Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục

Chính sách tự chủ đại học Việt Nam bắt đầu với một nghị quyết chính phủ do

Thủ tưởng Phan Văn Khải ký năm 20051. Nghị quyết có nêu: “kết hợp hợp lý và hiệu

quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và việc đảm bảo

quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục

đại học”. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “cởi trói” cho

các trường đại học về tuyển sinh,tổ chức nhân sự, cấp phát văn bằng, mở ngành nghề,

chương trình đào tạo, liên thông, học phí, tự chủ tài chính, hợp tác quốc tế. Luật Giáo

dục Đại học 2012 quy đinh về quyền tự chủ cho các trường đại học tại điều 32 của luật

do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký năm 20122. Song, khái niệm này, chưa

có một nội hàm cụ thể thế nào là tự chủ, tự chủ thì sẽ được làm gì, và không được

làm gì. Năm 2013 có nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW đổi mới căn bản và toàn diện

giáo dục và đào tạo do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 4 tháng

11 năm 20133. Trong tinh thần đó, năm 2014, lại có nghị quyết Chính phủ về thí điẻm

đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 –

2017, số 77/NQ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và ban hành ngày 24 tháng 10

năm 20144. Do đó, việc triển khai tự chủ đại học đã được thực hiện thí điểm giai đoạn

2014 – 2017 ở 4 trường đại học trực thuộc Bộ như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội và về sau mở rộng

thêm ở các trường như : Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Viện Đại học Mở Hà

Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Tài chính – Marketting có thể xem là những

bước đi đầu tiên trong việc thực hiện tự chủ đại học.

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 1

Trang 1

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 2

Trang 2

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 3

Trang 3

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 4

Trang 4

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 5

Trang 5

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 6

Trang 6

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 7

Trang 7

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 8

Trang 8

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 9

Trang 9

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 03/01/2022 8260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục

