Vận dụng lý thuyết hệ thống trong xây dựng chính sách đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Sự phát triển của xã hội thông tin và nền kinh
tế tri thức đã tạo ra nhu cầu tiếp cận thông tin nói
chung và tiếp cận thông tin khoa học và công
nghệ phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu
khoa học, quản lý, sản xuất, kinh doanh và nhiều
hoạt động khác nói riêng. Từ đó đặt ra yêu cầu
đối với các thiết chế cung ứng thông tin, sản
phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
phải không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động. Câu hỏi đặt ra là: để nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động, cần bắt đầu từ đâu ?
đây luôn là vấn đề mà các nhà quản lý quan tâm
và hướng tới. Một trong những câu trả lời cho
vấn đề này, đó là việc nâng cao chất lượng hiệu
quả hoạt động cần bắt đầu từ khâu đánh giá năng
lực hoạt động của các tổ chức thông tin khoa học
và công nghệ, qua đó có thể nhận diện xuất phát
điểm, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức
thông tin khoa học và công nghệ, từ đó có chiến
lược, kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động
của tổ chức.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng lý thuyết hệ thống trong xây dựng chính sách đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 30-43 30 Original Article Application of Theoretical System in The Development of Policies on Evaluation Capacity for Science and Technology Information Organizations in Vietnam Le Tung Son Ministry of Culture, Sports and Tourism, 51 Ngo Quyen, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam Received 19 May 2020 Revised 06 August 2020; Accepted 03 September 2020 Abstract: Evaluation of operational capacity in science and technology information playing an important role in promoting innovation in scientific and technological information activities in Vietnam in order to meet the right of access to scientific and public information technology of organizations and individuals. Based on the application of theoretical system, the study proposes a policy to assess the operational capacity of science and technology information organizations with 02 basic measures: building a capacity assessment framework and evaluation methods. Therefore, the study recommends the promulgation and implementation of this policy. Keywords: Theoretical system; Policies; Capacity evaluation; Information science and technology Organizations. ________ Corresponding author. E-mail address: tungson.hlu@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4238 L.T. Son / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 30-43 31 Vận dụng lý thuyết hệ thống trong xây dựng chính sách đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam Lê Tùng Sơn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 51 Ngô Quyền Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 19 tháng 5 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 8 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2020 Tóm tắt: Đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng thúc đẩy đổi mới trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam nhằm đáp ứng quyền tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết hệ thống, nghiên cứu này đề xuất xây dựng chính sách đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ với 02 biện pháp cơ bản là: xây dựng khung đánh giá năng lực và các phương pháp đánh giá. từ đó khuyến nghị trong việc ban hành và thực thi chính sách này. Từ khóa: Lý thuyết hệ thống; Chính sách; đánh giá năng lực; tổ chức thông tin khoa học và công nghệ. 1. Mở đầu Sự phát triển của xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức đã tạo ra nhu cầu tiếp cận thông tin nói chung và tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, quản lý, sản xuất, kinh doanh và nhiều hoạt động khác nói riêng. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với các thiết chế cung ứng thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ phải không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Câu hỏi đặt ra là: để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cần bắt đầu từ đâu ? đây luôn là vấn đề mà các nhà quản lý quan tâm và hướng tới. Một trong những câu trả lời cho vấn đề này, đó là việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động cần bắt đầu từ khâu đánh giá năng lực hoạt động của các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ, qua đó có thể nhận diện xuất phát điểm, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức ________ Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: tungson.hlu@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.x4238 thông tin khoa học và công nghệ, từ đó có chiến lược, kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức. Cho đến nay, ở Việt Nam, Nhà nước chưa có chính sách đặc thù trong đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT- BKHCN quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; tuy nhiên việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở các tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, hơn