Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý, sử dụng tài sản công

Những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn coi trọng

phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT),

đặc biệt trong các cơ quan nhà nước. CNTT được coi

là một công cụ hữu hiệu trong tạo lập phương thức

phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc; là động lực quan

trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng

cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội

nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa.

Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài

sản công (TSC) thời gian qua được tập trung vào việc

xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về

TSC; xây dựng, vận hành Trang thông tin điện tử về

TSC và triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 22600
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp
TÀI CHÍNH - Tháng 04/2019
17
trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng 
cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội 
nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa. 
Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài 
sản công (TSC) thời gian qua được tập trung vào việc 
xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về 
TSC; xây dựng, vận hành Trang thông tin điện tử về 
TSC và triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài sản công 
trên phạm vi cả nước
CSDL quốc gia về TSC được xây dựng nhằm tạo 
lập và cung cấp thông tin tài chính chất lượng tốt cho 
các đối tượng sử dụng dữ liệu. Thông tin trong CSDL 
sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, sử dụng TSC. 
Đặc biệt là công tác lập kế hoạch, dự toán đầu tư xây 
dựng, mua sắm, sửa chữa, ra quyết định và tổ chức 
thực hiện xử lý, khai thác TSC, góp phần kiểm soát 
chặt chẽ việc quản lý, sử dụng tài sản. Việc nắm chắc 
TSC ở tầm quốc gia cũng như từng cấp, từng ngành 
giúp cho việc thiết kế chính sách và chỉ đạo, điều hành 
phù hợp (ban hành tiêu chuẩn, định mức, lập kế hoạch 
đầu tư...). Đặc biệt là với việc đưa vào vận hành CSDL 
quốc gia về TSC sẽ tạo lập cơ sở quan trọng để thực 
hiện việc công khai, minh bạch về tài sản. 
Hiện nay, Bộ Tài chính đã xây dựng và đưa vào 
vận hành 04 CSDL về TSC gồm: (i) CSDL về tài sản 
nhà nước - tài sản nhà nước (TSNN) (quản lý tài sản 
là đất, nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự 
nghiệp; xe ô tô các loại, các loại tài sản khác có nguyên 
giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản, tài sản dự 
án); (ii) CSDL về tài sản là công trình cấp nước sạch 
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin 
trong quản lý, sử dụng tài sản công
Những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn coi trọng 
phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), 
đặc biệt trong các cơ quan nhà nước. CNTT được coi 
là một công cụ hữu hiệu trong tạo lập phương thức 
phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc; là động lực quan 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ, 
SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO
Hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm 
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công là một chính sách quan trọng thể hiện 
xuyên suốt từ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản 
công năm 2017. Quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài sản công thời 
gian vừa qua đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng thực tiễn triển khai công tác này cũng 
đặt ra vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công đóng góp nhiều 
hơn nữa vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài sản công.
Từ khóa: Tài sản công, tài sản nhà nước, công tác quản lý, công nghệ thông tin
 APPLYING INFORMATION TECHNOLOGY IN 
MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC ASSETS: 
SITUATIONS AND SOLUTIONS
Nguyen Thi Phuong Hao
Modernizing the management process of public 
assets focusing on application of information 
technology to improve the effectiveness and 
efficiency of the management and use of 
public assets is an important policy reflected 
throughout in the Law on Management and Use 
of State Assets 2008 to the latest one in 2017. 
The recent process of applying information 
technology to public asset management has 
