Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

Được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, tỉnh

Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng

trưởng ở mức cao, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh bình quân hàng năm đạt trên

14%. Những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước

ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh liên tục tăng cả về số lượng dự án, quy mô vốn và

đối tác đầu tư, được phân bổ ở tất cả các ngành kinh tế của Tỉnh, góp phần to lớn thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường

kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt góp phần nâng cao năng

lực sản xuất công nghiệp, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp.

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 1

Trang 1

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 2

Trang 2

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 3

Trang 3

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 4

Trang 4

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 5

Trang 5

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 6

Trang 6

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 7

Trang 7

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 8

Trang 8

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 9

Trang 9

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang baonam 5960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh
VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH
THE ROLE OF DIRECT FOREIGN INVESTMENT
IN THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT 
OF BACNINH PROVINCE
Đặng Minh Khoa
Nghiên cứu sinh Học viện Chính trị/Bộ Quốc phòng
minhkhoasqct@gmail.com
Tóm tắt: 
Được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, tỉnh
Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng
trưởng ở mức cao, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh bình quân hàng năm đạt trên
14%. Những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước
ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh liên tục tăng cả về số lượng dự án, quy mô vốn và
đối tác đầu tư, được phân bổ ở tất cả các ngành kinh tế của Tỉnh, góp phần to lớn thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường
kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt góp phần nâng cao năng
lực sản xuất công nghiệp, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp.
Từ khóa: Công nghiệp; đầu tư trực tiếp nước ngoài; người lao động.
Abstract: 
Re-established on January 1, 1997, Bac Ninh province has achieved significant achieve-
ments in socio-economic development over 23 years of construction and development. Economic
growth is at a high rate, the growth rate of total products in the province on average is over 14%
annually. Over the past years, Bac Ninh province has become an attractive destination for a
plethola of foreign investors. Direct foreign investment in the province has been continuously in-
creasing in terms of the number of projects, capital scale and investment partners, and has been
distributed into all economic sectors of the province, greatly contributing to promoting economic
growth, shifting the economic structure towards industrialization, modernization, increasing ex-
port turnover, creating jobs for workers, especially improving industrial production capacity and
making Bac Ninh become the country’s leading province in industrial production.
Keywords: Iindustry; direct foreign invest; labours.
1. Giới thiệu
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997. Với xuất phát điểm là một tỉnh
thuần nông, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh
đã đạt được những thành tựu to lớn và vượt bậc. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, với tốc độ tăng
320
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm đạt trên 14%. Nằm trong Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã trở thành điểm đến của nhiều nhà
đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Tỉnh liên tục tăng qua các năm,
đặc biệt là kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005, tăng vọt vào năm 2008 với tổng vốn đầu
tư đăng ký là 1,3 tỷ đô la Mỹ (USD), đạt đỉnh điểm vào năm 2015 và 2017 với tổng vốn đầu tư
mỗi năm đạt 3,5 tỷ USD. Năm 2019, toàn Tỉnh đã cấp 254 dự án mới, tổng vốn đầu tư sau điều
chỉnh đạt 1,5 tỷ USD (đứng thứ 5 toàn quốc về thu hút FDI). Nếu như tại thời điểm tái lập tỉnh
năm 1997, Tỉnh chỉ có 04 dự án có vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 177,6 triệu USD thì lũy
kế đến nay (hết tháng 7 năm 2020), tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 1.598 dự án FDI
còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh đạt 19.564,158 triệu USD, các đối tác
đến từ 37 quốc gia, vùng lãnh thổ, đưa Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước
về mức độ hấp dẫn các dự án FDI. 
Kinh tế có vốn FDI có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh. Vốn FDI đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp của Tỉnh, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế; góp phần tăng thu ngân sách; tăng cường kim ngạch xuất khẩu và ổn định cán cân
