Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Ngân sách huyện là một cấp trong hệ thống Ngân sách nhà nước. Ngân sách huyện gắn liền với việc

thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính quyền nhà nước cấp huyện, có vai trò cung cấp phương tiện vật chất

để chính quyền cấp huyện hoạt động, đồng thời là một công cụ thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động

kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng tại địa phương. Khoái Châu là một huyện có quy mô dân số

và diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện chủ yếu là sản xuất nông

nghiệp, nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi đó nhu cầu chi cho phát triển là rất lớn. Do vậy, hoạt động

thu - chi ngân sách nhà nước càng cần phải được chú trọng để bồi dưỡng, khai thác các nguồn thu đồng

thời sử dụng hợp lý các khoản chi nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển,

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trang 1

Trang 1

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trang 2

Trang 2

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trang 3

Trang 3

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trang 4

Trang 4

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trang 5

Trang 5

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trang 6

Trang 6

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 12580
Bạn đang xem tài liệu "Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Về công tác thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 85
VỀ CÔNG TÁC THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Lê Thị Hồng Quyên, Lê Phương Trà
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 23/07/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 24/08/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 08/09/2018
Tóm tắt:
Ngân sách huyện là một cấp trong hệ thống Ngân sách nhà nước. Ngân sách huyện gắn liền với việc 
thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính quyền nhà nước cấp huyện, có vai trò cung cấp phương tiện vật chất 
để chính quyền cấp huyện hoạt động, đồng thời là một công cụ thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động 
kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng tại địa phương. Khoái Châu là một huyện có quy mô dân số 
và diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện chủ yếu là sản xuất nông 
nghiệp, nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi đó nhu cầu chi cho phát triển là rất lớn. Do vậy, hoạt động 
thu - chi ngân sách nhà nước càng cần phải được chú trọng để bồi dưỡng, khai thác các nguồn thu đồng 
thời sử dụng hợp lý các khoản chi nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển, 
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Từ khoá: Ngân sách nhà nước cấp huyện, thu và chi ngân sách.
1. Đặt vấn đề
Trong hệ thống tài chính thống nhất, Ngân 
sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vị trí 
chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính 
được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát 
triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý 
Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, 
tiền tệ.
Ngân sách Nhà nước là một nhân tố quan 
trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô. Hệ thống Ngân 
sách Nhà nước bao gồm Ngân sách Trung ương và 
Ngân sách Địa phương. Trong những năm qua, công 
tác thu - chi ngân sách trên địa bàn huyện Khoái 
Châu tỉnh Hưng Yên đã có những chuyển biến tích 
cực. Hoạt động thu - chi ngân sách, một mặt, gắn 
liền với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của 
huyện, mặt khác, thông qua công tác quản lý thu - 
chi ngân sách tại địa phương mà góp phần thực hiện 
chủ trương chính sách của Đảng bộ, Chính quyền 
và phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng 
cao đời sống nhân dân. 
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác thu - chi 
ngân sách của huyện vẫn còn các hạn chế cần phải 
khắc phục. Thu ngân sách vẫn chưa bao quát hết các 
nguồn thu trên địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, 
nguồn thu còn hạn chế Hiệu quả chi ngân sách 
còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung gây 
lãng phí và thất thoát Ngân sách nhà nước.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Ngân sách địa phương, nội dung thu - chi 
ngân sách cấp huyện
* Các cấp ngân sách địa phương
Ngân sách địa phương hay Ngân sách Nhà 
nước địa phương (NSĐP hay NSNN ĐP) bao gồm 