achieved important results, but it has also 
shown problems that need to be improved.
Keywords: Public assets, state assets, management, 
information technology
Ngày nhận bài: 11/3/2019 
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/4/2019 
Ngày duyệt đăng: 9/4/2019
18
HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ CHO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
nông thôn tập trung; (iii) CSDL về tài sản kết cấu hạ 
tầng giao thông đường bộ (GTĐB); (iv) CSDL về tài 
sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cụ thể:
- CSDL về TSNN: Được cụ thể hoá tại Điều 7 Luật 
Quản lý, sử dụng TSNN 2008. Nghị định số 52/2009/
NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ cũng đã quy 
định phạm vi TSNN phải kê khai báo cáo gồm: (i) 
Đất, nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự 
nghiệp; (ii) Xe ô tô các loại; (iii) Các tài sản khác có 
nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 
đơn vị tài sản. 
Để giúp cơ quan tài chính các bộ, cơ quan trung 
ương và địa phương có điều kiện thực hiện đúng và 
kịp thời quy định này. Đồng thời, nhằm đổi mới một 
bước công tác quản lý nhà nước về tài sản theo hướng 
hiện đại, hiệu lực và hiệu quả; Bộ Tài chính đã xây 
dựng, đưa vào vận hành phần mềm quản lý đăng ký 
TSNN để hình thành CSDL quốc gia về TSNN. Hiện 
nay, CSDL đã mở rộng và quản lý thông tin các tài 
sản thuộc các Ban Quản lý dự án theo quy định tại 
Thông tư số 198/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ 
Tài chính. Địa chỉ truy cập Phần mềm: (i) https://dkts.
btc: áp dụng đối với các đơn vị sử dụng hạ tầng truyền 
thông ngành Tài chính (ví dụ: Sở Tài chính, Phòng Tài 
chính - Kế hoạch...); (ii) https: ... 
1.239,84 km đường cao tốc; 22.394,87 km đường đô thị; 
81.754,29 km đường tỉnh; 122.053,93 km đường huyện; 
25.373,56 km đường xã; 4,25 km đường chuyên dùng; 
12.990,12 km đường nông thôn).
- CSDL về tài sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn 
vị: Sau 04 năm đưa vào vận hành phần mềm quản 
lý đăng ký TSNN các bộ, cơ quan trung ương, địa 
phương đã nhận thức rõ hiệu quả của việc ứng dụng 
CNTT và công tác quản lý TSNN. Để đảm bảo có đầy 
đủ thông tin về TSNN tại các cơ quan hành chính, đơn 
vị sự nghiệp; đồng bộ với quy định về quản lý tài sản 
cố định và hệ thống kế toán hiện hành, Bộ Tài chính 
đã giao Trung tâm Dữ liệu quốc gia về TSC (thuộc Cục 
Quản lý công sản) và Trung tâm chuyển giao và hỗ trợ 
kỹ thuật (thuộc Cục Tin học và Thống kê tài chính) xây 
dựng, triển khai phần mềm quản lý TSNN cho các bộ, 
ngành, địa phương, đơn vị có nhu cầu. Địa chỉ truy 
cập cụ thể là:  Tính đến nay, 
phần mềm quản lý TSNN đã triển khai cho 17 bộ, cơ 
quan trung ương và 23 địa phương gồm: Bộ Tư pháp, 
Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao, Bộ Tài nguyên và 
Môi Trường, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP. Cần 
Thơ, Thái Nguyên, Cà Mau... với tổng số đơn vị tham 
gia là 12.167.
Trang thông tin điện tử về tài sản công
Nhằm phổ biến các chính sách, chế độ liên quan 
đến lĩnh vực quản lý TSC, truyền tải các chỉ đạo, 
điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chính 
về công tác quản lý TSC được đầy đủ, kịp thời; đồng 
thời, công khai, minh bạch thông tin trong quản lý, sử 
dụng, xử lý TSC, năm 2011, Bộ Tài chính (Cục Quản 
lý công sản) đã xây dựng Trang thông tin điện tử về 
TSC ( Theo đó, Trang thông tin 
điện tử về TSC thực hiện một số chức năng chính: (i) 
Đăng tải thông tin về mô hình quản lý công sản; (ii) 
Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về 
quản lý, sử dụng TSC; (iii) Thông tin hoạt động quản 
lý công sản, thông tin nghiệp vụ, thông tin chỉ đạo, 
điều hành hoạt động quản lý công sản; (iv) Thông tin 
về đấu giá, đấu thầu TSC; (v) Công khai TSC tại các 
cơ quan, tổ chức, đơn vị...
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến 
Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, để 
đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng CNTT trong 
việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC), năm 
2018, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) đã triển 
khai một số TTHC thuộc lĩnh vực quản lý công sản 
lên thành dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, gồm: (i) 
Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản 
nhận chuyển giao; (ii) Quyết định điều chuyển TSC; 
