Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn

Theo GS.TS. Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo, trong năm

2020, một trong hai việc quan trọng nhất được Bộ ưu tiên đẩy mạnh là tự chủ đại học với

thiết chế hội đồng trường đóng vai trò là tổ chức quản trị quyết định các vấn đề mang

tính chiến lược về định hướng phát triển, tổ chức nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu

khoa học, hợp tác quốc tế và những vấn đề quan trọng khác của các cơ sở giáo dục đại

học (GDĐH). Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị

đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Những năm qua, tại Việt

Nam, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm hiện thực cơ

chế tự chủ đại học như Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Khóa

XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả

hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó đề cập đến đổi mới căn bản và

toàn diện giáo dục; Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và Nghị định số

99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Các chủ trương, chính

sách này đã giúp trao quyền tự chủ cho những cơ sở GDĐH nhiều hơn, khuyến khích các

cơ sở GDĐH mạnh dạn xây dựng chính sách để phát huy quyền tự chủ của mình. Bài

tham luận này muốn trao đổi về mô hình quản trị của hội đồng trường để phát huy hiệu

quả quyền tự chủ để nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học đồng thời vẫn

đảm bảo được công bằng xã hội.

Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn trang 1

Trang 1

Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn trang 2

Trang 2

Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn trang 3

Trang 3

Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn trang 4

Trang 4

Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 9020
Bạn đang xem tài liệu "Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn

Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn
 137 
TỰ CHỦ ĐẠI HỌC – TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN 
Đỗ Thị Hồng Tươi 
Ngô Quốc Đạt 
Trần Diệp Tuấn 
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Theo GS.TS. Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo, trong năm 
2020, một trong hai việc quan trọng nhất được Bộ ưu tiên đẩy mạnh là tự chủ đại học với 
thiết chế hội đồng trường đóng vai trò là tổ chức quản trị quyết định các vấn đề mang 
tính chiến lược về định hướng phát triển, tổ chức nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu 
khoa học, hợp tác quốc tế và những vấn đề quan trọng khác của các cơ sở giáo dục đại 
học (GDĐH). Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị 
đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Những năm qua, tại Việt 
Nam, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm hiện thực cơ 
chế tự chủ đại học như Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Khóa 
XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả 
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó đề cập đến đổi mới căn bản và 
toàn diện giáo dục; Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và Nghị định số 
99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều 
của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Các chủ trương, chính 
sách này đã giúp trao quyền tự chủ cho những cơ sở GDĐH nhiều hơn, khuyến khích các 
cơ sở GDĐH mạnh dạn xây dựng chính sách để phát huy quyền tự chủ của mình. Bài 
tham luận này muốn trao đổi về mô hình quản trị của hội đồng trường để phát huy hiệu 
quả quyền tự chủ để nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học đồng thời vẫn 
đảm bảo được công bằng xã hội. 
Về mô hình quản trị, thiết nghĩ cơ sở GDĐH cần triển khai theo tinh thần của 
Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII theo định hướng áp 
dụng mô hình quản trị như mô hình quản trị doanh nghiệp. Trong đó, hội đồng trường 
thực hiện hai chức năng chính là định hướng chiến lược và giám sát. Hội đồng trường 
xây dựng định hướng, chiến lược phát triển, chính sách hoạt động của trường và ban 
giám hiệu thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường theo 
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Để nhà trường ngày càng phát triển bền 
vững, hội đồng trường cần tập trung xây dựng định hướng chiến lược về công tác giáo 
dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng theo hướng phù hợp với tình 
hình thực tế, hội nhập quốc tế, nâng tầm ảnh hưởng của nhà trường đối với xã hội. Đặc 
biệt là xây dựng mô hình quản trị đại học tự chủ kiểu mới trong hoàn cảnh của nước ta 
nhằm phát huy tối đa tiềm năng của một cơ sở GDĐH. Nhằm thực hiện chức năng định 
hướng chiến lược, hội đồng trường sẽ tổ chức các ban chuyên trách với chức năng thẩm 
tra các chính sách, quy chế, quy định, dự án, đề án, báo cáo, tờ trình, của hiệu trưởng 
được chủ tịch hội đồng trường giao. Song song với chức năng định hướng chiên lược, 
Hội đồng trường sẽ giám sát công tác quản lý, điều hành hoạt động của trường, việc thực 
hiện các quy chế, quy định của trường, nghị quyết của hội đồng trường. Để thực hiện tốt 
chức năng giám sát, hội đồng trường cần tập trung xây dựng chính sách trong mối quan 
hệ công tác giữa các cấp lãnh đạo của nhà trường gồm cấp ủy, hội đồng trường, ban giám 
 138 
hiệu, các cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan, các cơ chế giám sát hoạt 
động của nhà trường, các phương pháp, cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động điều hành 
của ban giám hiệu trường theo hướng công khai, minh bạch làm cơ sở để thực hiện 
quyền tự chủ trong công tác nhân sự đối với ban giám hiệu. Nhà trường cần xây dựng 
quy định về phân cấp thẩm quyền đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc trường cũng như 
các tổ chức thuộc các đơn vị về công tác quản lý trong phạm vi nội dung nhà trường 
được quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cả hệ thống đồng thời nâng 
cao tính trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về nội dung, phạm vi được phân cấp thẩm 
quyền. Việc phân cấp thẩm quyền dựa trên nguyên tắc đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi 
của các đơn vị đối với nhà trường và đảm bảo theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, 
hội đồng trường thành lập ban giám sát với các thành viên có thể là nhân sự ngoài hội 
đồng trường, chuyên trách để giúp hội đồng trường giám sát tính hợp pháp, chính xác và 
trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động của trường và việc chấp hành Quy 
chế tổ chức và hoạt động của trường, nghị quyết của hội đồng trường. Các ban chuyên 
trách cũng tham gia công tác giám sát các nghị quyết của hội đồng trường, các hoạt động 
của trường, thực hiện các hoạt động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do chủ tịch 
hội đồng trường phân công; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của ban. 
Để hội đồng trường chủ động, độc lập trong hoạt động của mình, kinh phí hoạt động 
hằng năm của hội đồng trường được quy định trong quy chế quản lý tài chính, quy chế 
chi tiêu nội bộ của trường, được dự toán và phê duyệt để đảm bảo các khoản chi hành 
chính phục vụ hội đồng trường, khoản chi thường xuyên theo kế hoạch công tác của hội 
đồng trường, các khoản chi khác phát sinh. 
Theo Luật số 34/2018/QH14, Nhà nước cho phép các cơ sở GDĐH thực hiện 
quyền tự chủ đối với các thành tố trong tự chủ đại học theo Anderson và Johnson (1998) 
gồm: Tự chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong 
học thuật và chương trình giáo dục; tự chủ trong quản lý tài chính và tài sản. Trong mọi 