Tự chủ giáo dục Đại học - từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống Đại học và lý thuyết giáo dục
 301 
TỰ CHỦ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TẾ: 
TIẾP CẬN PHÂN TÍCH DỰA TRÊN QUAN NIỆM HỆ THỐNG ĐẠI HỌC 
VÀ LÝ THUYẾT GIÁO DỤC 
Phạm Huy Dũng 
Trường Đại học Thăng Long 
1. Đặt vấn đề 
Chính sách tự chủ đại học Việt Nam bắt đầu với một nghị quyết chính phủ do 
Thủ tưởng Phan Văn Khải ký năm 20051. Nghị quyết có nêu: “kết hợp hợp lý và hiệu 
quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và việc đảm bảo 
quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục 
đại học”. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “cởi trói” cho 
các trường đại học về tuyển sinh,tổ chức nhân sự, cấp phát văn bằng, mở ngành nghề, 
chương trình đào tạo, liên thông, học phí, tự chủ tài chính, hợp tác quốc tế. Luật Giáo 
dục Đại học 2012 quy đinh về quyền tự chủ cho các trường đại học tại điều 32 của luật 
do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký năm 20122. Song, khái niệm này, chưa 
có một nội hàm cụ thể thế nào là tự chủ, tự chủ thì sẽ được làm gì, và không được 
làm gì. Năm 2013 có nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục và đào tạo do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 4 tháng 
11 năm 20133. Trong tinh thần đó, năm 2014, lại có nghị quyết Chính phủ về thí điẻm 
đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 
2017, số 77/NQ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và ban hành ngày 24 tháng 10 
năm 20144. Do đó, việc triển khai tự chủ đại học đã được thực hiện thí điểm giai đoạn 
2014 – 2017 ở 4 trường đại học trực thuộc Bộ như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học 
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội và về sau mở rộng 
thêm ở các trường như : Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Viện Đại học Mở Hà 
Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Tài chính – Markettingcó thể xem là những 
bước đi đầu tiên trong việc thực hiện tự chủ đại học. Trong giai đoạn này có nhiều 
chồng chéo về quyền hạn, chức năng, và nhiệm vụ giữa ban giám hiệu và hội đồng 
trường. Năm 2018, luật giáo dục đại học số 34/2018/QH145 sửa đổi đã làm rõ những 
vấn đề này. Nhưng, vẫn còn rất nhiều tác động trái chiều từ những co quan chủ 
quản như trường hợp trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường đại học của một số bộ 
ngành chủ quản, ... Và tự chủ đại học cũng đang gây một số rối loạn phải quan tâm. 
1 Thủ tướng Phan Văn Khải 2005. Nghị quyết chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt 
Nam giai đoạn 2200- 2020, số 14/2005/NQ-CP, ký và ban hành ngày 02 tháng 11 năm 2005 
2 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 2013. Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc Hội thông 
qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. và ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2013. 
3 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng 2013. Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 Khóa XI về đỏi mới căn bản,toàn 
diện giáo dục và đào tạo, số 29-NQ/TW ký và ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013. 
4 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 2014 
Nghị quyết Chính phủ về thí điẻm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai 
đoạn 2014 – 2017, số 77/NQ-CP ký và ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2014. 
5 Chủ tịch Quốc hội Ngyễn Thị Kim Ngân 2018. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại hcj só 
34/2018/QH14 ký và ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07nnawm 2019 
 302 
Vietnam Net 20186 nêu: “Về tự chủ giáo dục đại học, đồng tình với các ý kiến cho 
rằng đang được triển khai rất tốt, Thủ tướng (Nguyễn Xuân Phúc) lưu ý, bước đi, cách 
làm phải hết sức chặt chẽ, tốt hơn để không gây rối loạn” . Việc thực hiện tự chủ đại 
học từ chính sách đến thực tế đã gập nhiều trắc trở, và vẫn còn gập nhiều trắc trở trong 
các giai đoạn của quá trình thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam. Vậy, làm thế nào để 
