Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới vào nền giáo dục Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển nhanh chóng
của khoa học và công nghệ, đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nhanh và mạnh hơn, nó còn khá lạc
hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới, dẫn đến nhiều hệ lụy như bằng cấp của nước ta không
được chấp nhận trên trường quốc tế, và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác. Chính vì thế mà chúng em
muốn đề cập đến vấn đề phát triển nền giáo dục theo hướng mở. Thay vì chỉ học theo hệ chính quy
thông thường thì thông qua nhiều phương thức đào tạo, bằng nhiều nguồn tư liệu giáo dục mở,
môi trường học tập khác nhau. Việc chi khoản tiền mạnh để đầu tư cho du học sinh du học tại các
nước phát triển, thì chúng ta hãy tự nâng cấp nền giáo dục để có thể giữ những nhân tài cho đất
nước ở lại làm việc hay có thể thu hút nguồn nhân tài từ các nước khác trên thế giới đến học tập và
làm việc. Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống giáo dục là điều hết sức cần thiết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới vào nền giáo dục Việt Nam
1999 ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN TIẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM Nguyễn Bảo Uyên, Lê Thị Trinh, Trần Thị Thanh Dung Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Trần Nguyên Nhung TÓM TẮT Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nhanh và mạnh hơn, nó còn khá lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới, dẫn đến nhiều hệ lụy như bằng cấp của nước ta không được chấp nhận trên trường quốc tế, và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác. Chính vì thế mà chúng em muốn đề cập đến vấn đề phát triển nền giáo dục theo hướng mở. Thay vì chỉ học theo hệ chính quy thông thường thì thông qua nhiều phương thức đào tạo, bằng nhiều nguồn tư liệu giáo dục mở, môi trường học tập khác nhau. Việc chi khoản tiền mạnh để đầu tư cho du học sinh du học tại các nước phát triển, thì chúng ta hãy tự nâng cấp nền giáo dục để có thể giữ những nhân tài cho đất nước ở lại làm việc hay có thể thu hút nguồn nhân tài từ các nước khác trên thế giới đến học tập và làm việc. Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống giáo dục là điều hết sức cần thiết. Từ khóa: Loại bỏ, học hỏi, mở rộng, giao lưu, nâng cấp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước rất có tiềm năng phát triển, vì thế trong tương lai sẽ trở thành một nước lớn mạnh. Tuy nhiên, cần phải biết nắm được điểm mạnh và điểm yếu của mình ở đâu, mà muốn biết được điều ấy chúng ta cần phải học thông qua nền giáo dục. Mà nền giáo dục của chúng ta vẫn còn khá là kém phát triển so với Mĩ, Anh, Pháp thậm chí là Trung Quốc. Một số lý do phổ biến của việc kìm hãm nền giáo dục đó chính là: Hệ thống ngôn ngữ: Bảng chữ cái Việt Nam trước kia là chữ Nôm nhưng nhờ vào công lao của Alexandre de Rhodes phổ biến chữ quốc ngữ như ngày nay chúng ta được học. Thế nhưng tiếng Việt có điều bất lợi đó là không phổ biến vì đó là hệ thống ngôn ngữ độc lập và chỉ có mỗi chúng ta sử dụng. Trong khi hầu hết các nước như Philippines, Indonesia,... vẫn dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ. Còn chúng ta chỉ mới đang bập bẹ cải cách lại giáo dục ngoại ngữ cho thế hệ con em. Chương trình đào tạo: Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các chương trình đào tạo của nước ta đều do bộ giáo dục biên soạn, không mang tính quốc tế chính vì vậy bằng cấp ít được công nhận trên thế giới. Với nền giáo dục ‚kín‛ như vậy sẽ gây nhiều trở ngại trong quá trình hội nhập toàn cầu. Chất lượng của 2000 các chương trình giảng dạy cũng chưa cải thiện được các hạn chế ban đầu, nặng lý thuyết và ít tính ứng dụng thực tế. Thi cử và bệnh thành tích: Trong hệ thống giáo dục Việt Nam có những quy tắc ‚bất thành văn‛ mà ai