Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho

các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế khách quan và tất yếu của quá trình phát

triển. Điều này ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH-14.

Với chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học, Điều 12 của Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH-14 đã nêu rõ:

Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa

chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt

động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên

cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.

Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học tại khoản 2 Điều 66 của Luật số 34

cũng nêu rõ: Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi

thường xuyên, Hội đồng Trường, Hội đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài

chính như sau: (a) Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước

cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển

giao công nghệ; (b) Quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự

nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt

động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở

giáo dục đại học.

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 1

Trang 1

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 2

Trang 2

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 3

Trang 3

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 4

Trang 4

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 5

Trang 5

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 6

Trang 6

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 7

Trang 7

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 7360
Bạn đang xem tài liệu "Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học

Tự chủ tài chính trong tự chủ Đại học theo luật giáo dục Đại học
 553 
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC 
THEO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
Trần Diệp Tuấn 
Trương Thị Thùy Trang, 
Thái Khắc Minh, 
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
1. Tự chủ tài chính trong Trường đại học theo Luật Giáo dục 
Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho 
các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế khách quan và tất yếu của quá trình phát 
triển. Điều này ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH-14. 
Với chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học, Điều 12 của Luật 
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH-14 đã nêu rõ: 
Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa 
chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt 
động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên 
cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. 
Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học tại khoản 2 Điều 66 của Luật số 34 
cũng nêu rõ: Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi 
thường xuyên, Hội đồng Trường, Hội đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài 
chính như sau: (a) Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước 
cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển 
giao công nghệ; (b) Quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự 
nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt 
động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở 
giáo dục đại học. 
Điều này cho thấy Luât giáo dục đại học đã từng bước sửa đổi, điều chỉnh theo 
thực tế, đã trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và đã tạo mọi điều kiện 
tốt cho các Trường công lập phát triển theo cơ chế tự chủ với mục tiêu là: 
+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong việc tổ chức sắp xếp 
lại bộ máy theo vị trí việc làm, chủ động sử dụng nguồn lực lao động và nguồn lưc tài 
chính một cách có hiệu quả nhất nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; phát 
huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho xã hội; tạo 
và tăng nguồn tài trợ, từng bước cải thiện thu nhập cho viên chức, người lao động; 
phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo và khẳng định vị thế (xây dựng thương hiệu 
riêng) cho đơn vị mình. 
+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ đào tạo cho 
xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội cùng cơ sở đào tạo có đủ nguồn để 
phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần ngân sách nhà nước. 
+ Thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng Nhà nước vẫn phải 
tiếp tục đầu tư để hoạt động sự nghiệp đào tạo ngày càng phát triển; bảo đảm cho các 
 554 
đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc 
biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn. 
Với chính sách và cơ chế của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới, trao quyền 
tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập thì cơ chế trao quyền cho các 
đơn vị sự nghiệp đào tạo của khối ngành sức khỏe càng phải được chú trọng và lưu ý 
đặt biệt, vì đây là ngành đào tạo đặc biệt: ngành đào tạo ra những nhà giáo, những thầy 
thuốc cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, mà con người (nhân dân) 
là nguồn nhân lực quyết định trong tất cả các nguồn lực của xã hội. Việc này được thể 
hiện rất rõ trong Nghị Quyết Trung ương số 24-NQ/TW với quan điểm chỉ đạo “Nghề 
y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần 
được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt" và mục tiêu tổng quát của Nghị 
quyết là “xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực 
chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế”. 
Do vậy, cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập khối ngành sức 
khỏe có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính năng động sáng tạo trong công 
tác quản trị đại học, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí và tài trợ nhằm thực 
hiện các mục tiêu phát triển của đơn vị trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế bao cấp 
sang cơ chế tự chủ tài chính. 
Tự chủ tại chính theo Luật số 34/2018/QH-14 sẽ giúp các trường sử dụng hiệu 
quả các nguồn lực về tài chính và nhân sự cũng như các nguồn lực khác; Tự chủ sẽ tạo 
điều kiện cho việc phát huy các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo. 
Từ đó giúp cho đối tượng thụ thưởng là sinh viên được học tập trong các chương trình 
giảng dạy chất lượng cao, có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy/học và thực 
hành, và với đội ngũ giảng viên giỏi có trình độ chuyên môn cao. 
2. Thực trạng của vấn đề tự chủ tài chính theo các Nghị định và Luật 
Thời gian qua, cơ chế hoạt động tài chính của các  ...  nhân 
 556 
lực y tế theo nhu cầu xã hội từ năm 2010, đến nay đã góp phần không nhỏ trong việc 
học tập, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức y khoa liên tục, cũng như các lớp chuyển 
giao kỹ thuật y khoa tiên tiến cho khu vực phía nam trong gần 10 năm qua. 
+ Từng bước cải thiện và quyết định mức chi thu nhập tăng thêm cho giảng 
viên, viên chức và người lao động mặc dù còn rất thấp so với các cơ sở giáo dục đại 
học tư thục. Cụ thể Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2015 chi thu nhập tăng 
thêm bình quân 2,5 triệu/người/tháng, đến năm 2019 tăng lên 6,7 triệu/người/tháng. 
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2015 chi thu nhập tăng thêm 
bình quân 5,4 triệu/người/tháng, đến năm 2019 tăng lên 10,7 triệu/người/tháng. 
+ Bảo đảm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp được thực hiện 
thống nhất dân chủ, công khai và minh bạch. 
2.2. Bất cập trong tự chủ tài chính hiện nay mặc dù đã được Luật và các 
Nghị định ban hành cho phép 
a) Đối với các đơn vị chưa được tự chủ hoàn toàn 
Nguồn ngân sách nhà nước cấp còn thấp so với nhu cầu cần phải đào tạo, đặt 
biệt là các cơ sở đào tạo công lập thuộc khối ngành sức khỏe hay các hoạt động cung 
cấp dịch vụ; cơ cấu chi cho từng ngành còn bất cập so với các mức mà Nghị định ban 
hành. 
Phân bổ ngân sách còn mang tính bình quân, chưa chú trọng nhiều vào sự 
nghiệp y tế hay cụ thể hơn là các cơ sở giáo dục công lập thuộc khối ngành sức khỏe, 
chưa gắn với kết quả đầu ra và chưa gắn chặt với nhiệm vụ chuyên môn được giao, 
một số chi phí chưa được kết cấu tính trong giá dịch vụ, và cũng chưa được cấp bù 
trong ngân sách. 
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như 
cung ứng dịch vụ công do thiếu kinh phí đầu tư trang bị thiết bị, đầu tư nâng cao 
nghiệp vụ chuyên môn, cập nhập trao dồi kiến thức tiên tiến  và đặc biệt là thiếu 
nguồn chi hỗ trợ thu nhập tăng thêm; chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý, chính sách 
