Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng

Tóm tắt: Thể lực chung có vai trò qua trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn học

Giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. Trên cơ sở

thực trạng công tác GDTC và thực trạng phát triển thể chất của sinh viên, bài viết sử dụng các

phương pháp khoa học để lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chung có hiệu quả

cho nữ sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, góp phần nâng cao kết quả học môn

học GDTC trong nhà trường.

Từ khóa: Phát triển thể lực chung, bài tập, GDTC, sinh viên nữ.

Abstract: General fitness plays an important role in improving the learning efficiency of

the Physical Education subject for students of Da Nang College of Commerce. Based on the

reality of physical education work and current situation of students' physical development,

scientific methods has been used to select and apply effective general fitness development

exercises for first-year female students of Da nang College of Commerce, to improve the

Physical Education course results.

Keywords: general fitness development, exercises, physical education, female student.

Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 6020
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng

Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
 83
ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NỮ SINH VIÊN 
NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG 
 ThS. Nguyễn Hữu Anh Vũ, ThS. Hoàng Tiến Dũng 
Trường Cao Đẳng Thương mại Đà Nẵng 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trường Cao đẳng Thương mại (trực thuộc 
Bộ Công Thương) tiền thân là trường Trung cấp 
Thương mại Trung ương II và được nâng cấp 
thành Trường Cao đẳng Thương mại vào ngày 
26 tháng 6 năm 2006. Trường Cao đẳng 
Thương mại đóng trên địa bàn thành phố Đà 
Nẵng, là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, 
hoạt động trên phạm vi cả nước về đào tạo, bồi 
dưỡng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thương 
mại và du lịch. Chính vì vậy công tác GDTC 
cũng như hoạt động TDTT trong nhà trường 
cần hướng tới sự phát triển thể chất cho sinh 
viên sao cho phù hợp với yêu cầu đối tượng và 
đặc điểm ngành nghề. 
 Công tác GDTC của nhà trường trong 
những năm qua mặc dù đã có sự quan tâm, đầu 
tư về cơ sở vật chất nhưng vẫn còn không ít khó 
khăn; nội dung chương trình kế hoạch giảng 
dạy GDTC còn chưa đồng bộ, tỷ lệ sinh viên 
không đạt tiêu chuẩn thể lực còn nhiều... Đặc 
biệt, kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh 
viên trường còn thấp, một trong những lý 
do dẫn đến kết quả trên là do trình độ thể lực 
của nữ sinh viên còn hạn chế so với đòi hỏi, so 
với mục tiêu GDTC. Vì vậy, nghiên cứu để tìm 
ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục để 
nâng cao thể lực nữ sinh viên trường là việc làm 
rất cần thiết góp phần nâng cao kết quả GDTC, 
giáo dục con người toàn diện. 
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương 
pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp 
tổng hợp và phân tích tài liệu; Phương pháp 
phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; 
Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp 
thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học 
thống kê. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Xác định chỉ tiêu đánh giá thể lực 
chung cho nữ sinh viên năm 1 trường Cao 
đẳng Thương mại Đà Nẵng 
Thông qua, việc tổng hợp tài liệu, kết hợp 
sử dụng phương pháp phỏng vấn, kết quả để tài 
lựa chọn 06 test mà Bộ GD&ĐT ban hành để 
kiểm tra trình độ thể lực cho sinh viên theo 
Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008; 