ngân sách của đơn vị hành chính các cấp, có Hội 
đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân. Theo đó, 
NSĐP bao gồm: 
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương (gọi chung là ngân sách tỉnh).
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố 
thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện).
- Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi 
chung là ngân sách xã).
Trong phạm vi bài viết tập trung vào ngân 
sách cấp huyện.
* Nội dung thu, chi ngân sách cấp huyện
Nội dung phân định nhiệm vụ thu, chi của 
ngân sách huyện bao gồm sau đây:
Nguồn thu ngân sách
- Các khoản thu ngân sách địa phương được 
hưởng 100%: Thuế nhà, đất; Thuế tài nguyên, không 
kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; Thuế 
môn bài; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử 
dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiền cho 
thuê đất, thuê mặt nước (không kể tiền thuê mặt 
nước thu từ hoạt động dầu khí); Tiền đền bù thiệt 
hại đất; Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu 
nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động sổ số 
kiến thiết; Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa 
phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương 
tại các cơ sở kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của 
cấp tỉnh theo quy định; Viện trợ không hoàn lại của 
các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa 
phương theo quy định của pháp luật; Phần nộp ngân 
sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, 
lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ 
chức thu, không kể lệ phí xăng, dầu và lệ phí trước 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology86 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018
bạ; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công 
sản khác; Phần nộp ngân sách theo quy định của 
pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn 
vị do địa phương quản lý; Huy động từ các tổ chức, 
cá nhân theo quy định của pháp luật; Đóng góp tự 
nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài 
nước; Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công 
trình kết cấu hạ tầng theo quy định; Thu kết dư ngân 
sách địa phương; Các khoản phạt, tịch thu và thu 
khác của ngân sách địa phương theo quy định của 
pháp luật; Th ...  
xã hội.
Nội dung chi chiếm tỷ trọng đứng thứ ba 
trong chi thường xuyên của huyện là chi quản lý 
hành chính. Năm 2015, chi quản lý hành chính là 
123.784 triệu đồng, chiếm 9,33% tổng chi ngân 
sách; năm 2016 là 139.647 triệu đồng, chiếm 9,08% 
tổng chi ngân sách; năm 2017 là 153.725 triệu đồng, 
chiếm 10,35% tổng chi ngân sách. Như vậy, mức chi 
quản lý hành chính của huyện Khoái Châu chiếm tỷ 
trọng cao và liên tục tăng qua các năm, do chịu ảnh 
hưởng mạnh của các Quyết định tăng lương cơ bản 
của Chính Phủ qua các năm trong khi chưa thực sự 
tinh giảm biên chế, cải cách, thu gọn bộ máy hành 
chính, hạn chế các khoản chi tiếp khách, hội họp, 
khánh tiết, sử dụng xe công,  Với mức chi như 
vậy, chứng tỏ hiệu quả quản lý chi ngân sách trong 
nội dung này của huyện còn nhiều hạn chế.
Trong tổng chi ngân sách huyện Khoái 
Châu, một nội dung chi rất quan trọng, chiếm tỷ 
trọng lớn khác là chi chuyển giao ngân sách cấp 
dưới. Năm 2015, chi chuyển giao ngân sách cấp 
dưới là 485.988 triệu đồng, chiếm 36,62% tổng chi 
ngân sách; năm 2016 là 653.430 triệu đồng, chiếm 
42,47% tổng chi ngân sách, năm 2017 là 556.242 
triệu đồng, chiếm 37,46% tổng chi ngân sách. Đây 
là một nội dung chi cho ngân sách địa phương cấp 
dưới bù đắp thiếu hụt cân đối thu - chi và nội dung 
này tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng khá cao qua 
các năm nghiên cứu và nó cũng chứng tỏ hiệu quả 
quản lý NSNN cấp xã hiện nay trên địa bàn huyện 
Khoái Châu còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.2. Tổng hợp chi ngân sách trên huyện Khoái Châu giai đoạn 2015 - 2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Thực hiện
Tỷ trọng
(%)
Thực 
hiện
Tỷ trọng
(%) Thực hiện
Tỷ trọng
(%)
Tổng chi 1.327.012 100% 1.538.627 100% 1.485.034 100%
A. Chi Ngân sách nhà 
nước
841.022 63,38% 881.912 57,32% 928.791 62,54%
I. Chi đầu tư phát triển 160.478 12,09% 139.960 9,10% 156.752 10,56%
Trong đó: Chi đầu tư 
XDCB 160.478 12,09% 139.960 9,10% 156.752 10,56%
III. Chi trả nợ lãi, phí 1 0,0001% 2,8 0,0002% 10,1 0,0007%
IV. Chi thường xuyên 680.543 51,28% 741.949 48,22% 772.028 51,99%
1. Chi quốc phòng 7.419 0,56% 7.314 0,48% 11.344 0,76%
