Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào?
Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công
ty bạn.
Điều này dễ hay khó và ở mức độ nào? Sau đó hãy mua hàng thông qua các kênh
phân phối điển hình. Bạn có được kinh nghiệm gì khi mua hàng thông qua số điện
thoại miễn phí hay website của công ty? Bạn hãy thử thắc mắc hay phàn nàn điều
gì đó với đại lý bán hàng hay phòng dịch vụ khách hàng của công ty và lưu ý xem
vấn đề này được xử lý như thế nào.
Mục đích của phương pháp tư duy sáng tạo này là tìm hiểu công ty bạn từ quan
điểm của khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn tìm ra vị trí tốtnhất để nhìn nhận vấn đề và tiến hành các bước cải thiện.
Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn
hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn
đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận, đánh giá vấn đề theo nhiều cách
khác nhau và phân tích những thông tin hỗ trợ cho các giả định của bạn. Trong
suốt quy trình này, bạn hãy đặt những câu hỏi mở nhằm khuyến khích việc tìm
hiểu vấn đề một cách chi tiết và cặn kẽ hơn. Những câu hỏi đóng dựa trên các giả
định đã được xác lập trước sẽ không có lợi cho nhóm bạn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào?
Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào? Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận... Ở bước đầu tiên của quy trình ra quyết định hay giải quyết vấn đề, việc nhìn nhận đúng vấn đề được xem như một vị trí thuận lợi để áp dụng tư duy sáng tạo. Việc này không hề đòi hỏi chi phí và chỉ cần rất ít thời gian, song lại có khả năng hướng quy trình quyết định sang những lối đi mới mẻ và hữu ích hơn. Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào? Tách rời quan điểm thông thường Một phương pháp sử dụng tư duy sáng tạo là xem xét quyết định hay vấn đề từ quan điểm của người đứng ngoài cuộc, nghĩa là bạn phải tách rời quan điểm thông thường của mình để nhìn nhận sự việc. Ví dụ, bạn có thể đánh giá công ty hoặc sản phẩm hay chất lượng phục vụ của công ty dưới con mắt khách hàng. Tất nhiên, bạn cũng có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường nhưng việc đó khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Một phương án nhanh chóng lại tiết kiệm hơn là đặt mình vào vị trí của khách hàng và thử giao dịch kinh doanh với chính công ty của bạn. Bạn cũng nên nhờ một người đáng tin cậy hay một thành viên trong gia đình thử làm điều đó. Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn. Điều này dễ hay khó và ở mức độ nào? Sau đó hãy mua hàng thông qua các kênh phân phối điển hình. Bạn có được kinh nghiệm gì khi mua hàng thông qua số điện thoại miễn phí hay website của công ty? Bạn hãy thử thắc mắc hay phàn nàn điều gì đó với đại lý bán hàng hay phòng dịch vụ khách hàng của công ty và lưu ý xem vấn đề này được xử lý như thế nào. Mục đích của phương pháp tư duy sáng tạo này là tìm hiểu công ty bạn từ quan điểm của khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn tìm ra vị trí tốt nhất để nhìn nhận vấn đề và tiến hành các bước cải thiện. Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận, đánh giá vấn đề theo nhiều cách khác nhau và phân tích những thông tin hỗ trợ cho các giả định của bạn. Trong suốt quy trình này, bạn hãy đặt những câu hỏi mở nhằm khuyến khích việc tìm hiểu vấn đề một cách chi tiết và cặn kẽ hơn. Những câu hỏi đóng dựa trên các giả định đã được xác lập trước sẽ không có lợi cho nhóm bạn. Sau đây là ví dụ về các câu hỏi mở có tác dụng tạo nền tảng cho việc thảo luận và chia sẻ ý kiến: "Anh có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn?". "Đây là vấn đề độc lập hay có liên quan tới các phòng ban khác?". "Chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của vấn đề như thế nào?". Trái lại, những câu hỏi đóng thường chỉ cho ra câu trả lời "có" hoặc "không". Ví dụ: "Như vậy là anh đã trao đổi với phòng tài chính và phòng thiết kế về việc này phải không?". "Anh thật sự tin rằng chúng ta cần phải ra quyết định nhanh chóng ư?" Việc thảo luận và chia sẻ ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho bước tiếp theo của quy trình ra quyết định, đó là đề xuất các phương án. Tóm tắt về vận dụng tư duy sáng tạo trong công việc + Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình huống hay cơ hội. + Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý. + Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá nhân của họ. + Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách nhìn nhận khác. + Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.
File đính kèm:
- tu_duy_sang_tao_duoc_van_dung_nhu_the_nao.pdf