Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Việc sở hữu đất đai của nước ta hiện nay do lịch sử để lại, từ các cuộc cải cách ruộng đất, đến kinh tế tập thể hợp tác xã nông nghiệp. Trải qua quá trình đổi mới, việc sở hữu đất đai ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên di chứng của nó để lại là việc sở hữu đất đai ở nước ta hiện nay nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đa phần manh mún, nhỏ lẻ, chỉ có một số ít hộ nông dân sở hữu đất đai với quy mô lớn.

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 10/01/2024 2680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp, công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long
 236 
VẤN ĐỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TS. Nguyễn Ngọc Phúc 
TS. Phan Thị Thúy Vân 
ừ khi miền Nam giải phóng đến nay, chính sách ruộng đất của 
Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện. Góp phần đáng kể 
trong việc phát triển nông nghiệp của nước ta nói chung và của 
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Tuy nhiên, để có một nền nông 
nghiệp phát triển bền vững, áp dụng những tiến bộ của công nghiệp vào phục 
vụ sản xuất đang là một vấn đề cần được quan tâm. Nhằm cung cấp thêm thông 
tin và bàn luận xung quanh vấn đề sở hữu đất đai và ảnh hưởng của nó đến việc 
phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 
Bài viết tập trung đề cập đến một số vấn đề như sau: 
1. Tình hình sở hữu đất đai ở đồng bằng sông Cửu Long 
Việc sở hữu đất đai của nước ta hiện nay do lịch sử để lại, từ các cuộc cải 
cách ruộng đất, đến kinh tế tập thể hợp tác xã nông nghiệp. Trải qua quá trình 
đổi mới, việc sở hữu đất đai ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. 
Tuy nhiên di chứng của nó để lại là việc sở hữu đất đai ở nước ta hiện nay nói 
chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đa phần manh mún, nhỏ lẻ, chỉ 
có một số ít hộ nông dân sở hữu đất đai với quy mô lớn. 
Nhỏ lẻ đất đai, nghĩa là một hộ nông dân có rất ít diện tích đất nông 
nghiệp để canh tác. Nếu tính bình quân đầu người về diện tích đất nông nghiệp 
thì “diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 
0,52 ha, trong khu vực là 0,36 ha. Thì Việt Nam, là nước nông nghiệp lại có 
diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp (0,25 ha/người). Diện tích 
 Học viện Chính trị khu vực IV 
 Học viện Chính trị khu vực IV 
T 
237 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
đất dành cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chiếm 29% tổng diện tích đất. 
Ở Đồng bằng sông Cửu Long trung bình mỗi người dân có 0,14 ha đất cho sản 
xuất nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2009). Số liệu trên chỉ dựa trên mức 
bình quân theo đầu người, trên thực tế theo cuộc khảo sát của Bùi Quang Dũng, 
Đặng Thị Việt Phương năm 2009-2010 thì “Đồng bằng sông Cửu Long có đến 
23% nông dân không có đất canh tác”. Đây là tình trạng đáng quan ngại cho sự 
phát triển bền vững của nông dân. 
Manh mún đất đai, tức là một hộ nông dân có nhiều thửa ruộng. “Manh 
mún đất đai có thể là kết quả của vấn đề lịch sử, địa hình của chế độ phân chia 
thừa kế cho con cái. Nó cũng có thể giải thích do áp lực của sự gia tăng dân số, 
có thể là kết quả của nền sản xuất qui mô nhỏ, mà ở đó chi phí nhân công rẻ, 
lao động thủ công cùng với việc sử dụng gia súc làm sức kéo, quy mô hộ nhỏ 
và sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu”1. Hiện nay, với quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đã làm gia tăng các đường giao thông, các nhà máy, công 
trình thủy lợi, khu dân cư, khu hành chính...Cũng là nguyên nhân làm cho đất 
đai manh mún. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, một hộ nông dân sở hữu từ 01 
đến 03 mảnh ruộng là phổ biến, có những hộ sở hữu từ 05 đến 06 mảnh. Theo 
số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có 
khoảng 75 triệu thửa đất canh tác giao cho 9.259.000 hộ nông dân sử dụng, 
bình quân mỗi hộ có hơn 8 mảnh. Việc manh mún đất đai không chỉ gây khó 
cho quá trình canh tác, mà còn ảnh hưởng đến việc áp dụng những thành tựu 
khoa học công nghiệp vào sản xuất. 