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 89
2. Chi an ninh 5.630 0,42% 6.858 0,45% 7.386 0,50%
4. Chị sự nghiệp giáo dục 
đào tạo, dạy nghề
320.536 24,15% 353134 22,95% 350.594 23,61%
5. Chi sự nghiệp y tế 30.657 2,31% 32.396 2,11% 30.507 2,05%
6. Chi dân số và kế hoạch 
hoá gia đình
513 0,04% 414 0,03% 122 0,01%
7. Chi sự nghiệp khoa học 
và công nghệ
1.114 0,08% 1585 0,10% 1836 0,12%
8. Chi sự nghiệp văn hoá 
thông tin
6.489 0,49% 8927 0,58% 8024 0,54%
9. Chi sự nghiệp phát 
thanh, truyền hình, thông 
tấn
2.871 0,22% 3.458 0,22% 3.200 0,22%
10. Chi sự nghiệp thể dục 
thể thao
127 0,01% 81 0,01% 2.408 0,16%
11. Chi sự nghiệp đảm bảo 
xã hội
150.085 11,31% 155.518 10,11% 169.584 11,42%
12. Chi sự nghiệp kinh tế 19.272 1,45% 22.960 1,49% 28.067 1,89%
13. Chi sự nghiệp bảo vệ 
môi trường
100 0,01% 274 0,02%
14. Chi quản lý hành 
chính, Đảng, đoàn thể
123.784 9,33% 139.647 9,08% 153.725 10,35%
16. Chi khác ngân sách 11.946 0,90% 9.653 0,63% 4.956 0,33%
B. Chi chuyển giao ngân 
sách
485.988 36,62% 653.430 42,47% 556.242 37,46%
Trong đó: Bổ sung ngân 
sách cấp dưới
485.988 36,62% 653.430 42,47% 556.242 37,46%
C. Chi trả nợ gốc 2 0,0002% 6,4 0,0004% 0,9 0,0001%
(Nguồn: số liệu Phòng Tài chính - Kế hoạch , UBND huyện Khoái Châu)
2.3. Đánh giá hoạt động thu - chi Ngân sách nhà 
nước huyện Khoái Châu 
2.3.1. Kết quả đạt được
- Về thu Ngân sách Nhà nước:
Công tác thu NSNN của huyện Khoái Châu 
luôn sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo 
thu đúng, thu đủ và kịp thời; Các biện pháp thu đã 
được áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo, phù 
hợp với những diễn biến khách quan của tình hình 
hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ 
các Luật thuế đã ban hành. 
Việc xây dựng thuế đã dựa trên các văn 
bản pháp luật hiện hành về thuế, kế hoạch phát triển 
kinh tế nói chung và kế hoạch phát triển sản xuất 
kinh doanh ở từng cơ sở nộp thuế, các chính sách, 
chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước đã ban hành, 
tình hình tài chính ngân sách của Nhà nước trong 
năm kế hoạch, đặc biệt là yêu cầu động viên nguồn 
thu vào NSNN.
- Về chi Ngân sách Nhà nước:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Các công 
trình thuộc huyện quản lý đã được thực hiện tương 
đối tốt trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản theo Luật 
xây dựng. Các khâu từ lập dự án khả thi, thẩm định 
dự toán, giao thầu, tổ chức nghiệm thu và thanh 
quyết toán công trình được thực hiện tốt theo quy 
định, các huyện, thành phố thực hiện triển khai 
phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân cấp 
ngay từ đầu năm cho các dự án công trình.
Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện đã 
có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, 
trong đó đặc biệt là Phòng Công thương, thực hiện 
xuất toán những khoản thu không đúng thiết kế dự 
toán, góp phần chống thất thoát trong lĩnh vực xây 
dựng cơ bản, tiết kiệm chi cho ngân sách.
+ Chi thường xuyên: Kế hoạch chi thường 
xuyên là một bộ phận rất quan trọng của kế hoạch 
chi ngân sách của huyện, do đó khi lập kế hoạch chi 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology90 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018
thường xuyên của huyện căn cứ chủ trương của Nhà 
nước về duy trì, phát triển các hoạt động thuộc bộ 
máy quản lý hành chính nhà nước, các hoạt động sự 
nghiệp, hoạt động quốc phòng, an ninh và các hoạt 
động khác trong từng giai đoạn nhất định; bởi dựa 
vào các căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng kế 
hoạch chi thường xuyên của NSNN có cách nhìn 
tổng thể về mục tiêu mà NSNN phải hướng tới.
Kế hoạch chi thường xuyên đã dựa vào các 
chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt 
là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp 
phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN kỳ kế 
hoạch. Thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu 
quả của các chỉ tiêu thuộc kế hoạch phát triển kinh 
tế - xã hội. Trên cơ sở đó, có kiến nghị điều chỉnh 
lại các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã 
hội cho phù hợp.
Xây dựng kế hoạch chi thường xuyên đã 
dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho 
nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch, các chính 
sách chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành 
và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể 
xẩy ra trong kỳ kế hoạch, kế hoạch chi thường xuyên 
đã đã được thực hiện đúng về trình tự thời gian.