cũng phải biết. Hàng năm, các kỳ thi cử luôn khiến các em học sinh ‚sống dở chết dở‛ vì áp lực từ gia đ nh lẫn nhà trường. Quy trình thi cử vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến các tệ nạn như quay cóp, gian lận, để có được những con ‚điểm ảo‛. Thế nhưng không dừng lại ở đó, chỉ vì những tấm bằng xuất sắc, giỏi mà nhiều người không tiếc bỏ ra một khoản tiền để mua điểm. Thậm chí còn có những phát ngôn cho rằng, học ra trường cũng chẳng để làm gì, sau này cũng chỉ làm công nhân, bảo vệ, lao công Điều này là một lối nghĩ hết sức sai lầm của giới trẻ hiện nay. Đội ngũ giáo viên: Tất nhiên chúng ta không thể đánh đồng tất cả những giáo viên ở Việt Nam đều vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm nghề nghiệp. Có rất nhiều người trong số đó rất tâm huyết với nghề nhà giáo và luôn mong muốn đem lại kiến thức truyền đạt cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều thay đổi trong cách giảng dạy, chưa có phương pháp riêng. Có thể thấy Việt Nam chúng ta đang rất tích cực trong việc cố gắng thay đổi và đưa nền giáo dục tiến gần hơn với toàn cầu. Bên cạnh những bước chuyển đáng khích lệ thì trên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều những lỗ hổng và yếu kém như định kiến, quan điểm trái chiều, tài chính, chính sách 2 NỘI DUNG 2.1 Một số nền giáo dục tiên tiến nổi bật trên thế giới Tuy đã có những thay đổi, nhưng giáo dục Việt Nam vẫn cần phải học hỏi những nước có nền giáo dục tiên tiến nhiều hơn nữa. Chúng ta cùng điểm qua đặc điểm của một số nền giáo dục phát triển trên thế giới: Nền giáo dục Phần Lan Giáo dục Phần Lan là nền giáo dục được cả thế giới công nhận về chất lượng đào tạo. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của giáo dục Phần Lan là lấy học sinh làm nền tảng để điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp. Học sinh ở Phần Lan nhập học trễ hơn các nước khác, không tổ chức thi cử để tránh bệnh thành tích, mọi học sinh đều có quyền lựa chọn chương trình học phù hợp với năng lực bản thân. Nền giáo dục Mỹ Hoa Kỳ là quốc gia có tổng GDP cao nhất thế giới, với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. Nơi sản sinh ra nhiều nhân tài và các phát minh vượt bậc khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Giá trị cốt lõi của chương trình giáo dục tại Mỹ lấy tự do làm nền tảng để phát triển. ‚Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Harry S. Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?‛. Đó là một đề bài kiểm tra của học sinh tiểu học tại Mỹ mà chúng tôi từng được đọc trong một bài báo nổi tiếng. Đối với học sinh Mỹ, đó là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu đem đề bài đó cho học 2001 sinh Việt Nam, thì chắc chắn đây sẽ là cả một sự lạ lùng rất lớn. Đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 nền giáo dục Mỹ và Việt Nam. Nền giáo dục Nhật Bản Nhiều người trên thế giới đánh giá cao nền giáo dục Nhật Bản bởi hệ thống giá trị đạo đức ở đây rất được coi trọng. Điều đáng học hỏi ở xứ sở hoa anh đào này là những phép tắc ứng xử, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm xã hội. Trẻ em ở đây luôn được giáo dục đạo đức từ nhỏ nên có tinh thần tự giác rất cao. 2.2 Thực trạng về phương pháp giáo dục trên thế giới và Việt Nam Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước. Các quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng đất nước Việt Nam chúng ta, họ đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước. Thế nhưng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn chứa đựng những bất cập như sau: – Hiện nay giáo dục chú trọng quan tâm đến số lượng nhiều hơn chất lượng. – Nội dung, chương trình giảng dạy còn lạc hậu, lỗi thời, chưa đổi mới, cải tiến hiệu quả. Chưa áp dụng thực tiễn nhiều, chưa phát huy được tính sáng tạo, năng lực thực hành cho học sinh. – Hệ thống giáo dục các cấp