Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do

(FTA) sẽ trở thành một yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của Việt Nam,

trong đó hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được đánh giá là một trong những

hiệp định có mức mở cửa mạnh nhất từ trước đến nay. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SMART

với bối cảnh trước và sau khi mức thuế ưu đãi về 0%, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để

đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng,

ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ hiệp định EVFTA, cụ thể: khi mức thuế về 0%

giá trị xuất khẩu dệt may vào EU sẽ tăng lên 6363,979 triệu USD tương đương với 20.45%. Xét

trên phương diện quốc gia, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xuất khẩu sang Đức

với giá trị tăng thêm là 326,2827 triệu USD. Xét về mặt hàng, mã HS 62 (Quần áo và hàng may

mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc) chiếm giá trị nhiều nhất trong tổng thay đổi xuất khẩu

của Việt Nam với giá trị là 624,020 triệu USD. Kết quả của nghiên cứu này có thể sẽ mang lại

những gợi ý chính sách giúp ngành dệt may Việt Nam tận dụng được tối đa cơ hội mà hiệp định

EVFTA có thể mang lại

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 1

Trang 1

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 2

Trang 2

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 3

Trang 3

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 4

Trang 4

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 5

Trang 5

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 6

Trang 6

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 7

Trang 7

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 8

Trang 8

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 9

Trang 9

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 37960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Ứng dụng mô hình Smart đánh giá tác động của Evfta đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SMART ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 
CỦA EVFTA ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 
HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
APPLICATION OF SMART MODEL TO ASSESS THE IMPACT 
OF EVFTA ON VIETNAM’S TEXTILE AND GARMENT 
EXPORT ACTIVITIES
TS. Nguyễn Thế Kiên; Vũ Ngọc Bảo; TS. Hoàng Khắc Lịch
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
thekien.edu@gmail.com
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do
(FTA) sẽ trở thành một yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của Việt Nam,
trong đó hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được đánh giá là một trong những
hiệp định có mức mở cửa mạnh nhất từ trước đến nay. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SMART
với bối cảnh trước và sau khi mức thuế ưu đãi về 0%, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để
đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng,
ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ hiệp định EVFTA, cụ thể: khi mức thuế về 0%
giá trị xuất khẩu dệt may vào EU sẽ tăng lên 6363,979 triệu USD tương đương với 20.45%. Xét
trên phương diện quốc gia, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xuất khẩu sang Đức
với giá trị tăng thêm là 326,2827 triệu USD. Xét về mặt hàng, mã HS 62 (Quần áo và hàng may
mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc) chiếm giá trị nhiều nhất trong tổng thay đổi xuất khẩu
của Việt Nam với giá trị là 624,020 triệu USD. Kết quả của nghiên cứu này có thể sẽ mang lại