2.3.2. Những hạn chế 
* Thu ngân sách
Tình hình sản xuất kinh doanh của hầu hết 
các ngành, các lĩnh vực của huyện còn gặp khó 
khăn với đặc thù là một huyện nằm ở trung tâm 
Đồng Bằng Sông Hồng, gần các trung tâm kinh tế 
lớn của khu vực phía Bắc nhưng vẫn là một huyện 
thuần nông, đa phần các hộ sản xuất kinh doanh cá 
thể vẫn mang tính nhỏ, lẻ, thời vụ; do vậy, công tác 
quản lý thu thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế 
thu nhập doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; công 
tác quản lý hộ sản xuất kinh doanh cá thể phức tạp, 
số hộ sản xuất kinh doanh cá thể không thực hiện 
nghĩa vụ nộp thuế còn tương đối phổ biến.
Sự kết hợp giữa đội thuế và hội đồng tư vấn 
thuế ở xã, thị trấn còn nhiều hạn chế; tình trạng 
khoán thu cho đội thuế còn tương đối phổ biến. Công 
tác nắm bắt số lượng hộ sản xuất kinh doanh cá thể 
chưa thực sự hiệu quả, bám sát thực tế hiện nay tại 
các địa phương nên việc quản lý khai thác nguồn thu 
từ những đối tượng này còn chưa hiệu quả.
* Chi ngân sách
- Chi thường xuyên:
Chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị, xã, 
phường, thị trấn còn chưa thực hiện đúng chế độ tài 
chính và chưa có hiệu quả. Một số xã, phường, thị 
trấn chi không đúng như dự toán nhưng cũng không 
đề nghị điều chỉnh. Giữa dự toán và thực hiện dự 
toán có sự chênh lệch lớn, nhưng vẫn chưa được sự 
chấp nhận quyết toán. Điều này là trái với quy định 
của Luật Ngân sách Nhà nước.
Các đơn vị sử dụng NSNN chưa thực hiện 
các chế độ chính sách chi tiêu một cách nghiêm túc 
như công tác phí, chi tiêu hội nghị,  nhiều cuộc 
hội thảo, hội nghị còn nặng hình thức, đặc biệt chi 
hành chính nhiều nội dung không thiết thực. Các 
khoản chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực 
hiện đúng chế độ chứng từ, hoá đơn theo quy định. 
Nhiều đơn vị chi tiêu với số tiền lớn nhưng chỉ có 
chứng từ viết tay (không hợp lệ) vẫn được thanh 
quyết toán (theo quy định mua hàng có giá trị trên 
100.000 đồng phải có hoá đơn thuế giá trị gia tăng).
Nguồn thu ngân sách trong năm không đều 
đặn, tập trung vào cuối năm, lúc cần thì không có 
tiền để chi làm ảnh hưởng đến triển khai thực hiện 
nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Cuối năm khi có đủ 
nguồn thu thì cấp cho đủ kế hoạch, dẫn đến chi tiêu 
không hợp lý, xảy ra tình trạng chạy khối lượng, 
nghiệm thu khống khối lượng trong xây dựng cơ 
bản. Trong chi thường xuyên vẫn còn tình trạng tìm 
mọi cách hợp lý hoá chứng từ để sử dụng hết kinh 
phí, gây thất thoát ngân sách.
Một số ngành nghề chưa có định mức chi 
tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật hoặc sử dụng định 
mức của ngành khác có loại hình tương tự nên công 
việc lập dự toán cấp phát kinh phí, kiểm soát chi 
tiêu thiếu căn cứ pháp lý.
- Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản:
Trong thời gian qua huyện Khoái Châu về 
cơ bản đã xác định đúng hướng để đầu tư, đồng thời 
đã cân đối được nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên vấn đề 
còn nhiều bất cập chính là ở việc quy hoạch, bố trí 
kế hoạch vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư chung của của 
huyện và cụ thể hoá cho từng dự án, từng ngành để 
sớm đưa dự án vào hoạt động. Đầu tiên là khâu ghi 
chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh hàng năm còn 
mang tính chất dàn trải, “xin cho” quá lớn. Nhiều 
khoản chi mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản 
như chi từ nguồn bảo dưỡng đường xá, sửa chữa 
lớn các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, vẫn 
chưa được quản lý theo điều lệ quản lý đầu tư và 
xây dựng cơ bản của nhà nước, gây lãng phí và thất 
thoát. Chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản 
thông qua kênh cấp phát, thường chia nhỏ, dàn trải. 
Nguyên nhân một phần do sản phẩm xây dựng cơ 
bản dở dang hàng năm lớn, một phần do chỉ tiêu kế 
hoạch thông báo chậm, thủ tục đầu tư xây dựng cơ 
bản phức tạp, dự án và nguồn vốn đầu tư cho dự án 
không đi song song với nhau dẫn đến kéo dài, đồng 
nghĩa với lãng phí, thất thoát, vi phạm điều lệ quản 
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nói tóm lại hiệu quả 
sử dụng vốn ngân sách trong nội dung chi đầu tư 
phát triển không cao.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 91
3. Kết luận và đề xuất giải pháp
Hoạt động thu - chi ngân sách huyện Khoái 
Châu trong thời gian gần đây đã có sự chuyển biến 
rõ rệt, thể hiện các khoản thu - chi của huyện phù 
hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của 
Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, đi vào cụ thể hoạt 
động thu - chi vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc 
phục. Trong các khoản thu, vẫn chưa khai thác hết 
tiềm năng từ thu tiền sử dụng đất, khoáng sản 
Các khoản chi còn nhiều khoản chưa hợp lý, gây 
lãng phí và thất thoát NSNNĐP. Từ đó, bài viết gợi 
ý đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công 
tác quản lý thu - chi ngân sách huyện Khoái Châu 
thời gian tới.
Các giải pháp tăng cường khai thác, sử dụng, 
bồi dưỡng nguồn thu NSNNĐP: Tiếp tục thực hiện 
cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh 
doanh, tạo thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho sản xuất 
kinh doanh phát triển, chú ý tháo gỡ khó khăn cho 
các hộ gia đình nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 
các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh tuyên 
truyền vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện 
nghiêm nghĩa vụ nộp thuế; tăng cường quản lý số 
lượng các cơ sở và nắm vững tình hình hoạt động 
sản xuất kinh doanh tại địa bàn, phối hợp chặt chẽ 
giữa cán bộ thu thuế và hội đồng tư vấn thuế của xã, 
phường để xác định mức khoán thu sát hợp; chấn 
chỉnh công tác quản lý tài nguyên và thu thuế tài 
nguyên, chống khai thác tài nguyên khoáng sản bất 
hợp lý, bừa bãi và đồng thời hạn chế thất thoát trong 
thu thuế tài nguyên.
Các giải pháp tiết kiệm chi NSNN một cách 
hợp lý và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - 
xã hội trên địa bàn: Xây dựng và dà soát dự toán chi 
ngân sách thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, có 
xã phường, thị trấn; phát hiện, điều chỉnh các khoản 
chi chưa hợp lý, chi vượt khung, chi không đúng 
quy định, có biện pháp xử lý hay thu hồi việc thực 
hiện chi không đúng theo dự toán ban đầu; phấn đấu 
giảm chi quản lý hành chính để tăng chi cho đầu tư 
phát triển (như chi trực tiếp phục vụ cho hoạt động 
sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa xã hội); tăng 
cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu quả chi đầu 
tư XDCB các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - 
xã hội, chú trọng từ khâu xây dựng lập quy hoạch, 
dự án, bố trí kế hoạch vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư 
chung và cụ thể hoá cho từng dự án, từng lĩnh vực 
để sớm đưa dự án vào hoạt động; chống căn bệnh 
thành tích, xin cho, lợi ích nhóm và dàn trải thiếu 
tập trung trong chi tiêu ngân sách nói chung và chi 
cho đầu tư phát triển
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm 
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, 
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thông 
qua đề tài mã số UTEHY.T006.P1718.03
Tài liệu tham khảo
[1]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13.
[2]. Cục Thống kê Hưng Yên (2015, 2016, 2017), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2015, 
2016, 2017.
[3]. Lê Văn Hưng, Lê Hùng Sơn (2011), Giáo trình Ngân sách Nhà nước, Trường Đại học Kinh 
doanh và Công nghệ Hà Nội.
[4]. Uỷ ban nhân huyện Khoái Châu (2015, 2016, 2017), Tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 
2015-2016-2017.
[5]. Kho bạc nhà nước Khoái Châu – Hưng Yên, Báo cáo thu chi ngân sách nhà nước niên độ 2015-
2016-2017.
 GOVERNMENT BUDGET REVENUES
AND EXPENDITURES OF KHOAI CHAU DISTRICT, HUNG YEN PROVINCE
Abstract:
District budget is one level in the government budget system. District budget is associated with the 
implementation of the functions and tasks of district authorities. Its role is to provide material facilities for 
district authorities to maintain their operations, as well as an important tool for them to manage socio-
economic actitivities and maintaining local security. Khoai Chau district is the largest and the most populous 
district in Hung Yen province. Business actitivities of the district are mainly agricultural production, which 
provide a limited budget revenue to the district while the demand for economic development is high. 
Consequently, government butget revenues and expenditures need more attention so as revenue sources are 
developed and exployed and expenditures are used properly to promote economic activities in the area and 
improve material and spiritual living standards of the locals.
Keywords: government budget at district level, government budget revenues and expenditures.

File đính kèm:

  • pdfve_cong_tac_thu_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_khoai_chau.pdf