Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced scorecard) để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường Đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Đo lường thành quả hoạt động là một công việc rất quan trọng ở bất kỳ tổ chức nào. Trong bài
nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng nhằm tìm xác định mức độ tác động của các phương diện tài chính; phương diện khách
hàng; phương diện quy trình nội bộ và phương diện học hỏi, phát triển đến việc đánh giá thành
quả hoạt động của các Trường Đại học ngoài công lập tại địa bàn TP.HCM thông qua việc vận
dụng BSC của kế toán quản trị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng BSC đánh giá thành
quả đó một cách phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị và hiệu quả hoạt động cho các cơ
sở hiện nay.
Từ khóa: Các Trường Đại học ngoài công lập, đánh giá thành quả hoạt động, vận dụng bảng
điểm cân bằng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced scorecard) để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường Đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1281 VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD) ĐỂ Đ NH GI TH NH QUẢ H ẠT ĐỘNG TẠI C C TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Nguyễn Thị Ngân*, Trần Phương Anh, Huỳnh Thị Thanh Trúc, Nguyễn Đình Thiên, Dương Thị Trà My Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng TÓM TẮT Đo lường thành quả hoạt động là một công việc rất quan trọng ở bất kỳ tổ chức nào. Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm tìm xác định mức độ tác động của các phương diện tài chính; phương diện khách hàng; phương diện quy trình nội bộ và phương diện học hỏi, phát triển đến việc đánh giá thành quả hoạt động của các Trường Đại học ngoài công lập tại địa bàn TP.HCM thông qua việc vận dụng BSC của kế toán quản trị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng BSC đánh giá thành quả đó một cách phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị và hiệu quả hoạt động cho các cơ sở hiện nay. Từ khóa: Các Trường Đại học ngoài công lập, đánh giá thành quả hoạt động, vận dụng bảng điểm cân bằng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm Thẻ điểm cân bằng - BSC lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi hai Giáo sư Đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton với mục đích là thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh. BSC, với bốn viễn cảnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển đã giúp cho các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại và là động lực tăng trưởng cho tương lai. Ngay sau đó, BSC nhanh chóng được các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận khắp nơi trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam. Trước đây, hệ thống quản trị của hầu hết các tổ chức doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên các chỉ số tài chính và ngân sách để đo lường mức độ thành công. Một hệ thống như vậy khiến các tổ chức có xu hướng tập trung vào ngắn hạn và các chỉ số tài chính chỉ là kết quả cuối cùng phản ánh hoạt động của doanh nghiệp. Nếu chỉ dựa trên các chỉ số tài chính, các nhà quản trị gặp khó khăn trong việc kết nối mục tiêu của các bộ phận, cá nhân với mục tiêu công ty và chiến lược kinh doanh, khó cân bằng được ưu tiên ngắn hạn và dài hạn, xác định ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các chức năng của tổ chức. Từ một dự án nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của rất nhiều tổ chức có tài sản vô hình đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo giá trị, Kaplan và Norton tin rằng nếu các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả quản lý các tài sản 1282 vô hình (như thương hiệu, sự trung thành của khách hàng, nguồn nhân lực, văn hóa, năng lực tổ chức) họ phải tích hợp việc đo lường các tài sản vô hình vào hệ thống quản trị của mình. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua các trường ngoài công lập tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều đổi mới trong việc quản lý và đánh giá chất lượng hoạt động của mình, tuy nhiên các trường đại học ngoài công lập tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang gặp những vấn đề khó khăn trong việc đánh giá thành tựu của đơn vị một cách toàn diện, khách quan. Trong kế toán quản trị, bảng điểm cân bằng (BSC) là một công cụ đo lường thành quả hoạt động khá hiệu quả. Mặt khác, thời đại thông tin cùng với môi trường cạnh tranh khốc liệt toàn cầu đã tác động đến toàn thể các tổ chức trên toàn thế giới. Để thấy được sự cần thiết của phương pháp Bảng điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động cần đi vào phân tích hai yếu tố chính dẫn đến sự hình thành nên BSC, đó là sự gia tăng của tài sản vô hình và hạn chế của thước đo truyền thống. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đánh giá thành quả hoạt động nên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM”. 2 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Ở các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng. Đối với phương pháp định tính tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả những dữ liệu trong quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu. Từ kết quả thống kê được tác giả sẽ dùng phương pháp tổng hợp và phân tích để đưa ra được thực trạng về đo lường thành quả hoạt động tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị cũng như hiệu quả hoạt động tại các đơn vị này. Về mặt phương pháp định lượng, sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng bảng thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phát phiếu khảo sát từ đó sàng lọc các phiếu phù hợp với và đạt yêu cầu để tổng hợp. Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 22.0 để xác định mức độ phù hợp và sự ảnh hưởng của các vấn đề trong nghiên cứu thông qua các chỉ số cơ bản như độ tin cậy Cronbach’s lpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy... Các kết quả thu thập được cho phép xác định mức độ các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua mô hình BSC. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM gồm các nhân tố: Phương diện tài chính, phương diện quy trình nội bộ, phương diện học hỏi và phát triển, phương diện khách hàng. Từ kết quả chạy mô hình có 4 nhân tố tác động đến việc đánh giá thành quả hoạt động tại các trường đại học ngoài công lập tại địa bàn Tp.HCM theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Tác động 1283 mạnh nhất là Phương diện tài chính với hệ số Beta = 0,399; Phương diện quy trình nội bộ tác động mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0,382; Phương diện học hỏi, phát triển tác động mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0,361; cuối cùng là Phương diện khách hàng có tác động thấp nhất với hệ số Beta = 0,278. Từ đó có thể thấy được những vấn đề chính như sau: Thứ nhất, Phương diện tài chính: Phương diện tài chính ảnh hưởng cùng chiều và tác động mạnh nhất đến thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM. Điều này phù hợp với tình hình thực tế của các trường, theo đó hầu hết các trường đại học ngày càng có nhu cầu về tài chính hơn để đầu tư và phát triển cở sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy, đào tạo sinh viên. Đây được xem là một trong những yếu tố cơ bản góp phần vào việc nâng cao thành quả hoạt động của các trường, cải thiện năng suất làm việc của giảng viên, nhân viên, để nhằm tạo ra những dịch vụ giáo dục tốt nhất. Thứ hai, Phương diện quy trình nội bộ: Phương diện quy trình nội bộ ảnh hưởng cùng chiều và tác động mạnh thứ hai đến thành quả hoạt động của các trường các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với các nghiên cứu trước và phù hợp với tình hình hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Đặc biệt, tại các trường, trong các quy trình nội bộ thì quy trình quản lý quản lý hoạt động giảng dạy và các hoạt động hỗ trợ khác là quy trình cơ bản và rất quan trọng. Quy trình giảng dạy sẽ quyết định đến chương trình đào tạo và chất lượng người học có đáp ứng được kỳ vọng của xã hội hay không. Bên cạnh đào tạo thì quản lý hoạt động sẽ tác động đến chi phí và sự hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường. Thứ ba, Phương diện học hỏi và phát triển: Phương diện học hỏi và phát triển tác động cùng chiều và tác động mạnh thứ ba đến thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập tại Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với tình hình hoạt động của các trường. Theo đó, tại các trường đại học ngoài công lập việc ban hành và thực thi các quy định trong việc xây dựng văn