nữa lại mới chỉ áp dụng chung cho tất cả các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong khi đó, hoạt động thông tin khoa học và công nghệ là hết sức đa dạng, thuộc chịu sự quản lý của nhiều ngành, lĩnh vực; tổ chức thông tin khoa học và công nghệ tồn tại ở nhiều L.T. Son / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 30-43 32 mô hình khác nhau, không chỉ đơn thuần là mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, vì vậy khó khăn trong việc áp dụng. Chính vì vậy, hiện nay, việc đánh giá các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ chủ yếu dựa vào quy mô, mức độ đầu tư, đặc biệt là vị trí hành chính của các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ. Cách đánh giá này dựa trên việc xác định vị trí hành chính của các tổ chức thông tin khoa học và công nhệ mà không cần quan tâm đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. Từ đó, tạo r ... học và công nghệ phải hướng đến phục vụ rộng rãi mọi đối tượng có nhu cầu tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới; chứ không chỉ tính riêng đối tượng chuyên biệt của cơ quan chủ quản của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ 3 Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ người sử dụng chia cho lượt người sử dụng. L.T. Son / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 30-43 40 Dưới 05% người sử dụng quay lại trong năm tiếp theo 5 điểm 3 MỨC ĐỘ THƯƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Được tính bằng số sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có thể thương mại hóa chia cho tổng số sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ cung cấp cho người sử dụng) Điểm tối đa: 10 điểm Tổ chức có trên 30% sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có thể thương mại hóa 10 điểm Tổ chức có từ 10% đến dưới 30% sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có thể thương mại hóa 7 điểm Tổ chức có từ 5% đến 10% sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có thể thương mại hóa 5 điểm Tổ chức có từ 3 đến 5% sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có thể thương mại hóa 1 điểm d) Xếp loại “đầu vào” và “đầu ra” của Hệ thống Căn cứ vào điểm số đánh giá từ khung đánh giá nêu trên, Tổ chức thông tin khoa học và công nghệ sẽ được xếp loại như sau: - Đánh giá “đầu vào” (nguồn lực đầu tư cho Hệ thống) sẽ được xếp theo các mức tương ứng với điểm số như sau: + Mức độ đầu tư loại A khi tổng số điểm đạt từ 80 đến 100 điểm; + Mức độ đầu tư loại B khi tổng số điểm đạt từ 50 đến 80 điểm; + Mức độ đầu tư loại C khi tổng số điểm đạt từ 30 đến 50 điểm; + Mức độ đầu tư đạt loại D khi tổng số điểm đạt dưới 30 điểm. - Đánh giá “đầu ra” (hiệu quả đạt được của hệ thống), sẽ được xếp theo các mức tương ứng với điểm số như sau: + Mức độ hiệu quả hoạt động loại A khi tổng số điểm đạt từ 80 điến 100 điểm. + Mức độ hiệu quả hoạt động loại B khi tổng số điểm đạt từ 50 đến 80 điểm; + Mức độ hiệu quả hoạt động loại C khi tổng số điểm đạt từ 30 đến 50 điểm; + Mức độ hiệu quả hoạt động loại D khi tổng số điểm đạt dưới 30 điểm. 3.3. Phương pháp đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ Như đã phân tích, đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ sẽ dựa trên việc đánh giá năng lực chuyển hóa các nguồn lực cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trở thành sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ, mang lại hiệu quả nhằm hiện thực hóa mục tiêu của tổ chức: đó là đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân. Do đó, phương pháp đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ sẽ dựa trên việc so sánh tỷ lệ, tương quan giữa “đầu vào” và “đầu ra” của hệ thống để nhận diện. Theo đó năng lực hoạt động của các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ sẽ được phân theo 4 nhóm sau: - Hoạt động rất hiệu quả (sau đây gọi là Hạng 1); - Hoạt động đạt hiệu quả tốt (sau đây gọi là Hạng 2); - Hoạt động đạt hiệu quả (sau đây gọi là Hạng 3); - Không đạt hiệu quả (sau đây gọi là Hạng 4).; Trong đó: - Tổ chức thông tin khoa học và công nghệ Hạng 1 đáp ứng một trong các trường hợp: + Tỷ lệ về mặt điểm số giữa “đầu ra” và “đầu vào” có kết quả lớn hơn 1. Trong đó, xếp loại về “đầu ra” đạt loại A, hoặc: + Xếp loại “đầu vào” và “đầu ra” sau khi đánh giá cùng được loại A. L.T. Son / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 30-43 41 - Tổ chức thông tin khoa học và công nghệ Hạng 2 đáp ứng trường hợp: Tỷ lệ về mặt điểm số giữa “đầu ra” và “đầu vào” có kết quả lớn hơn 1. Trong đó, xếp loại về “đầu ra” đạt loại B. - Tổ chức thông tin khoa học và công nghệ Hạng 3 đáp ứng một trong các trường hợp: + Tỷ lệ về mặt điểm số giữa “đầu ra” và “đầu vào” có kết quả bằng 1 (trừ trường hợp “đầu vào” và “đầu ra” cùng được xếp hạng A hoặc “đầu vào” và đầu ra” cùng xếp hạng D) , trong đó Xếp loại “đầu vào” và “đầu ra” cùng đạt loại B hoặc loại C. + Tỷ lệ về mặt điểm số giữa “đầu vào” và “đầu ra” có kết quả lớn hơn 1, nhưng xếp loại “đầu ra” chỉ đạt loại C. - Tổ chức thông tin khoa học và công nghệ Hạng 4 đáp ứng một trong các