(iii) Quyết định xử lý tài sản phục vụ hoạt động của 
dự án khi dự án kết thúc; (iv) Thủ tục điều chuyển tài 
sản hạ tầng GTĐB. Hiện nay, hệ thống dịch vụ công 
trực tuyến cấp độ 3 đối với các thủ tục trên đã được 
đưa vào vận hành.
Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin 
trong công tác quản lý tài sản công
Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý TSC 
thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, 
góp phần đắc lực vào công tác quản lý, sử dụng TSC 
của các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng 
được giao trực tiếp quản lý, sử dụng, cụ thể như:
- CSDL quốc gia về TSC cho phép quản lý, lưu 
trữ và cập nhật một cách kịp thời, từng bước đầy đủ 
thông tin về hiện trạng, biến động của TSC. Trước 
đây, để tổng hợp, phân tích dữ liệu về TSC đều phải 
thông qua phương pháp thủ công theo quy trình cơ 
quan quản lý cấp trên đưa ra yêu cầu với các cơ quan 
quản lý cấp dưới đến đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng 
TSC; cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng TSC tổng hợp 
thông tin, báo cáo qua lần lượt các cơ quan quản lý 
cấp trên để tổng hợp, báo cáo cơ quan đưa ra yêu cầu. 
- Việc ứng dụng CNTT đã đóng vai trò quan trọng 
vào công tác quản lý nhà nước về TSC. CSDL là một 
kênh thông tin đắc lực giúp các cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý TSC 
phù hợp, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả quản 
lý, sử dụng TSC phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất 
nước. Thông qua CSDL, các cơ quan chức năng của 
Nhà nước, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đã nắm 
được tổng thể và chi tiết về chủng loại, số lượng, hiện 
trạng sử dụng của TSC tại các cơ quan, đơn vị hành 
chính sự nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời. Việc nắm 
chắc TSNN ở tầm quốc gia cũng như từng cấp, từng 
ngành đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc 
thiết kế chính sách và thực hiện công tác chỉ đạo, điều 
hành phù hợp với thực tiễn. 
20
HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ CHO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Trang thông tin điện tử về TSC, với việc cập nhật 
kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ 
đạo, điều hành, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục 
hành chính (TTHC) giúp các cơ quan quản lý, đơn vị 
sử dụng TSC tổ chức thực hiện đúng quy định và chỉ 
đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hạn chế tối 
đa những sai sót trong quản lý, sử dụng, khai thác, xử 
lý TSC. Việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến cho 
phép giải quyết các TTHC được nhanh gọn, tiết kiệm 
chi phí cho các tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng 
trong xây dựng Chính phủ điện tử.
- Ứng dụng CNTT góp phần công khai, minh bạch 
công tác quản lý, sử dụng TSC. Ngoài công khai các 
văn bản quy phạm pháp luật, TTHC, Trang thông tin 
về TSC cũng là phương tiện để công khai tình hình 
quản lý, sử dụng TSC theo quy định của Luật Quản 
lý, sử dụng TSC; các thông báo về đấu giá, đấu thầu, 
niêm yết giá (bình quân khoảng 2.200 thông báo/năm) 
giúp cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách kịp 
thời, rộng rãi và liên tục về vấn đề mua, bán, chuyển 
nhượng, cho thuê, thanh lý TSC, cho thuê, chuyển 
nhượng quyền khai thác TSC. CSDL quốc gia về TSC 
với hệ thống thông tin thống nhất từ cơ sở đến trung 
ương cho phép các cơ quan quản lý cấp trên bao quát 
tổng thể và chi tiết tài sản của các đơn vị cấp dưới, góp 
phần tích cực vào việc minh bạch thông tin khi ra các 
quyết định liên quan đến TSC. 
Những tồn tại, khó khăn 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng 
dụng CNTT trong quản lý, sử dụng TSC hiện nay còn 
tồn tại những hạn chế sau:
- CSDL quốc gia về TSC chưa bao quát được các 
loại TSC theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và 
Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017. Mặc dù, đã có 
sự nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng, nâng cấp CSDL 
quốc gia về TSC nhưng đến nay, CSDL quốc gia về 
TSC cũng chỉ quản lý được dữ liệu về TSC có giá trị 
lớn trong khu vực hành chính sự nghiệp (nhà, đất, xe 
ô tô, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở 
lên/ đơn vị tài sản), tài sản kết cấu hạ tầng GTĐB, công 