thu hút đối với nhân tài, dẫn đến tình trạng chuyển dịch và chảy máu chất xám khỏi 
các cơ sở công lập. 
b) Đối với các đơn vị được tự chủ hoàn toàn 
Hiện tại theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 
34/2018/QH-14, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ thì Hội đồng Trường, Hội 
đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài chính gắn liền với trách nhiệm giải 
trình. 
Trách nhiệm giải trình bao gồm trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối 
với người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên 
quan về việc tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của 
cơ sở giáo dục đại học. Nhưng trong thực tế khi triển khai vẫn còn một số bất cập: 
+ Các cơ sở đủ điều kiện thực hiện tự chủ theo Luật, khi Hội đồng Trường triển 
khai thực hiện tại cơ sở thì chưa được sự ủng hộ và đồng thuận từ các cơ quan quản lý. 
+ Xã hội hiện tại vẫn chưa quen và chưa chấp nhận việc xã hội hóa các nguồn 
tài trợ của các cơ sở giáo dục công lập khi tự chủ và tự quyết định các khoản thu học 
phí. Bản thân cơ sở giáo dục, một bộ phận không nhỏ viên chức còn quen với phong 
 557 
cách của thời bao cấp khi được hưởng chính sách từ ngân sách nhà nước cấp cho đào 
tạo. 
+ Mặc dù được tự chủ nhưng các cơ sở giáo dục, cụ thể là Đại học Y Dược TP. 
Hồ Chí Minh vẫn ý thức trách nhiệm của một cơ sở công lập trọng điểm trong việc 
thực hiện nhiệm vụ chính trị, nên chưa dám tính đủ và đúng hết các khoản chi phí cho 
các chương trình chất lượng cao với đội ngũ giảng viên giỏi, trình độ tốt do bởi mức 
thu nhập và mức sống bình quân của dân còn thấp. Điều này đã làm ảnh hưởng không 
nhỏ đến chất lượng đào tạo, bao gồm việc đổi mới, cải tiến chương trình; ảnh hưởng 
đến các khoản chi phí trả lương, thu nhập  đối diện với nguy cơ không giữ được 
nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó các cơ sở đào tạo tư nhân thì không bị 
khống chế mức trần về học phí và không được các cơ quan quản lý giám sát về chất 
lượng đào tạo, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Điều này, về tổng thể có thể 
gây suy yếu cho hệ thống giáo dục công lập. 
+ Cũng theo Luật, các cơ sở được quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình, các 
cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở 
giáo dục đại học, nhưng thực tế thì các cơ sở đào tạo chưa được tôn trọng như Khoản 1 
Điều 32 của Luật sửa đổi số 34/2018/QH14, và Khoản 5 điều 32, cụ thể, chưa có chính 
sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách 
nhiệm giải trình. 
+ Cũng theo Luật sửa đổi số 34/2018/QH14 tại Khoản 2 điều 12, chính sách 
nhà nước về phát triển giáo dục là tạo điều kiện phát triển giáo dục đại học để đào tạo 
nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ ngân 
sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu 
quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, 
học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác; ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở 
giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên 
chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực 
để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước 
có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng 
viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành 
trong cơ sở giáo dục đại học 
Nhưng đến nay khi các cơ sở công lập triển khai thực hiện tự chủ theo Luật thì 
các chính sách nêu trên chưa được triển khai đồng bộ với với Luật và Nghị định đã 
được ban hành. Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật 
của Nhà nước về lĩnh vực sự nghiệp công còn chậm, chưa đầy đủ và phù hợp với tình 
hình. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt và đồng bộ 
trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới. Chưa chủ động chuyển theo cơ chế tự chủ. 
Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật chưa thường 
xuyên; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước trong thụ hưởng dịch vụ sự nghiệp công 
còn phổ biến. 
Cụ thể hơn, tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2020 bắt đầu triển 
khai tự chủ tài chính theo Luật giáo dục đại học sửa đổi số 34/2018/QH-14 thì đã 
đương đầu với các khó khăn sau đây: 
- Trường xây dựng mức thu học phí áp dụng cho đối tượng mới, thực hiện công 