trường hợp sau: + Tỷ lệ về mặt điểm số giữa “đầu ra” và “đầu vào” có kết quả nhỏ hơn 1. + Xếp loại “đầu vào” và “đầu ra” sau khi đánh giá cùng được loại D. 4. Đánh giá chính sách trước ban hành (pre- decision assessment) Để có thêm luận cứ trong xây dựng chính sách đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ, nghiên cứu thực hiện đánh giá chính sách trước ban hành (pre-decision assessment) bằng phương pháp phân tích SWOT [15,tr177] với nội dung phân tích cụ thể qua ma trận sau: Bảng 3.1. Ma trận Phân tích SWOT đối với chính sách đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) - Chính sách đã thiết lập một khung đánh giá có thể áp dụng đại trà cho tất cả các loại hình tổ chức thông tin khoa học và công nghệ bởi yếu tố hướng đến của nó là: đánh giá năng lực chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ thông qua so sánh tương quan giữa “đầu vào” và “đầu ra” mà không cần quan tâm đến đặc thù của từng loại hình mô hình tổ chức, chủ sở hữu - Chính sách này tạo ra sự bình đẳng trong đánh giá năng lực các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ. - Đối tượng đánh giá đa dạng có thể do các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ tự đánh giá, cơ quan quản lý nhà nước đánh giá hoặc do tổ chức đánh giá độc lập đánh giá. - Kết quả của đánh giá có thể phục vụ cho việc xếp loại các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ tùy theo loại hình hoặc tổ chức để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Do chưa áp dụng thực nghiệm tại một số các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ, vì vậy việc xác định một số chỉ tiêu còn mang tính chất định tính (VD: nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực- nguồn nhân lực có cơ cấu ổn định bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ); Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats) - Chính sách này tạo ra công cụ cho hoạt động đánh giá năng lực của các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trong đó chú trọng đến đánh giá năng lực “chuyển hóa nguồn lực của tổ chức” từ đó đặt ra yêu cầu buộc các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. - Chính sách này tạo ra thách thức đối với tất cả các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trong việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động để đạt được thứ hạng cao. Đặc biệt, nó tạo ra áp lực đối với các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ được hưởng những ưu đãi đầu tư của Nhà nước (có tiêu chí L.T. Son / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 30-43 42 - Chính sách này đặt ra yêu cầu cho các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ phải chú trọng đến việc mở rộng đối tượng phục vụ của tổ chức, hướng đến phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Bởi có như vậy, mới bảo đảm được các tiêu chí về “đầu ra” “đầu vào” xếp loại A), bởi lẽ, nếu như các tổ chức này không thể chuyển hóa lợi thế về mặt nguồn lực, thành hiệu quả hoạt động (với “đầu ra” tương ứng loại A) thì sẽ bị tụt hạng (xếp Hạng 4). Thông qua phân tích SWOT có thêm luận cứ để nhận định có cơ sở khoa học trong việc ban hành và thực thi Chính sách đánh giá năng lực hoạt động của các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ với các nội dung như đã phân tích trong nghiên cứu. Tuy vậy, đối với một số chỉ tiêu được nêu trong Khung đánh giá, cần có thêm thực nghiệm để hoàn thiện và điều chỉnh. Việc ban hành chính sách này sẽ tác động và tạo ra sự đổi mới có tính cách mạng trong công tác đánh giá tổ chức thông tin khoa học và công nghệ. Chính sách đã xây dựng một Khung đánh giá dựa trên việc đánh giá năng lực chuyển hóa các nguồn lực được đầu tư cho tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trở thành sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ phục vụ cho người sử dụng. Phương pháp này chú trọng đến hiệu quả hoạt động (lấy “đầu ra” là thước đo đánh giá) thay vì dựa trên phân cấp hành chính như hiện nay (lấy “đầu vào” là thước đo đánh giá); phương pháp đánh giá này sẽ tạo động lực cho các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ quyền tiếp cận thông tin của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá năng lực hoạt động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức đánh giá độc lập có thể phân hạng, xếp loại tổ chức thông tin khoa học và công nghệ theo loại hình hoặc hệ thống nhằm mục đích đầu tư để nâng cao chất lượng hoạt động, giúp cho tổ chức thông tin khoa học và công nghệ khẳng định vai trò đối với xã hội. 5. Khuyến nghị Việc áp dụng các nội dung trong Chính sách (bao gồm: khung đánh giá năng lực và phương pháp đánh giá) được khuyến nghị áp dụng ở 02 cấp độ: đó là tổ chức thông tin khoa học và công nghệ tự đánh giá hoạt động của mình và báo cáo kết quả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo định kỳ hàng năm hoặc cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đánh giá theo định kỳ hoặc đột xuất. Tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị trong việc ban hành và thực thi chính sách như sau: - Đối với việc ban hành chính sách