Ứng dụng phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh theo chủ đề có định hướng thể thao nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tiếng anh cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội
Tóm tắt: Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu việc áp dụng phương pháp
giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh theo các chủ đề có định hướng thể thao trong giáo
trình New Headway Elementary (the third) nhằm bước đầu rèn luyện cho các em sinh viên năm
nhất tại trường các kỹ năng giao tiếp và vốn kiến thức còn thiếu, tăng sự tự tin và khả năng áp
dụng các kiến thức đã học trong giao tiếp thực tế, từ đó chất lượng dạy và học tiếng Anh được
nâng cao. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu của việc ứng dụng phương pháp giao tiếp tích cực
trong giảng dạy tiếng Anh theo các chủ đề có định hướng thể thao trong giáo trình New Headway
Elementary (the third)
Từ khóa: ứng dụng phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh, định hướng thể
thao; mục đích nghiên cứu
Abstract: We implement the project with the purpose of studying the application of
positive communication methods in teaching English on the topic of sports orientation in
New Headway Elementary (the third) curriculum for initial training for the first students
at the school of communication skills and outstanding knowledge, increase selfconfidence and the ability to apply the knowledge learned in real communication, from
which the quality of English teaching and learning is enhanced. The paper presents the
research results of the application of positive communication methods in teaching
English on the topics of sports orientation in New Headway Elementary curriculum
(the third)
Key words: application interface interface is supported in the teaching teaching of
English, the direction of sports; research destination item
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh theo chủ đề có định hướng thể thao nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tiếng anh cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội
51 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH THEO CHỦ ĐỀ CÓ ĐỊNH HƯỚNG THỂ THAO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐHSP TDTT HÀ NỘI ThS. Nguyễn Thị Thu Minh - ThS. Phạm Thị Thanh Hoa Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện thực tiễn hiện nay tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, nếu ứng dụng các bài giảng bằng phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh theo các chủ đề có định hướng thể thao trong giáo trình New Headway Elementary (the third) sẽ rèn luyện cho các em sinh viên năm nhất các kỹ năng giao tiếp, bổ sung vốn kiến thức còn thiếu ở phổ thông, tăng sự tự tin và khả năng áp dụng các kiến thức đã học trong giao tiếp thực tế, từ đó chất lượng dạy và học tiếng Anh được nâng cao. Tóm tắt: Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu việc áp dụng phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh theo các chủ đề có định hướng thể thao trong giáo trình New Headway Elementary (the third) nhằm bước đầu rèn luyện cho các em sinh viên năm nhất tại trường các kỹ năng giao tiếp và vốn kiến thức còn thiếu, tăng sự tự tin và khả năng áp dụng các kiến thức đã học trong giao tiếp thực tế, từ đó chất lượng dạy và học tiếng Anh được nâng cao. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu của việc ứng dụng phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh theo các chủ đề có định hướng thể thao trong giáo trình New Headway Elementary (the third) Từ khóa: ứng dụng phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh, định hướng thể thao; mục đích nghiên cứu Abstract: We implement the project with the purpose of studying the application of positive communication methods in teaching English on the topic of sports orientation in New Headway Elementary (the third) curriculum for initial training for the first students at the school of communication skills and outstanding knowledge, increase self- confidence and the ability to apply the knowledge learned in real communication, from which the quality of English teaching and learning is enhanced. The paper presents the research results of the application of positive communication methods in teaching English on the topics of sports orientation