khai, minh bạch theo quy định của Luật thì bị phản ứng mạnh từ xã hội và chưa được 
sự ủng hộ hoàn toàn từ các cơ quan quản lý cấp trên. 
 558 
- Thực hiện theo Luật, Trường đã giải trình và cung cấp đầy đủ minh chứng cho 
viêc xác định tự chủ tài chính trong thu học phí. Dù vậy, với trách nhiệm của một 
trường công lập trọng điểm quốc gia Trường vẫn chưa thu đủ và hết các khoản chi phí 
đào tạo khi không còn được hưởng kinh phí từ ngân sách cấp cho hoạt động thường 
xuyên. 
- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã cam kết chất lượng đào tạo là chất 
lượng tốt nhất của khối ngành sức khỏe do đầu tư của nhà trường cho cơ sở vật chất, 
xây dựng chương trình đào tạo mới dựa trên chuẩn năng lực và đội ngũ giảng viên 
hàng đầu nhưng mức thu học phí chưa thật sự tính đúng tính đủ. Trong khi đó, sinh 
viên trúng tuyển năm 2020-2021 sẽ có những trải nghiệm khác biệt so với các năm 
trước, ví dụ như: 
a) Đầu tư về trang thiết bị phục vụ giảng dạy tại Trường: 
Quản lý đào tạo bằng phần mềm công nghệ thông tin, mỗi sinh viên dều được 
cấp tài khoản email miễn phí, tài khoản này sinh viên dùng trong mọi hoạt động trong 
quá trình học tập bao gồm đăng ký học tập, xem điểm toàn cơ sở được trang bị hệ 
thống wifi cho sinh viên truy cập miễn phí. Sinh viên được sử dụng phần mềm Office 
365 có bản quyền cho mọi sinh viên sử dụng. Hệ thống phòng học thông minh, phòng 
lab slide ảo, hệ thống phòng lab máy vi tính phục vụ cho học tập và thi cử 
Tài nguyên thư viện phong phú, nhà trường mua nhiều sách tiếng Anh mới, 
mua các tài nguyên học tập online, có các cơ sở dữ liệu có bản quyền như HINARI, 
SpringerLink, ProQuest, Elsevier, Uptodate và kết nối với thư viện của WHO, 
VISTA... Ngoài ra, còn có tài nguyên học tập cho E-learning phong phú được giảng 
viên xây dựng rất công phu. 
Xây dựng phòng học thông minh phù hợp cho dạy và học theo nhóm nhỏ, lấy 
sinh viên làm trung tâm; Các phòng thí nghiệm đều được trang bị các máy móc thiết bị 
phù hợp, cụ thể như mỗi sinh viên Răng Hàm Mặt đều được thực hành riêng trên các 
mô hình và trên một ghế nha khoa, sinh viên Dược thực tập 1-2 sv/bộ dụng cụ 
Trung tâm huấn luyện nâng cao mô phỏng lâm sàng (ATCS) được trang bị các 
mô hình hiện đại, hệ thống camera quan sát các phòng OSCE, Trung tâm đã đạt chuẩn 
kiểm định sơ bộ của Hiệp hội mô phỏng Y khoa quốc tế (SSH: Society for Simulation 
in Healthcare) và đang trong lộ trình đăng ký điểm định đầy đủ trong năm 2022 
Nhà trường cũng đang xây sân chơi đa năng và có kế hoạch cải tạo ký túc xá 
nhằm cải thiện môi trường sinh hoạt và rèn luyên thể chất cho người học. 
b) Chương trình đào tạo dựa theo chuẩn năng lực: 
Chương trình đào tạo bác sĩ Y khoa, bác sĩ RHM và Điều Dưỡng được xây 
dựng mới và dựa trên chuẩn năng lực; Chương trình Y Khoa, Răng Hàm Mặt được xây 
dựng trong dự án hợp tác với Đại học Y Havard và Đại học Y Nha Havard; Chương 
trình của trường hoàn toàn có thể gọi là chương trình tiên tiến. Tuy nhiên, thầy cô 
không muốn có hai chương trình song song (tiên tiến và đại trà) trong môi trường đào 
tạo khối ngành sức khỏe nên đã không đăng ký chương trình chất lượng cao với mức 
học phí cao hơn hẳn. 
Sinh viên học nhóm nhỏ, nên trước đây thầy cô giảng dạy 1-2 lần/năm, nay thầy 
cô phải dạy 4-8 lần/năm, thậm chí gần 20 lần/năm, thật sự xem sinh viên là trung tâm, 
đem đến trải nghiệm gần gủi thầy – trò cho sinh viên, và phát triển được các kỹ năng 
 559 
mềm cho sinh viên; Phương pháp lượng giá dựa trên chuẩn năng lực nên tốn công hơn 
rất nhiều lần so với trước đây nhằm đảm bảo năng lực cần đạt của sinh viên; 
Chương trình cũng có học phần tự chọn đi học nước ngoài được xây dựng công phu và 
bắt đầu triển khai từ năm học mới này. 
Hoạt động đảm bảo chất lượng theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế được 
nhà trường đầu tư rất nhiều trong thời gian qua, sẽ giúp cải tiến chất lượng giáo dục 
liên tục; Nhà trường đang hướng đến kiểm định các chương trình theo tiêu chuẩn khu 
vực (AUN-QA) và quốc tế khác như tiêu chuẩn của Liên đoàn giáo dục y khoa thế giới 
(WFME). 
c) Đội ngũ giảng viên hàng đầu của Việt Nam 
Giảng viên của trường thường xuyên tham gia các lớp đào tạo phát triển giảng 
viên, nâng cao năng lực về giáo dục và chuyên môn tại các hội nghị/hội thảo quốc tế 