Ngoài việc sở hữu đất đai manh mún và nhỏ lẻ, vẫn còn một số ít hộ, cá 
nhân nông dân sở hữu đất đai với diện tích lớn, qua quá trình tích tụ ruộng đất. 
Tuy nhiên, số hộ sở hữu diện tích đât đai lớn không nhiều. 
2. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở đồng bằng sông 
Cửu Long 
Nông nghiệp công nghệ cao là “một nền nông nghiệp được ứng dụng kết 
hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm 
nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa 
1Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương, Một số vấn đề về ruộng đất qua cuộc điều tra nông 
dân 2009-2010, Tạp chí KHXH số 9 (157) 2011. 
 238 
mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp 
bền vững. Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ 
cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình 
sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến...), tự động hóa, công nghệ thông tin, công 
nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, 
chất lượng cao...; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ... cho hiệu 
quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất”1. 
2.1.Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc 
phát triển nông nghiệp công nghệ cao 
Muốn nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp Đồng bằng 
sông Cửu Long nói riêng phát triển theo hướng bền vững thì việc áp dụng công 
nghệ cao trong sản xuất không thể không thực hiện. Chẳng những thế, việc áp 
 ... 
bón, được cán bộ kỹ thuật của tập đoàn làm lực lượng “3 cùng” (cùng ăn, cùng 
ở, cùng làm) với nhà nông. Vì thế, số hộ nông dân và diện tích gieo trồng hằng 
năm trên “cánh đồng mẫu lớn” của tập đoàn liên tục gia tăng: từ 1.023 ha trong 
vụ đông xuân 2010-2011 lên 92.000 ha trong cả năm 2015”2. 
Ngoài ra, việc bảo quản và chế biến nông sản cũng được thực hiện theo 
mô hình liên kết như trong chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thủy sản. Điển hình 
trong khâu thu hoạch và bảo quản lúa có nhiều tiến bộ. Hiện nay, đa số nông 
dân thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, giảm thất thoát, bán lúa tươi tại 
đồng cho các thương lái, đỡ tốn công vận chuyển, phơi, sân bãi, kho. Lúa được 
thương lái sấy bằng công nghệ cao chất lượng gạo tốt, bán được giá. 
Bước đầu cũng đã xây dựng được mô hình liên kết giữa nông dân và 
doanh nghiệp. Sự liên kết này thể hiện ở mô hình bao tiêu sản phẩm. “Điểm nổi 
bật của những mô hình này là doanh nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư cho nông 
dân, là người tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và bảo 
đảm thị trường tiêu thụ. Nông dân là người trực tiếp sản xuất, nhận khoán theo 
định mức chi phí, được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi 
phí lao động và sản xuất trên đất của họ. Những mô hình liên kết sản xuất trong 
nông nghiệp kể trên đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp 
Đồng bằng sông Cửu Long”3. 
Quan trọng là đã thực hiện được việc liên kết vùng, mà đầu tiên là liên 
kết chủ thể vĩ mô, liên kết dọc, liên kết ngang và hợp tác nội vùng. 
Liên kết dọc, là sự liên kết theo “phân cấp Trung ương, chính quyền địa 
phương, bộ với các sở chuyên ngành; liên kết quản lý ngành và quản lý lãnh thổ 
theo địa phương”. Với 6 vùng địa lý kinh tế, được tập hợp từ 63 tỉnh thành 
1
Cuu-Long-tren-co-so-lien-ket-vung 
2 
3
Cuu-Long-tren-co-so-lien-ket-vung 
241 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
trong cả nước. Trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng 
trọng điểm, có sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. 