những gợi ý chính sách giúp ngành dệt may Việt Nam tận dụng được tối đa cơ hội mà hiệp định
EVFTA có thể mang lại. 
Từ khóa: EVFTA, Dệt may, Xuất khẩu, Việt Nam
Abstract
In the context of international economic integration, the participation in free trade agree-
ments (FTAs) will become an important factor contributing to Vietnam’s economic development,
in which the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) is considered one of the strongest open-
ing agreements ever. The research uses smart model with context before and after preferential
tax rate of about 0%, method of collecting second-level data to assess the impact of EVFTA on
vietnam’s textile and garment exports. The results showed that Vietnam’s textile and garment in-
dustry will benefit greatly from the EVFTA agreement, specifically, when the tariff on 0% of the
value of textile exports to the EU will increase to 6363,979 million USD equivalent to 20.45%.
Nationally, Vietnam will benefit the most from exports to Germany with an added value of USD
326.2827 million. In terms of items, code HS 62 (Clothing and garments antho daisies, non-knit-
ted or crochet) accounted for the most value of vietnam’s total export changes with the value of
USD 624,020 million. The results of this research will likely provide policy suggestions to help
400
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Vietnam’s textile and garment industry make the most of the opportunities that the EVFTA agree-
ment can offer. 
Keywords: EVFTA; Textiles; Exports; Vietnam
1. Đặt vấn đề 
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do
(FTA) đã trở thành một yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế của các
quốc gia. Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song
phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Hiệp định EVFTA được bắt đầu vào tháng 10 năm 2010 khi thủ tướng Chính phủ Việt Nam và
Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. Trải qua 10 năm đàm phán, ngày
30 tháng 3 năm 2020 hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA. Đến Ngày 08 tháng 6 năm
2020, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu
lực từ 01-08-2020. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm
theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở
cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an
toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm
các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh,
doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền
vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế. Đối với xuất khẩu của Việt Nam,
ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng
thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương
99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại,
EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% 
Đối với Việt Nam, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và cụ thể là hiệp
định thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA ... ẩu Việt Nam giai đoạn 2010-2019
Kết quả từ hình 1 cho thấy giai đoạn 2010 – 2019, giá trị xuất khẩu ngành hàng dệt may
có sự tăng trưởng đều theo thời gian, với giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt 32,8 tỷ USD, tăng 7,7%
so với năm 2018 và chiếm 12,49% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam nằm trong
những ông lớn trong ngành công nghiệp may mặc thế giới khi là quốc gia đứng thứ 3 về giá trị
xuất khẩu ngành hàng này, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May
Việt Nam (Vitas), 9 tháng đầu năm 2020, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 25,584
tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại dệt may 9 tháng đạt 13,765 tỷ USD,
