Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao

Kỹ thuật staccato

 Trong cuốn Phương pháp dạy Thanh nhạc của Hồ Mộ La có viết về kỹ thuật staccato là “tiếng hát có vị trí cao, linh hoạt, có sức bật với âm thanh nảy, có tính đàn hồi và bay” [tr 225]. Tương tự với ý kiến của nhà giáo Hồ Mộ La, trong cuốn Hát (sách dùng cho Dự án đào tạo giáo viên THCS) của tác giả Ngô Thị Nam có viết: “Hát nảy tiếng còn được gọi là hát staccato. Âm thanh gọn, sáng trong, vang nảy nghe thánh thót như tiếng sáo, tiếng chim hót.”[tr.71].

Staccato là một trong những kỹ thuật thường dùng, phổ biến cho các loại giọng hát, đặc biệt là giọng nữ cao. Đây là kỹ thuật có tính linh hoạt cao nên thường dùng để diễn tả “sự vui tươi, rộn ràng, hay mô phỏng tiếng cười, sự náo nhiệt, sôi động ” [tr.71].

Staccato có vai trò quan trọng trong thanh nhạc, là một kỹ thuật cơ bản nhằm phát triển giọng hát như: mở rộng âm vực, luyện khẩu hình Kỹ thuật staccato “làm cho thanh đới và bộ phận truyền âm dần dần hoạt động được linh hoạt. Âm nảy với cách hát bật âm thanh nhẹ nhàng, gọn tiếng sẽ tạo ra thói quen bật âm thanh đúng khi hát liền giọng” [tr.109].

Luyện kỹ thuật staccato có thể giúp người hát mở rộng âm vực về phía lên cao, chẳng hạn giọng nữ cao khi hát legato có khả năng hát được nốt a2 nhưng khi hát âm nảy có thể lên được h2 hoặc đến c3, thậm chí cao hơn nữa. Do hát nảy âm không lấy hơi thở sâu, “âm thanh bắt buộc phải có vị trí nông và cao” [tr.109], hát nhẹ nhàng, gọn tiếng nên áp dụng rất tốt cho các nốt ở âm khu cao và rất thuận lợi cho việc mở rộng âm khu. Do đó, kỹ thuật staccato đặc biệt quan trọng với giọng nữ cao.

 

Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao trang 1

Trang 1

Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao trang 2

Trang 2

Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao trang 3

Trang 3

Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao trang 4

Trang 4

Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao trang 5

Trang 5

Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao trang 6

Trang 6

doc 6 trang baonam 8400
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao

Vận dụng kỹ thuật Staccato và hát lướt nhanh (Passage) trong dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao
VẬN DỤNG KỸ THUẬT STACCATO VÀ HÁT LƯỚT NHANH (PASSAGE) TRONG DẠY HỌC THANH NHẠC CHO GIỌNG NỮ CAO
 Phạm Thị Kim Thoa [*] 
Bên cạnh legato và staccato, passage cũng là một trong những kỹ thuật quan trọng của thanh nhạc. Hai kỹ thuật này thường được vận dụng cho những bài hát có tính chất vui hoạt, nhí nhảnh, dí dỏm với nhịp độ nhanh. Nhiều giọng hát chuyên nghiệp thể hiện hát lướt nhanh và staccato điêu luyện như một nhạc cụ mà kỹ thuật hát opera châu Âu là một minh chứng. Vì thế luyện tập và sử dụng tốt hai kỹ thuật này sẽ giúp người hát xử lý tốt những giai điệu có nhiều nốt, chạy liên tiếp và ở nhịp độ nhanh trong các tiết mục thanh nhạc của opera châu Âu.
1. Kỹ thuật staccato
 Trong cuốn Phương pháp dạy Thanh nhạc của Hồ Mộ La có viết về kỹ thuật staccato là “tiếng hát có vị trí cao, linh hoạt, có sức bật với âm thanh nảy, có tính đàn hồi và bay” [tr 225]. Tương tự với ý kiến của nhà giáo Hồ Mộ La, trong cuốn Hát (sách dùng cho Dự án đào tạo giáo viên THCS) của tác giả Ngô Thị Nam có viết: “Hát nảy tiếng còn được gọi là hát staccato. Âm thanh gọn, sáng trong, vang nảy nghe thánh thót như tiếng sáo, tiếng chim hót.”[tr.71].
Staccato là một trong những kỹ thuật thường dùng, phổ biến cho các loại giọng hát, đặc biệt là giọng nữ cao. Đây là kỹ thuật có tính linh hoạt cao nên thường dùng để diễn tả “sự vui tươi, rộn ràng, hay mô phỏng tiếng cười, sự náo nhiệt, sôi động” [tr.71]. 
Staccato có vai trò quan trọng trong thanh nhạc, là một kỹ thuật cơ bản nhằm phát triển giọng hát như: mở rộng âm vực, luyện khẩu hình Kỹ thuật staccato “làm cho thanh đới và bộ phận truyền âm dần dần hoạt động được linh hoạt. Âm nảy với cách hát bật âm thanh nhẹ nhàng, gọn tiếng sẽ tạo ra thói quen bật âm thanh đúng khi hát liền giọng” [tr.109].
Luyện kỹ thuật staccato có thể giúp người hát mở rộng âm vực về phía lên cao, chẳng hạn giọng nữ cao khi hát legato có khả năng hát được nốt a2 nhưng khi hát âm nảy có thể lên được h2 hoặc đến c3, thậm chí cao hơn nữa. Do hát nảy âm không lấy hơi thở sâu, “âm thanh bắt buộc phải có vị trí nông và cao” [tr.109], hát nhẹ nhàng, gọn tiếng nên áp dụng rất tốt cho các nốt ở âm khu cao và rất thuận lợi cho việc mở rộng âm khu. Do đó, kỹ thuật staccato đặc biệt quan trọng với giọng nữ cao.
Hát âm nảy còn là biện pháp sửa những sai lệch về âm sắc và cố tật giọng hát như hát sâu, gằn cổ, giọng mũi Vì âm thanh bắt buộc phải có vị trí nông và cao, hát phải nhẹ nhàng, trong sáng nên “dần dần khắc phục âm sắc sâu, tối, gằn cổ của giọng” [tr.109]. 
Vì staccato có ý nghĩa hết sức quan trọng nên trong dạy học thanh nhạc cần được luyện hàng ngày, trong tất cả các giờ học hát cùng với các kỹ thuật khác (legato, passage), nhất là với giọng nữ cao.
* Luyện thanh với kỹ thuật staccato
Khác với legato là hát các âm miết, liền vào nhau thì staccato hát phải làm các âm nảy, ngắt ra rõ nét, thánh thót, rõ từng tiếng, phát ra gọn, ngắt âm, không to quá và khá sắc nhọn.
Khi tập những bài hát âm nảy, khẩu hình không chúm môi trên, chìa môi dưới mà nhếch môi lên như khi cười, hơi thở nhẹ nhàng, đều đặn ổn định. Mẫu âm trên có thể áp dụng vào thời kỳ đầu tập kỹ thuật staccato. Lúc mới tập, nên thực hiện ở nhịp độ chậm sau đó mới tập hát nhanh hơn để âm thanh chắc chắn. Bật hơi ở bụng, ban đầu có thể bật chậm, sau mới có thể nhanh hơn. 