Liên kết ngang, là sự liên kết giữa các vùng với nhau, liên kết giữa các 
địa phương trong vùng. Cơ bản là các vùng, các địa phương trong vùng có sự 
tương trợ lẫn nhau, phối hợp nhau trong sản suất, trong hợp tác quốc tế. Chia sẻ 
những kinh nghiệm giữa các địa phương, các vùng trong áp dụng công nghệ cao 
để sản xuất nông nghiệp. 
Vùng trọng điểm phía Nam, chúng ta có “diễn đàn hợp tác các tỉnh Đồng 
bằng sông Cửu Long”. Theo nhận định của Nguyễn Văn Huân về những cam 
kết hợp tác vùng và nội vùng thì ông cho rằng: “Mặc dù bản cam kết không 
phải là một văn bản mang tính pháp lý, nhưng đây cũng là những dấu hiệu đáng 
mừng trong việc triển khai liên kết giữa các địa phương trong vùng và là cơ sở 
quan trọng trong việc đề xuất xây dựng một cơ chế chính sách hoàn thiện cho 
cấp vùng”1. 
2.3. Những khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ 
cao ở Đồng bằng sông Cửu Long từ vấn đề sở hữu đất đai 
Khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất: Cơ giới hóa 
trong sản xuất là khâu đầu tiên để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tuy 
nhiên, việc sở hữu đất đai manh mún đã gây trở ngại cho việc áp dụng cơ giới 
hóa trong sản xuất. Những khó khăn khi áp dụng cơ giới hóa là “thể hiện hầu 
hết các máy làm đất công suất nhỏ, chỉ thích hợp với quy mô hộ và đất manh 
mún; cơ giới hóa mới tập trung chủ yếu cây lúa. Mức độ trang bị động lực cho 
nông nghiệp của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu 
Á, hiện mới đạt bình quân 1,6HP/ha canh tác. Trong khi các nước trong khu 
vực như: Thái Lan đạt 4HP/ha, Trung Quốc 8HP/ha, Hàn Quốc 10HP/ha” 2. 
Theo nhận xét của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì “việc đồng bộ 
hóa cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, khó nâng tỷ lệ 
này lên cao hơn do đồng ruộng manh mún, phương thức canh tác không đồng 
bộ, chi phí đầu tư mua máy cao... Bên cạnh đó, trình độ của người dân trong 
tiếp cận, ứng dụng thiết bị, công nghệ không đồng đều, ảnh hưởng đến chất 
lượng sản xuất”. 
1,10Nguyễn Văn Huân, liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn. 
11Nguồn: Báo cáo đẩy mạnh cơ giới hóa tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của 
Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối ngày 12/6/2015 
 242 
Trên thực tế, cơ sở hạ tầng nông thôn chưa phát triển đồng bộ, kênh rạch 
nhỏ còn khá phổ biến, tiến độ nạo vét chậm, mùa khô thiếu nước trầm trọng, 
kênh rạch chằng chịt di chuyển tác nghiệp thực địa gặp khó. Bên cạnh đó, 
nguyên nhân chính vẫn là “diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, phân tán, 
địa hình không bằng phẳng gây khó khăn trong việc di chuyển đặc biệt ở khâu 
thu hoạch dẫn tới năng suất thấp, tăng chi phí nhân công, nhiên liệu, sửa chữa 
và bảo dưỡng... Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của người dân còn thấp nên 
khả năng đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn; đa số lao 
động ở nông thôn chưa qua đào tạo nghề; dịch vụ sửa chữa máy nông nghiệp 
kém phát triển, ứng dụng cơ giới hóa tại một số vùng chưa hiệu quả, chưa phát 
huy hết công năng, tác dụng của máy dẫn tới năng suất lao động đạt thấp, chi 
phí đầu tư cao, thu hồi vốn chậm đã ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ giới hóa 
vào sản xuất nông nghiệp”1. 
