Hroi, Hrê... 
Ở phía Nam, cụ thể là tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 
hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Nam Trường Sơn – Tây Nguyên 
được bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp 
Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học 
xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã liên tục tổ chức các 
cuộc điền dã ngôn ngữ học trải dài từ Tây Nguyên (Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, 
Kontum,), đến Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai), Nam Trung Bộ 
(Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Nam Bộ (Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang,). Khá 
nhiều công trình, nhất là từ điển đối chiếu tiếng dân tộc thiểu số - tiếng Việt và các công 
trình, tuyển tập văn học dân gian các dân tộc anh em như Mnông, Raglai, Churu, 
Khmer, đã được xuất bản. Nhiều khoá luận tốt nghiệp đại học về ngôn ngữ dân tộc 
thiểu số (Mnông, Stiêng, Kơho, Mạ, Chăm, Raglai, Chrau, Churu, Bru, Khmer,) đã 
được bảo vệ thành công. Từ cái nôi và định hướng ấy, nhiều thế hệ giảng viên, sinh viên 
của Khoa Ngữ văn đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về các vấn đề của ngôn 
ngữ dân tộc thiểu số khu vực phía Nam như luận án của Trần Thị Mỹ (tiếng Mnông), Lê 
Khắc Cường (tiếng Stiêng), Nguyễn Văn Huệ, Phú Văn Hẳn (tiếng Chăm), Lý Tùng Hiếu 
(tiếng Bru-Vân Kiều, Nguyễn Quang Vinh (tiếng Chrau), 
3. Thành tựu và phương hướng 
3.1 Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã xây dựng được một số 
chương trình giáo dục song ngữ đưa vào giảng dạy trong các trường tiểu học và trường 
phổ thông dân tộc nội trú là: 1) Chương trình tiếng Khmer (tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà 
Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cà Mau...) ; 2) Chương trình tiếng Chăm cổ truyền Akhar 
Thrah (tại hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận); 3) Chương trình tiếng Chăm Ja Wi (tại hai 
tỉnh An Giang, Tây Ninh); 4) Chương trình tiếng Hoa (tại Thành phố Hồ Chí Minh, các 
tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Bạc Liêu...); 5) Chương trình tiếng Êđê (tại tỉnh Đắc Lắc); 
6) Chương trình tiếng Jarai (tại tỉnh Gia Lai); 7) Chương trình tiếng Bahnar (tại các tỉnh 
Kon Tum, Gia Lai); 8) Chương trình tiếng Kơho (tại tỉnh Lâm Đồng) ; 9) Chương trình 
tiếng Hmông (tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu). 
Việc dạy và học tiếng dân tộc trong các trường phổ thông dân tộc nội trú dù còn 
nhiều khó khăn song bước đầu đã đào tạo được một số lượng khá lớn học sinh dân tộc 
thiểu số biết sử dụng thành thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng mẹ đẻ. Các học sinh này sau khi 
tốt nghiệp là những hạt nhân tích cực trong các hoạt động thông tin, giáo dục,. Họ cũng 
đóng góp tích cực vào việc sưu tầm, tuyển chọn các tác phẩm văn học dân gian của dân 
tộc mình, bổ sung vào kho tàng văn học dân gian của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã được xuất bản với sự hợp tác của các trí thức, nghệ 
nhân dân tộc thiểu số, được in bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc hoặc song ngữ. Nhiều tờ 
báo được in, nhiều đài phát thanh, đài truyền hình phát sóng bằng tiếng dân tộc đã tạo 
điều kiện thuận lợi để phổ biến và phát triển các ngôn ngữ này. Các đài phát thanh, đài 
truyền hình quốc gia ngày càng có thêm nhiều các chương trình bằng tiếng dân tộc thiểu 
số. Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát thanh các tiếng dân tộc Hoa, Khmer, 
Chăm, Mông, Bahnar, Thái,...Từ năm 2006, Đài Tiếng nói Việt Nam triển khai dự án mở 
rộng mạng phủ sóng phát thanh các chương trình văn hóa - xã hội và các chương trình 
bằng tiếng dân tộc khu vực trung du miền núi Bắc Bộ. Ban Truyền hình dân tộc (chương 
trình VTV5) cũng đã phát nhiều thứ tiếng là Hoa, Khmer, Chăm, Hmông, Thái, Êđê, 
Sedang,... chưa kể hàng chục chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc trên 
các đài phát thanh, truyền hình của các địa phương. 