và khu vực; Là đội ngũ thầy cô tốt nhất khu vực phía nam; Đặt ra nhu cầu thu hút và 
giữ chân nguồn nhân lực để phòng ngừa chảy máu chất xám. 
d) So sánh với các trường tư trong nước và khu vực 
So với hệ thống giáo dục công và tư trong nước, học phí là không cao. So với 
học phí của trường trong khu vực và quốc tế thì lại càng không cao. 
e) Chính sách cho sinh viên tại Trường 
Với ý thức trách nhiệm của một trường công lập trọng điểm quốc gia, Trường 
trích 20% trên tổng thu học phí, gồm 15% để chi học bổng có giá trị tương đương với 
25-100% học phí và 5% cho đầu tư nghiên cứu khoa học; Tổng cộng có 800 suất học 
bổng/2100 chỉ tiêu năm học 2020-2021 dành cho các em thuộc diện chính sách, học 
giỏi và có hoàn cảnh khó khăn. 
Ngoài ra, Trường còn tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân khác 
cho Học Bổng Khuyến Học và Học Bổng Vượt Khó; Hỗ trợ cho sinh viên vay tiền 
ngân hàng để đóng học phí. Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức nhiều hoạt động đoàn 
hội phong phú nhằm trợ giúp cho sinh viên. 
3. Các kiến nghị. 
Đề phát huy hết các điều khoản của Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung số 
34/2018/QH14 khi triển khai thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm tại các cơ sở giáo 
dục công lập, chúng tôi đề xuất như sau: 
+ Thứ nhất, đổi mới phương thức phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở 
giáo dục công lập trọng điểm qua hình thức đầu tư công (nguồn không thường xuyên 
hàng năm). Nhà nước tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất 
lượng cao đối với các trường đại học công lập ở một số lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực 
và quốc tế để thực hiện chính sách quốc gia thông qua cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, 
đấu thầu công khai, cạnh tranh lành mạnh. 
+ Thứ hai, thống nhất trong quản lý nhà nước về trao quyền tự chủ cho cơ sở 
giao dục, phát huy vai trò của Hội đồng Trường trong các cơ sở giáo dục công lập khi 
triển khai tự chủ theo Luật và gắn trách nhiệm giải trình. 
+ Thứ ba, có các biện pháp phối hợp với các cơ quan quản lý liên Bộ về việc 
triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung số 34/2018/QH14, để các 
 560 
cơ sở giáo dục triển khai thực hiện quyền tự chủ không bị vướng mắc trong khi Luật 
cho phép. 
+ Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu 
cầu, nội dung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn 
vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận ở các ngành, các cấp, 
các đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính 
sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của 
các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ giáo dục công. 
+ Thứ năm, tạo điều kiện và ủng hộ sự cạnh tranh công bằng cho các trường 
trong khối ngành sức khỏe, cho hệ thống giáo dục công và tư. Sự đánh giá và lựa chọn 
trường học sẽ do xã hội quyết định, phụ huynh học sinh có quyền lựa chọn trường đại 
học với mức thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo thật sự của các trường đại 
học, không thực hiện chủ nghĩa bình quân trong chính sách học phí. 
+ Thứ sáu, tạo mọi điều kiện cho các cơ sở giáo dục công lập, đặc biệt là đào 
tạo khối ngành sức khỏe có đủ nguồn kinh phí, cụ thể là có chính sách đầu tư cho 
nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật cao, và cho các chuyên ngành sâu đặc thù 
theo định hướng chiến lược phát triển quốc gia; ủng hộ việc xây dựng học phí tính 
đúng và đủ của các cơ sở giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và 
đào tạo, bao gồm việc phát triển và cải tiến chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị 
dạy học, tăng thu hút và giữ chân đội ngũ giảng viên giỏi trong hệ thống giáo dục công 
lập. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 
2. Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ; 
3. Nghị Quyết số 19-NQ/TW; số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành 
Trung ương khóa XII. 
4. Luật Giáo dục đại học sửa đổi số 34/2018/QH-14 
5. Thực hiện tự chủ tài chính tại các đơ vị sự nghiệp công lập ngành y tế -Vụ KHTC. 
6. Bài vết của ThS. Đỗ Minh Thông - Học viện Tài chính “Thực trạng tự chủ tài chính 
đại học công lập và một số đề xuất, kiến nghị” 

File đính kèm:

  • pdftu_chu_tai_chinh_trong_tu_chu_dai_hoc_theo_luat_giao_duc_dai.pdf