thực hiện tự chủ, và làm thế nào để việc thực hiện tự chủ không gây rối loạn khiến 
phải lo ngại. Báo cáo này thử đưa ra tiếp cận nghiên cứu hệ thống để giải quyết vấn đề 
được nêu trên. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Vậy, phương pháp nghiên cứu tìm lời giải cho câu hỏi trên là phương pháp sử 
dụng tiếp cận nghiên cứu hệ thống. Tuy nghiên cứu hệ thống (system} không được 
quan tâm bằng nghiên cứu cơ sở (institution) giáo dục từ cuối những năm 1990 
(Kyvik, Svein. 20087, Kyvik, Svein, and Benedetto Lepori. 20108), báo cáo này vẫn 
đặt lại vấn đề hệ thống, trở lại những vấn đề đã được nêu lên rất nhiều vào những năm 
1980 và đầu nhũng năm 1990 (Clark, Burton R. 19989, Teichler, Ulrich. 198810, 
Cerych, Ladislav, and Paul A. Sabatier. 198611), coi nghiên cứu hệ thống là chủ yếu để 
nghiên cứu chính sách nhằm giải quyết những trắc trở và rối loạn liên quan đến tự chủ 
đại học tại Việt Nam hiện nay. Với tiếp cận nghiên cứu hệ thống, báo cáo này “phân 
tích hệ thống” tình hình tự chủ đại học tại Việt Nam so sánh với thực tế thực hiện tự 
chủ đại học tại các hệ thống đại học thuộc các quốc gia khác, phân tích những tác động 
trái chiều và sự cân đối giữa các quyền lực liên q ... chunNhì”người ta kỳ vọng có một mô hình cơ sở đại 
học chung, toàn cầu với xu hướng liên quan đến tự chủ đại hch”. Song, kỳ vọng này đã 
không thành hiện thực. Vấn đề được cho là chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp, 
trong đó cách nhìn truyền thống và cách nhìn mới về phân quyền trong hệ thống giáo 
dục đại học còn được hiểu khác nhau. Đôi khi không thống nhất ở tầm cao. Cách hiểu 
khác nhau này không chỉ dẫn đến những trắc trở trong thực hiện tự chủ giáo dục đại 
học, mà còn có thể dẫn đến những sai lệch hệ thống. Nghị quyết 29 của Đảng cho răng 
đổi đổi mới giáo dục phải theo hướng mở, linh hoạt, liên thông. Trong khi đó luật giáo 
dục đại học và giáo dục nghề nghiệp lại tách dạy cao đẳng nghề nghiệp khỏi dạy cử 
nhân truyền thống, tách trường cao đẳng ra khỏi trường đại học. Có ý kiến cho rằng 
việc tách này làm cho hệ thống giáo dục và hệ thống giáo dục đại học không mở, thiếu 
linh hoạt và không liên thống cho tự chủ (Lê Viết Khuyén, Liên hiệp hội các trường 
đại học và cao đẳng Việt Nam, 201935). Vấn đề trắc trở và hỗn lọan trong tụ chủ đại 
học không những phải xem xét đươi góc độ nhận thức mà còn cần được xem xét dưới 
góc độ quyền lực, xem xét những quyền lực quyết định trong hệ thống giáo dục đại 
học (cơ quan chủ quản, bộ hay chuyên ngành chủ quản, nhà đầu tư, cổ đông, ...) bên 
cạnh các hệ thống hành chính, xã hội và chính trị đã có hướng giải quyết trong quan hệ 
giữa Hội đồng trường, Ban giám hiệu và Đảng ủy với cơ cấu tổ chức của các cơ sở 
thuộc hệ thống giáo dục đại học Việt Namh 
Từ nhận xét trê, cùng vói thực trạng thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam và 
một số nước khác, và cùng với mong muốn thực hiện tốt tự chủ đại học đáp ứng yêu 
cầu đẩy mạnh giáo dục đại học, phuc vụ công nghiệp hóa đất nước và hội nhập thời kỳ 
cách mạng công nghệ, báo cáo này thử đưa ra một tiếp cận phân tich những trắc trở và 
những rối loạn nói trên dẫn đến việc tìm kiếm giải pháp thích hợp cho vấn đè.Tiếp cận 
này dựa vào khoa học nghiên cứu hệ thống “giáo dục đại học” (higher education 
system research). Vá, khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục này với kết cấu 3 thành 
35 Lê Viết Khuyến 2019. Phát biểu tại Hội nghị khoa học 2019. Đại học Thăng Long 
 310 
tố của hệ thống giáo dục đại học là các cơ sở giao dục đại học, các quyền lực tác động 
đến quyết định trong cơ sở giáo dục đại học và quản trị công (quản lý Nhà nước) các 
cơ sở giáo dục đại học, cho ngay một hướng nghiên cứu. Đó là phải tạo ra được một sự 
thỏa thuận (hợp đồng xã hội) nội bộ của cơ sở đào tạo, và một sự thỏa thuận giữa 
những giữa những thế lực bên ngoài với cơ sở đào tạo. Hiện nay mô hình cấu trúc Việt 
Nam với sự hiện diện của Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban giám hiệu đã được chấp 
nhận. Vấn đề còn lại là mối quan hệ giữa 3 thành tố này với nhau với những tổ chức 
ngoài trường. Tuy luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã quy định tổ chức và quan hệ 
