Tự chủ đại học từ góc nhìn của một trường tư thục
Tự chủ: tự túc, tự trị và tự quyết
Luật Giáo dục Đại học 2018 quy định “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo
dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự
quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn-học thuật, tổ
chức-nhân sự, tài chính-tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp
luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”. Tự chủ là một khái niệm rộng, có nhiều
cách hiểu khác nhau theo các góc nhìn xã hội, pháp luật. Khái niệm tự chủ được đưa
vào Luật Giáo dục ngay từ 1998, cũng được đưa vào Luật Giáo dục Đại học năm
2012, nhưng chỉ được cụ thể hóa trong giáo dục đại học qua triển khai thí điểm 2015-
2017, sau đó chi tiết hóa trong Luật Giáo dục Đại học 2018.
Từ góc độ quản trị một trường đại học, tự chủ có thể hiệu theo các cách: “tự
quyết” – tự ra quyết định trong các hoạt động của trường dựa trên các hàng lang pháp
lý, “tự túc” - có thể tồn tại và phát triển không cần dựa vào ngân sách nhà nước, hoặc
kết hợp cả 2 nghĩa trên như đa số đang hiểu hiện nay: tự chủ là tự quyết và tự túc. Tự
chủ cũng có thể hiểu là “tự trị” – hoạt động hoàn hoàn toàn dựa trên các quy định pháp
lý, không có chỉ đạo, can thiệp trực tiếp của cơ quan cấp trên. Tự chủ khi kèm theo yêu
cầu “tự túc” đã mang thêm yếu tố kinh tế, kèm theo yêu cầu “tự trị” đã mang thêm sắc
thái chính trị - chứ không đơn thuần là khái niệm xã hội, pháp luật nữa.
Tự quyết có nhiều mức độ tùy thuộc vào có hành lang pháp lý nào được mở, và
được mở rộng hay hẹp – tức hoạt động nào được cho phép tự chủ, và trong từng hoạt
động, hành lang pháp lý được quy định cho những đối tượng nào đi vào. Tự túc cũng
vậy, có thể tự túc một phần – chẳng hạn tự đảm bảo chi thường xuyên, hoặc tự túc
mức cao hơn, gồm tự đảm bảo từ chi thường xuyên đến chi phí đầu tư. Tự trị là vấn để
gây tranh cãi, thường là do cách hiểu khác nhau.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ đại học từ góc nhìn của một trường tư thục
269 TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT TRƯỜNG TƯ THỤC Lê Trường Tùng Trường Đại học FPT Tự chủ: tự túc, tự trị và tự quyết Luật Giáo dục Đại học 2018 quy định “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn-học thuật, tổ chức-nhân sự, tài chính-tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”. Tự chủ là một khái niệm rộng, có nhiều cách hiểu khác nhau theo các góc nhìn xã hội, pháp luật. Khái niệm tự chủ được đưa vào Luật Giáo dục ngay từ 1998, cũng được đưa vào Luật Giáo dục Đại học năm 2012, nhưng chỉ được cụ thể hóa trong giáo dục đại học qua triển khai thí điểm 2015- 2017, sau đó chi tiết hóa trong Luật Giáo dục Đại học 2018. Từ góc độ quản trị một trường đại học, tự chủ có thể hiệu theo các cách: “tự quyết” – tự ra quyết định trong các hoạt động của trường dựa trên các hàng lang pháp lý, “tự túc” - có thể tồn tại và phát triển không cần dựa vào ngân sách nhà nước, hoặc kết hợp cả 2 nghĩa trên như đa số đang hiểu hiện nay: tự chủ là tự quyết và tự túc. Tự chủ cũng có thể hiểu là “tự trị” – hoạt động hoàn hoàn toàn dựa trên các quy định pháp lý, không có chỉ đạo, can thiệp trực tiếp của cơ quan cấp trên. Tự chủ khi kèm theo yêu cầu “tự túc” đã mang thêm yếu tố kinh tế, kèm theo yêu cầu “tự trị” đã mang thêm sắc thái chính trị - chứ không đơn thuần là khái niệm xã hội, pháp luật nữa. Tự quyết có nhiều mức độ tùy thuộc vào có hành lang pháp lý nào được mở, và được mở rộng hay hẹp – tức hoạt động nào được cho phép tự chủ, và trong từng hoạt động, hành lang pháp lý được quy định cho những đối tượng nào đi vào. Tự túc cũng vậy, có thể tự túc một phần – chẳng hạn tự đảm bảo chi thường xuyên, hoặc tự túc mức cao hơn, gồm tự đảm bảo từ chi thường xuyên đến chi phí đầu tư. Tự trị là vấn để gây tranh cãi, thường là do cách hiểu khác nhau. Tự túc Về tự túc, bài toán tài chính cho các trường đại học bao giờ cũng là vấn đề nan giải, luôn là một trong những công việc trọng tâm của các trường đại học kể cả trong và ngoài nước. Không giải quyết được vấn đề tài chính (có nền tảng tài chính vững chắc) thì các trường đại học không phát triển được. Tài chính của trường đại học có thể đến từ nhiều nguồn, từ học phí người học, từ ngân sách nhà nước, từ hiến tặng, từ các nguồn thu qua hoạt động dịch vụ và nghiên cứu khoa học. Thử xem bức tranh doanh thu đại học của các nước có nền giáo dục lớn. Ở Australia, doanh thu của cả hệ thống giáo dục đại học năm 2019 là 34 tỷ đô la Úc, trong đó từ hỗ trợ ngân sách là 18 tỷ đô chiếm 54%, học phí chiếm 31% - và học phí thu chủ yếu từ sinh viên ngoại (chiếm 85% tổng thu học phí) với mức thu của sinh viên nội địa chỉ bằng khoảng 1/4 học phí sinh viên ngoại quốc. Ở Mỹ, doanh thu của cả hệ thống giáo dục đại học năm 2019 là 671 tỷ USD, trong đó tài trợ từ chính phủ là 198 tỷ chiếm 29%, học phí chỉ chiếm 25% (171 tỷ). Với các trường công, tài trợ nhà nước lên đến 41%, trường tư không vì lợi nhuận 12%. Ở Anh, doanh thu giáo dục đại 270 học năm 2019 là 40.5 tỷ bảng Anh, trong đó doanh thu từ học phí gần 20 tỷ chiếm 49%, tài trợ từ nhà nước 5.3 tỷ chiếm tỷ lệ thấp hơn Australia và Mỹ - chỉ 13%. Doanh thu các trường đại học Autralia. Nguồn: Finance 2017. Financial Reprt of Higher Education Providers, Australia Government, Department of Education and Training Doanh thu các trường đại học Mỹ. Nguồn: US Postsecondary Education Revenue, https://nces.ed.gov/programs/coe/indicator_cud.asp Doanh thu các trường đại học Anh. Nguồn: Higher education finance statistics, https://commonslibrary.parliament.uk/research-briefings/sn05440/ Cũng phải thấy rằng giáo dục đại học là một dịch vụ vừa mang tính công ích (tạo nguồn nhân lực trình độ cao nâng cao vị thế cạnh tranh của quốc gia, giảm tệ nạn xã hội - việc phải chăm sóc xã hội thường tập trung vào những người văn hóa thấp), vừa mang tính tư ích (đáp ứng nhu cầu học tập, tạo cơ hội có thu nhập cao hơn cho từng cá nhân) - cho nên giáo dục đại học nói chung đều phải hoạt động với nguồn thu từ cả công và tư, theo nguyên tắc ai hưởng lợi người đó trả tiền. Ở Việt nam, nguồn lực công cho giáo dục đại học thể hiện qua đầu tư xây dựng cơ bản, qua chi ngân sách hàng năm cho trường công, và hỗ trợ các trường tư qua chính miễn giảm thuế và ưu đãi đất giáo dục, còn nguồn lực tư là đầu tư mở trường từ các thành phần ngoài công lập, và quan trọng nhất cho cả trường công và tư là từ nguồn học phí của người học. Việc chi từ ngân sách cho giáo dục đại học không chỉ là thực hiện chính sách phúc lợi cho người học, mà thực tế là nghĩa vụ của nhà nước chi cho những gì mà quốc gia được thụ hưởng sau này. Vấn đề hiện nay là ngân sách nhà nước hạn chế, cần dành chi nhiều cho giáo dục phổ thông, còn với giáo dục sau phổ thông thì ngân sách nhà nước 271 ... át triển trường là một giải pháp để phát triển nhanh, nhưng việc trả nợ (là nợ công vì của trường công) trong tương lai có thể lại thuộc về nhiệm kỳ tiếp sau, và nếu như không trả nợ được thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Về việc vay vốn, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đang quy định khá chung chung: “Khi thực hiện vay vốn, huy động vốn, đơn vị sự nghiệp công phải có phương án tài chính khả thi, tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn”. Tự quyết Tự quyết là