1. Lực bóp tay thuận (kg); 
Tóm tắt: Thể lực chung có vai trò qua trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn học 
Giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. Trên cơ sở 
thực trạng công tác GDTC và thực trạng phát triển thể chất của sinh viên, bài viết sử dụng các 
phương pháp khoa học để lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chung có hiệu quả 
cho nữ sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, góp phần nâng cao kết quả học môn 
học GDTC trong nhà trường. 
Từ khóa: Phát triển thể lực chung, bài tập, GDTC, sinh viên nữ. 
Abstract: General fitness plays an important role in improving the learning efficiency of 
the Physical Education subject for students of Da Nang College of Commerce. Based on the 
reality of physical education work and current situation of students' physical development, 
scientific methods has been used to select and apply effective general fitness development 
exercises for first-year female students of Da nang College of Commerce, to improve the 
Physical Education course results. 
Keywords: general fitness development, exercises, physical education, female student. 
84 
2. Nằm ngửa gập bụng (lần); 
3. Bật xa tại chỗ (cm); 
4. Chạy 30m XPC (s); 
5. Chạy con thoi 4x10m (s); 
6. Chạy 5 phút tùy sức (m). 
2. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực 
chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường 
Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng 
Căn cứ phân tích các điều kiện tổ chức 
giảng dạy môn GDTC tại trường, đặc điểm sinh 
viên, kết hợp tuân thủ các nguyên tắc và yêu 
cầu xác định bài tập thể lực, thông qua các tài 
liệu hướng dẫn có liên quan, kết hợp sử dụng 
phương pháp phỏng vấn, kết quả đã lựa chọn 
được 09 bài tập có hiệu quả để ứng dụng vào 
chương trình môn học GDTC nâng hiệu quả 
phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm 
thứ nhất, như sau: 
- Bài tập 1: Chạy 30 XPC; 
- Bài tập 2: Chạy 60 XPC; 
- Bài tập 3: Nằm sấp chống đẩy; 
- Bài tập 4: Nằm ngửa co cơ bụng; 
- Bài tập 5: Nhảy dây; 
- Bài tập 6: Bật cao tại chỗ; 
- Bài tập 7: Trò chơi vận động mang tính 
tập thể cao; 
- Bài tập 8: Chạy cự ly trung bình; 
- Bài tập 9: Di chuyển theo tín hiệu của giáo 
viên. 
Các yêu cầu về nội dung của bài tập cũng 
được xác định cụ thể, phù hợp với kế hoạch 
giảng môn học. 
3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập 
phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên 
năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại 
Đà Nẵng 
Để đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa 
chọn bài viết đã tiến hành thực nghiệm trên 120 
sinh viên nữ sinh viên năm thứ nhất (sinh viên 
các lớp Quản trị kinh doanh 12QK6.9 và 
12QK6.10) trong năm học 2018 - 2019, đối với 
chương trình giáo dục thể chất mỗi học kỳ 60 
tiết, mỗi tuần 4 tiết. Việc kiểm tra được tiến 
hành trong 3 lần: 
- Lần 1: Trước khi tiến hành thực nghệm 
(đầu kỳ 1); 
- Lần 2: Kết thúc học kỳ 1; 
- Lần 3: Kết thúc học kỳ 2. 
Nội dung kiểm tra là 06 test theo Quyết 
định số 53/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008. 
3.1. Thể lực của nữ sinh viên thời điểm 
trước khi thực nghiệm 
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm thể hiện 
ở Bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả kiểm tra thể lực chung của nữ sinh viên học kỳ 1 trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng 
trước khi áp dụng bài tập so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GDĐT lứa tuổi 19 (n=120) 
Nội dung kiểm tra thể lực 
Kết quả kiểm tra Tiêu chuẩn 
mức đạt 
Số đạt 
trở lên Tỷ lệ % 
Lực bóp tay thuận (kg) 25,97 1,53 ≥ 26,7 70 58,3 