Khó khăn trong việc vay tín dụng sản xuất: Việc nông dân mang giấy 
chứng nhận quyền sử dụng đất đến các ngân hàng tín dụng để thế chấp vay vốn 
sản xuất là việc làm khá phổ biến. Tuy nhiên, số tiền được vay từ những mảnh 
ruộng nhỏ lẻ là rất thấp, giao động từ 10 đến 20 triệu cho 1 công (1000m2) đất 
sản xuất; thủ tục phức tạp từ khâu thẩm định để nông dân được vay; lượng tiền 
được vay ít, thời gian vay ngắn. Nên việc mở rộng quy mô sản xuất, tái cơ cấu 
cây trồng vật nuôi và việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất khó có thể 
thực hiện được. Theo quan sát của chúng tôi, ở một số nơi khu vực Đồng bằng 
sông Cửu Long nhiều nông dân sở hữu ít ruộng đất có nhu cầu vay vốn thường 
đến các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Như vậy lãi xuất sẽ cao, lợi nhuận không 
như mong muốn. 
Khó khăn trong việc thực hiện kinh tế hợp tác, hợp tác xã và liên doanh: 
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần thực hiện đồng bộ từ nhiều khâu. 
Trong đó, việc thực hiện kinh tế hợp tác, hợp tác xã và liên doanh là một trong 
những khâu then chốt. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì nông nghiệp 
Việt Nam cần “phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, chứ để 
các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường”. Hiện 
nay, “vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có gần 800 đơn vị hợp tác xã nông 
nghiệp hoạt động trong các gành trồng trọt, nuôi trồng thủy – hải sản, kinh 
243 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
doanh cây – con giống, mua – bán hàng nông sản xuất khẩu”1. Tuy nhiên, lợi 
nhuận từ các hợp tác xã và liên doanh sản xuất hiệu quả chưa như mong muốn. 
Nông dân ít đất sản xuất hoặc nhiều mảnh ruộng không thích và không tự 
nguyện vào hợp tác xã hoặc hợp tác với doanh nghiệp vì những trở ngại như: 
vào hợp tác xã nông dân chưa có nguồn lợi gì rõ nét, lại phụ thuộc vào thời 
gian sản xuất, sản xuất gì do hợp tác xã quyết định. Việc ký hợp đồng tiêu thụ 
nông sản với doanh nghiệp như là sự trói buộc với họ. Sản lượng ít, vốn ít, họ 
không thể ngồi đợi các doanh nghiệp đến thu gom nông sản và thường hay phá 
vở hợp đồng khi thương lái bên ngoài mua giá cao hơn. Hoặc ngược lại, doanh 
nghiệp thường hay đánh bài “chuồn” khi giá thị trường giảm. Nhiều vụ doanh 
nghiệp “giựt” nợ của nông dân nuôi heo hoặc nuôi cá, hoặc trả chậm là phổ 
biến. Thậm chí còn ép giá khi heo hoặc cá đến lứa phải bán. 
3. Đề xuất một số giải pháp 
Từ thực trạng nêu trên về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Đồng 
bằng sông Cửu Long từ vấn đề sở hữu đất đai, chúng tôi xin đề xuất một số giải 
pháp như sau: 
Đẩy mạnh quá trình tích tụ đất đai: Trong điều kiện đất đai manh mún, 
là rào cản cho việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nôn nghiệp thì việc 
tích tụ đất đai là một trong những giải pháp cần thực hiện trước tiên. Hơn nữa, 
việc tích tụ đất đai đã và đang được nông dân giàu có thực hiện. Việc tích tụ 
đất đai đang ngày càng diễn ra phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 
Nông dân thuộc nhóm giàu sở hữu trong tay rất nhiều ruộng đất. Theo tinh thần 
Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Ủy 
ban Thường vụ Quốc Hội Quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất 
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp. 