Bộ Khoa học và Công nghệ (cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ) cần nghiên cứu, ban hành văn bản quy định về đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ (khuyến nghị ban hành dưới hình thức văn bản là: Thông tư của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Nội dung của văn bản quy định về đối tượng thực hiện đánh giá, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục đánh giá, thời hạn đánh giá, bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về thông tin khoa học và công nghệ trên tinh thần xác định đây là một trong những nhiệm vụ bắt buộc trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ. - Đối với việc thực thi chính sách Các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ căn cứ theo nội dung của chính sách có thể tự thực hiện việc tự đánh giá hàng năm, từ đó có những định hướng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ. Cung cấp các số liệu có liên quan trong khung đánh giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức đánh giá một cách đại trà các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ, làm căn cứ xếp hạng tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trên toàn quốc. L.T. Son / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 30-43 43 - Thiết lập hệ thống tổ chức đánh giá độc lập để bảo đảm tính khách quan trong kết quả đánh giá, thông qua kết quả đánh giá hàng năm có thể xác định vị trí, vị thế của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội. 6. Kết luận Trên cơ sở vận dụng phương pháp hộp đen (Black Box) trong quan sát trạng thái của hệ thống được đề cập trong Lý thuyết hệ thống, Nghiên cứu đề xuất xây dựng Chính sách đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trên cơ sở xác định Khung đánh giá năng lực thông qua so sánh tương quan giữa “đầu vào” và “đầu ra” của hệ thống. Việc xây dựng và ban hành chính sách có một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng trong thúc đẩy các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm cụ thể hóa mục tiêu đáp ứng quyền tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân. Do chưa có điều kiện trong việc áp dụng thử tại một số tổ chức thông tin khoa học và công nghệ, vì vậy, nghiên cứu này mới chỉ xây dựng những luận điểm đối với đề xuất xây dựng chính sách. Tính khả thi đối với từng chỉ tiêu của Khung đánh giá năng lực được nêu tại Chính sách sẽ được đi sâu phân tích trong một nghiên cứu khác trên cơ sở thực hiện áp dụng thử đối với một số tổ chức thông tin khoa học và công nghệ./. Tài liệu tham khảo [1] Vu Cao Dam, Collection of published works, Volume II (Policy and Strategy research) (in Vietnamese), The gioi Publisher, 2009, pg.438. [2] Clause 1, Article 2 of Decree 34/2016/ND-CP (explanation of terms: Policy) in Vietnammese [3] UNESCO, National Information Policy, UNESCO guidelines on the formulation, approval, implenmentation and operation of national policies (in Vietnamese) translated by National Science and Technology Information Centrer, 1999, pg. 5 [4] Adrian Rozengardt, Alenjandra Davidziuk, Daniel Finquelievich (2009): National Information Soiety Policy: A Template, UNESCO Information for All programme, Paris, 2009. [5] Vu Cao Dam, Lecture on System Theory (in Vietnamese), Institute of Polcy and Management, 2015. [6] National standard, Document Information-Library performance evaluation index (TCVN:1174:2016) (in Vietnamese), Viet Nam Standard and Quality Institute, 2016. [7] Bui Thanh Dieu, Analyze the gaps in assessing the quality of library services according to SERVQUAL model (in Vietnamese), Vietnam Library Journal, No.3, p34-38. [8] Caruana, A., Ewing, M.T. and Ramaseshan, B, Assessment of the three-column format SERVQUAL: an experimental approach, Journal of Business Research, Vol. 49, 2000, pp.57-65. [9] Jain, S.K., Gupta, G, Measuring service quality SERVQUAL vs SERVPERF scales, Vikalpa, 2004 Vol. 29, No. 2, pp. 25-37. [10] Parasuraman, A., Berry, L. L., & Zeithaml, V. A. Refinement and reassessment of the SERVQUAL scale , Journal of Retailing, 1991, Vol 67, pp420–450. [11] Bui Thanh Dieu, Experimental results of the mode of assessing quality of library-information services at the Viet Nam University Library System, VietNam Library Journal, 2018, Vol 5. Pp-29-36. [12] Bui Thanh Dieu, Learn the approaches to assessing library information service quality, Viet Nam Library Journal, 2017, Vol 4.pp.26-30. [13] Circular No.18/2019/TT-BKHCN dated 10 December 2019 of the Minister of Sicence and Technology providing regulations on evaluation of operation and service quality of public non- businees organizations in the field of science and technology (In Vietnamese). [14] National Agency for Science and Technology Information, Proceedings of the National Conference of Scientific and Technology Information and Statistics (In Vietnamese), 2017, pp15. [15] Vu Cao Dam, Trinh Ngoc Thach, Dao Thanh Truong, Skills of Policy Appraisal and Evaluation, The gioi Publishers, 2016, pp177.
File đính kèm:
- van_dung_ly_thuyet_he_thong_trong_xay_dung_chinh_sach_danh_g.pdf