in New Headway Elementary curriculum (the third) Key words: application interface interface is supported in the teaching teaching of English, the direction of sports; research destination item THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 52 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Xây dựng nội dung các bài giảng theo phương pháp giao tiếp tích cực trong giảng dạy tiếng Anh theo chủ đề có định hướng thể thao cho sinh viên năm 1 - Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 2.1.1. Nội dung các bài giảng Mỗi bài học, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động như thảo luận nhóm, đóng kịch, trò chơi với nội dung phù hợp với bài học. Ngoài ra, trong quá trình các em tham gia hoạt động, giáo viên sẽ quan sát và sửa các lỗi về phát âm, từ vựng để các em sửa và áp dụng luôn trong hoạt động đang tham gia. 2.1.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá - Hai nhóm sẽ cùng tham gia một bài kiểm tra kỹ năng giao tiếp (speaking) gồm hai phần. + Phần 1, các em sẽ giới thiệu về bản thân và trả lời thêm một số câu hỏi của giáo viên. + Phần 2, là một bộ câu hỏi các tình huống, sinh viên sẽ bốc thăm và tham gia tình huống theo kiểu diễn kịch với một trong hai giáo viên chấm thi. - Biểu điểm chấm được trình bày dưới đây. BẢNG TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM MÔN SPEAKING Sinh viên: ____________________ Lớp: _________________ Ngày: ____________________ Điểm đạt được: _________________ Tổng điểm: 24 Điểm/10:__________________ Nội dung Cần tiến bộ hơn 1 điểm Đạt 2 điểm Tốt 3 điểm Xuất sắc 4 điểm Ngữ pháp Sinh viên diễn đạt khó hiểu, mất nhiều thời gian để diễn đạt ý kiến hay trả lời do các lỗi ngữ pháp Sinh viên có thể diễn đạt ý kiến và trả lời tương đối nhưng vẫn có những lỗi không nhất quán về cấu trúc câu và thời. Sinh viên có khả năng diễn đạt ý kiến và trả lời khá tốt nhưng vẫn mắc lỗi về thời và có khả năng tự sửa lỗi. Sinh viên có khả năng diễn đạt ý kiến và trả lời một cách nhanh chóng, sử dụng các thời và cấu trúc câu phù hợp. Phát âm Sinh viên diễn đạt khó hiểu, có nhiều khoảng im lặng trong khi nói, phát âm không rõ ràng. Sinh viên phát âm không rõ ràng ở một số ít từ nhưng vẫn có thể hiểu được. Phát âm tốt và không ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp. Phát âm rõ ràng, dễ hiểu. Từ vựng Sinh viên sử dụng từ không phù hợp khi trả lời hoăc diễn đạt ý kiến. Sinh viên có khả năng sử dụng vốn từ vựng khá rộng nhưng vẫn còn thiếu, lặp từ và không thể phát triển ý kiến. Sinh viên sử dụng được những từ đã học trên lớp môt cách phù hợp với tình huống, chủ đề được giao. Vốn từ giàu, xúc tích và ấn tượng. Sử dụng được c ... lewood, W. (2004). The task-based approach: Some questions and suggestions. ELT Journal, 58(4), 319–326. 11. Nunan, D. (1991). Communicative tasks and the language curriculum.TESOL Quarterly, 25, 279–295. 12. Richard-Amato, P. A. (1996). Making it happen: Interaction in the L2 classroom, from theory to practice (2nd ed.). White Plains, NY: Addison-Wesley. 56 TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI KÝ KẾT HỢP TÁC CHUYÊN MÔN VỚI NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1. Ký kết thỏa thuận hợp tác giúp Trường Cao đẳng Giáo dục Thể chất Lào Được tổ chức vào ngày 25/6/2018, giữa Tiến sĩ Nguyễn Duy Quyết - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và Tiến sĩ Intong Leusinsay - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Giáo dục Thể chất Lào, trước sự chứng kiến của ông Outhay Bannavong - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Lào tại Việt Nam và ông Bouarapha Thepsomphou - Phó trưởng phòng Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, cùng đại diện Đảng ủy - Ban giám hiệu và các phòng, khoa của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Theo đó, biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường Cao đẳng Giáo dục Thể chất Lào thống nhất nội dung hợp tác như: Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội giúp Trường Cao đẳng Giáo dục Thể chất Lào biên soạn và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ hệ chính quy ngành Giáo dục thể chất, đồng thời cung cấp chương trình, giáo trình chuyên ngành Giáo dục thể chất cho phía Lào; giúp Lào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Giáo dục Thể chất Lào bằng các hình thức như: tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên; cử chuyên gia sang giảng dạy chuyên ngành theo nhu cầu của phía Lào; tiếp nhận cán bộ, giảng viên từ phía Lào sang đào tạo trình độ Đại học và Thạc sĩ; giúp Trường Cao đẳng Giáo dục Thể chất Lào thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tình hình thực tế của nước Lào. Về phía Trường Cao đẳng Giáo dục Thể chất Lào sẽ trình Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, kết hợp với Đại sứ quán Lào và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để xin chỉ tiêu học bổng bồi dưỡng, đào tạo trình độ đại học hệ chính quy và trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Ngoài ra hằng năm hai trường cử cán bộ, giảng viên sang thăm quan, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn cũng như tổ chức chương trình giao lưu thi đấu cho sinh viên giữa hai trường (theo môn chuyên ngành) 2. Ký kết 5 lĩnh vực mới với Trường CĐ TDTT Quảng Tây (Trung Quốc) Lễ ký kết được tổ chức vào ngày 08/8/2018 giữa TS. Nguyễn Duy Quyết - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội với Giáo sư Hồ Anh Thanh - P. Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng TDTT Quảng Tây (Trung Quốc), trước sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo phòng, khoa, trung tâm của 2 trường 2 nước. Theo đó mục đích nội dung ký kết nhằm tăng cường và mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực Văn hóa và Thể dục Thể thao của Việt Nam với Trung Quốc, không ngừng nâng cao trình độ đào tạo và nghiên cứu khoa học của 2 quốc gia. Đồng thời tăng cường và phát huy những lợi thế của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường Cao Đẳng TDTT Quảng Tây, TIN TỨC SỰ KIỆN 57 tìm ra những nội dung có thể hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ cho sự nghiệp TDTT của 2 nhà trường nói riêng và 2 quốc gia nói chung. Nội dung ký kết được 2 trường thống nhất là -Trao đổi sinh viên. Hai bên thống nhất sẽ cử các đoàn sinh viên ở các chuyên ngành khách nhau như Giáo dục thể chất, Thể thao sức khỏe, Thể thao giải trísang phía đối tác giao lưu, học hỏi. Hai bên sẽ trên cơ sở trao đổi, thống nhất chương trình đào tạo, cùng nhau tiến hành giảng dạy, đào tạo. Sau khi kết thúc các đợt đào tạo, trường sở tại sẽ cấp chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho sinh viên. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ định kỳ hoặc không định kỳ tổ chức các đội tuyển thể thao sang bên đối tác thi đấu, giao lưu. - Trao đổi cán bộ, giảng viên. Hai bên đồng ý sẽ căn cứ vào yêu cầu thực tiễn cử các đoàn cán bộ, giáo viên, chuyên gia hai bên sang học tập, giảng dạy ngắn hạn hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo về nội dung Y học thể thao. - Trao đổi thông tin. Hai bên dựa trên những điều kiện thực tiễn và khả năng có thể, định kỳ hoặc không định kỳ trao đổi sách báo, tài liệu băng hình và các thông tin về đào tạo và nghiên cứu khoa học thể dục thể thao. - Hợp tác nghiên cứu. Hai bên thống nhất sẽ cùng nhau hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thể dục thể thao mà 2 bên cùng quan tâm. - Giao lưu văn hóa. Hai bên thống nhất, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu thích hợp, cùng nhau cử các đoàn cán bộ sang bên đối tác thăm và làm việc. Trong thời gian đoàn làm việc tại bên đối tác, phía tiếp đón sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ kinh phí ăn, ở và đi lại của đoàn. 3. Thiết lập mối quan hệ mới với Trường Đại học Kỹ thuật Ngô Phụng – Đài Loan Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, sáng 7/9, đại diện lãnh đạo Trường ĐHSP TDTT Hà Nội tiếp và làm việc với đoàn cán bộ, giảng viên Khoa Quản lý TDTT và Giải trí – Trường Đại học Kỹ thuật Ngô Phụng – Đài Loan. Tại buổi làm việc 2 trường đã trao đổi thông tin về lĩnh vực ngành nghề hoạt động và bày tỏ mong muốn tăng cường giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa Nhà trường với Khoa Quản lý TDTT và giải trí cũng như giữa 2 trường nhằm thúc đẩy mối quan hệ, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển. 4. Ký kết hợp tác chuyên môn với Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Được tổ chức vào ngày 31/8 giữa TS. Nguyễn Duy Quyết - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và GS.TS. Nguyễn Đại Dương - Bí thư, Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trước sự