Thì ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cá nhân và gia đình được giao đất tối 
đa không quá 06 ha, nhưng trên thực tế diện tích đất tích tụ lớn hơn gấp 5 đến 
20 lần. Tích tụ đất đai nhưng không tập trung, vẫn nằm trong tình trạng manh 
mún, nhiều mảnh khiến cho việc cơ giới hóa nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. 
Ở Đồng bằng sông Cửu Long việc tích tụ đất đai diễn ra dưới nhiều hình 
1 Khuynh Diệp, Một số vấn đề về nông dân và ruộng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb 
TH TPHCM, năm 2016, tr 192. 
 244 
thức hơn như: cho thuê mướn, cầm cố, mua bán...hoặc theo nghiên cứu của 
Khuynh Diệp thì ông cho rằng việc tích tụ đất đai hiện nay là do “một bộ phận 
nông dân có sức lao động, có vốn tích lũy từ nhiều năm, có kinh nghiệm sản 
xuất cộng với cần cù,chịu khó đã biết tận dụng lợi thế do nhà nước đem lại 
trong việc đầu tư hạ tầng (giao thông, điện, thủy nông...) cùng các biện pháp hỗ 
trợ khoa học kỹ thuật như: giống, vật tư phục vụ nông nghiệp, giá thu mua hàng 
hóa nông sản có lợi cho nông dân v.v... đã mạnh dạn khai phá thêm những diện 
tích đất còn hoang hóa ở khu vực Đồng Tháp Mười, khu tứ giác Long Xuyên và 
vùng phía Tây sông Hậu”1. 
Quá trình tích tụ đất đai càng nhiều nông hộ trên 10 ha thì việc sản xuất 
kinh doanh theo trang trại càng phổ biến. Và khi đó việc áp dụng công nghệ cao 
trong sản suất sẽ đạt hiệu quả hơn nhiều lần. 
Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, việc tích tụ đất đai sẽ làm tăng khoảng cách 
giàu nghèo giữa các nông dân, người thì nhiều đất, người thì không còn đất và 
như thế lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn sẽ tăng lên, nông dân mất đất bị 
bần cùng hóa. Sự lo ngại đó xem ra có cơ sở, nhưng muốn làm ăn lớn, muốn 
phát triển nông nghiệp bền vững và hội nhập thì phương án tích tụ đất đai để 
nâng cao qui mô sản xuất, canh tác là việc phải làm. Theo nhận định của TS. 
Nguyễn Quang A, ông cho rằng: “Chỉ có tích tụ ruộng đất, tích tụ tư bản như 
thế thì mới có quy mô sản xuất đủ lớn để quản lý nó một cách hiệu quả. Rất 
khó đưa máy móc, kỹ thuật vào những mảnh ruộng manh mún”. 
Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc tích tụ đất đai phải có cái nhìn tổng thể 
từng vùng, từng địa phương để có chiến lược phù hợp. Bởi trong thực tế, một 
số nơi với điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì việc sản xuất qui mô nhỏ là 
giải pháp tối ưu. Khi đó, việc tích tụ đất đai sẽ trở nên kém tác dụng. 
Giảm phân mảnh đất đai của hộ và phân mảnh đất đai giữa các hộ: trong 
khi tích tụ đất đai là giải pháp cần thiết cho việc thực hiện nông nghiệp công 
nghệ cao đang diễn ra phổ biến. Thì tình trạng phân mảnh đất đai của hộ và 
phân mảnh đất đai giữa các hộ cũng đã và đang diễn ra đồng thời với và trình 
tích tụ ruộng đất. Trong chừng mực nào đó nó là rào cản của việc tích tụ đất 
đai. 
1 Khuynh Diệp, Một số vấn đề về nông dân và ruộng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb 
TH TPHCM, năm 2016, tr84 
245 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
Phân mảnh đất đai của hộ là số đất đai của một hộ được chia thành nhiều 
mảnh, còn phân mảnh đất đai giữa các hộ là đất được chia nhỏ cho nhiều hộ. 