bậc từ đại học đến phổ thông còn thiếu đồng bộ, chưa có sự cân đối. Ở phổ thông, các học sinh được học các môn học khoa học mang tính lý thuyết rất nhiều, nhưng khi lên cấp bậc đại học thì những lý thuyết ở phổ thông không thể đem áp dụng ra được, khiến các sinh viên phải học lại từ đầu, như thế phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. – Việc định hướng và liên kết với nước ngoài trong chương trình giáo dục còn lúng túng, mơ hồ, chưa có mục tiêu, phương hướng rõ ràng. 2.3 H c tập các phương pháp giáo dục trên thế giới Đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn khiến nền giáo dục nước ta bị trì trệ và chậm phát triển. Chúng ta phải nhìn nhận lại những vấn đề đang gây cản trở và có biện pháp tốt hơn, một số điều chúng ta cần phải học hỏi từ các nước bạn: H c tập Phần Lan không tạo áp lực lên những sĩ tử, “h c ít thực hành nhiều” để h c sinh có thể ứng dụng vào cuộc sống. Phần Lan không có cuộc thi sát hạch phân loại học sinh. Điều họ hướng tới là mang lại cảm giác an toàn giúp học sinh-sinh viên có thể thỏa sức học tập trong một môi trường thân thiện. Thứ họ ươm trồng đó chính là sự hợp tác chứ không phải tinh thần cạnh tranh. Điều này rất đáng để chúng ta học hỏi. Việt Nam ta luôn ưu tiên thi cử lên hàng đầu nhằm từ đó mà xác định học sinh-sinh viên có khả năng hay không. Nhưng họ không biết rằng thi cử không phải là tất cả, một cuộc thi quyết định một số phận của con người. Họ đã vô tình giáng một đòn tâm lý nặng vào học sinh-sinh viên mà không hề hay biết. H c tập Nhật Bản lấy giáo dục đạo đức và nhân cách làm cốt lõi, nền tảng cơ bản. 2002 Đây cũng là câu chân lý của người Nhật. Người Nhật luôn xem trọng con người, việc đào tạo và truyền đạt tư tưởng đạo đức đối với những đứa trẻ là đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó là việc luôn đề cao tính tự lập và kỷ luật. H c tập Mỹ tạo sự tự do, công bằng trong giáo dục. Ở Mỹ, ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông học sinh luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo. 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM Khi thế giới bước vào thời kì hội nhập, thì tất cả các lĩnh vực đều phát triển không ngừng, buộc chúng ta cũng phải tự nâng cao năng lực của chính mình ở đây cụ thể là nền giáo dục của Việt Nam. Để làm được điều đó Việt Nam cần: Thứ nhất, loại bỏ đi những cái xấu mà thế giới đang chê bai chúng ta. Đó là, tấm bằng của Việt Nam đang không được thế giới công nhận. Việc loại bỏ ở đây, không phải là hoàn toàn xóa bỏ mà đó chính là nâng cấp chúng lên sao cho ngang tầm với thế giới. Trước tiên, chúng ta cần phải nâng cao mức trình độ của mỗi tấm bằng, chứng minh rằng thực lực của chúng ta xứng đáng với tấm bằng ấy, như vậy tự nhiên tấm bằng sẽ mang một giá trị hữu hình nhất định. Việc tiếp theo là ứng dụng truyền thông và pháp luật vào các vấn đề như mua bằng, mua điểm những hành vi này sẽ bị kết án nặng theo pháp luật. Tuyên truyền, khuyến cáo mọi người cần phải chấp hành đúng luật, đặc biệt ngăn chặn các phát ngôn gây sốc ảnh hưởng đến nền giáo dục của nước ta. Thứ hai, học hỏi có chọn lọc những điều mà các nước tiên tiến đã đi trước và phát triển nó. Chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố khách quan khác như môi trường, điều kiện sốngví dụ như nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển không thể nào ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến của Mĩ vào nền giáo dục được, nguyên do chính là vì không có điều kiện. Tuy nhiên, không vì thế mà nản lòng được, sự cố gắng nổ lực và ý chí mạnh mẽ sẽ giúp chúng ta đi đến bước đường thành công. Thứ ba, mở rộng ở quy mô toàn quốc. Nền giáo dục của nước ta phát triển mạnh chủ yếu ở các thành phố lớn, còn các tỉnh lẻ thì vẫn còn rất sơ sài. Điều này biểu hiện rõ nhất là việc đem so sánh 1 học sinh giỏi ở tỉnh lẻ sẽ không bằng 1 học sinh khá ở thành