hóa trường học, công tác bồi dưỡng cán bộ luôn được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ; nguồn lực giảng viên và đội ngũ nhân viên luôn được đảm bảo cho hoạt động của nhà trường. Do vậy, đây được xem là yếu tố không đòi hỏi lãnh đạo các trường quan tâm quá nhiều như yếu tố tài chính và yếu tố quy trình nội bộ ở trên. Cuối cùng, Phương diện khách hàng: Phương diện khách hàng ảnh hưởng cùng chiều và có tác động thấp nhất đến thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu này được cho là phù hợp với các trường này vì để thu hút được những khách hàng tiềm năng thì cần phải làm thỏa mãn và tăng sự hài lòng của khách hàng về chất lượng đào tạo, chương trình học, dịch vụ cung cấp. Khi muốn cạnh tranh với các trường đại học ngoài công lập khác, chúng ta cần chú trọng phát huy được điểm mạnh đặc trưng, khác biệt của trường như đội ngũ giảng viên trẻ chất lượng, môi trường học ở khu trung tâm sầm uất, năng động hơn so với các trường khác thì việc thu hút các khách hàng tiềm năng sẽ dễ thực hiện hơn. 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Bốn nhân tố độc lập đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Theo đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập tại Tp.HCM, các trường cần quan tâm hàng đầu 1284 đến công tác tài chính để đảm bảo hoạt động được phát triển và bền vững. Tiếp theo là cần quan tâm đến việc cải thiện quy trình hoạt động nội bộ và học hỏi, phát triển để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản trị nói chung và hiệu quả hoạt động nói riêng của các trường. Căn cứ vào thứ tự tác động từ cao đến thấp của từng yếu tố đến thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM, nhóm tác giả nêu lên những đề xuất kiến nghị một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nói chung và hiệu quả hoạt động của các trường nói riêng, cụ thể như sau: Thứ nhất, đối với phương diện tài chính: Khía cạnh tài chính luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý vì nó là nền tảng cho mọi hoạt động. Nguồn tài chính luôn là nỗi quan tâm hàng đầu trong nhà trường vì ngân sách có hạn, trong khi đó nhà trường phải đạt được chất lượng đào tạo cao. Chính vì vậy, các trường cần có chủ trương, chính sách nhằm phát triển một số hoạt động mới trong xã hội hóa giáo dục đại học và Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, việc hợp tác với các doanh nghiệp là nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Bởi vì điều đó sẽ mang lại sự hậu thuẫn tốt cho nhà trường về mọi mặt từ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho đến tài chính. Đồng thời tạo đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp, mở rộng hợp tác về chuyển giao công nghệ và đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Các trường cũng cần tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ học phí thông qua các yếu tố nội sinh, như: Cơ sở vật chất; kỹ năng tích lũy cho sinh viên; Vai trò, thái độ của bộ phận điều phối và quản lý; Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy; Chất lượng đội ngũ giảng viên Bên cạnh những giải pháp chiến lược, các trường cần có những giải pháp cụ thể về chính sách học phí: Xác định mức học phí cụ thể trên cơ sở uy tín, vị thế và chất lượng đào tạo của trường; Tăng học phí dần dần, có lộ trình phù hợp để đảm bảo sinh viên có kế hoạch tài chính hợp lý; Tiếp tục hoàn thiện việc công khai mức thu học phí hàng năm để phụ huynh học sinh cân nhắc lựa chọn trường phù hợp, cải thiện và phát triển hệ thống công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Bên cạnh đó, các trường nên tập trung khai thác tốt các nguồn lực tài chính khác thông qua các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động sự nghiệp khác hướng tới phát triển tài chính bền vững. Thứ hai, đối với phương diện quy trình nội bộ: Đây là bước cụ thể hóa bằng hành động để thực hiện các mục tiêu. Vì vậy, lãnh đạo các trường luôn tự đặt cho mình câu hỏi: cần phải làm gì để biến những mục tiêu, ý tưởng thành hành động cụ thể. Điều quan trọng không phải là thiết kế nhiều hành động, mà là biết lựa chọn phương thức phù hợp nhất, có thể đo được, điều chỉnh được để tăng chất lượng đào, cung cấp dịch vụ tối ưu để thỏa mãn nhu cầu sinh viên như: đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả cũng như chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đào tạo, rút ngắn thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến từng quy trình hoạt động nội bộ, chính sách đào tạo giảng viên, mức độ sử dụng công nghệ thông tin, mức độ trang bị cơ sở vật chất, nâng cao trang thiết bị như phòng học, trang thiết bị học tập, thư viện đủ học liệu, tài liệu tham khảo và đa dạng về lĩnh vực chuyên ngành thỏa mãn được nhu cầu tham khảo, học tập và tra cứu của sinh viên Ngoài ra, để nhà trường phát triển vững mạnh, cần tạo được sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giảng viên trong mọi hoạt động. Sự cam kết và tư duy sáng tạo của cán bộ nhân viên là yếu tố cực 1285 kỳ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của một tổ chức, sự lớn mạnh của một trường không thể chỉ phụ thuộc vào sự chỉ đạo tài tình của ban lãnh đạo, mà phụ thuộc rất lớn vào sự chung tay góp sức, đóng góp ý kiến của toàn thể cán bộ, giảng viên. Khi được tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường, họ sẽ cảm thấy tiếng nói của mình có giá trị, cho nên sẽ nâng cao nhận thức trong việc phát triển nhà trường, làm tăng sự cam kết làm việc hết mình và trung thành đối với nhà trường. Như vậy, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, sự đồng thuận và chung tay góp sức của toàn thể cán bộ, giảng viên là điều rất cần thiết. Thứ ba, đối với phương diện học hỏi và phát triển: Ở trường đại học, giảng viên đóng vai trò trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ trí tuệ. Dịch vụ tốt thể hiện trước hết ở chất lượng giảng dạy trong từng tiết học, chất lượng đầu ra và sự tiện lợi của các dịch vụ bổ trợ. Trong quá trình hội nhập vào nền giáo dục thế giới, bắt buộc các trường đại học phải là những tổ chức học tập. Để thực hiện được sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn lẫn kiến thức xã hội và kỹ năng sống. Giảng viên không những chỉ giảng dạy mà còn phải nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá và xếp loại giảng viên cũng như xếp hạng các trường đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên các trường đại học của chúng ta tham gia nghiên cứu khoa học còn rất thấp do khối lượng dạy quá tải, thiếu cơ sở vật chất, thiếu nguồn lực, ít điều kiện tiếp cận thực tiễn nên các công trình NCKH còn mang tính đơn lẻ, chưa tạo được dấu ấn. Việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáng lẽ ra phải là thế mạnh của các trường đại học, nhưng vẫn chưa phát huy được. Vì vậy, các trường cần phải có chính sách ưu đãi để khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn. Ngoài ra, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của xã hội. Ngoài ra, trường cần xây dựng các mối liên hệ với các công ty bên ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế; đồng thời mối liên hệ này cũng giúp trường nắm được các nhu cầu sử dụng lao động để từ đó thiết kế chương trình học sát với yêu cầu thực tế và thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội và đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Thứ tư, đối với phương diện khách hàng: Tăng mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng là nguồn gốc của việc tạo dựng giá trị bền vững cho đơn vị. Để làm được điều đó, Nhà trường cần đo lường mức độ nắm vững chương trình đào tạo thông qua điểm số của bài kiểm tra theo quá trình, tỷ lệ sinh viên ra trường như chuẩn đã đặt ra cũng như theo dõi, thống kê kết quả thực tế của các em trong hai năm đầu sau khi ra trường, kể cả khi tiếp tục học lên bậc cao hơn. Mặt khác, cần đo lường mức độ đánh giá của phụ huynh về mức độ an toàn môi trường học tập; khảo sát phụ huynh về chất lượng dạy và học cũng như mức độ ủng hộ của cộng đồng cho các trường trong quá trình hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Thị Thanh Trang (2012), Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced scorecard) tại Đại học Quang Trung, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. 1286 [2] Lý Nguyễn Thu Ngọc (2010), Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. [3] Ngô Bá Phong (2013), Ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. [4] Kaplan, R.S, 1999. The Balanced scorecard for public – sector organizations. The Balanced scorecard report. Volume 1, Number 2.
File đính kèm:
- van_dung_bang_diem_can_bang_balanced_scorecard_de_danh_gia_t.pdf