Tình trạng phân mảnh đất đai trong thời gian tới theo chúng tôi chẳng những 
không giảm mà còn có chiều hướng phát triển phức tạp. Do áp lực dân số, do 
vấn đề thừa kế sẽ đẩy tiến độ phân mảnh đất đai nhanh hơn. Muốn giảm bớt 
phân mảnh đất đai để thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao, đòi 
hỏi Chính phủ phải có giải pháp kịp trời. 
Nâng mức giới hạn hạn điền: Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cá 
nhân và gia đình được giao đất tối đa không quá 06 ha đất. Đây cũng là một 
trong những rào cản cho quá trình tich tụ đất đai. Để phát triển nền nông nghiệp 
công nghệ cao cần phải thành lập các nông, lâm trường, các hợp tác xã sản xuất 
nông nghiệp. Việc làm này cũng chỉ dừng lại mức sở hữu tập trung, quy mô có 
lớn nhưng sử dụng lại phân tán do chính sách hạn điền. Hơn nữa, những nông 
dân có điều kiện để tích tụ đất đai thì lo ngại, do không dám sở hữu vượt mức 
hạn cho phép. 
Như vậy, việc “hạn mức sử dụng đất nông nghiệp giao cho nông dân quá 
thấp khiến hầu hết các hộ đều lao động thủ công của gia đình, không có nhu cầu 
mua máy móc và hợp tác với nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong 
giao dịch tư liệu sản xuất và tiêu thụ nông sản”1. Theo đó, việc áp dụng những 
thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là một trở ngại. Chính 
vì việc nâng mức hạn điền để đẩy nhanh tiến trình tích tụ ruộng đất thật sự cần 
thiết. 
4. Thay lời kết 
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được thực hiện phổ biến 
ở nước ta, bước đầu đã có những thành tựu cơ bản, như tăng năng suất, chất 
lượng nông sản. Đồng thời, nông thôn cũng thay đổi diện mạo. Tuy nhiên, để 
phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã 
vấp phải những khó nhăn nhất định. Một trong những khó khăn đó là tình trạng 
nông dân sở hữu đất đai nhỏ lẻ, manh mún đã cản trở việc sử dụng máy móc 
hiện đại trong trồng trọt và chăn nuôi. 
Giải quyết vấn đề này, phải tích tụ đất đai, xem đây như là một giải pháp 
cần thực hiện để phát triển nền nông nghiệp bền vững lâu dài. Bên cạnh việc 
1 PGS.TS.Vũ Văn Phúc, PGS.TS.Trần Thị Minh Châu (2010), Chính sách hỗ trợ của nhà 
nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, Nxb CTQG, Tr151. 
 246 
tích tụ đất đai, thì việc giảm phân mảnh đất đai của hộ và phân mảnh đất đai 
giữa các hộ với nhau cũng là việc làm cần thiết. Đồng thời, Nhà nước cần phải 
quy hoạch toàn diện vùng nông nghiệp để có thể phân chia vùng canh tác và để 
xác định vùng nào cần giữ nguyên hiện trạng manh mún đất đai, vùng nào cần 
thiết phải tích tụ đất đai. Tuy nhiên, để việc tích tụ đất đai diễn ra nhanh chóng 
thì Nhà nước phải nâng mức giới hạn hạn điền để nông dân yên tâm thực hiện./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2010), Chính sách hỗ trợ của nhà 
nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, Nxb CTQG. 
2. Khuynh Diệp (2016), Một số vấn đề về nông dân và ruộng đất ở Đồng 
bằng sông Cửu Long, Nxb TH TPHCM. 
3. Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (2015), Báo cáo đẩy 
mạnh cơ giới hóa tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 
4. Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương (2011), Một số vấn đề về ruộng 
đất qua cuộc điều tra nông dân 2009-2010, Tạp chí KHXH số 9 (157). 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_so_huu_dat_dai_va_anh_huong_cua_no_den_viec_phat_trie.pdf