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 16,28 1,62 ≥ 16 75 62,5 
Bật xa tại chỗ (cm) 153,48 11,40 ≥ 153 65 54,2 
Chạy 30m XPC (s) 6,91 0,48 ≤ 6,70 70 58,3 
Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12,58 0,89 ≤ 13,00 63 52,5 
Chạy tùy sức 5 phút (m) 886,60 57,43 ≥ 870 50 41,6 
X x
 85
Qua Bảng 1 cho thấy, thể lực của nữ sinh 
viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương 
mại Đà Nẵng trước khi áp dụng bài tập đa số 
tương đương với mức Đạt của tiêu chuẩn đánh 
giá thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng 
lứa tuổi, tỷ lệ sinh viên xếp loại Đạt và Tốt 
trong mỗi test còn chưa cao dao động từ 42% 
đến 62,5%. 
3.2. Sự phát triển thể lực của nữ sinh viên 
sau thực nghiệm 
Kết thúc học kỳ 1 và học kỳ 2, bài viết tiến 
hành kiểm tra thể lực lần 2 và lần 3 cho nữ sinh 
viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương 
mại Đà Nẵng, kết quả thể hiện ở Bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả kiểm tra thể lực chung của nữ sinh viên học kỳ 1 trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng 
trước khi áp dụng bài tập so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GDĐT (n=120) 
TT 
Nội dung 
kiểm tra 
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Tiêu 
chuẩn 
Mức 
đạt 
Số 
đạt 
trở 
lên 
Tỷ lệ 
% 
X x X x X x 
1 Lực bóp tay thuận (kg) 25,97 1,53 27,30 2,60 28,20 2,55 ≥ 26,7 89 74,2 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 16,28 1,62 19,10 2,95 20,60 1,01 ≥ 16 111 92,5 
3 Bật xa tại chỗ (cm) 153,48 11,40 163,00 11,69 172,00 11,47 ≥ 153 106 88,3 
4 Chạy 30m XPC (s) 6,91 0,48 6,31 0,72 6,02 0,44 ≤ 6,70 98 81,6 
5 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12,58 0,89 12,09 0,38 11,87 0,78 ≤ 13,00 93 77,5 
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 886,60 57,43 930,00 90,50 987,00 79,07 ≥ 870 88 73,3 
Qua Bảng 2 cho thấy, thể lực chung của nữ 
sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng 
Thương mại Đà Nẵng sau một năm áp dụng các 
bài tập đa số cao hơn so với mức Đạt và nhiều 
chỉ tiêu gần bằng với mức Tốt của tiêu chuẩn 
đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
cùng lứa tuổi. Đến cuối năm học, tỷ lệ sinh viên 
xếp loại Đạt và Tốt trong tất cả các test tăng 
hơn hẳn, từ 73,3 % đến 92,5% trở lên, đặc biệt 
có test Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) có 92,5% 
nữ sinh viên được đánh giá loại Đạt và Tốt. 
Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các 
bài tập được lựa chọn vào nội dung môn học đã 
tỏ rõ tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực 
chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường 
Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. 
Để có cái nhìn rõ hơn về kết quả thực 
nghiệm, bài viết tiến hành so sánh tự đối chiếu 
và đánh giá nhịp tăng trưởng thành tích các chỉ 
tiêu trong quá trình thực nghiệm, kết quả được 
trình bày ở Bảng 3 và biểu đồ. 
86 
Bảng 3. So sánh kết quả kiểm tra và nhịp tăng trưởng thành tích thể lực chung của nữ sinh viên 
trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng sau thời gian thực nghiệm (n=120) 
TT 
Nội dung 
kiểm tra 
Lần 1 Lần 2 Lần 3 
t1-2 t1-3 |W1-2| |W1-3| 
X x X x X x 
1 Lực bóp tay thuận (kg) 25,97 1,53 27,30 2,60 28,20 2,55 2,523 3,378 4,99 8,23 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 16,28 1,62 19,10 2,95 20,60 1,01 1,925 4,219 15,94 23,43 
3 Bật xa tại chỗ (cm) 153,48 11,40 163,00 11,69 172,00 11,47 2,376 3,996 6,02 11,38 
4 Chạy 30m XPC (s) 6,91 0,48 6,31 0,72 6,02 0,44 2,119 2,938 9,08 13,77 
5 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12,58 0,89 12,09 0,38 11,87 0,78 2,580 3,617 3,97 5,81 
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 886,60 57,43 930,00 90,50 987,00 79,07 2,085 3,739 4,78 10,72 