chiếm 53% tỷ lệ giá trị gia tăng, giảm 12,11% so với cùng kỳ. Nguyên chính là do tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu về hàng dệt may trên thế giới giảm đi, nguồn cung nguyên liệu
dệt may cũng bị cắt giảm đi từ Trung Quốc.
Nguồn: Tổng cục hải quan
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2019
Trong những năm qua, EU cũng là thị trường chiến lược mà sản phẩm dệt may Việt Nam
nhắm tới. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU có sự tăng trưởng đều với giá trị
4,33 tỷ USD tăng 4,08% so với năm 2018. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia xuất khẩu nhiều
nhất vào EU, trong khi EU là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Mỹ. EU chiếm 34%
tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới với nhu cầu hàng may mặc tăng 3% năm nhưng Việt Nam
hiện chỉ chiếm khoảng 2,2% thị phần.
404
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Nguồn: Tổng cục hải quan
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào EU giai đoạn 2010-2019
3.2. Kết quả từ mô hình SMART
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kịch bản đánh giá tác động của EVFTA đến xuất
khẩu dệt may của Việt Nam khi mức thuế về 0%. Kết quả được tổng hợp sau khi sử dụng mô
hình SMART với 26 quốc gia EU (trừ Lucxambua do chưa được cập nhật số liệu trên mô hình).
Khi thuế quan mặt hàng dệt may về 0%, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 6363, 979
triệu USD tăng 20,45%. Điều này cho thấy tác động tích cực của việc tham gia hiệp định EVFTA
đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của . Kết quả bảng
1 cho thấy, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ tạo ra 479,000 triệu USD giá trị tạo lập thương mại
chiếm 44,33% tổng tác động, cũng như 601, 601 triệu USD giá trị chệch hướng thương mại. Sự
gia tăng kim ngạch xuất khẩu này có thể lý giải bởi 2 nguyên nhân chính: một là hàng dệt may
của Việt Nam thường rẻ hơn so với những quốc gia khác; hai là, khi thuế xuất khẩu giảm đi sẽ
càng làm giá hàng dệt may giảm và từ đó có tính cạnh tranh cao hơn, điều này sẽ dẫn tơi có thể
thay thế hàng hóa của nước nhập khẩu (tạo lập thương mại) cũng như là hàng hóa từ các nước
khác (chệch hướng thương mại). 
Bảng 1: Tổng quan sự thay đổi trong xuất khẩu 
hàng dệt may của Việt Nam với các nước EVFTA
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ kết quả mô hình SMART
405
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Nội dung Giá trị (Nghìn USD)
Giá trị xuất khẩu ban đầu 5283377.421
Giá trị xuất khẩu khi thuế về 0% 6363979.711
Tổng giá trị xuất khẩu thay đổi 1080602.29
Tạo lập thương mại 479000.772
Chệch hướng thương mại 601601.497
Tăng xuất khẩu (%) 20.45
Giá trị tạo lập/Tổng giá trị xuất khẩu thay đổi (%) 44.33
Theo kết quả của tác giả từ mô hình SMART ở bảng 2, khi xét trên phương diện quốc gia,
chúng ta sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xuất khẩu sang Đức và Pháp hay Tây Ban Nha với
tổng tỷ trọng của ba nước chiếm 62,7% trong tổng giá trị xuất khẩu. Cyprus và Man-ta là 2 thị
trường mà Việt Nam được hưởng lợi ít nhất khi thuế về 0%, điều này phù hợp với thực tế vì đây
là các nước có diện tích rất nhỏ, dân số ít, quy mô nền kinh tế nhỏ và nhu cầu nhập khẩu từ Việt
Nam thấp nên giá trị xuất khẩu không lớn.
Bảng 2: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo quốc gia
Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART
406
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
STT Quốc gia Tổng thay đổi xuất khẩu
(Nghìn USD)
Tỷ trọng trong
tổng thay đổi 
xuất khẩu (%)
Tốc độ phát triển
(%)