Trong giờ luyện thanh, thường không luyện ngay vào staccato ở đầu giờ học staccato mà luyện sau các mẫu khác vì lúc đó giọng hát đã mềm mại và linh hoạt, nếu luyện staccato trước sẽ không hiệu quả. Luyện bài tập staccato cho giọng nữ cao có thể hát cao dần, không nên hát xuống thấp quá sẽ ít tác dụng. 
Nguyên âm ‘a” có tính chất sáng, mở nên thường hay được sử dụng vào luyện tập kỹ thuật staccato. Đối với giọng nữ cao, dùng nguyên âm “a” khi hát lên âm khu cao sẽ thuận lợi hơn. 
Đối với mẫu luyện thanh staccato theo hợp âm rải này rất tốt cho việc mở rộng tầm cữ giọng. Có thể dùng nguyên âm “a”, tuy vậy khi hát ở những nốt chuyển giọng thì âm thanh dễ bị sâu. Bởi vậy, khi hát ở âm khu cao nên tròn tiếng lại gần với nguyên âm “ô”.
Nguyên âm “ô” có hình dáng phát âm tròn và gọn. Rất hiệu quả với những người bị mắc tật hát âm thanh bẹt. Chú ý không nên chúm môi quá khi hát nguyên âm “ô” ở âm khu cao, mà cố gắng để nguyên âm “ô” có tính sáng sủa của nguyên âm “a”.
Về hơi thở trong mẫu âm staccato này, cần chú ý đến cách bật hơi bụng nhanh nhẹn (không chậm và nặng như khi mới tập, tránh rung chuyển lồng ngực). 
Để tập được mẫu luyện thanh này, cần phải có quá trình tập luyện tốt, nhuần nhuyễn riêng từng kỹ thuật. Khi hơi thở và vị trí âm thanh đã ổn định, học viên mới nên tập luyện đến kỹ thuật này. 
* Ứng dụng kỹ thuật staccato vào bài vocalise
Sau khi luyện thanh, giáo viên cho học viên áp dụng kỹ thuật staccato vào luyện các tác phẩm vocalise. Có thể cho luyện bài vocalise dưới đây:
VOCALISE
(Trích)
Bài luyện thanh này ở giọng Sol trưởng, nhịp 3/8, viết ở nhịp độ allegro vivace, tầm âm từ d1 đến g2 (Kỹ thuật staccato được sử dụng xuyên suốt toàn bài. 
Để có thể thực hiện được bài vocalise này, cần nắm chắc kỹ thuật staccato. Giáo viên nên hướng dẫn học viên tập bài này với mẫu âm “nô” để khi lên cao sẽ phát âm được tròn, gọn, không bị gằn tiếng và đảm bảo được vị trí âm thanh chắc chắn. Trong khi luyện tập, các cơ bụng phải ổn định, tránh cúi gằm cổ, khuôn mặt và ánh mắt thể hiện tình cảm vui tươi. 
2. Kỹ thuật hát lướt nhanh (passage)
Hát lướt nhanh là cách hát những giai điệu một cách linh hoạt, rõ ràng, gọn gàng và với tốc độ nhanh. Đây cũng là một trong những kỹ thuật cơ bản của thanh nhạc như legato, staccato mà bất cứ giọng hát nào đều phải rèn luyện, đặc biệt là với giọng nữ cao. Kỹ thuật hát lướt nhanh giúp cho người ca hát có giọng hát linh hoạt, nhẹ nhàng và còn tránh được giọng cổ, thuận lợi cho việc luyện hát ở âm cao.
Hát lướt nhanh là một kỹ thuật khó vì trong câu hát có nhiều nốt với tốc độ nhanh, có thể còn kết hợp với staccato, legato, luyến láy và một yêu cầu quan trọng của hát nhanh nhiều nốt là phải rõ lời, rõ âm, không được nhòe nốt, dính nốt. Nếu legato là kỹ thuật được chú trọng luyện tập ngay từ khi bắt đầu học thanh nhạc thì kỹ thuật hát nhanh không được thực hiện ngay từ đầu mà phải đến giai đoạn sinh viên có một độ vững vàng nhất định trong các kỹ thuật cơ bản là hơi thở, khẩu hình, hát legato. Luyện tập kỹ thuật hát nhanh cho giọng nữ cao (và cả với các giọng khác cũng như vậy) chủ yếu dựa vào các bài tập mẫu âm. Cần luyện từ dễ đến khó, từ ít nốt đến nhiều nốt, ban đầu tập ở tốc độ vừa phải, khi kỹ thuật đã được củng cố và phát triển mới dần dần nâng tốc độ. Muốn hát nhanh một cách nhẹ nhàng thì giáo viên cần chú ý luyện tập cho sinh viên bật âm thanh chính xác.
* Luyện thanh với kỹ thuật hát lướt nhanh
Dưới đây là một số mẫu âm để luyện tập kỹ thuật hát lướt nhanh cho giọng nữ cao hệ Trung cấp Trường Đại học VHNT Quân đội:
- Mẫu thứ nhất:
- Mẫu thứ hai:
	Đây là những mẫu luyện thanh tương đối dễ, khi mới tập có thể hát ở tốc độ trung bình, khi đã hát chính xác rồi, mới nâng dần tốc độ nhanh hơn. Đối với hai mẫu âm này, tập lấy hơi thở đúng chỗ và nhanh. Cần chú ý đẩy hơi thở một cách đều đặn, không đẩy hơi một cách đột ngột. Khẩu hình tươi tắn, càng lên cao thì miệng như cười. Vị trí âm thanh phải nông, hàm dưới mềm mại. 
* Ứng dụng kỹ thuật hát lướt nhanh vào bài vocalise
	Với bài vocalise dưới đây có thể sử dụng để luyện kỹ thuật hát nhanh nhiều nốt cho sinh viên giọng nữ cao.
VOCALISE
(Trích)
	Bài vocalise trên rất phù hợp cho giọng nữ cao thể hiện kỹ thuật hát nhanh, giai điệu bắt đầu bằng các nốt cao ngay ở đầu câu nhạc, trường độ là các nốt móc kép rất nhanh, nhiều nốt liên tiếp. Để thể hiện tốt giai điệu này, sinh viên cần chú ý hơi thở chắc chắn, bật âm thanh thật chính xác, lướt nhanh qua các nốt, nhưng tuyệt đối không được cẩu thả làm nhòe, hoặc mất nốt. Nhất là liên tiếp có các bán cung d2- cis2, dễ gây hát thừa hoặc thiếu nốt, vì vậy giáo viên cần nhắc sinh viên hát nhấn vào các nốt ở đầu mỗi phách. Kết hợp kỹ thuật hát nhanh với legato để âm nọ liền với âm kia, vị trí âm thanh luôn nông, gọn. Lưu ý quãng nhảy xa a1- d1, a1- fis2 cần giữ nguyên cảm giác vị trí âm thanh, điều tiết những chỗ chuyển giọng để âm sắc được đồng nhất. 
* Ứng dụng kỹ thuật hát lướt nhanh vào tác phẩm 
Có thể lựa chọn ca khúc Chào anh giải phóng quân, mừng mùa xuân đại thắng của nhạc sĩ Hoàng Vân để luyện tập kỹ thuật hát nhanh
Chào anh giải phóng quân, mừng mùa xuân đại thắng
 (Trích)
Ngay vào phần đầu giai điệu đã được viết ở âm khu cao, tính chất .hừng hực khí thế, giống như một lời hiệu triệu, kêu gọi ... nên khi hát học viên chủ động cần lấy hơi thở, luồng hơi phải được nén chặt lại, trong khi vào âm thanh phải được bật ra cuồn cuộn, tạo cảm giác chắc chắn; Khuôn mặt tươi tắn, thái độ tích cực khi hát ca khúc này là rất cần thiết. 
Với nền tảng lý luận đã nêu, trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn về đặc điểm khả năng ca hát, thực tiễn trong dạy học thanh nhạc và bằng những phương pháp nghiên cứu điều tra, quan sát..., để từ đó chúng tôi đưa ra những phương pháp rèn luyện kỹ thuật stacata và hát lướt nhanh, nâng cao chất lượng dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao.
 Để giải quyết những hạn chế về các vấn đề kỹ thuật thanh nhạc cơ bản của sinh viên, chúng tôi đã dựa trên những luận cứ khoa học của một số nhà sư phạm thanh nhạc tiêu biểu và tìm hiểu thực tế để đưa ra những phương pháp phù hợp: trong luyện tập, đưa ra những mẫu luyện thanh, bài tập theo khả năng, dựa vào tình hình cụ thể, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, và phần nâng cao đối với những sinh viên có khả năng tốt hơn, áp dụng vào các tác phẩm khác nhau. 
 Tài liệu tham khảo
Hồ Mộ La (2008), Phương pháp dạy thanh nhạc, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
Ngô Thị Nam (2004), Hát (Giáo trình CĐSP - Phần năm thứ nhất), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm nhạc, Hà Nội.
4.    Phạm Văn Giáp (2008), 15 vở nhạc kịch kinh điển của thế giới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
5.    Phạm Lê Hòa (2015), Giáo trình phân tích tác phẩm âm nhạc hệ ĐHSP Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
6.    Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7.    Mai Khanh (1982), Sách học thanh nhạc, Nxb Vụ đào tạo, Bộ Văn hóa Thông tin.
8.    Concone, 20 bài luyện thanh Đại học dành cho giọng nữ cao - nam cao, Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.
9.    Concone, 30 bài luyện thanh Trung cấp dành cho giọng nữ cao - nam cao, Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Tố Mai (2013), Đôi điều về kỹ thuật thanh nhạc trong các opera Việt Nam, bài đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
____________________________
[*] Lớp Cao học k4– Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc

File đính kèm:

  • docvan_dung_ky_thuat_staccato_va_hat_luot_nhanh_passage_trong_d.doc