Có thể thấy, cùng với chữ viết phổ thông (chữ Quốc ngữ), chữ viết các dân tộc 
anh em đang chứng tỏ vai trò của mình trong các lĩnh vực hoạt động tại các vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc gìn giữ và phát triển văn hoá dân tộc, xây dựng 
cuộc sống mới, phổ biến kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh, bảo vệ rừng,... 
3.2 Việt Nam đã có nhiều cố gắng để xây dựng chữ viết, xây dựng chương trình 
giáo dục song ngữ cho nhiều cộng đồng dân tộc ít người tại Việt Nam, nhưng hiệu quả 
đạt được là chưa cao. Nguyên nhân quan trọng là việc xây dựng chữ viết thiếu kế hoạch 
chung, mỗi nơi làm một cách khiến hiện nay có hàng chục phương án chữ viết khác nhau 
đã được phê duyệt. Một nguyên nhân khác là quan điểm không đúng về việc dạy chữ, dạy 
tiếng cho các dân tộc ít người. Một số người cho rằng việc dạy tiếng, học tiếng dân tộc 
chỉ nhằm mục đích cuối cùng là giúp cho bà con học tiếng Việt - tiếng phổ thông - tốt 
hơn. 
Không thể phủ nhận một thực tế là trong chiến tranh, nhiều cán bộ, trí thức người 
dân tộc và người Việt đã dùng tiếng Việt phiên âm tiếng dân tộc để học tiếng và sau đó, 
dạy chữ Quốc ngữ cho bà con. Nhiều cán bộ, thanh niên dân tộc ít người nhờ đó mà được 
xoá mù chữ. Một thực tế khác là
không khác nhau lắm, và tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ nhà nước, nên hầu 
hết các bộ chữ của nhiều ngôn ngữ dân tộc thiều số khi xây dựng đã cố gắng để tạo sự 
gần gũi với tiếng Việt trong cách ghi âm. Nhưng những thực tế đó không có nghĩa là việc 
xây dựng chữ viết, xây dựng chương trình giáo dục song ngữ cho đồng bào thiểu số chỉ 
nhằm mục đích giúp cải thiện tiếng Việt của bà con. Thật ra, cứu cánh của việc đẩy mạnh 
việc học chữ, học tiếng bản ngữ của bà con dân tộc thiểu số là nhằm giúp bà con hiểu biết 
hơn, qua đó bảo tồn và phát huy tốt hơn nền văn hoá của dân tộc mình tốt hơn. Thời gian 
qua, nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của các dân tộc thiểu số đã bị mai một hoặc không 
được phát huy do không có chữ viết để ghi lại, do không được phổ biến cũng như giảng 
dạy trong nhà trường. 
Chương trình song ngữ tại một số trường phổ thông dân tộc dạy cả 2 ngôn ngữ: 
Lớp 1 dạy chữ và tiếng dân tộc thiểu số, lớp 2 thêm môn tiếng Việt. Và các lớp sau, lớp 
3, lớp 4, lớp 5 tăng dần các môn học khác và các môn này thường chỉ dạy bằng tiếng 
Việt. Cách làm này khiến chữ và tiếng dân tộc không phát huy được vai trò của nó, và dễ 
bị lãng quên sau khi học sinh nắm vững tiếng Việt. Nhiều trường cao đẳng/đại học sư 
phạm chưa có khoa giảng dạy tiếng dân tộc cho giáo sinh là người bản ngữ hoặc giáo 
sinh người Việt. Những bất cập đó sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động giáo dục 
song ngữ. 