1 Áo 45640.36 4,22 20,74
2 Bỉ 54315.87 5,03 20,49
3 Đức 326282.7 30,19 20,83
4 Bun-ga-ri 390.159 0,04 16,96
5 Cô roát ti a 2664.144 0,25 16,62
6 Síp 43.428 0,004 10,9
7 Đan Mạch 20361.88 1,88 19,73
8 Exờ-tô-nia 919.219 0,09 18,57
9 Phần Lan 13136.86 1,22 22,05
10 Pháp 226774.8 20,99 19,79
11 Hy Lạp 1626.431 0,15 18,1
12 Hung ga ri 1050.774 0,10 18,61
13 Ai Len 12966.81 1,20 19,48
14 Italia 65349.46 6,05 21,34
15 Lát-vi-a 91.508 0,008 13,46
16 Lit va 285.909 0,03 11,7
17 Man-ta 83.258 0,008 21,81
18 Hà Lan 84552.2 7,82 20,47
19 Ba Lan 49812.18 4,61 20,57
20 Bồ Đào Nha 1411.846 0,13 7,12
21 Ru ma ni 1753.123 0,16 6,45
22 Slô-va-kia 6104.845 0,56 20,39
23 Séc 17434.13 1,61 19,99
24 Slô-ve-nia 3398.287 0,1 20,68
25 Tây Ban Nha 124668.8 11,54 21,21
26 Thụy Điển 19483.33 2,01 22,66
Tổng 1080602.265 100
Kết quả bảng 3 cho thầy, trong các mặt hàng dệt may thì 2 nhóm HS 61 (quần áo và hàng
may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc) và HS 62 (Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt
kim hoặc móc) chiếm giá trị nhiều nhất trong tổng thay đổi xuất khẩu của Việt Nam. Đây là 2
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của dệt may Việt Nam chiếm tổng 93,7 % trong tổng giá trị xuất
khẩu. Các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc không đáng kể là HS 51, HS 53.
Bảng 3: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo nhóm sản phẩm
Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART
Từ bảng 4 ta thấy chệch hướng thương mại đạt 601,6015 triệu USD trong khi đó tạo lập
thương mại đạt 479.000 triệu USD. Điều đó cho thấy rằng chúng ta gia tăng xuất khẩu sang các
nước EU phần lớn là do chúng ta tăng sức cạnh tranh về giá với các nước khác trong nhóm EU
khi thuế về 0%. Đức, Pháp và Tây Ban Nha tiếp tục là những quốc gia chiếm tỉ lệ lớn nhất trong
tạo lập thương mại với lần lượt với 29.59%, 20.53% và 11,51%. Trong 27 quốc gia trong liên
minh Châu Âu, có 5 nước có giá trị tạo lập thương mại lớn hơn chệch hướng thương mại là Bul-
garia, Croatia, Bồ Đào Nha, Ru-ma-ni, Thụy Điển.
407
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Nhóm sản phẩm
Tổng xuất khẩu thay đổi
(Nghìn USD)
Tỷ trọng trong thay đổi 
tổng xuất khẩu (%)
HS50 329.478 0.03
HS51 3.004 0.00
HS52 1939.783 0.17
HS53 5.512 0.00
HS54 3481.499 0.32
HS55 2386.054 0.22
HS56 4183.263 0.39
HS57 596.141 0.06
HS58 588.565 0.05
HS59 3480.95 0.32
HS60 2213.564 0.2
HS61 388415.547 35,94
HS62 624020.599 57,75
HS63 48958.247 4,55
Tổng 1080602 100
Bảng 4: Tác động Tạo lập thương mại và Chệch hướng thương mại
Nguồn: Tính toán từ kết quả mô hình SMART
408
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
TT Quốc gia
Giá trị tạo
lập thương
mại (Nghìn
USD)
Tỉ lệ trong
tổng tạo lập
thương mại
(%)
Tổng ảnh
hưởng xuất
khẩu (Nghìn
USD)
Giá trị 
chệch hướng
thương mại
(Nghìn USD)
Tỉ lệ của tổng
tạo lập thương
mại trong tổng
ảnh hưởng 
xuất khẩu (%)
1 Áo 21720.1 4.53 45640.36 23920.05 45,59
2 Bỉ 24125.8 5.04 54315.87 30190.18 44.41
3 Đức 141718.8 29,59 326282.7 184563.9 43.43
4 Bun-ga-ri 166.567 0.03 390.159 223.592 74.50
5 Cô roát tia 1442.765 0.3 2664.144 1221.38 54.15
6 Síp 14.135 0.003 43.428 29.293 32.55
7 Đan Mạch 8731.326 1,82 20361.88 11630.56 42.88
8 Exờ-tô-nia 363.041 0.08 919.219 556.177 39.49
9 Phần Lan 6464.282 1,35 13136.86 6672.577 49.20
10 Pháp 98353.27 20.53 226774.8 128421.5 43.37
11 Hy Lạp 612.531 0.13 1626.431 1013.9 37.66
12 Hung ga ri 419.233 0.09 1050.774 631.541 39.90
13 Ai Len 5673.28 1.18 12966.81 7293.532 43.75
14 Italia 31285.82 6.53 65349.46 34063.64 47.87
15 Lát-vi-a 44.239 0.009 91.508 47.269 48.34
16 Lít va 112.895 0.02 285.909 173.014 39.49