quyền tự chủ của các trường đại học được quyết định các vấn đề về chuyên môn-học thuật, về tổ chức-nhân sự, về tài chính-tài sản trong hành lang pháp lý (“theo quy định của pháp luật”) và các quy định nội bộ khác. Đây là quyền rất quan trọng, khác cơ chế xin cho - được phép mới được làm như trước đây. Luật Giáo dục Đại học năm 2018 chính thức cho các trường đại học tự chủ trong việc mở ngành, liên kết quốc tế, còn tự chủ trong xác định chỉ tiêu và cách thức tuyển sinh đã thực hiện trước đó. Lưu ý rằng hệ thống giáo dục nghề nghiệp đến nay vẫn chưa được hưởng các quyền này, trừ các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính hoàn toàn. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, các trường được thử nghiệm tự chủ từ năm 2015, và Luật Giáo dục Đại học 2018 đã hình thành khung pháp lý để hệ thống giáo dục đại học tự chủ về chuyên môn nghiệp vụ, về tổ chức nhân sự và tài chính tài sản. Các trường đại học - cả công lập và tư thục – đều đã được tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với hành lang chất lượng, được chủ động mở ngành đào tạo và hợp tác liên kết quốc tế. Rất tiếc là đến nay hệ thống giáo dục nghề nghiệp vẫn đứng ngoài dòng chảy tự chủ. Nghị định 143/2016/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định 272 về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vẫn quy định rất chi tiết về thủ tục giấy chứng nhận đăng ký lần đầu và đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp như một dạng giấy phép con (điều 18). Ngoài việc đăng ký ban đầu sau khi có quyết định thành lập, các trường cao đẳng phải thường xuyên làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước để bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với những hoạt động lẽ ra thuộc quyền tự chủ của các trường, ví dụ như tăng chỉ tiêu tuyển sinh 10% trở lên, giảm quy mô tuyển sinh hoặc mở ngành đào tạo mới là phải đăng ký bổ sung, và không đăng ký bổ sung sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước chế tài nghiêm khắc (điều 6, nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp). Việc hợp tác liên kết giáo dục nghề nghiệp với nước ngoài vẫn phải do cơ quan nhà nước cấp phép (điều 24, Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục Nghề nghiệp). Với giáo dục đại học, đây là các quyền tự chủ mặc định thực hiện theo hành lang pháp lý, còn với cao đẳng thì không. Hiện nay Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014 quy định “cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật” (điều 25), và đến nay đã 6 năm trôi qua, chưa có cơ chế tự chủ nào liên quan đến xác định chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành, hợp tác quốc tế được quy định và áp dụng cho giáo dục nghề nghiệp. Thông thường chúng ta hay nói về việc tự chủ và “cởi trói” cho các trường công. Trên thực tế các trường tư cũng không được hoàn toàn “tự trị” căn cứ vào các quy định quản trị nội bộ - bên trên hiệu trưởng là hội đồng trường, bên trên hội đồng trường là đại hội đồng cổ đông. Ví dụ như với trường ĐH FPT, về nhân sự quyết theo quy tắc trên 2 cấp, về tài chính ngoài việc tuân thủ các quy định như một doanh nghiệp độc lập, còn có các quy định nội bộ giới hạn định mức phê duyệt cho mỗi cấp. Một trong những vấn đề thường gây tranh cãi là với việc tự chủ của các trường đại học, việc “tự quyết” và nguyên tắc “làm những gì không cấm” được hiểu và vận dụng như thế nào, nguyên tắc “làm những gì không cấm” có áp dụng cho các trường đại học công hay không, nguyên tắc “chưa có hành lang pháp lý chưa được làm” xung khắc với “làm những gì không cấm” như thế nào? Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều lãnh đạo đại học công sau khi nghỉ việc về làm lãnh đạo đại học tư nhưng không thành công. Có nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, nhưng có lẽ môi trường tư thục không thuận lợi để các lãnh đạo trường công phát huy kinh nghiệm trước đây của mình. Ba lý do chính ở đây là: (i) phải chuyển từ tư duy làm những gì được phép sang làm những gì không cấm; (ii) ngoài việc phải ứng xử với cơ quan quản lý nhà nước, với cơ quan chủ quản, với giáo viên, sinh viên và xã hội, còn phải ứng xử với chủ đầu tư đại diện bởi hội đồng quản trị/hội đồng trường; (iii) quản lý tài chính chuyển từ tư duy dòng tiền sang tư duy hạch toán. Mức độ tự quyết được quy định bởi hành lang rộng hay hẹp và dành cho đối tượng nào được vào hành lang này. Từ khía cạnh quản lý nhà nước, việc quy định mức độ tự chủ được xác định trên quan điểm không chỉ bảo vệ người học, bảo vệ cơ quan quản lý - mà quan trọng hơn là tạo môi trường cho các trường phát triển. Hiện nay hành lang pháp lý trong cơ chế tự chủ đại học dù đã từng bước chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giao việc tự quyết về tuyển sinh, mở ngành, liên kết cho các trường nhưng vẫn vướng một bất cập cơ bản, đó là yêu cầu “chất lượng đi trước”. Trong các quy định về mở ngành và đăng ký chỉ tiêu đào tạo hiện nay (quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học - Thông tư 07/2020/TT-BGDĐT, quy định xác định chỉ tiêu tuyển 273 sinh cao đẳng - Thông tư 05/2017/TT-BLĐTBXH, quy định mở ngành đại học - Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT, quy định mở ngành cao đẳng - Nghị định 143/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP) đều quy định phải có trước cơ sở vật chất và lực lượng giảng viên. Đây là các quy định mang tính đảm bảo chất lượng theo dạng tiền kiểm - để thực hiện một công việc dự kiến, nhà trường phải chuẩn bị trước tất cả những gì cần thiết để thực hiện công việc đó, ví dụ trong thủ tục mở một ngành đào tạo mới, yêu cầu phải chuẩn bị giảng viên sẵn sàng cho tất cả các môn học – kể cả môn dạy ở năm học cuối, hoặc để chuẩn bị tuyển sinh cho năm học mới bắt đầu từ tháng 9, đội ngũ giáo viên (là giảng viên viên chức thuộc trường công hoặc hoặc ký hợp đồng 3 năm trở lên với trường tư) phải chuẩn bị đủ từ ngày 31 tháng 12 năm trước để đưa vào đề án tuyển sinh – mặc dù còn 9 tháng nữa mới bắt đầu năm học mới và chưa biết tuyển sinh liệu có được hay không. Điều này gây tốn kém khi phải chi phí cho lực lượng giảng viên và cơ sở vật chất chưa dùng tới, đặc biệt trong môi trường đầy biến động, và cuối cùng thì các chi phí lãng phí này cũng tính hết vào học phí của người học. Về vấn đề này, đề nghị thay đổi các chính sách “chất lượng đi trước” bằng chính sách “chất lượng trong quá trình”, sửa đổi các văn bản có liên quan theo hướng thay cho việc phải chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để tiền kiểm - thì chỉ yêu cầu chuẩn bị ở mức tối thiểu, và các chỉ tiêu chất lượng thì cần được hậu kiểm, kiểm soát trong quá trình hoạt động – nhằm tối ưu việc sử dụng nguồn lực. Một bất cập nữa là điều kiện để được tự chủ hoặc được cấp phép. Theo quy định hiện nay, trường đại học phải không có vi phạm gì trong 3-5 năm mới được tự chủ trong một số hoạt động như mở ngành, liên kết đào tạo, tăng chỉ tiêu Thời gian 5 năm là một nhiệm kỳ của hiệu trưởng, nếu hiệu trưởng nhiệm kỳ trước trót vi phạm thì hiệu trưởng nhiệm kỳ này hết quyền tự chủ, rồi có thể hiệu trưởng này lại sẽ vi phạm gì đó (nhẹ thôi) để lại “án tích” cho hiệu trưởng nhiệm kỳ tiếp theo. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại điều này, điều chỉnh thời hạn phạt tối đa là 1 năm. Trường đại học FPT đến nay vẫn vẫn chưa được đào tạo tiến sĩ CNTT, lý do là có lỗi tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu từ năm 2017, đến nay chưa đủ 3 năm để “xóa án”. Tự chủ cũng liên quan đến việc các hành lang pháp lý nhiều hay ít. Đề nghị mở hành lang pháp lý cho việc các trường đại học được tự chủ cấp phép cho giảng viên và cán bộ nghiên cứu là người nước ngoài (đưa diện này vào đối tượng không phải cấp phép lao động). Hiện nay nghị quyết chính phủ 36/2015/NQ-CP mới mở hành lang tự chủ này cho 3 trường là ĐH BK Hà nội, ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Kinh tế TP HCM). Cũng đề nghị mở hành lang pháp lý các trường đại học được tự chủ trong việc công nhận văn bằng do các trường đại học nước ngoài cấp. Một trong những vấn đề cũng gây hiểu lầm khi cho rằng tự chủ là “tự trị” và đồng nhất việc bỏ cơ chế chủ quản với việc bỏ cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Bỏ cơ chế chủ quản là xu thế lành mạnh hóa cơ cấu quản lý nhà nước – doanh nghiệp, với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 2006 là “chính phủ không tác động trực tiếp hay gián tiếp tới các quyết định thương mại của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước”, “tách chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước” nhằm xóa bỏ tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi. Bỏ cơ chế chủ quản trong giáo dục đại học thực chất không phải là bỏ cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước với trường đại học, mà giới hạn chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, chỉ còn là thành lập hội đồng trường và phê duyệt hiệu trưởng. Hội đồng trường sẽ thực hiện các chức năng quản trị trường đại học theo luật định, và Bộ Giáo dục Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 274 Trách nhiệm giải trình Từ năm 2019, Bộ GDDT đã yêu cầu các trường công khai Đề án tuyển sinh hàng năm với các thông tin về đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất và tài chính, tiếp nối các Báo cáo 3 công khai trước đây. Đây là một bước tiến tới minh bạch thông tin. Ở các nước có nền giáo dục phát triển, việc các trường đại học phải công bố công khai Báo cáo thường niên (Annual Report) là bắt buộc, trong đó phần Báo cáo tài chính được cơ quan kiểm toán xác nhận. Tìm kiếm trên Internet sẽ dễ dàng có được các báo cáo công bố hàng năm từ các trường đại học Mỹ, Anh, Australia với đầy đủ thông tin về trường, chiến lược phát triển, các số liệu, kết quả hoạt động trong năm và kế hoạch năm tiếp theo. Báo cáo Tài chính ĐH Harvard 2019, báo cáo thường niên ĐH Cambridge, RMIT 2019 Bước theo của Đề án tuyển sinh hàng năm mà Bộ GDĐT đang yêu cầu các trường công bố để phục vụ tuyển sinh - có lẽ chính là Báo cáo Đại học Thường niên bao gồm Báo cáo Tài chính Đại học có kiểm toán – việc này sẽ góp phần chuẩn hóa các nội dung quản trị đại học, tạo sự minh bạch thông tin, cụ thể hoá trách nhiệm giải trình đối với giào dục đại học, đặc biệt trong bối cảnh tăng cường tự chủ. Việc này cũng là để cụ thể hóa điều 32.6.b, 32.6.d, 66.5 trong Luật Giáo dục Đại học 2018 về trách nhiệm giải trình: trường đại học phải “công khai báo cáo hàng năm về các chỉ số kết quả hoạt động”, “công khai trung thực báo cáo tài chính hàng năm”, “hàng năm cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện kiểm toán và công khai tài chính”. Báo cáo thường niên của trường đại học thông thường bao gồm 4 mục lớn về Giới thiệu chung, Các hoạt động trong năm (Operation), Các chỉ tiêu hiệu quả (Performance Indicators) và Báo cáo tài chính (Financial Statement). Kết luận và tóm lược Tự chủ là cơ chế rất quan trọng để hệ thống giáo