Ứng phó với những rào cản trong thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Những năm gần đây được đánh giá là giai đoạn nhiều khó khăn đối với
cộng đồng doanh nghiệp trong nước do sự thay đổi từ Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình dương, xu hướng chống toàn cầu hóa bùng phát, Mỹ
tăng lãi suất và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tới
Những nhân tố đó có thể dẫn tới sự đảo chiều của thương mại, đầu tư
quốc tế, ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế mới nổi, có độ mở cao, coi
xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là những động lực tăng trưởng chính
như Việt Nam. Thực tế cho thấy đã và đang có không ít doanh nghiệp
(DN) Việt Nam luôn bị lép vế và thua thiệt trong các vụ tranh chấp
thương mại và kiện chống bán phá giá khi tham gia hội nhập. Nguyên
nhân căn bản của sự thua thiệt này là do các DN còn rất mơ hồ về pháp
lý thương mại và tinh thần đoàn kết để ứng phó với các rào cản thương
mại còn yếu. Do đó qua bài viết này tác giả phân tích tình hình ứng phó
với các rào cản thương mại quốc tế ở Việt Nam, qua đó đưa ra những
khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam ứng phó tốt với các rào cản thương
mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng phó với những rào cản trong thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 417 ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG RÀO CẢN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Response to barriers in international trade in Vietnam today ThS. Lƣơng Xuân Minh Khoa kế toán- kiểm toán Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Email: minhkb.buh@gmail.com TÓM TẮT Những năm gần đây đƣợc đánh giá là giai đoạn nhiều khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nƣớc do sự thay đổi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dƣơng, xu hƣớng chống toàn cầu hóa bùng phát, Mỹ tăng lãi suất và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đang tới Những nhân tố đó có thể dẫn tới sự đảo chiều của thƣơng mại, đầu tƣ quốc tế, ảnh hƣởng lớn đến các nền kinh tế mới nổi, có độ mở cao, coi xuất khẩu và đầu tƣ nƣớc ngoài là những động lực tăng trƣởng chính nhƣ Việt Nam. Thực tế cho thấy đã và đang có không ít doanh nghiệp (DN) Việt Nam luôn bị lép vế và thua thiệt trong các vụ tranh chấp thƣơng mại và kiện chống bán phá giá khi tham gia hội nhập. Nguyên nhân căn bản của sự thua thiệt này là do các DN còn rất mơ hồ về pháp lý thƣơng mại và tinh thần đoàn kết để ứng phó với các rào cản thƣơng mại còn yếu. Do đó qua bài viết này tác giả phân tích tình hình ứng phó với các rào cản thƣơng mại quốc tế ở Việt Nam, qua đó đƣa ra những International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 418 khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam ứng phó tốt với các rào cản thƣơng mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng. Từ khóa: chính sách thƣơng mại,chính sách thƣơng mại quốc tế, rào cản thƣơng mại quốc tế, ứng phó rào cản thƣơng mại quốc tế SUMMARY In recent years, it has been considered a difficult period for the domes- tic business community due to changes from the Trans-Pacific Partner- ship Agreement, the trend of anti-globalization boom, the US raising interest rates and the the fourth industrial revolution is coming ... These factors can lead to the reversal of trade, international investment, great- ly affecting emerging economies, high openness, export considerations and Foreign investment is the main growth engine like Vietnam. In fact, there have been many Vietnamese enterprises that have always been inferior and lost in trade disputes and anti-dumping lawsuits when join- ing the integration. The fundamental reason for this loss is that busi- nesses are still very vague about trade legal and solidarity to deal with weak trade barriers. Therefore, in this article, the author analyzes the situation of dealing with international trade barriers in Vietnam, thereby making recommendations to help Vietnam respond well to international trade barriers in the context of deep and broad international economic integration scene. Keywords: trade policy, international trade policy, international trade barriers, response to international