Những công việc cần phải làm trong những năm tới là : 
– Cung cấp tài chính kịp thời cho chương trình quốc gia: "Kho tàng chung di sản 
văn hoá phi vật thể của các tộc người ở Việt Nam". 
- Tiếp tục điều tra dân số và ngôn ngữ trong cả nước để nắm chắc các tộc người 
và dân số tộc người. Điều chỉnh, bổ sung những ngôn ngữ/tộc người chưa được đưa vào 
danh mục ngôn ngữ/tộc người. Chẳng hạn nghiên cứu để có kết luận sớm trường hợp về 
trường hợp ngôn ngữ/tộc người Tàmun ở Bình Phước và Tây Ninh, một trường hợp vừa 
được dư luận nêu lên trong thời gian gần đây; 
- Xây dựng, hoàn thiện chữ viết theo mẫu tự Latin cho tất cả các ngôn ngữ chưa 
có chữ viết. Lưu ý thích đáng đến sự gần gũi giữa hệ thống ngữ âm của các nhóm ngôn 
ngữ để áp dụng một vài bộ chữ cho tất cả các ngôn ngữ, tránh việc trăm hoa đua nở, mỗi 
ngôn ngữ xây dựng một hệ thống chữ viết riêng; 
- Tiếp tục biên soạn các loại từ điển đối chiếu song/đa ngữ, từ điển giải thích cho 
các ngôn ngữ chưa có từ điển; 
- Xây dựng một chương trình song ngữ thống nhất có thể áp dụng cho tất cả các 
dân tộc ít người; nhanh chóng hoàn thành việc biên soạn các chương trình giáo dục cho 
các tộc người có dân số đông; 
- Phát triển các chương trình truyền thanh, truyền hình tiếng dân tộc, lưu ý các nội 
dung về văn hoá dân tộc thiểu số, dạy tiếng; 
- Tiếp tục thu thập, bảo tồn và phổ biến các văn bản viết bằng chữ cổ của các dân 
tộc thiểu số; 
- Hoàn thiện chương trình, phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng các 
trường phổ thông dân tộc nội trú trong cả nước để đào tạo giáo viên, cán bộ người dân tộc 
thiểu số. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. R.P.H. Azémar. 1887. Dictionaire Stieng, Recueil de 2500 mots. Saigon. 
2. Hồng Thị Châu. 2001. Xây dựng bộ chữ phiên âm cho các dân tộc thiểu số ở Việt 
Nam. Nxb. Văn hoá dân tộc. 
3. Lê Khắc Cường. 2010. Hệ thống chữ viết tiếng Stiêng và vấn đề xây dựng từ điển đối 
chiếu Việt – Stiêng, Stiêng – Việt. Tạp chí Khoa học xã hội số 3. 
4. Trần Thu Dung, 2012. Những cuốn từ điển tiếng dân tộc thiểu số vô giá. Tiền Phong 
Online, số 29/12/2012 
5. Cửu Long Giang. 1974. Hội truyền giáo Kontum. Trong “Cao nguyên miền Thượng”. 
Nxb Sài Gòn. 
6. Nguyễn Văn Lợi. 1999. Các ngôn ngữ nguy cấp và việc bảo tồn sự đa dạng văn hoá, 
ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. 
7. Trương Văn Sinh. 1993. Giáo dục song ngữ và việc dạy - học tiếng Việt cho các học 
sinh dân tộc thiểu số phía Nam. Trong: “Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các 
dân tộc thiểu số phía Nam”. Nxb. Khoa học xã hội. 
8. Summer Institute of Linguistics. 2009. Ethnologue, Languages of the World, 16
th
Edition, Dallas, Texas. 
9. Viện Ngôn ngữ học. 1997. Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân 
tộc. Nxb. Khoa học xã hội. 
10. Viên Ngôn ngữ học. 1984. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách 
ngôn ngữ. Nxb. Khoa học xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfviec_nghien_cuu_ngon_ngu_cac_dan_toc_thieu_so_tai_viet_nam.pdf