dục đại học – nơi đào tạo nhân lực tạo sức cạnh tranh cho quốc gia trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa - gỡ bỏ được các rào cản mang tính xin cho để có thể phát triển nhanh hơn, giúp Việt nam thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước trong khu vực và trên thế giới. Tự chủ cũng là nền tảng để giải phóng tư duy và hành động đổi mới của các trường – và việc đổi mới sáng tạo của các trường đại học sẽ hỗ trợ đào tạo ra những con người sáng tạo đổi mới. Và một điều quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư và trào lưu chuyển đổi số là đi nhanh để theo kịp xu hướng, là nâng cao năng lực cạnh tranh bằng tốc độ - cá nhanh nuốt cá chậm, chức không còn là lớn nuốt bé nữa – thì tự chủ là việc bắt buộc phải làm. Tự chủ giáo dục đại học cần mang lại lợi ích cho cả 3 đối tượng là người học, các trường đại học và cơ quan quản lý nhà nước – và bao trùm lên là lợi ích xã hội. 275 Khi đánh giá tự chủ đại học cần quan tâm đến cả 3 đối tượng này, không để tình trạng với người học thì dường như tự chủ đại học là đóng học phí nhiều hơn, với cơ quan quản lý nhà nước thì dường như tự chủ đại học là mất kiểm soát. Cũng cần có lộ trình nhanh chóng thành lập hội đồng trường tại các trường đại học công, khi đến nay mới có 1/3 số trường công có hội đồng trường, trong khi lẽ ra phải xong từ tháng 8/2020 theo tinh thần của Nghị định 99/2019/NĐ-CP – cần thiết có thể có các quy định chế tài, chẳng hạn nếu không thành lập hội đồng trường sẽ giảm chỉ tiêu hoặc thậm chí ngưng tuyển sinh năm 2021. Tóm lược lại một số kiến nghị bổ sung thêm như sau: - Tự chủ là một khái niệm mang tính triết học, xã hội. Khi gắn tự chủ với tự túc thì khái niệm này mang thêm tính kinh tế, gắn với tự trị thì khái niệm này mang tính chính trị. - Tự chủ hiện đang hiểu là tự quyết và gắn với mức độ tự túc. Thực chất tự chủ không nhất thiết liên quan đến tự túc, vì hỗ trợ từ ngân sách cho giáo dục đại học là nghĩa vụ của nhà nước (đề nghị xem xét quan điểm này, không gắn tự chủ với tự túc như tinh thần của nghị định 16/2015/NĐ-CP). Tự chủ cũng không phải là tự trị, và bỏ cơ chế chủ quản không phải là bỏ cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước với trường. - Tự quyết phụ thuộc vào hành lang pháp lý nhiều hay ít, rộng hay hẹp, và cách vận dụng quy tắc “không cấm thì được làm”, hay “chưa có hành lang thì chưa được đi”. Tự túc cũng có nhiều mức độ khác nhau từ từng phần đến toàn phần. - Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cần phải nâng cao nhiều lần chi phí trung bình chi cho việc đào tạo một sinh viên. Cần kết hợp tự chủ với việc sử dụng hợp lý ngân sách và xã hội hóa để giải quyết việc này. - Có quy định kịp thời về tự chủ của các trường đại học trong “thu hút vốn đầu tư”, trong đó có việc vay, bảo lãnh, trả nợ của trường công. - Gỡ bỏ các quy định bất cập về hành lang cho việc tự chủ (thay chính sách “chất lượng đi trước” bằng chính sách “chất lượng trong quá trình”), và về đối tượng được/không được tự chủ (bỏ việc phạt 3-5 năm mất quyền tự chủ hoặc cấm hoạt động và thay bằng thời hạn ngắn hơn nếu cần). - Mở rộng quyền tự chủ giáo dục đại học liên quan đến sử dụng giảng viên– cán bộ nghiên cứu là người nước ngoài, và việc công nhận văn bằng do đại học nước ngoài cấp. - Sớm cụ thể hóa việc công bố mẫu Báo cáo Đại học Thường niên và yêu cầu các trường đại học công bố hàng năm để nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin. - Áp dụng tự chủ cho Giáo dục Nghề nghiệp (từ 2021) theo tinh thần của Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014.
File đính kèm:
- tu_chu_dai_hoc_tu_goc_nhin_cua_mot_truong_tu_thuc.pdf