giữa 3 thành tố này. Song, vận hành cụ thể còn nhiều trục trặc cần một quá trình chỉnh 
sửa cho thích hợp trong thực tế. Thí dụ việc kết hợp vai trò chủ tịch Hội đồng trường 
kiêm bí thư Đảng ủy có hai cách nghĩ khác nhau. Việc kết hợp này tăng quyền lực cho 
chủ tịch Hội đồng trường, song lại giảm tính giám sát lẫn nhau nhằm hạn chế sai lầm. 
Nói một cách khác, việc quản lý cơ sở đào tạo cần đổi mơi và hoàn chỉnh dần trong 
thực hiện tự chủ giáo dục đào tạo. 
Một vấn đề nữa cần quan tâm trong thực hiện tự chủ giáo dục đại học là vấn đề 
quản lý Nhà nước hay quản lý công (governance) hệ thống các cơ sở giáo dục đại hoc. 
Quản lý một ”hệ thống các cơ sở giáo dục đại học chủ yéu là công” khác với quản lý 
một ”hệ thống vừa có các cơ sở công, vừa có các cơ sở tc”. Cả hai loại cơ sở đào tạo 
công và tư đều cần một mức độ tự chủ học thuật nhất định. Mức độ tự chủ học thuật 
của cơ sở đào tạo rất phụ thuộc vào năng lực để tự chủ. Năng lực của một trường để tự 
chủ không phải chỉ là thầy giáo giỏi và phương tiện dạy học tốt, nó còn phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố khác thí dụ định hướng của Hội đồng trường, và đàng sau Hội đồng 
trường là các cổ đông nếu là trường tư, hoắc là thế lực tiềm ẩn nếu là trường công. 
Việc xác định xu thế ưa thích của các thế lực tiềm ẩn tại trường công, hay các cổ đông 
chủ chốt tại trường tư là một trách nhiệm của quản lý Nhà nước nhằm có sự hỗ trợ 
thích hợp cho phát triển. Việc hỗn loạn của một số trường có thể có nguyên nhân từ 
các cổ đông hay các thế lực tiềm ản này. Quản lý Nhà nước một hệ thống giáo dục đại 
học có cả trường công và trường tư cần quan tâm đến một khoa học nữa là kinh tế giáo 
dục. Có thể coi kinh tế giáo dục là một phần của nghiên cứu hệ thống giáo dục, hoặc 
coi kinh tế giáo dục là một khoa học luôn đi cạnh, song hành với khoa học nghiên cứu 
hệ thống giáo dục. Và nói đến kinh tế giáo dục đòi hỏi phải nói ngay tài chính cho giáo 
dục. Trong giáo dục, tài chính cho giáo dục và kinh tế giáo dục gắn với nhau vì giáo 
dục phải có tiền để sau đó sử dụng tiền như thế nào cho hiệu quả nhất. Giáo dục không 
phải là một lĩnh vực làm ra tiền. Vì vậy, những chính sách liên quan đến tài chính giáo 
dục cần được rõ ràng. Việc thu phí tại các đại học công lập và chi tại các đại học 
này, cũng như cái gọi là quỹ chung không chia cho các trường đại học tư thục cần 
được nghiên cứu toàn diện. Thực hiện quỹ chung không chia có thể làm cho các nhà 
đầu tư, các cổ đông không sẵn sàng mở rộng hoạt động đào tạo, có thầy giỏi, có 
phương tiện tốt để có đủ năng lực tự chủ học thuật. 
Việc sử dụng khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục và khoa học kinh tế giáo 
dục (là một bộ phận của khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục, hoặc là một khoa học 
song hành với khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục) để giải quyết một số trắc trở và 
hỗn loạn trong thực hiện tự chủ đại học trước hết đòi hỏi định nghĩa hệ thống giáo dục 
đại học là gđ, và sau đó định nghĩa tự chủ đại học là gì. Nghiên cứu cũng phải phân 
loại các hệ thống giáo dục đại học, và hệ thống giáo dục đại học việt Nam là hệ thống 
gì, thiết kế và phương pháp nghiên cứu hệ thống giáo dục là gì. Nhiều vấn đề về hệ 
thống giáo dục và phân loại giáo dục đã được Clark Burton 10839, và nhiều tác giả 
 311 
khác mô tả. Song, nghiên cứu hệ thống giáo dục có lẽ phải sử dụng kinh nghiệm từ 
nghiên cứu hệ thống y tế. Thật ra, nghiên cứu hệ thống giáo dục như trình bầy ở trên 
đã rất được quan tâm vào thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, sau đó sự quan tâm này 
đã được thay thế bởi nghiên cứu cơ sở đại học (institutional research) đẫn đến chuẩn 
hóa các đại học, xếp loại các trường đại học thuộc top bao nhiêu đó trên thế giới. Khoa 
học này trong y tế vẫn được phát triển. Việt Nam đã có 30 năm hợp tác với Thụy Điển 
trong nghiên cứu hệ thống y tế tìm kiếm bằng chứng cho chính sách thực hiện đổi mới 
y tế. Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trong nhiều năm đã cùng Bộ Y tế sử dụng 