trade barriers 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những thay đổi trong chính sách thƣơng mại của Việt Nam kể từ năm 1986 đã cho phép các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 419 trƣờng thế giới, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng của Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu việc hoàn thành cơ bản lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tới nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thƣơng mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đƣợc xem là nƣớc có nền kinh tế hƣớng ra xuất khẩu mạnh mẽ nhất ASEAN, là quốc gia có nền kinh tế với ―độ mở‖ khá cao.WTO là tổ chức thƣơng mại lớn nhất toàn cầu. Trở thành thành viên của tổ chức này là chúng ta đã đƣợc ―chơi‖ trong ―sân chơi chung‖ với một ―luật chơi chung‖ bình đẳng và công bằng với các nƣớc phát triển - những khách hàng lớn và khó tính. Trung bình mỗi năm Việt Nam xảy ra gần 100 vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thƣơng mại, đa số các vụ kiện này phần thiệt thòi luôn thuộc về DN nƣớc ta. Từ năm 1995 đến năm 2015, đã có tổng cộng 73 vụ kiện phòng vệ thƣơng mại của nƣớc ngoài điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã chịu 43 vụ kiện chống bán phá giá, 15 vụ kiện tự vệ, 5 vụ chống trợ cấp và 10 vụ chống lẩn tránh thuế. Mƣời hai ngành hàng gồm: thủy sản, chất dẻo, cao-su, giấy, dệt may, da giày, thiết bị điện, máy móc phụ tùng, linh kiện điện tử, đồ nội thất, đo lƣờng, các sản phẩm thép và kim loại, là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có tần suất vƣớng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng lớn. Các DN Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức từ rào cản thƣơng mại, trong khi đó, các DN hiện rất ―lơ mơ‖ về vấn đề này. Rất nhiều DN bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thông tin pháp luật thƣơng mại của các nƣớc mà Việt Nam tham gia ký kết. Việc làm rõ kh ... phí thuế quan. Trong những năm gần đây, có thể thấy rằng các nhà chức trách ở châu Á ngày càng hƣớng đến siết chặt các quy định về thuế quan và các thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự gia tăng tần suất kiểm tra và sự quyết liệt của các cơ quan chức năng đang tạo ra những thách thức cho doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà chức trách cũng tăng cƣờng sử dụng công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số để xác định những công ty thuộc diện phải bị thanh tra. Ở chiều ngƣợc lại, chúng ta cũng có các biện pháp thúc đẩy tự do thƣơng mại nhƣ ký kết các FTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp. Ví dụ, Indonesia và Australia đã ký một FTA song phƣơng vào tháng 3/2019. FTA này cho phép loại bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với 99% hàng xuất khẩu của Öc vào Indonesia, và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 100% hàng xuất khẩu từ Indonesia vào thị trƣờng Öc. Tuy nhiên, FTA này cũng đòi hỏi một sự quản lý chặt chẽ hơn. Với việc Hiệp định Thuận lợi hóa Thƣơng mại (TFA) của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã đƣợc thực thi ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp cũng có thể hi vọng các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ ngày càng đơn giản và hài hòa giữa các nƣớc. Tất cả các nƣớc thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều đã phê chuẩn TFA. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các cam kết của mỗi nƣớc là khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ thực hiện hiện tại của Malaysia là khoảng 94%, trong Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 425 khi tỷ lệ hiện tại của Việt Nam là khoảng 26%. Trong số các điều khoản trong TFA, có những điều khoản về xúc tiến thông quan và những quy định tiến bộ mà doanh nghiệp có thể tận dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh thƣơng mại của mình diễn ra ổn định. Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng những công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, chẳng hạn nhƣ phân tích dữ liệu thƣơng mại và công nghệ tự động hóa sản xuất bằng robot, để tìm ra các cơ hội thƣơng mại mới, cũng nhƣ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Việt Nam đã và đang thực hiện một cách tích cực những cam kết về tự do hoá thƣơng mại theo ba hƣớng chính: (i) mở rộng quyền tham gia hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; (ii) tự do hoá thuế quan và phi thuế quan; (iii) mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế. Các biện pháp thuế quan đƣợc điều chỉnh từng bƣớc theo hƣớng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và chế độ thuế quan. Trƣớc kia, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam thƣờng phải chịu thuế suất cao và có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp nƣớc ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã dần dần cắt giảm các các loại thuế quan theo các thoả thuận thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Việt Nam đã cam kết bãi bỏ dần các hàng rào phi thuế quan trong nhiều thoả thuận quốc tế. Quan trọng nhất là bãi bỏ các hạn chế định lƣợng, số lƣợng và mở rộng quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó là việc thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và giảm dần các mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu. Việt Nam đã bƣớc đầu xây dựng một số quy định về quản lý nhập khẩu và đƣợc chấp nhận theo thông lệ quốc tế nhƣ hạn ngạch thuế quan, luật chống bán phá giá, các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật... Tuy vậy, hàng rào thuế quan áp dụng còn đơn giản, chƣa đầy đủ. Luật thuế xuất nhập khẩu và các văn bản thuế đã xây dựng theo danh International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 426 mục phân loại hàng hoá hài hoà của Tổ chức Hải quan quốc tế, nhƣng mới chỉ có thuế phần trăm đơn giản, chƣa có thuế tuyệt đối, thuế theo mùa vụ và các loại thuế quan đặc thù khác mà hiện các nƣớc phát triển đang sử dụng. Bên cạnh đó, hệ thống thuế quan của Việt Nam vẫn còn thiếu tính ổn định, thuế suất thƣờng xuyên thay đổi, chƣa tạo đƣợc sự đồng bộ và hệ thống quản lý thuế còn kém hiệu quả. Mức thuế còn cao và các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam còn nhiều. Mức thuế trung bình của Việt Nam (15.2%) cao hơn so với nhiều nƣớc đang phát triển là thành viên của WTO, thƣờng có mức thuế trung bình là 10-12%. Hệ thống thuế quan vẫn xây dựng trên nguyên tắc bảo hộ, tình trạng trợ giá, phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản và một số ngành sản xuất công nghiệp nhƣ sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy với nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều bất cập trong việc xem xét, chọn lựa những ngành cần bảo hộ, tiêu thức xác định đối tƣợng bảo hộ thiếu nhất quán, vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Việt Nam bị đánh giá là nƣớc có năng lực cạnh tranh thấp, trình độ khoa học - công nghệ và trình độ phát triển doanh nghiệp tụt hậu xa so với các đối tác. Ngoài ra, với trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động tay nghề thấp, quy mô nhỏ... dẫn đến khả năng tham gia vào chuỗi toàn cầu rất yếu. Hiện tại, 96% doanh nghiệp là vừa và nhỏ, trong đó, số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đến 70%. Trong các FTA thế hệ mới, những quy định về phát triển bền vững cũng nhƣ các quy định về hàng rào kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ ngày càng chặt chẽ hơn, việc thực thi trong ngắn hạn chắc chắn sẽ ảnh hƣởng nhất định đến chi phí của doanh nghiệp. Điều đáng quan ngại là việc các nƣớc có xu hƣớng tìm cách tận dụng triệt để các vấn đề này nhƣ là những biện pháp bảo hộ cuối cùng sau khi hàng rào thuế quan gần nhƣ đƣợc hoàn toàn xóa bỏ. Khi dƣ địa (cắt giảm thuế) không còn nhiều, mà chỉ còn ở các nhóm hàng nhạy cảm, trong đó có hàng nông, Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 427 thủy sản, rào cản về mặt kỹ thuật mới là vấn đề Việt Nam đang gặp khó khăn để vƣợt qua. Thay vì cố gắng tham gia các FTA, giảm hàng rào thuế quan, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng để vƣợt qua các rào cản về mặt kỹ thuật quan trọng không kém, bởi chi phí cho việc này đôi khi lớn hơn cả chênh lệch về thuế quan đƣợc hƣởng. Thực tế là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về quản lý xuất nhập khẩu và lƣu thông hàng hoá. Hiện tại, Việt Nam chỉ có khoảng 1200 trong tổng số 5600 tiêu chuẩn quốc gia hiện hành là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế tƣơng ứng. Riêng trong khu vực, Việt Nam cũng mới chấp nhận 56 trong tổng số 59 tiêu chuẩn của chƣơng trình hài hoà tiêu chuẩn ASEAN. Hệ thống quản lý chuyên ngành còn thiếu. Rất nhiều mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành nhƣ hoá chất độc hại, phân bón, thuốc trừ sâu... chƣa có quy định cụ thể và phù hợp. Việc quản lý các hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép khảo nghiệm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có biện pháp xử lý kịp thời đối với những loại hàng hoá nhập khẩu không phù hợp. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), có chín loại biện pháp phi thuế quan chủ yếu đƣợc sử dụng. Trong đó biện pháp kiểm dịch động thực vật đƣợc sử dụng nhiều nhất với 37,5%; tiếp đó là rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại 37,5%; kiểm tra hàng hóa trƣớc vận chuyển và các thủ tục khác 1,3%... Trong khi các rào cản phi thuế quan trong giao thƣơng quốc tế có xu hƣớng tăng thì năng lực đáp ứng của DN trong nƣớc lại rất hạn chế. Hơn nữa, DN trong nƣớc chủ yếu XK gián tiếp và sản xuất gia công, do đó tuy kim ngạch XK của Việt Nam lớn nhƣng giá trị thu về lại thấp. Điều này cũng có nghĩa, khả năng nhận diện và đáp ứng các rào cản phi thuế quan của DN Việt Nam không cao. Các DN Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn nhƣ: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn phải đối mặt với các loại rào cản phi thuế quan, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của DN. Hiện nay, các DN International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 428 Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đối phó với rào cản phi thuế quan đối với ba nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may sang Hoa Kỳ, da giày sang EU, thủy sản sang Nhật Bản. Trƣớc thực tế này các DN Việt cần phải nắm bắt, hiểu rõ và có biện pháp để vƣợt qua các hàng rào phi thuế quan mà mỗi Chính phủ, ngành, DN nƣớc ngoài đặt ra. Tuy nhiên, một tồn tại là quy mô của nhiều DN Việt Nam còn nhỏ, chƣa đủ năng lực để hiểu rõ về các rào cản phi thuế quan trong giao dịch thƣơng mại. Việc hạn chế về nhận thức sẽ dẫn đến những thiệt hại trong kinh doanh và xuất khẩu. 4. MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ Một là, Việt Nam cần phải có chính sách thƣơng mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng khu vực và thị trƣờng thế giới cho mình. Khi tham gia trao đổi mua bán thƣơng mại quốc tế, các quốc gia phải biết lựa chọn sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh tốt nhất và nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất bất lợi nhất. Đây cũng là một bài học mà chúng ta đã rút ra qua hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế. Một số sản phẩm của nƣớc ta đang có lợi thế tuyệt đối trên thị trƣờng quốc tế cần phải đẩy mạnh xuất khẩu. Hai là, hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thƣơng mại cả ở thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng ngoài nƣớc. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh thị trƣờng trong nƣớc làm cơ sở hậu phƣơng cho phát triển thị trƣờng ngoài nƣớc. Thị trƣờng trong nƣớc phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trƣờng ra ngoài nƣớc, đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động nhập khẩu của nƣớc ta, ngƣợc lại thị trƣờng ngoài nƣớc đƣợc phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trƣờng trong nƣớc phát triển mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Ba là, trong bối cảnh đầy biến động hiện nay, các doanh nghiệp và cả chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc cũng cần phải rất khôn khéo và phải Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 429 đặt vấn đề nhìn nhận rủi ro và đánh giá quản trị rủi ro cả ở mức hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, trong cùng đánh giá nhìn nhận lại từ việc chuyển đổi sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác thị trƣờng cũng có tác động tích cực ở chỗ sẽ thúc đẩy buộc doanh nghiệp phải chuyển dịch để hạn chế rủi ro nhất là ở mức trung hạn. Việt Nam phải làm quen với trạng thái bình thƣờng mới, đó là các yếu tố bất định trong thƣơng mại toàn cầu gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta vừa phải có nỗ lực ngắn hạn là hồi phục kinh tế, song cũng phải cải cách cơ cấu để đón xu hƣớng mới. Tức là vừa quản trị rủi ro, hạn chế bất định cùng biện pháp hồi phục kinh tế, có tăng trƣởng nhƣng lại phải đẩy mạnh tái cấu trúc, cải cách thể chế để thích ứng, đáp ứng xu thế mới. Bốn là, Các cơ quan chức năng cần phải liệt kê đầy đủ và phân tích các rào cản một cách rõ ràng để DN nắm rõ và thực thi hiệu quả. Chính phủ cũng tập trung hỗ trợ DN thực hiện tốt tiêu chí truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm XK, nhất là nông sản; cung cấp thông tin cụ thể về thị trƣờng nƣớc ngoài; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài trợ; xây dựng thƣơng hiệu Thông tin về hàng hóa của Việt Nam đến thị trƣờng nƣớc ngoài hạn chế; năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nƣớc yếu; công tác cập nhật, đánh giá, phân tích thị trƣờng chƣa đáp ứng yêu cầu; hiện tƣợng hàng hóa của nƣớc khác di chuyển sang Việt Nam để gian lận xuất xứ, tận dụng ƣu đãi thuế... khó kiểm soát. Vì lẽ đó, cùng với sự nỗ lực của cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt cần chủ động hợp tác với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin liên quan đến công tác kháng kiện và khởi kiện. Đồng thời, chủ động cập nhật thông tin, đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu; tiếp cận với Tham tán thƣơng mại nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một số thị trƣờng nhất định. 5. KẾT LUẬN Thông qua thƣơng mại quốc tế, các quốc gia tiến hành trao đổi để phát huy hết các lợi thế và khắc phục các hạn chế của nền kinh tế nƣớc mình. Tuy nhiên, tham gia vào thƣơng mại quốc tế không có nghĩa là International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 430 tham gia vào một cuộc chơi hoàn toàn bình đẳng, bởi vì, các quốc gia khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế đều cố gắng phát huy hết khả năng để thu đƣợc lợi ích tối đa nhất nhƣng đồng thời cũng luôn bảo hộ thị trƣờng cho các doanh nghiệp nội địa. Để làm đƣợc điều này Chính phủ các quốc gia đã lập nên các hàng rào, cả hữu hình lẫn vô hình để ngăn cản hàng hoá, dịch vụ từ nƣớc ngoài thâm nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc. Trong đó, các nƣớc giàu, các nƣớc có nền kinh tế phát triển, với các ƣu thế của mình lại là những nƣớc áp dụng mạnh mẽ nhất các biện pháp này đối với hàng hoá từ các quốc gia đang và chậm phát triển. Ngay cả trong bối cảnh tự do hoá thƣơng mại và quốc tế hoá đời sống kinh tế nhƣ hiện nay thì các rào cản thƣơng mại này chẳng những không giảm đi mà nó ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Nếu nhƣ trƣớc kia chúng chỉ tồn tại dƣới hình thức là các biện pháp bảo hộ thuế quan hay các lệnh cấm, các hạn chế nhập khẩu thì nay chúng tồn tại dƣới nhiều hình thức, nhiều biện pháp khác nhau. Trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế. Hiện chúng ta đã là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Khu vực tự do mậu dịch ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dƣơng (APEC) ,WTO,. Theo đó chúng ta sẽ phải thực hiện các cam kết về mở cửa thị trƣờng cho phù hợp với qui định chung của tổ chức này. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải hiểu và nắm rõ đƣợc các rào cản trong thƣơng mại quốc tế để một mặt vƣợt qua chúng, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asian Development Bank (2014), Asia Indicators for Asia and the Pacific, Manila, Philippines; 2. Bernard Hoekman (2001): The World Trade Organization; 3. Cletus Couphlin, Geoffrey E. Wood: An Introduction to Non – Tariff Barriers to Trade; 4. European Commission: Technical barriers to Trade; Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 431 5. Mitsuo Matsushita (2004): Basic princilples of the WTO and the role of competition policy. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 7. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí giai đoạn quý I/2004 đến quý IV/2014, Hà Nội. 8. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2006 và Niên giám năm 2013, Hà Nội. 9. Trung tâm WTO-VCCI (2014), Bản tin doanh nghiệp và chính sách thƣơng mại quốc tế, Hà Nội. 10. Và một số website.
File đính kèm:
- ung_pho_voi_nhung_rao_can_trong_thuong_mai_quoc_te_o_viet_na.pdf