hoạt động và lĩnh vực công tác, yếu tố chính quyết định sự trường tồn của tổ chức chính 
là con người. Do đó, quyền tự chủ về bộ máy và nhân sự có ý nghĩa thực sự to lớn và cần 
tập trung đẩy mạnh quyền tự chủ này. Để nhà trường phát triển bền vững, điều quan 
trọng nhất là tập trung xây dựng đội ngũ kế thừa đủ mạnh, đủ năng lực để hoàn thành tốt 
chức năng, nhiệm vụ của trường, tiếp tục thực hiện tầm nhìn của trường với những định 
hướng, giá trị cốt lõi, văn hóa ứng xử phù hợp. 
Với quyền tự chủ bộ máy và nhân sự, hội đồng trường cần xây dựng những chính 
sách hướng đến sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống, xây 
dựng cơ chế tự chủ trong hệ thống lãnh đạo của cả trường theo hướng phân cấp thẩm 
quyền cụ thể cho các đơn vị thuộc, trực thuộc để nâng cao tính hiệu quả dựa trên cơ sở 
phát huy tính năng động, sáng tạo của các đơn vị và của cả hệ thống. Cần đổi mới tư duy 
trong quản trị và lãnh đạo ở các đơn vị và hệ thống chung của nhà trường với sự tham gia 
của các bên liên quan, khích lệ sự đa dạng và từng bước áp dụng hiệu quả mô hình quản 
trị theo hướng mô hình quản trị doanh nghiệp với bộ máy tinh gọn, hiệu quả nhưng 
không vị lợi nhuận. Nhà trường cần rà soát chức năng nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm 
vụ được giao của các đơn vị, tổ chức để xác định các nhiệm vụ còn trùng lặp, chồng 
chéo; từ đó mạnh dạn giải thể một số đơn vị hoạt động không hiệu quả, sáp nhập đơn vị 
có chức năng, nhiệm vụ gần nhau. Trường hợp có thêm chức năng, nhiệm vụ mới xuất 
phát từ tình hình thực tế, nhà trường có thể chủ động thành lập các tổ chức nhằm đảm 
bảo hoạt động hiệu quả của trường. 
 139 
Đối với nguồn nhân lực, cần chủ động hướng đến việc tinh giản nhân sự và cơ cấu 
lại đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động; đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng 
đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động. Tổ chức đánh giá phân loại cán bộ, viên chức, 
người lao động thường xuyên dựa trên hiệu quả công việc. Nhà trường cần đổi mới, nâng 
cao hiệu quả quản lý số lượng người làm việc, bổ sung và hoàn thiện việc xác định vị trí 
việc làm để có cơ sở tuyển dụng, bố trí người làm việc đối với từng đơn vị. Đặc biệt, cần 
rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn cán bộ, viên chức, người lao 
động để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, xác định rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng, 
cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị 
trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ. Để khắc phục hạn chế “thiên về định tính, thiếu tính 
định lượng” trong công tác quản lý nói chung và công tác đánh giá viên chức, người lao 
động nói riêng, nhà trường cần phát huy quyền tự chủ trong quyết định tiêu chuẩn của 
từng vị trí việc làm, quyết định chính sách tiền lương, thưởng theo hiệu quả công việc, 
tiến tới thực hiện hệ thống lương 3P dựa trên 3 yếu tố cơ bản: Position (vị trí công việc) - 
Person (năng lực cá nhân) - Performance (kết quả công việc). Hệ thống lương 3P giúp 
giữ chân người tài, tạo sự gắn bó lâu dài của đội ngũ nhân sự với nhà trường, thu hút 
nhân tài, những người có năng lực tham gia làm việc tại trường. Cùng với việc xây dựng 
và triển khai lộ trình phát triển nghề nghiệp, yêu cầu về tiến trình phấn đấu nâng cao 
trình độ đối với đội ngũ nhân sự, đặc biệt là đối với giảng viên, nghiên cứu viên, nhân sự 
tham gia công tác khám chữa bệnh, viên chức hành chính, hệ thống lương 3P giúp nhà 
trường khai thác được năng lực của viên chức, người lao động, tạo mục tiêu và động lực 
phấn đấu trong công việc, tạo sự gắn kết giữa sự phát triển của cá nhân với sự phát triển 
của tập thể, từ đó việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển của nhà trường sẽ 
thuận lợi hơn. 
Trong tình hình các cơ sở giáo dục công lập và tư thục tham gia ngày càng nhiều 
vào lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế dẫn đến khủng hoảng nguồn nhân sự tham gia công tác 
đào tạo và giành giật nhân tài, chảy máu chất xám. Điều này đặc biệt quan trọng đối với 
nhà trường. Với cơ chế tự chủ, nhà trường có thể chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch 
tài chính, quản lý nguy cơ tài chính trên cơ sở dự đoán, định hướng chiến lược tài chính 
cũng như giám sát sự phát triển của các chiến lược tài chính để đảm bảo kinh phí tái đầu 
tư cho việc phát triển chương trình đào tạo tiên tiến, cơ sở vật chất, đặc biệt là nâng cao 
đời sống và giữ chân đội ngũ nhân sự. Nhà trường cần xem xét khả năng kết hợp với các 
doanh nghiệp để thu hút các nguồn tài trợ và đầu tư vào sự nghiệp giáo dục, bao gồm 
nhưng không giới hạn trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cho sinh viên, học viên, 
giảng viên, viên chức, người lao động thực hành, nâng cao trình độ chuyên môn và 
nghiệp vụ. Với cơ chế tự chủ đại học, nhà trường được quyền chủ động quyết định về các 
vấn đề liên quan đến điều kiện tuyển dụng, lương, thưởng, sử dụng nguồn nhân lực, bổ 
nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong lĩnh vực tham gia trực tiếp công tác đào tạo, nghiên 
cứu khoa học, khám chữa bệnh và bộ phận tham gia công tác hỗ trợ,... Từ đó, tạo động 
lực cho đội ngũ nhân sự gắn kết lâu dài, tận tâm đóng góp cho sự phát triển của nhà 
trường, tránh nguy cơ chảy máu chất xám. 
Trên thực tế, việc thực hiện quyền tự chủ đại học vẫn còn một số phát sinh do 
xung đột giữa các văn bản pháp luật, độ chênh giữa các quy định và tình hình thực tế dẫn 
đến quá trình trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn chậm, chưa thực 
sự khai thác hiệu quả như mong muốn. Một số văn bản pháp luật về công tác quản lý nhà 
