Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương

Tâm lý học đại cương là học phần có ý nghĩa quan trọng với sinh viên trong quá trình học tập, đào tạo tại trường cao đẳng, đại học; nó là bộ môn khoa học trung gian giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các hiện tượng, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý con người vì vậy đã gây cho sinh viên không ít những khó khăn trong quá trình học tập môn học. Để khắc phục sự hạn chế này, nhằm tạo hứng thú, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập môn học, bài viết đưa ra quy trình vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng học tập của sinh viên trong quá trình học tập tại trường

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 1

Trang 1

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 2

Trang 2

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 3

Trang 3

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 4

Trang 4

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 5

Trang 5

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 6

Trang 6

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 7

Trang 7

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 8

Trang 8

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 9

Trang 9

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 08/01/2024 9881
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 35 
VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY 
TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG 
Nguyễn Thị Hƣơng1 
 TÓM TẮT 
 Tâm lý học đại cương là học phần có ý nghĩa quan trọng với sinh viên trong 
quá trình học tập, đào tạo tại trường cao đẳng, đại học; nó là bộ môn khoa học trung 
gian giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các 
hiện tượng, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý con người vì vậy đã gây cho sinh 
viên không ít những khó khăn trong quá trình học tập môn học. Để khắc phục sự hạn 
chế này, nhằm tạo hứng thú, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập môn học, 
bài viết đưa ra quy trình vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy học phần Tâm lý học đại 
cương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng học tập của sinh 
viên trong quá trình học tập tại trường. 
Từ khóa: Sơ đồ tư duy, giảng dạy, sinh viên, tâm lý học đại cương 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tâm lý học đại cương là bộ môn khoa học trung gian giữa khoa học xã hội và 
khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các hiện tượng, các quy luật hình 
thành, phát triển tâm lý con người. Những kiến thức này vô cùng quan trọng đối với 
nhiều ngành nghề trong xã hội liên quan đến con người. Vì vậy trong chương trình đào 
tạo ở các trường đại học, cao đẳng Tâm lý học đại cương là học phần thường được lựa 
chọn để cung cấp kiến thức cho sinh viên. 
Tuy nhiên, môn học này chứa đựng hệ thống lý luận có tính trừu tượng cao cho 
nên đã gây không ít những khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập. Nếu việc tổ 
chức dạy học không hiệu quả rất dễ nảy sinh ở sinh viên sự chán nản, không hứng thú 
trong quá trình tiếp thu kiến thức môn học. 
Quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả nếu trong suốt quá trình đó người giáo viên 
hình thành ở sinh viên hứng thú, sự say mê với kiến thức của môn học. Điều này không 
cách nào khác, giáo viên sẽ phải vận dụng khá linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy 
học tích cực. Để khắc phục những hạn chế do học phần mang lại, làm cho hệ thống lý 
luận rõ ràng, tường minh hơn và giảm bớt phần nào sự trừu tượng của tri thức, tăng 
hứng thú học tập cho sinh viên, thì sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp có 
thể hỗ trợ nhằm khắc phục những hạn chế đó. 
1
 ThS. Giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 36 
2. NỘI DUNG 
2.1. Sơ đồ tƣ duy là gì? 
“Sơ đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp 
xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng 
từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm bật lên những ký ức cụ thể và phát 
sinh các ý tưởng mới. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các 
sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu”. 
2.2. Ý nghĩa của việc vận dụng sơ đồ tƣ duy trong giảng dạy học phần Tâm 
lý học đại cƣơng 
Mục đích của quá trình dạy học chính là giúp sinh viên lĩnh hội tri thức ở các 
môn học từ đó hình thành thái độ và kỹ năng nghề nghiệp tương ứng. Như vậy, muốn 
hình thành kỹ năng nghề nghiệp chắc chắn sinh viên phải nắm vững tri thức được 
truyền đạt. 
Có nhiều cách để sinh viên có được những tri thức đó cho mình, tuy nhiên hiện 
nay một bộ phận lớn sinh viên chưa có cách ghi nhớ tốt và còn lúng túng nếu gặp 
những tài liệu có kiến thức lý luận nhiều, đặc biệt là có tính trừu tượng lớn. Sinh viên 
chưa có khả năng khái quát lại được vấn đề rõ ràng, vì vậy việc vận dụng nội dung học 
tập vào hoạt động nghề nghiệp chưa cao. 
Hiện nay cách ghi nhớ mang tính phổ biến nhất mà sinh viên sử dụng là lập dàn 
ý để ghi nhớ, có thói quen ghi nhớ máy móc, thường không nhớ được lâu. 
Vì vậy nếu giáo viên mô hình hóa nội dung học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp 
giáo viên trình bày nội dung kiến thức một cách logic, dễ hiểu, dễ nhớ; giúp sinh viên 
cải thiện chất lượng, tăng tính tích cực và hứng thú học tập, đồng thời có thể sử dụng 
được cách thiết kế sơ đồ tư duy trong học tập, tự tạo cho mình những sơ đồ tư duy 
mang tính sáng tạo về nội dung học tập; từ đó có thể nắm sâu sắc, vững vàng nội dung 
kiến thức và có khả năng vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp hiệu quả. 
2.3. Các bƣớc cụ thể lập sơ đồ tƣ duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học 
đại cƣơng 
2.3.1. Quy trình thiết kế sơ đồ tư duy 
2.3.1.1. Điều kiện thiết kế sơ đồ tư duy 
Để thiết kế sơ đồ tư duy, có 2 cách: 
Cách 1: Vẽ trên giấy. Chuẩn bị: một tờ giấy trắng, bút màu và chì màu, tài liệu 
học tập. 
Cách 2: Vẽ sơ đồ tư duy nhờ sử dụng phần mềm trên máy tính 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 37 
Cách 2 giúp giáo viên lập sơ đồ dễ dàng nhờ phần mềm trợ giúp, tuy nhiên hiện 
nay để phù hợp với điều kiện dạy học và học tập ở nhà trường, chúng tôi sử dụng cách 1 
để tạo sơ đồ tư duy. 
2.3.1.2. Các bước thiết kế sơ đồ tư duy 
Bước 1: Tập hợp những từ khóa từ nội dung học

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_so_do_tu_duy_trong_giang_day_hoc_phan_tam_ly_hoc_da.pdf