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Đối với tài 
sản kết cấu hạ tầng đường sắt, hàng hải, hàng không, 
đường thủy nội địa, thủy lợi và các loại hạ tầng khác, 
đất đai, tài nguyên, tài sản hình thành thông qua việc 
thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử 
dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở 
hữu toàn dân... chưa có Phần mềm để quản lý, tích 
hợp thông tin vào CSDL quốc gia. Đối với TSC khu 
vực hành chính sự nghiệp, hiện tại CSDL mới quản 
lý được thông tin của 04 loại tài sản có giá trị lớn, các 
tài sản còn lại khác chưa có CSDL thống nhất. Việc 
CSDL chưa bao quát hết các loại TSC dẫn đến tình 
trạng thiếu thông tin tổng thể về tài sản gây khó khăn 
cho việc hoạch định, xây dựng chiến lược, quyết định 
các vấn đề về TSC và đánh giá tổng thể nguồn lực của 
quốc gia.
- Thông tin trong CSDL quốc gia chưa đầy đủ, kịp 
thời. Sự đầy đủ của thông tin phụ thuộc rất lớn vào 
việc báo cáo kê khai, đăng nhập dữ liệu của các đơn 
vị cơ sở. Theo quy định hiện hành, trong thời hạn 
30 ngày, kể từ ngày phát sinh tăng, giảm, biến động 
tài sản các đơn vị phải đăng nhập trong CSDL quốc 
gia nhưng cho đến nay còn có nhiều đơn vị không 
chấp hành nghiêm quy định này. Chậm kê khai, 
đăng nhập thông tin làm cho dữ liệu không đầy đủ, 
dẫn tới việc quyết định các vấn đề liên quan đến TSC 
không chính xác. 
- Việc chấp hành các quy định về đăng tải thông 
tin đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá hiện nay còn 
chưa nghiêm.
- Việc ứng dụng CNTT vào việc thực hiện các giao 
dịch về TSC còn chưa nhiều và kết quả chưa như kỳ 
vọng, thời gian qua chủ yếu mới tập trung vào việc 
hình thành hệ thống CSDL. 
Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là 
do: (i) Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng 
TSC là vấn đề mới, quá trình triển khai thực hiện cần 
có thời gian và bước đi phù hợp; (ii) Một số cấp, ngành, 
đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vai trò của ứng dụng 
CNTT trong quản lý, sử dụng TSC; (iii) Một bộ phận 
cán bộ, công chức, viên chức có tâm lý ngại thay đổi 
hoặc không bắt kịp sự thay đổi trong cách thức quản 
lý khi ứng dụng CNTT; (iv) Công tác kiểm tra, thanh 
tra việc đăng nhập dữ liệu, đăng tải thông tin mua, 
bán TSC chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, 
khiến cho việc xử lý vi phạm chưa nghiêm; (v) Nguồn 
kinh phí để ứng dụng CNTT cũng còn nhiều hạn chế.
Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin 
vào quản lý, sử dụng tài sản công
Để khắc phục những tồn tại hạn chế, thời gian tới, 
công tác ứng dụng CNTT vào trong quản lý, sử dụng 
TSC cần chú trọng một số giải pháp trọng tâm sau: 
Thứ nhất, tăng cường triển khai các ứng dụng CNTT 
trong quản lý, sử dụng TSC, đáp ứng yêu cầu của Ban 
Cán sự Đảng Bộ Tài chính về việc triển khai ứng dụng 
CNTT trong lĩnh vực tài chính - ngân sách Nghị quyết 
số 02-NQ/BCSĐ nhằm thích ứng, khai thác hiệu quả 
các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, nâng cấp CSDL quốc gia về TSC để bảo 
đảm CSDL quốc gia có đầy đủ các thông tin về tài 
sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC, 
đáp ứng yêu cầu của kế toán TSC, nắm chắc nguồn 
TÀI CHÍNH - Tháng 04/2019
21
lực của Nhà nước và có kế hoạch, tổ chức quản lý, sử 
dụng, khai thác TSC hiệu quả phục vụ công tác quản 
lý, điều hành của Chính phủ, chính quyền các cấp. 
Cụ thể như: 
(i) Nâng cấp phần mềm quản lý đăng ký TSNN 
để có thể quản lý tất cả các tài sản đủ tiêu chuẩn là tài 
sản cố định. Thực hiện tích hợp toàn bộ số liệu tài sản 
từ phần mềm quản lý TSNN vào phần mềm quản lý 
đăng ký tài sản; Xây dựng mới phân hệ quản lý tài sản 
được xác lập sở hữu toàn dân.
(ii) Đối với các nhóm tài sản hạ tầng (đường bộ, 
công trình nước sạch, đường sắt, đường thủy, hàng 
không...) CSDL về TSC cần xây dựng giao thức kết nối 
theo chuẩn để nhận dữ liệu tài sản từ các bộ, ngành, 
địa phương.
(iii) Đối với các loại TSC đã có CSDL quản lý: Bộ 
Tài chính xây dựng tiêu chuẩn và điều kiện, hướng 
dẫn việc trao đổi thông tin để kết nối với CSDL quốc 
gia về TSC để tránh chồng chéo, xây dựng CSDL mới 
lãng phí, đồng thời, cho phép các đơn vị quản lý TSC 
sau khi được cấp tài khoản và quyền đồng bộ dữ liệu, 
có thể đồng bộ thông tin tài sản vào CSDL quốc gia về 
TSC để tập trung quản lý thông tin, xuất báo cáo tổng 