thương mại của Tỉnh; góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương và các tính
lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc tiếp cận với công nghệ hiện đại và
phương thức quản lý tiên tiến. Sự liên kết giữa khu vực kinh tế có vốn FDI với khu vực kinh tế
trong nước cũng đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến,
thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực dịch vụ cũng như sản phẩm mới.
Tuy nhiên, việc thu hút và sử dụng FDI ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn tồn tại một số hạn chế, ảnh
hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy tác giả chọn nghiên cứu “Vai trò của FDI trong phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bài viết sẽ đi sâu phân
tích thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến tháng 6 năm 2020, vai trò của FDI
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh, đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế,
đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI ở tỉnh Bắc
N ...  Trung ương;
năm 2017 đạt 21.597,7 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 2016; năm 2018 đạt 27.591,0 tỷ đồng,
tăng 65,73% so với năm 2017 và năm 2019 đạt 29.910,0 tỷ đồng, tăng 8,40% so với năm 2018.
Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Từ năm 1997 đến năm 2016 cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đã chuyển dịch theo
hướng tích cực và đúng định hướng, không chỉ đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp mà còn
là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Các khu vực đều có bước phát triển, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh, tỷ trọng từ 45,1% năm 1997 xuống còn 5,8% năm
2016; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, từ 23,8% năm 1997 tăng lên 73,7% năm
2016. Từ năm 2001, khu vực công nghiệp và xây dựng đã vượt qua khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản để chiếm vị trí đầu và trở thành “đầu tầu” trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của
Tỉnh. Trong khi đó, khu vực dịch vụ tuy cũng biến động theo xu hướng giảm, nhưng ở mức thấp
hơn, từ 31,2% năm 1997 còn 20,6% năm 2016.
329
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Đơn vị tính: %
Nguồn: [7], [8], [9].
Hình 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh từ năm 2017 đến năm 2019
Năm 2017 cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, khu vực công nghiệp - xây
dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,0%. Năm 2018,
khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 76,55%; dịch vụ chiếm 16,59%; nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm 6,86%. Năm 2019, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 73,5%; dịch vụ chiếm
23,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,7%. Năm 2019, khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Tỉnh, tiếp tục đưa tỉnh Bắc Ninh trở
thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh nhất cả nước.
Thứ ba, FDI đóng góp vào sự phát triển công nghiệp, đưa Bắc Ninh trở thành một trong
những trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.
FDI đóng góp rất lớn vào sự phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 2000, Bắc
Ninh đã lựa chọn việc quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) tập trung làm mục tiêu chiến lược
cho các giai đoạn sau này. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN
trên địa bàn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2035. Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 KCN,
trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động, 2 KCN đã được thành lập, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất
quy hoạch đạt 78,64%. Nếu như năm 1997, GTSX (giá hiện hành) công nghiệp mới đạt 646 tỷ
VND, xếp thứ 10/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng, năm 2000 tăng lên 2.747 tỷ
VND, gấp 4,3 lần năm 1997, đến năm 2010 GTSX đã đạt 110.576 tỷ VND, gấp 40 lần năm 2000
và gấp 171 lần năm 1997. Giai đoạn 2011-2016, SEV tiếp tục điều chỉnh tăng vốn lên 2,5 tỷ USD
và tính đến tháng 6 năm 2016 có 567 dự án FDI đã đăng ký đầu tư vào Bắc Ninh với tổng vốn
đầu tư sau điều chỉnh đạt 8,83 tỷ USD; nâng tổng dự án FDI (còn hiệu lực) được cấp phép đầu
tư lên 864 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,9 tỷ USD. Nếu như tổng GTSX năm 2013 đạt
693,3 nghìn tỷ VND, tương đương 32,8 tỷ USD thì năm 2019 quy mô công nghiệp của Bắc Ninh
đạt 1,24 triệu tỷ VND (theo giá hiện hành), giữ vững vị trí thứ nhất trong cả nước. Lũy kế đến
ngày 20 tháng 7 năm 2020, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu
tư cho 1039 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 17.779,119
triệu USD.
330
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Thứ tư, FDI góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh.
Với việc nguồn vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh ngày càng tăng cao, nhất là đầu tư ngày càng
nhiều vào các khu công nghiệp tập trung, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh
không ngừng tăng trong những năm gần đây. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 liên tiếp kim
ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh đều tăng cao. Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu cán mốc
30 tỷ USD (29,6 tỷ USD), chiếm 14,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước, xếp thứ 2/63 tỉnh/thành
phố (sau thành phố Hồ Chí Minh); kim ngạch nhập khẩu đạt 29,5 tỷ USD. Năm 2018 ghi nhận
kỷ lục mới về xuất, nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập
khẩu đạt 62.168 triệu USD. Xuất khẩu hàng hóa năm 2018 đạt 35.347 triệu USD tăng 12,2% so
với năm 2017. Với 2 mặt hàng xuất khẩu chủ đạo (điện thoại và linh kiện đạt 30.868 triệu USD,
máy tính và linh kiện đạt 2.887 triệu USD); 2 mặt hàng xuất khẩu trên chiếm đến 95,5% giá trị
của tất cả các mặt hàng xuất khẩu. Nhập khẩu hàng hóa năm 2018 đạt 26.821 triệu USD giảm
12,1% so với năm 2017. Trong đó, có 3 mặt hàng nhập khẩu chủ đạo (hàng điện tử và linh kiện,
máy tính và linh kiện, máy móc và phương tiện khác), 3 mặt hàng nhập khẩu trên chiếm đến 93%
giá trị của tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện cả năm 2018
xuất siêu 8.526 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 268 triệu USD; khu
vực có vốn FDI xuất siêu 8.794 triệu USD, Hàn Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất.
Năm 2018 nhập khẩu giảm do Tập đoàn SamSung năm 2017 mở rộng sản xuất nên nhu cầu nhập
khẩu máy móc thiết bị và linh kiện phục vụ gia công lắp ráp tăng cao. Năm 2019 kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh Bắc Ninh đạt 35 tỷ USD, chiếm 13,3% kim ngạch xuất khẩu cả nước, xếp thứ 2/63
tỉnh/thành phố (sau thành phố Hồ Chí Minh là 39,7 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
điện thoại và linh kiện đạt 28,4 tỷ USD, chiếm 81% kim ngạch xuất khẩu toàn Tỉnh và chiếm
54,7% kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này cả nước.
Thứ năm, FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Với việc thu hút được một lượng lớn số vốn và số dự án FDI, cơ cấu lao động của tỉnh Bắc
Ninh chuyển dịch tích cực theo cơ cấu kinh tế. Năm 1997, tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp
chiếm 85,6%; trong khi lao động khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 7,9% và khu vực dịch
vụ là 6,5%. Đến năm 2016, tỷ trọng tương ứng của 3 khu vực là 21,6%; 47,8% và 30,5%.
Bảng 4: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp 
tại thời điểm 31 tháng 12 phân theo loại hình doanh nghiệp.
Đơn vị tính: Người (tỷ lệ %)
Nguồn: [6], [7], [8].
331
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
TT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số
113.529
(100%)
282.148
(100%)
331.650
(100%)
400.852
(100%)
411.826
(100%)
Doanh nghiệp nhà nước 7.813
(6,9%)
8.550
(3,0%)
8.575
(2,6%)
5.618
(1,4%)
5.850
(1,4%)
Doanh nghiệp ngoài nhà
nước
64.042
(56,4%)
95.606
(33,9%)
110.200
(33,2%)
118.516
(29,6%)
124.442
(30,2%)
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
41.674
(36,7%)
177.992
(63,1%)
212.875
(64,2%)
276.718
(69,0%)
281.534
(68,4%)
Qua số liệu ở bảng 4 và bảng 5 cho thấy, số lượng người lao động làm việc trong các doanh
nghiệp FDI chiếm số lượng lớn nhất (trừ năm 2010) và tăng rất nhanh chóng theo các năm. Người
lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 là 41.674 người (chiếm
36,7%), đến năm 2015 là 177.992 người (chiếm 63,1%), năm 2018 tăng lên 281.534 người (chiếm
68,4%, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp FDI trong các KCN tập trung) giải quyết được một
số lượng lớn việc làm cho người lao động, chiếm khoảng 20% dân số toàn Tỉnh. Từ năm 2015
đến năm 2018, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI có mức thu nhập cao
hơn so với thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân. Cụ thể năm 2015 thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp FDI là 9.019 nghìn
VND/tháng, năm 2016 là 9.545 nghìn VND/tháng, năm 2017 là 9.898 nghìn VND/tháng và năm
2018 là 10.264 nghìn VND/tháng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn Tỉnh có 763.809 người lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó, khu vực nhà nước có 54.890 người lao
động, giảm 0,9%; khu vực ngoài nhà nước có 416.791 người lao động, tăng 0,4% và khu vực
FDI có 292.128 người lao động.
Bảng 5: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động 
trong doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Nghìn VND
Nguồn: [6], [7], [8].
4. Kết luận và khuyến nghị
Những năm qua, nguồn vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh tăng rất mạnh, đưa Bắc Ninh trở thành
một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Vốn FDI đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Việc đánh giá đúng thực trạng và
đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thu hút và sử dụng vốn FDI có chất lượng trong bối cảnh
mới (chiến tranh thương mại, cách mạng công nghiệp 4.0, dịch bệnh Covid19) là rất cần thiết.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị một số nội dung nhằm nâng cao hiệu quả thu
hút và sử dụng vốn FDI ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới như sau:
Thứ nhất, Bắc Ninh cần lựa chọn các dòng vốn đầu tư, lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI theo
định hướng “sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh
phát triển công nghiệp phụ trợ dần thay thế nhập khẩu linh phụ kiện, thiết bị từ nước ngoài để lắp
ráp nhằm tạo giá trị gia tăng cao trong sản phẩm, nâng cao giá trị đóng góp cho ngân sách.
332
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
TT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số 3.010 7.613 8.190 8.902 9.676
Doanh nghiệp nhà
nước
3.540 7.629 8.249 8.272 8.295
Doanh nghiệp ngoài
nhà nước
2.735 5.180 5.964 6.888 7.955
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
3.380 9.019 9.545 9.898 10.264
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp
luật chuyên ngành như thuế, bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, tránh trốn
thuế, chuyển giá và nợ đọng bảo hiểm xã hội, trốn đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người
lao động; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án
chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, xây
dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh. Coi trọng và thường xuyên chỉ đạo làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, bố
trí, sắp xếp bộ máy tổ chức khoa học nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo
thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Thứ tư, cần nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh giấy chứng
nhận đầu tư. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu như: Sự phù hợp của
lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch vùng, quy hoạch phát
triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu
chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân
thiện với môi trường...
Thứ năm, cần thường xuyên gặp mặt đối thoại với các nhà đầu tư và đại diện các tổ chức
quốc tế đang hoạt động trên địa bàn, có danh mục các dự án cần thu hút, các chính sách ưu đãi
của tỉnh; công bố về quy hoạch thu hút đầu tư vào lĩnh vực mà Bắc Ninh có thế mạnh tiềm năng
về tài nguyên và lao động để các nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, E and Gatignon, H (1986), Modes of Foreign Entry: A Transaction Cost
Analysis and Propositions, J. Int. Bus. Stud. 1986, 17, 1-26.
2. Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, Bắc Ninh.
3. Behzad Azarhoushang (2013), He effects of FDI on China’s economic development,
Master’s thesis. Institute of Management Berlin, Berlin.
4. Bokpin, G.A (2017), Foreign direct invest ment and environmental sustainability in
Africa: The role of institutions and governance, Res.Int. Bus.Financ, 39, 239-247.
5. Văn Hữu Chiến (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội tại Đà
Nẵng”, Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Hà Nội.
6. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 1997-2016, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2018), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2017, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
333
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
8. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2019), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2018, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
9. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2020), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2019, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Dần (2014), “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu những khuyến nghị nhằm
thu hút FDI của Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, 127, 63-69.
11. Vũ Hoàng Dương (2011), “Một số vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 7, 57-65.
12. Phùng Quang Hùng (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã
hội và công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ địa phương”, Kỷ
yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
13. Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan (2010), Determinants of Foreign
Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis. ASARC Working Paper
2010/13.
14. Trần Quang Lâm và An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Mencinger, J (2003), Does Foreign Direct Investment Always Enhance Economic
Growth? Kyklos, 56, 491-508.
17. ODI (2002), “Foreign Direct Investment: Who gains”. ODI (Overseas Development
Institute) Briefing Paper.
18. Pazienza, P (2015), The relationship between CO2 and FDI in the agriculture and fish-
ing sector of OECD countries: Evidence and policy consider ations, Intellect. Econ. 2015, 9.
19. Nguyễn Duy Quang (2007), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
20. Ridzuan, A.R.; Ismail, N.A.; Hamat, A.C (2017), Does FDI Successfully Lead to
Sustainable Development in Singapore? Econ. 2017, 5, 29.
21. Sbia, R.; Shahbaz, M.; Hamdi, H (2014), A contribution of foreign direct investment,
clean energy, trade openness, carbon emissions and eco nomic growth to energy demand in UAE,
Econ. Model. 2014, 36, 191-197.
334
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_trong_phat_trien_kin.pdf