thị, bởi điều kiện rất khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch lớn. Để mở rộng quy mô thì chúng ta cần phải phân tán lực lượng, tập trung vào chất lượng hơn số lượng và nâng cấp hệ thống giáo dục trên toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh lẻ nhằm cân bằng lại sự chênh lệch. Trường học mọc lên ngày càng nhiều nhưng cơ sở vật chất thì như nhau theo kiểu cổ điển không có thiết bị hiện đại, không có phòng thí nghiệm, không có phòng thực hành. Thứ tư, giao lưu gắn kết mối quan hệ, thay vì đóng kín cổng cao tường ta nên cho các học sinh các tỉnh lẻ, cũng như học sinh nước ngoài và học sinh trong nước giao lưu với nhau, nhằm trao đổi văn hóa, kiến thức, và đặc biệt giúp cho học sinh sinh viên sẽ ít mang tâm lý sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ. Ngoài ra, còn tự động giúp nâng cao trình độ ngôn ngữ cũng như các kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên. 2003 Thứ 5, đó chính là nâng cấp cơ sở vật chất, đó không phải là một vấn đề đơn giản do còn bị tác động bởi nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là về tài chính. Một vấn đề mà nước nào cũng rất chú trọng ở thời nay. Việc nâng cấp toàn bộ và trên diện rộng đối với Việt Nam hiện nay là một điều hết sức khó khăn, bởi nền kinh tế không cho phép. Tuy nhiên trong tương lai, biết đâu tầng lớp thế hệ trẻ của nước ta có thể làm được điều này. Vì vậy, việc quan trọng nhất đó chính là làm cho tấm bằng của nước ta được thế giới công nhận. Chúng ta cần phải cải tiến lại nền giáo dục, phải chứng minh rằng mỗi một cá nhân cầm được tấm bằng sẽ có thực lực và khả năng tương ứng với tấm bằng đó. Điều kiện thực hiện đó là, những người nắm quyền phải tuyệt đối công tâm và phân minh, không vì lợi ích cá nhân mà đưa ra những quyết định sai trái. Điều này phải được ứng dụng trên phạm vi toàn quốc, không chỉ những trường công mà trường tư cũng phải thực hiện, để đảm bảo công bằng cho học sinh sinh viên. Và cũng nhằm xóa bỏ đi lối suy nghĩ trường công sẽ tốt hơn trường tư. Nếu làm được như vậy, chắc chắn một ngày nào đó nền giáo dục của nước ta sẽ phát triển lên một tầm cao mới mà ở đó không có sự chê bai, chỉ trích từ thế giới đối với nền giáo dục ở Việt Nam. Không những thế, giữa học sinh sinh viên sẽ có những mối liên kết chặt chẽ với nhau, không phân biệt công-tư. 4 KẾT LUẬN Nhìn lại đoạn đường phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo được nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, lỗ hổng, chính những yếu kém, lỗ hổng này đã làm cho chúng ta thụt lùi đi rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bài viết này đã nêu lên được phần nào những đánh giá thực trạng khách quan về nền giáo dục Việt Nam hiện nay, và đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm cải tạo nền giáo dục. Qua bài viết này chúng em mong muốn rằng mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về nền giáo dục nước nhà, từ đó mỗi cá nhân sẽ tự vạch ra những con đường riêng, định hướng riêng cho mình, cũng như những giải pháp phù hợp với vai trò khả năng của bản thân. Có được như vậy thì chúng em tin chắc rằng trong một tương lai không xa Việt Nam của chúng ta sẽ được bè bạn quốc tế biết đến như là một đất nước có nền giáo dục tiến bộ và có chất lượng. Người Việt Nam sẽ ngẩng cao đầu và tự hào khi nói rằng ‚Tôi là người Việt Nam‛. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ An Khang (16/04/2020) Vì sao giáo dục Phần Lan đứng thứ hạng cao trên thế giới. [2] Ngọc Hải Đăng (17/04/2020) 5 nền giáo dục hàng đầu thế giới có những đặc điểm gì nổi bật mà Việt Nam cần học. [3] Thùy Linh (15/04/2020) 15 điều của giáo dục Phần Lan khiến thế giới ngưỡng mộ. [4] VTC.VN (22/04/2020) Nền giáo dục Anh quốc và những điểm cộng đặc biệt du học sinh nên biết.
File đính kèm:
- ung_dung_cac_phuong_phap_giao_duc_tien_tien_tren_the_gioi_va.pdf