khoa học nghiên cứu hệ thống y tế tìm kiếm bằng chững cho những chính sách y tế 
xây dựng luật. Quyết định của Quốc hội Việt Nam về “một hệ thống y tế chăm sóc sức 
khỏe toàn dân (universal health coverage) dựa trên bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân 
(universal compulsory health insurance) dựa trên những bằng chứng của nghiên cứu hệ 
thống y tế đã được thế giới hoan nghênh. Thành công của Nhà nước và ngành y tế Việt 
Nam trong phòng chống Covit 19 có sự tham gia của màng lưới y tế cơ sở Việt Nam 
thực hiện “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” từ Alma Ata đến Astana cũng là một thành 
quả của hệ thống y tế Viêt Nam được thế giới hoan nghênh. Việc sử dụng kinh nghiệm 
của nghiên cứu hệ thống y tế để phát triển nghiên cứu hệ thống giáo dục là một hoạt 
động có thể và nên làm, vì chỉ có thể giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống bằng 
nghiên cứu hệ thống. 
Thật ra cho đến nay, ai cũng nói tự chủ đại học. Song, khi hỏi tự chủ đại học là 
gì, ai cũng có câu trả lời. Nhưng, những câu trả lời này lại rất khác nhau. Chính sự 
khác nhau này đã là một trắc trở không nhỏ cho việc thực hiện tự chủ đại học từ chính 
sách đến thực tế. Sự khác nhau này, không phải do thiếu hiểu biết mà chủ yếu là do 
quan điểm khác nhau. Những quan điểm này đôi khi cũng có sự thay đổi ngay đối với 
một quốc gia (Keiko Yokoyama, 2007)36; và sự thay đổi này đòi hỏi nhiều thay đổi 
kèm theo để giải quyết những trắc trở nhất thiết có. Tác giả Keiko Yokoyama nhận xét 
các quốc gia khác nhau có thể có định nghĩa khác nhau về tự chủ đại học; thí dụ so 
sánh trường hợp Anh Quốc và Nhật Bản. Trường hợp Anh Quốc coi tự chủ đại học 
như lý tưởng của đại học, bảo vệ các trường đại học khỏi bị áp lực từ bên ngoài. 
Trường hợp Nhật Bản hiểu tự chủ đại học trong quan hệ điều phối của Bộ Giáo dục và 
các bộ liên đới. Xu thế của chính sách thị trường hóa tại 2 quốc gia này đã làm thay 
đổi ý nghĩa của tự chủ đại học tại quốc gia của họ thành tự chủ theo hợp đồng 
(contractual autonomy) tại Anh Quốc, và tự chủ của cơ sở đào tạo (institutional 
autonomy) tại Nhật Bản. Câu hỏi ở đây là: “Định nghĩa tự chủ đại học tại Việt Nam là 
gì thông qua các văn bản nào đã công bố”. Tự chủ đại học không phải chỉ xuất phát từ 
mong muốn của một quốc gia, một cộng đồng vơi định nghĩa về tự chủ của quốc gia, 
của cộng đồng đó; nó còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục đại học của quốc 
gia đó. Báo cáo này sử dụng mô tả của Burton Clark, 198337, phân tích hệ thống giáo 
dục đại học tương quan với tự chủ đại học. Các thành tố cấu thành một hệ thống giáo 
dục đại học gồm các cơ sở đào tạo đại học, các vị trí quyền lực được phân bổ trong các 
hệ thống học thuật, và mô hình quản lý hệ thống của Nhà nước. Các cơ sở đào tạo 
đựơc phân theo chiều ngang và theo chiều dọc. Phân theo chiều ngang gồm 4 loại: (1) 
Một loại trường công trong một cấp quản lý Nhà nước, (2) Nhiều loại trường công (đại 
36 Keiko Yokoyama, 2007). Changing Definitions of University Autonomy: The Cases of England and 
Japan, Higher Education in Europe, 32:4, 399-409, DOI: 10.1080/03797720802066294 
37 Clark, Burton R. 1983. The higher education system: Academic organization in cross-national perspective. 
Berkeley: University of California Press 
 312 
học và trường nghề bậc cao) trong một cấp quản lý Nhà nước, (3) Nhiều loại trường 
công trong nhiều cấp quản lý Nhà nước (Nhà nước, chính quyền tỉnh, chính quyền 
huyện, và chính quyền xã), (4) Các trường công và tư với nhiều loại trường trong 
nhiều cấp quản lý Nhà nước. Phân loại theo chiều ngang thể hiện tính đã dạng của hệ 
thống giáo dục đại học có sự bổ xung và cạnh tranh. Chính sách tự chủ đối với các loại 
hình trường khác nhau có thể khác nhau. Phân loại theo chiều dọc là phân loại trên 
dưới, cái này hơn cái kia, có 2 cách; hoặc dựa trên chức năng và bản chất của cơ sở 
đào tạo (thí dụ đại học nghiên cứu, đại học 4 năm hay đại học nói chung, và đại học 
cộng đồng); hoặc dựa trên uy tín gắn với xã hội đánh giá. Việc xếp hạng các cơ sở đào 
tạo có nhiều cách khác nhau bao gồm cả mức độ tài chính và tự chủ nhất định. Có thể 