nước nói chung và công tác tổ chức cán bộ nói riêng ban hành trước khi Luật số 
34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy 
 140 
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Giáo dục đại học chưa điều chỉnh kịp thời hoặc chưa ban hành các văn bản 
pháp luật mới phù hợp với bối cảnh mới dẫn đến thiếu tính đồng bộ, chưa đủ đảm bảo 
hành lang pháp lý cho các cơ sở GDĐH thực thi quyền tự chủ của mình. Ngoài ra, trong 
bối cảnh thực hiện tự chủ đại học theo định hướng của Đảng và Nhà nước hiện nay, mối 
quan hệ giữa cơ quan chủ quản với cơ sở GDĐH cần điều chỉnh cho phù hợp để quá trình 
tự chủ ngày càng thực chất, giúp nhà trường có thể quyết định cách thức tổ chức hoạt 
động theo mục tiêu, sứ mạng của mình trên cơ sở đảm bảo đúng quy định pháp luật và 
thực hiện tốt trách nhiệm giải trình. Vai trò của cơ quan chủ quản được thể hiện thông 
qua việc tập trung xây dựng chính sách, giám sát, hậu kiểm công tác quản lý và công tác 
đảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm 
quyền có thể tạo điều kiện cho cơ sở GDĐH tháo gỡ một số khó khăn, tồn tại với cơ chế 
cho phép thí điểm một số vấn đề chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật. 
Tóm lại, cơ chế tự chủ đại học mở ra nhiều cơ hội cho các cơ sở GDĐH đồng thời 
cũng dẫn đến không ít khó khăn, thách thức và vướng mắc nhất định. Để vận dụng và 
phát huy hiệu quả, các trường cần phải tập trung xây dựng mô hình quản trị, quản lý dựa 
trên nguyên tắc hội đồng trường đóng vai trò định hướng, xây dựng chiến lược, chính 
sách; ban giám hiệu quản lý, điều hành hoạt động để đạt được các mục tiêu phát triển bền 
vững với cơ chế kiểm soát quyền lực tại chỗ, thông tin công khai, minh bạch, thực hiện 
nghiêm túc trách nhiệm giải trình. Bên cạnh đó, vì con người là nhân tố quan trọng và 
then chốt nhất trong sự thành công của mọi tổ chức nên nhà trường phải đẩy mạnh quyền 
tự chủ trong tổ chức và nhân sự, chủ động xây dựng, áp dụng chính sách tinh gọn bộ máy 
theo hướng hoạt động hiệu quả, triển khai quy chế đánh giá hiệu quả công việc làm cơ sở 
cho chính sách tiền lương và đãi ngộ, thu hút và giữ chân nhân tài nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục và đào tạo, năng lực nghiên cứu khoa học và chất lượng phục vụ cộng 
đồng, qua đó khẳng định được vị thế và thương hiệu của trường. 
Từ các chính sách của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, 
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện quyền tự chủ đại học quy định tại 
Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai 
xuất hiện một số vấn đề vướng mắc liên quan đến sự không thống nhất giữa các văn bản 
pháp luật để thực hiện cơ chế tự chủ đại học. Ví dụ, theo Luật số 34/2018/QH14 và Nghị 
định số 99/2019/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của trường đại học/đại học gồm: “ 
khoa/trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở 
kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học/đại học”; 
cơ sở GDĐH được “thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của 
pháp luật về doanh nghiệp” và hội đồng trường có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức, 
thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị. Tuy nhiên, vấn đề này gặp khó khăn 
do quy định không rõ tại điểm a, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Tổ 
chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: 
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để 
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”. Hiện nay, đề 
án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Nhà trường vẫn chưa được 
cơ quan có thẩm quyền quyết định. Từ tình hình thực tế này, Nhà trường kính đề nghị 
Quốc Hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ những nội dung chồng chéo, bất cập giữa Luật 
Giáo dục đại học và các văn bản pháp luật khác liên quan; Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn 
thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục y tế công 
lập, đặc biệt là những nội dung liên quan đến cơ chế tự chủ đại học. Về phía Đại học Y 
 141 
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhà trường tiếp tục thực hiện quyền tự chủ đại học quy 
định tại Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi 
Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP trên cơ sở nghiên cứu kỹ để áp 
dụng đúng các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước cũng như trình bày, kiến nghị cơ 
quan có thẩm quyền các giải pháp chủ yếu hoặc đề nghị cơ chế thí điểm đối với một số 
khó khăn, vướng mắc của nhà trường trong quá trình triển khai thực tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo 
dục đại học. 
2. Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012. 
3. Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009. 
4. Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020. 
5. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và 
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công 
lập. 
6. Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện 
chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức 
khỏe nhân dân. 
7. Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài 
chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa 
bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. 
8. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi 
hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 
9. Anderson D. and Johnson R. University autonomy in twenty countries. Department 
of employment, education, training and youth affairs, Canberra (1998). 

File đính kèm:

  • pdftu_chu_dai_hoc_tu_chinh_sach_den_thuc_tien.pdf