17 Man-ta 32.043 0.007 83.258 51.216 38.49
18 Hà Lan 36543.16 7.63 84552.2 48009.04 43.22
19 Ba Lan 23207.98 4.85 49812.18 26604.2 46.59
20 Bồ Đào Nha 713.349 0.15 1411.846 698.497 50.53
21 Ru ma ni 991.925 0.21 1753.123 761.198 56.58
22 Slô-va-kia 2516.436 0.53 6104.845 3588.409 41.22
23 SEC 7337.149 1.53 17434.13 10096.98 42.08
24 Slô-ve-nia 1396.534 0.29 3398.287 2001.753 41.10
25 Tây Ban Nha 55153.92 11.51 124668.8 69514.86 44.24
26 Thụy Điển 9860.144 2,59 19483.33 9623.182 50.60
Tổng 479000.8 1080602 601601.5
Đánh giá top 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi EVFTA, kết quả mô hình SMART
cho thấy, Trung Quốc là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiệp định này với giá trị bị ảnh
hưởng là 262,768 triệu USD. Đứng sau là các nước Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ với giá trị lần
lượt là 89,165 triệu USD và 51,011 triệu USD. Trong danh sách này, cả 5 quốc gia đều là những
nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển trên thế giới.
Bảng 5: Top 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi EVFTA
Nguồn: Tính toán từ kết quả mô hình SMART
4. Kết luận 
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá những tác động của EVFTA, đặc biệt là cắt giảm thuế
quan đến xuất khẩu dệt may Việt Nam thông qua ứng dụng mô hình SMART trên các khía cạnh,
như: tỉ trọng, tốc độ phát triển, tác động tạo lập thương mại, chệch hướng thương mại. Kết quả
mô phỏng của mô hình đã khảng định việc xóa bỏ thuế quan của mặt hàng dệt may sẽ dẫn đến
sự gia tăng lớn trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến EU, với giá trị tăng thêm dự tính là
1,08 tỷ USD. Đây là một trong những minh chứng quan trọng cho thấy tiềm năng rất lớn mà hiệp
định EVFTA có thể mang lại cho ngành dệt may Việt Nam. Kết quả này có thể sẽ mang lại những
gợi ý chính sách giúp ngành dệt may Việt Nam tận dụng được tối đa cơ hội từ hiệp định EVFTA. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu cũng không tránh khỏi những
hạn chế nhất định, cụ thể: thứ nhất, mô hình đã bỏ qua sự tác động qua lại giữa các thị trường
cũng như 1 số yếu tố sản xuất như vốn, lao động; thứ hai, dù áp dụng mô hình SMART nhưng
kịch bản chỉ áp dụng cho xuất khẩu và một mặt hàng dệt may, đồng thời mô hình chưa có số liệu
đánh giá đối với tác động của EVFTA đến xuất khẩu dệt may vào Lucxambua. Các nghiên cứu
trong tương lai có thể bao gồm những nội dung hạn chế mà nghiên cứu này đã nêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahmed, S. (2010). India-ASEAN Free Trade Agreement: A Sectoral Analysis. Available
at SSRN 1698849.
Anh, N. T. (2018, 12 14). Hiệp định CPTPP: Cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt
Nam. Retrieved from Trung Tâm WTO và Hội Nhập Phòng Thương Mại và Công Nghiệp
Việt Nam: https://trungtamwto.vn/an-pham/12246-hiep-dinh-cptpp-nhung-co-hoi-va-thach-
thuc-duat-ra-doi-voi-viet-nam#
409
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
STT Quốc Gia Giá trị (Nghìn USD)
1 Trung Quốc -262768
2 Bangladesh -89165.7
3 Thổ Nhĩ Kỳ -51011.2
4 Campuchia -28682.5
5 Ấn Độ -24715.1
Armington. (1969). A theory of demand for products distinguished by place of
production. Staff Papers, 159-178.
Chung, T. (2019, 07 11). Thị trường xuất khẩu dệt may 5 tháng đầu năm 2019. Retrieved
from Vinanet: 
dau-nam-2019-714586.html
Cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi tham gia EVFTA. (2020, 5 25).
Retrieved from Bộ Công Thương: https://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/co-hoi-
va-thach-thuc-%C4%91at-ra-%C4%91oi-voi-viet-nam-khi-tham-gia-evfta-19473-22.html