hợp, khai thác thông tin về TSC trong cả nước.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các bộ, 
ngành, địa phương, đơn vị khai thác, sử dụng có hiệu 
quả các dịch vụ công trực tuyến đã xây dựng.
Thứ tư, đẩy mạnh sử dụng thông tin trong CSDL 
để tổ chức thực hiện công tác quản lý TSC. Thông tin 
trong CSDL về TSC có giá trị pháp lý như thông tin 
trong hồ sơ dạng giấy, được sử dụng để phục vụ trực 
tiếp vào việc lập kế hoạch, dự toán, quyết định việc 
đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, cho thuê, bán, 
chuyển nhượng, điều chuyển, thanh lý TSC. 
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra 
việc chấp hành quy định của pháp luật về việc báo 
cáo kê khai, đăng nhập dữ liệu, sử dụng dữ liệu về 
TSC, gửi thông tin đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá 
để đăng tải trên Trang thông tin về TSC và thực hiện 
các giao dịch điện tử về TSC. Trình Chính phủ sửa 
đổi, bổ sung Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 
21/11/2013 (quy định việc xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSNN; thực 
hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho 
bạc nhà nước) theo hướng mở rộng các hành vi vi 
phạm bị xử phạt, nâng mức xử phạt đối với các hành 
vi vi phạm liên quan đến ứng dụng CNTT trong 
quản lý, sử dụng TSC.
Thứ sáu, thực hiện xây dựng và đưa vào vận hành 
Hệ thống giao dịch điện tử về TSC. Theo Điều 116 
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của 
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật 
Quản lý, sử dụng TSC, thì hệ thống giao dịch điện tử 
về TSC là hệ thống CNTT do Bộ Tài chính tổ chức xây 
dựng, quản lý và vận hành nhằm thực hiện việc bán 
TSC, cho thuê TSC, chuyển nhượng, cho thuê quyền 
khai thác TSC và các giao dịch khác về tài sản. 
Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách khó khăn, 
việc xây dựng và quản lý vận hành Hệ thống giao dịch 
điện tử về TSC đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn về hạ 
tầng máy chủ, phần mềm ứng dụng, vì vậy, việc xây 
dựng Hệ thống giao dịch điện tử về TSC theo hình 
thức đối tác công – tư (PPP) nhằm bảo đảm cải cách 
hành chính, công khai, minh bạch nhằm tiết kiệm cho 
ngân sách nhà nước, chia sẻ lợi ích, rủi ro là việc làm 
cần thiết hiện nay. Việc giao cho nhà đầu tư thực hiện 
theo hình thức PPP vẫn đảm bảo quyền của Bộ Tài 
chính trong việc tổ chức xây dựng, quản lý và vận 
hành cũng như đảm bảo công tác giám sát, thực hiện 
biện pháp xác thực để đảm bảo an toàn của Hệ thống. 
Hình thức đầu tư này cũng phù hợp với quy định tại 
Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng TSC về khuyến khích 
tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vốn, khoa học công 
nghệ để phát triển TSC và hiện đại hóa công tác quản 
lý cung cấp dịch vụ công. 
Thứ bảy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham 
gia vào quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý, sử 
dụng TSC: (i) Tổ chức tốt các lớp tập huấn, đào tạo 
chuyên sâu nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản trị 
CSDL, cán bộ trực tiếp nhập, duyệt, khai thác dữ liệu, 
tham gia vào việc cùng xây dựng và phát triển các ứng 
dụng CNTT trong quản lý, sử dụng TSC; (ii) Có chế 
độ phù hợp, chính sách ưu đãi tốt nhằm tạo sự gắn bó, 
nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách CNTT tại các bộ, 
ngành, địa phương, qua đó, hình thành một đội ngũ 
chuyên nghiệp và hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 quy định phạm 
vi tài sản nhà nước phải kê khai báo cáo; 
2. Chính phủ (2013), Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 quy định 
việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 quy định việc 
quản lý, khai thác, trách nhiệm xây dựng, rà soát chuẩn hoá cơ sở dữ liệu về công 
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 178/2013/TT-BTC quy định và hướng dẫn thực 
hiện một số điều của Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính 
phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao 
thông đường bộ;
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 198/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013.
Thông tin tác giả:
ThS. Nguyễn Thị Phương Hảo - Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính)
Email: nguyenthiphuonghao@mof.gov.vn

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_quan_ly_su_dung_tai_san_c.pdf