Ghi chú: t1-2: So sánh kết quả giữa lần 2 và lần 1; t1-3: So sánh kết quả giữa lần 3 và lần 1; |W1-2| 
nhịp độ tăng trưởng giữa lần 2 và lần 1, |W1-3| nhịp độ nhịp độ tăng trưởng giữa lần 3 và lần 1. 
Biểu đồ 1. Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất 
sau 1 năm thực nghiệm 
Qua Bảng 3 và Biểu đồ 1 cho thấy: 
Kết quả sau học kỳ 1 và kết thúc năm học 
thứ nhất, trình độ thể lực chung của đối thực 
nghiệm đã có sự nâng cao rõ rệt. Ở tất cả các 
test kiểm tra đánh giá đều có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê, ttính > tbảng, ở P < 0,001 – 0,05. 
Cá biệt có một số test sự khác biệt là lớn. 
Thực tế cũng cho thấy, qua các học kỳ thực 
nghiệm, thành tích vận động ở tất cả các test 
đều có sự tăng trưởng, đạt ở mức 8,23% đến 
23,43%. Trong đó, đặc biệt nhịp tăng trưởng tốt 
0
5
10
15
20
25
Lực bóp 
tay thuận 
(kg) 
Nằm ngửa 
gập bụng 
(lần/30s) 
Bật xa tại 
chỗ (cm) 
Chạy 30m 
XPC (s) 
Chạy con 
thoi 4 x 
10m (s) 
Chạy tùy 
sức 5 phút 
(m) 
4,99 
15,94 
6,02 
9,08 
3,97 4,78 
8,23 
23,43 
11,38 
13,77 
5,81 
10,72 
W 1-2
W 1-3
 87
nhất ở test Nằm ngửa gập bụng và test Chạy 
30m XPC. Hình thức tăng trưởng như vậy đảm 
bảo phù hợp với các yêu cầu và quy luật phát 
triển tố chất thể lực ở tất cả các chỉ tiêu, phù 
hợp với đặc điểm phát triển của đối tượng thực 
nghiệm, kết quả trên hoàn toàn phù hợp với 
mục đích ban đầu mà bài viết đặt ra. Thể hiện 
hiệu quả của việc ứng dụng bài tập mới được 
lựa chọn trong phát triển thể lực chung cho nữ 
sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng 
Thương Mại Đà Nẵng. 
KẾT LUẬN 
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả bài tập phát 
triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ 
nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. 
Thông qua, bài viết xác định sử dụng 06 test mà 
Bộ GD&ĐT ban hành để kiểm tra trình độ thể 
lực cho sinh viên theo Quyết định số 53/QĐ-
BGDĐT ngày 18/9/2008 bao gồm: Lực bóp tay 
thuận; Nằm ngửa gập bụng; Bật xa tại chỗ; 
Chạy 30m XPC; Chạy con thoi 4x10m; Chạy 
5 phút tùy sức. 
- Căn cứ các điều kiện học tập và giảng dạy, 
tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu xác định bài 
tập, đã lựa chọn được 09 bài tập có hiệu quả để 
ứng dụng vào chương trình môn học GDTC 
nâng hiệu quả phát triển thể lực chung cho nữ 
sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng 
Thương mại Đà Nẵng 
- Qua quá trình thực nghiệm với thời gian 
02 học kỳ, các bài tập được ứng dụng đã có tác 
động tích cực đến đối tượng thực nghiệm, nhịp 
độ tăng trưởng thành tích tốt, sự cải thiện thành 
tích trước và sau thực nghiệm ở tất cả các test 
kiểm tra đánh giá đều có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê, ttính > tbảng ở P < 0,001 - 0,05. 
Như vậy, việc ứng dụng bài tập phát triển thể 
lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường 
Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng là phù hợp và 
có hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Quyết định số 53/QĐ của Bộ GD&ĐT về ban hành tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho học 
sinh, sinh viên, 2008. 
[2]. Lê Văn Lẫm - Phạm Xuân Thành (2007), Giáo trình Đo lường TDTT, Nxb. TDTT, Hà Nội. 
[3]. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (1996), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb 
TDTT, Hà Nội. 
[4]. Đồng Văn Triệu (2003), TDTT trường học, Nxb. TDTT Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb. TDTT, Hà Nội. 
Bài nộp ngày 03/6/2020, phản biện ngày 02/3/2021, duyệt in ngày 25/5/2021 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_bai_tap_phat_trien_the_luc_chung_cho_nu_sinh_vien_n.pdf