D.Adams, P. (2005). Interpretation of results from CGE models such as GTAP. Journal
of Policy Modeling, 941-959.
Dệt may và "cơn lốc" Covid-19. (2020, 10 15). Retrieved from Vneconomy:
h t t p s : / / v n e c o n o m y . v n / d e t - m a y - v a - c o n - l o c - c o v i d - 1 9 -
20201015120129123.htm#:~:text=Theo%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%
A7a%20Hi%E1%BB%87p,11%25%20so%20v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1
%BB%B3.
Hoàng, T. (2020, 16 07). Dệt may và dư địa tăng trưởng tại EU khi EVFTA có hiệu
lực. Retrieved from Báo đầu tư: https://baodautu.vn/det-may-va-du-dia-tang-truong-tai-eu-
khi-evfta-co-hieu-luc-d125866.html
Hoi, H. V. (2012). Agreement on Trans-Pacific partners: Opportunities and challenges
for Vietnam’s export. Ha Noi: The conference TPP-Foreign Trade University, Hanoi.
Huong, V. T. (2016). Assessing potential impacts of the EVFTA on Vietnam's
pharmaceutical imports from the EU: an application of SMART analysis. SpringerPlus, 
5(1), 1503.
Huong, V. T. (2018). Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Tác động tới thương
mại hàng hóa hai bên và hàm ý cho Việt Nam. Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Muhammad Aamir Khan, Naseeb Zada, Kakali Mukhopadhyay. (2018). Economic
implications of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
(CPTPP) on Pakistan: a CGE approach. Journal of Economic Structures, 7.
Nghiêm Xuân Khoát, Laura Mariana CISMAS. (2019). The EU - VietNam Free Trade
Agreement (EVFTA) Opportunity And Challenges For VietNam. Ecoforum Journal, 8.
Quỳnh, H. (2020, 7 2). Gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng triển vọng từ
EVFTA. Retrieved from Báo Công Thương: https://congthuong.vn/gia-tang-co-hoi-cho-
doanh-nghiep-tan-dung-trien-vong-tu-evfta-139880.html
Sheng, L. (2018). Evaluation of the Potential Impact of CPTPP and EVFTA on
Vietnam's Apparel Exports: Are We Over-optimistic about Vietnam's Export Potential?.
International Textile and Apparel Association Annual Conference Proceedings.
Trang, L. T. (2015). Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (VEFTA)
đến thương mại hàng dệt may của Việt Nam. Luận Án Tiến Sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.
Vo Thanh Thu, Le Quynh Hoa, Hoang Thu Hang. (2018). Effects of EVFTA on
410
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Vietnam’s apparel exports: An application of WITS-SMART simulation model. Journal of
Asian Business and Economic Studies, 04-28.
Vu Thanh Huong, Pham Cat Lam. (2016). A dynamic approach to assess international
competitiveness of Vietnam’s garment and textile industry. SpringerPlus.
Vu Thanh Huong, Pham Minh Tuyet. (2017). An Application of the SMART Model to
Assess Impacts of the EVFTA on Vietnam’s Imports of Automobiles from the EU. VNU
Journal of Science: Economics and Business, 33.
Vũ Thanh Hương; Nguyễn Thị Minh Phương. (2016). Đánh giá tác động theo ngành
của hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU: sử dụng chỉ số thương mại. Tạp chí khoa học
ĐHQGHN, 28-38.
Yến, H. (2019, 12 16). Xuất siêu 16,6 tỷ USD, dệt may Việt Nam xuất khẩu đứng thứ
3 thế giới. Retrieved from Báo Đầu Tư: https://baodautu.vn/xuat-sieu-166-ty-usd-det-may-
v i e t - n a m - x u a t - k h a u - d u n g - t h u - 3 - t h e - g i o i -
d112988.html#:~:text=Xu%E1%BA%A5t%20si%C3%AAu%2016%2C6%20t%E1%BB%B
7,%C4%91%E1%BB%A9ng%20th%E1%BB%A9%203%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%
BB%9Bi&text=V%E1%BB%9Bi%20t%E1%BB%95ng%20
411
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

File đính kèm:

  • pdfung_dung_mo_hinh_smart_danh_gia_tac_dong_cua_evfta_den_hoat.pdf