xếp hạng như sau, hoặc xếp hạng trên dưới kết hợp độc quyền vị trí công việc cao 
trong xã hội, hoặc xếp hạng trên dưới nhưng không có độc quyền vị trí công việc cao 
trong xã hội, hoặc xếp hạng trên dưới cao thấp không rõ ràng. Việc xếp loại trên dưới 
cao thấp này có thể được thực hiện chính thức bởi những cấp thẩm quyền nhất định, 
hoặc không chính thức dựa trên lựa chọn của sinh viên và gia đình họ. Câu hỏi ở đây 
là hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ thống gì, gồm những cơ sở đào tạo nào, những cơ 
sở này được phân loại như thế nào, dưới những khuân khổ quản lý nào, và liên quan 
thế nào với tự chủ đại học? Phân tích trắc trở của tự chủ đại học có thể phải trả lời các 
câu hỏi sau: 1. Quan niệm “tự chủ đại học”, coi tự chủ đại học là mục đích hay coi tự 
chủ đại học là phương tiện? 2. Đặc thù kinh tế xã hội cua hệ thống giáo dục đại học, 
coi tri thức là hàng hóa công, là hàng hóa tư, hay là hàng hóa nửa công và nửa tư? 3. 
Nhà nước và cách quản lý Nhà nước tập quyền, phân quyền hay thị trường? 4. Có 
những quyền lực nào có thể tác động vào học thuật của cơ sở đào tạo đại học? 5. Các 
cơ sở đào tạo có trách nhiệm gì và ktráchcos trách nhiệm gì? Việc trả lời những câu 
hỏi này phần nào giúp xác định được nguyên nhân của trắc trở trong tự chủ đại học. 
Tiếp cận phân tích trắc trở dựa trên quan niệm hệ thống giáo dục đại học.Lý thuyết 
nghiên cứu hệ thóng giáo dục đại học cho tự chủ đại học 
5. Kết luận 
Kết luận của nghiên cứu bàn giây (desk study) trong báo cáo này cho rằng tự 
chủ đại học là câu chuyện cũng lâu đời như sự ra đời của đại học. Cơ sở đại học vốn 
cần một mức độ tự chủ (nhất là tự chủ học thuật) để phát triển. Trong những năm gần 
đây, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng. Giáo dục đại học cần đổi mới toàn 
cầu. Một xu thế đổi mới quan trọng được nhiều quốc gia quan tâm là “tự chủ đại học”, 
coi tự chủ đại học là một công cụ cởi trói cho sự phát triển và truyền bá trí thức thời 
đại. Song, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ngày nay nằm trong một hệ thống quốc 
gia với những đặc thù của từng quốc gia. kỳ vọng chiếm ưu thế cao của giáo dục đại 
học vào những năm 1990 là các cơ sở giáo dục đại học và các hệ thống giáo dục đại 
học quốc gia sẽ hội tụ về một mô hình chung, toàn cầu. Động lực thúc đẩy kỳ vọng 
này là giả định rằng các xu hướng liên quan đến thể chế và quyền tự chủ đại học, 
giảm bớt kiểm soát trực tiếp của chính quyền, tăng cường cạnh tranh với các quy 
định”hướng thị trường”, và các biện pháp kiểm soát trách nhiệm giải trình của các cơ 
sở đại học, có thể giúp giảm bớt gánh nặng của các chính phủ thúc đẩy phát triển 
(Goedegebuure et al. 199338). Nhìn lại, rõ ràng là những kỳ vọng này đã không thành 
38 Goedegebuure, Leo, Frans Kaiser, Maassen Peter, V. Lynn Meek, Frans van Vught, and Egbert De Weert. 
1993. Higher education policy. An international comparative perspective: Issues in higher education. Oxford: 
Pergamon Press 
 313 
hiện thực. Việc thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia 
khác trên thế giới chưa có đủ bằng chứng thuyết phục và mô hình thích hợp cho ý 
tưởng này. Tại Việt Nam, tự chủ đại học còn có những trắc trở nhất định và còn có 
một số hỗn loạn gắn với nội dung này. Việc tiến hành nghiên cứu tìm nguyên nhân và 
giải pháp cho tự chủ đại học là một việc nên và cần làm. Những sự việc đang xẩy ra tại 
trường Đại học Kinh tế và Công nghệ, tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, ... đòi hỏi 
có một lời giải đáp thỏa đáng. Câu trả lời không hề dễ dàng. Đây là những vấn đề 
mang tính hệ thống, cần có biện pháp hệ thống, không thể là biên của từng cơ sở đào 
tao. 
Báo cáo này đề xuất giáo dục và giáo dục đại học quay trở lại những năm 1980 
và đầu 1990 để không chỉ quan tâm đến tiêu chí của các cơ sở đào tạo, giáo dục đại 
học, mà còn quan tâm đến cac tiêu chí hệ thống. Chính sự kết hợp giữa tiêu chí cơ sở 
và tiêu chí hệ thống sẽ là chìa khóa để giải quyết những trắc trở, những hỗn loạn trong 
tự chủ đại học. 

File đính kèm:

  • pdftu_chu_giao_duc_dai_hoc_tu_chinh_sach_den_thuc_te_tiep_can_p.pdf