chứng kiến của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể lãnh đạo chủ chốt Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Theo đó nội dung hợp tác được 2 trường ký kết đó là: Về lĩnh vực chuyên môn, hàng năm 2 trường phối hợp, luân phiên tổ chức Hội nghị khoa học trẻ nhằm nâng cao chất lượng NCKH cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Hai trường chọn 58 cử cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên ngành theo đề nghị của đối tác; tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên được tham quan học tập, nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ... Đồng thời cùng nhau hỗ trợ cán bộ, giảng viên của đối tác trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo trình độ sau đại học hoặc văn bằng hai theo nhu cầu và phù hợp với mã ngành đào tạo của mỗi trường... Ngoài ra 2 trường phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý giáo dục sinh viên, NCKH, hợp tác quốc tế, giáo dục quốc phòng - an ninh... để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Về lĩnh vực văn hóa và thể thao: Hàng năm 2 trường phối hợp tổ chức các buổi gặp mặt, chúc mừng và cử các đội văn nghệ, thể thao của cán bộ viên chức, sinh viên giao lưu, biểu diễn, thi đấu nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Mỗi bên cùng nhau hỗ trợ và tham gia các hoạt động chuyên môn, văn hóa, thể thao nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống theo đề nghị của bên đối tác. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của 2 trường phối hợp hoạt động, phát huy cao nhất vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, đóng góp vào sự phát triển chung của hai trường. 6. Ký kết hợp tác chuyên môn với Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Được tổ chức vào ngày 01/8 giữa TS. Nguyễn Duy Quyết - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và PGS.TS. Đào Đăng Phượng - Bí thư, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, trước sự chứng kiến của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể lãnh đạo chủ chốt Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Theo đó nội dung hợp tác được 2 trường ký kết đó là: Về lĩnh vực chuyên môn, 2 trường sẽ hỗ trợ công tác thỉnh giảng theo yêu cầu của từng trường; đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên được học tập, bồi dưỡng chuyên môn theo yêu cầu, phù hợp mã ngành đào tạo của mỗi trường, nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ. Ngoài ra 2 trường phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục Quốc phòng & An ninh cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng & An ninh thuộc Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, 2 trường sẽ tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu, biểu diễn, thi đấu nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày truyền thống theo yêu cầu của đơn vị bạn. Đồng thời 2 trường tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của hai trường phối hợp hoạt động, phát huy cao nhất vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, đóng 59 góp vào sự phát triển chung của hai nhà trường Sự kiện ký kết hợp tác này còn được ví như sự trở lại “ngôi nhà chung” để cùng nhau phát huy truyền thống tốt đẹp, tiếp tục nâng tầm mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó lâu dài giữa hai trường trên các lĩnh vực chuyên môn, văn hóa, thể thao... nâng cao chất lượng công tác, chất lượng đào tạo của mỗi trường, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình hành động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI TỔ CHỨC THÀNH CÔNG SỰ KIỆN MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC VỀ GDTC 1. Hội thảo “Định hướng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên GDTC, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK mới” Được tổ chức vào ngày 22/8, tại Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, với sự hiện diện của TS. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất; TS. Lê Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất cùng lãnh đạo, các chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo); PGS.TS. NGND Vũ Đức Thu - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục thể chất; TS. Nguyễn Duy Quyết - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, cùng hơn 200 đại biểu đại diện 20 sở giáo dục, 20 trường đại học đào tạo Giáo viên giáo dục thể chất và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà quản lý, nhà giáo về GDTC. Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Nhà trường tổ chức nhằm tập trung thảo luận về thực trạng dạy học môn GDTC, tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường hiện nay tại địa phương, định hướng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng GDTC đáp ứng đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới 2. Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng giáo viên GDTC trong các trường phổ thông Trong 2 ngày (từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 2018), Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng cho gần 300 giáo viên GDTC trong các trường phổ thông của 63 tỉnh thành. Nội dung tập huấn được tập trung vào những chuyên đề chính như: Quan điểm và nhiệm vụ đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình môn học Giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và phát triển phong trào thể thao trong trường phổ thông; Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất trong trường phổ thông theo hướng tích cực hóa người học; Năng lực, phương tiện, phương pháp Giáo dục thể chất và phát triển năng lực vận động cơ bản cho học sinh; cách đánh giá môn học Giáo dục thể chất trong trường phổ thông; Cách triển khai thực hiện các môn thể thao tự chọn trong chương trình Giáo dục thể chất theo hướng hoạt động câu lạc bộ thể thao trường học; Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức phong trào thể thao trường học, hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh trong trường phổ thông... 60 THỂ LỆ GỬI BÀI 1. Bản tin Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học công bố và đăng tải những kết quả nghiên cứu khoa học dưới dạng các bài tổng quan, các bài của các công trình nghiên cứu khoa học và các bài thông tin, thông báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước. Nội dung của các bài báo liên quan đến chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và các ngành khác thuộc lĩnh vực TDTT. 2. Quy định về hình thức trình bày một bài báo gửi đăng trên Bản tin - Bài báo phải được trình bày theo thứ tự sau: tên bài báo (chữ in hoa, cỡ chữ 14), tên tác giả, tên cơ quan tác giả công tác, tóm tắt, từ khóa, đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo. Tác giả bài báo phải có địa chỉ cá nhân và địa chỉ cơ quan rõ ràng, e-mail, số điện thoại và số fax (nếu có) trên trang nhất của bản thảo. - Bài báo khoa học không quá 6 trang, khổ A4, bài báo viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, soạn trên máy vi tính, dòng đơn (line spacing: single), sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ (size) 12. Định dạng trang (page setup): lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm và lề phải 2 cm. - Tất cả các bài báo phải có không quá 5 từ khóa và phần tóm tắt dài không quá 200 từ, các bài báo viết bằng tiếng Việt phải có tóm tắt, từ khóa và tên bài báo bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. - Tài liệu tham khảo được căn cứ vào chữ cái đầu của tên (với tác giả Việt) và họ (với tác giả nước ngoài). Trường hợp trùng tên phải căn cứ vào các chữ tiếp theo, nếu cùng một tác giả thì căn cứ vào năm xuất bản (xuất bản trước sắp trước). 3. Bài đăng trên Bản tin phải chưa từng được đăng trên các sách, báo, tạp chí khác. Bản tin không trả lại bản thảo nếu bài không được đăng và sẽ phản hồi qua thư điện tử lý do nếu bài không được đăng. 4. Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung bài viết, bản quyền tác giả và các nội dung trích dẫn trong bài viết của mình. Người chịu trách nhiệm chính của bài viết sẽ được ghi thứ tự đầu tiên trên danh sách các tác giả, và tác giả chính vui lòng cung cấp cho Bản tin đầy đủ số điện thoại, email, địa chỉ gửi thư, và số tài khoản ngân hàng (nếu có) để tiện liên hệ. Mọi giao dịch đề nghị xin liên lạc theo địa chỉ: Ban Biên tập Bản tin Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, (Phụng Châu - Chương Mỹ - Hà Nội, Email: bbttapchi.hupes@moet.edu.vn, hoặc nmtu.hupes@moet.edu.vn. Bản tin Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học được in thành 200 cuốn, tại Nhà in Báo Nhân Dân. Nộp lưu chiểu Quý 3 năm 2018.
File đính kèm:
- ung_dung_phuong_phap_giao_tiep_tich_cuc_trong_giang_day_tien.pdf