Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán

Bài viết này trình bày một số ý kiến về cách xác định mục tiêu thực tiễn, phục vụ cho việc dạy và học khi đổi mới phương pháp dạy học toán bậc THPT. Việc đổi mới phương pháp dạy học toán cần hướng vào việc hình thành năng lực toàn diện cho học sinh nhằm đạt mục tiêu nhận thức và tình cảm theo từng bài từng vấn đề. Phạm vi chuyên đề này đi sâu về khía cạnh xác định mục tiêu học tập đó chính là cái đích phải đạt tới sau mỗi bài học do giáo viên (GV) đề ra định hướng hoạt động dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học, đó là trọng tâm của việc thay đổi chương trình sách giáo khoa năm học 2006-2007. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, mới có thể đào tạo được lớp người mới năng động, sáng tạo để có thể thích nghi với xã hội mới trong bối cảnh cả thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 1

Trang 1

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 2

Trang 2

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 3

Trang 3

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 4

Trang 4

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 5

Trang 5

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 6

Trang 6

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 7

Trang 7

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 8

Trang 8

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 9

Trang 9

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 4120
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán

Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học Toán
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
Ý KIẾN TRAO ĐỔI : 
VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC 
THEO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 
Lê Chi Lan*
Bài viết này trình bày một số ý kiến về cách xác định mục tiêu thực tiễn, 
phục vụ cho việc dạy và học khi đổi mới phương pháp dạy học toán bậc THPT. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học toán cần hướng vào việc hình thành năng lực 
toàn diện cho học sinh nhằm đạt mục tiêu nhận thức và tình cảm theo từng bài 
từng vấn đề. Phạm vi chuyên đề này đi sâu về khía cạnh xác định mục tiêu học 
tập đó chính là cái đích phải đạt tới sau mỗi bài học do giáo viên (GV) đề ra định 
hướng hoạt động dạy học. 
Đổi mới phương pháp dạy học, đó là trọng tâm của việc thay đổi chương 
trình sách giáo khoa năm học 2006-2007. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, 
mới có thể đào tạo được lớp người mới năng động, sáng tạo để có thể thích nghi 
với xã hội mới trong bối cảnh cả thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đã được Đảng và Nhà nước 
định hướng rõ nét trong nghị quyết Hội Nghị lần thứ IV Ban chấp Hành Trung 
ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VII, 1993) đã chỉ rõ : 
Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao 
động, tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp, qua đó 
mà góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn của đất nước là dân giàu, nước 
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
Về phương pháp giáo dục, phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những 
phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng 
tạo, năng lực giải quyết vấn đề. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản 
Việt Nam (khoá VII, 1997) tiếp tục khẳng định : 
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một 
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng 
* ThS. Trường ĐH Sài Gòn. 
185 
 Ý KIẾN TRAO ĐỔI Lê Chi Lan 
các phương pháp tiên tiến, và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo 
đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên 
đại học.” 
Luật Giáo dục 2005 cũng đã thể chế hoá quan điểm trên đây với điều 24.2 
như sau : 
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ 
động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; 
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” 
Như vậy quan điểm chung về hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được 
khẳng định. Cũng như các môn học khác, trọng tâm của việc đổi mới phương 
pháp dạy học toán ở trường trung học phổ thông là tích cực hoá người học (học 
sinh) làm cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, không thụ động ỷ lại 
vào người thầy. Việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh không phải chỉ do người 
thầy cung cấp mà còn phải do học sinh chủ động tự lực tham gia cọ xát tiếp cận 
từ môi truờng xung quanh, từ nhiều nguồn khác nhau để làm giàu kiến thức của 
mình và rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học bao gồm đổi mới phương pháp học tập 
ở học sinh, do giáo viên tổ chức nhận thức, học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, 
phát hiện vấn đề, biết cách giải quyết vấn đề, biết cách làm việc nhóm, phát triển 
tư duy sáng tạo. 
Vai trò của GV trong thời đại mới đã thay đổi một cách căn bản : GV không 
còn là người truyền thụ tri thức một chiều, GV là người đặt ra vấn đề hay, là 
người tạo ra môi trường để quá trình ghi nhớ được tốt hơn, có chủ định, phát huy 
khả năng phát hiện vấn đề và kĩ năng giải quyết vấn đề ở học sinh kết hợp việc 
ứng dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông 
tin vào dạy và học. Vì vậy cốt lõi của việc dạy học ngày nay là dạy học sinh cách 
tự học, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Mặt khác việc đổi mới phương 
pháp dạy học toán cần huớng vào việc hình thành năng lực toàn diện cho học 
sinh nhằm đạt mục tiêu nhận thức và tình cảm theo từng bài, từng vấn đề. Cần 
thực hiện tốt mối quan hệ xác định mục tiêu học tập (learning objective) với nội 
dung dạy học và phương pháp dạy học. 
186 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
Trong trường sư phạm, ta thường nghe nói : “soạn giáo án” mà ít nghe nói 
đến “thiết kế các hoạt động”. Đây là hai khái niệm khác nhau. Khi soạn giáo án, 
GV thường nghĩ trước hết nội dung dạy học là gì? (what?), mình sẽ dạy như thế 
nào? (trả lời câu hỏi how?) tức là xuất phát từ người dạy. Trong khi đó, khi thiết 
kế dạy học, điều đầu tiên GV cần quan tâm trả lời các câu hỏi sau : HS cần biết 
gì? (knowledge), hiểu gì? (comprehension), làm được gì, thực hiện những hoạt 
động nào? (application) tức là xuất từ người học, xác định mục tiêu học tập. GV 
cần có những hoạt động nào để hỗ trợ học sinh tiếp cận đến kiến thức trên và kĩ 
năng trên thông qua hoạt động

File đính kèm:

  • pdfvan_de_xac_dinh_muc_tieu_day_hoc_theo_doi_moi_phuong_phap_da.pdf