Tự chủ Đại học trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam
Từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 16 là thời kỳ hình thành và phát triển các trường
đại học có tính quốc tế ở châu Âu, các trường đại học đã có tác động to lớn trong cải
cách và phá bỏ các trật tự trong trị hà khắc của tôn giáo trung cổ. Đại học trở thành
thế lực thứ ba sau nhà nước và nhà thờ. Đại học truyền thống hoạt động theo kiểu
“Hiệp hội” , là nguyên mẫu về quản lý đại học theo thông lệ, tôn trọng quyền lực
tương ứng với học thuật [1;7].
Tiếp theo nhứng thành công là đến thoái trào , đó là giai đoạn quốc gia hóa
trường đại học với việc xuất hiện các nhà nước dân tộc chiếm dụng thành quả cải cách
và lôi kéo giới học giả trong cuộc chiến tôn giáo.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu ở Anh, lan khắp mọi miền châu Âu
nhưng lại nằm ngoài các trường đại học. Các trường đại học thường bảo tồn các kiến
thức truyền thống. Vào giữa thế kỷ XIX, để đáp ứng nhu câu phát triển cơ giới cả xã
hội về vận dung các kết quả nghiên cứu cảu các nhà khoa học ( lừng danh) và thành
quả của cuộc Các mạng công nghiệp lần thứ nhất, ở Đức và Scotland đã xuất hiện các
trường đại học kiểu mới vừa giảng dạy vừa nghiên cứu. Vua quyết tâm xây dựng
trường Đại học Berlin (1810) là nơi bảo đảm dạng thức cao nhất về tri thức. Wilhelm
von Humboldt là kiến trúc sư của mô hình đại học đó với các nguyên tắc:
- Bao đảm quyền tự chủ nội bộ,
- Tự do học thuật và
- Gắn kết giảng dạy và nghiên cứu khoa học [1;7 ]
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ Đại học trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam
165 TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI Ở VIỆT NAM Trần Ngọc Giao Học viện Quản lý giáo dục 1. Tự chủ đại học- truyền thống và hiên tại 1.1 Tự chủ đại học – môi trường quản lý của truyền thống đại học Từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 16 là thời kỳ hình thành và phát triển các trường đại học có tính quốc tế ở châu Âu, các trường đại học đã có tác động to lớn trong cải cách và phá bỏ các trật tự trong trị hà khắc của tôn giáo trung cổ. Đại học trở thành thế lực thứ ba sau nhà nước và nhà thờ. Đại học truyền thống hoạt động theo kiểu “Hiệp hội” , là nguyên mẫu về quản lý đại học theo thông lệ, tôn trọng quyền lực tương ứng với học thuật [1;7]. Tiếp theo nhứng thành công là đến thoái trào , đó là giai đoạn quốc gia hóa trường đại học với việc xuất hiện các nhà nước dân tộc chiếm dụng thành quả cải cách và lôi kéo giới học giả trong cuộc chiến tôn giáo. Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu ở Anh, lan khắp mọi miền châu Âu nhưng lại nằm ngoài các trường đại học. Các trường đại học thường bảo tồn các kiến thức truyền thống. Vào giữa thế kỷ XIX, để đáp ứng nhu câu phát triển cơ giới cả xã hội về vận dung các kết quả nghiên cứu cảu các nhà khoa học ( lừng danh) và thành quả của cuộc Các mạng công nghiệp lần thứ nhất, ở Đức và Scotland đã xuất hiện các trường đại học kiểu mới vừa giảng dạy vừa nghiên cứu. Vua quyết tâm xây dựng trường Đại học Berlin (1810) là nơi bảo đảm dạng thức cao nhất về tri thức. Wilhelm von Humboldt là kiến trúc sư của mô hình đại học đó với các nguyên tắc: - Bao đảm quyền tự chủ nội bộ, - Tự do học thuật và - Gắn kết giảng dạy và nghiên cứu khoa học [1;7 ] Trường đại học của Đức nhanh chóng khẳng định uy tin và vị thế, khởi nguồn cho sự ra đời và phát triển của mô hình đại học nghiên cứu trong thời đại công nghiệp và có sức lan tỏa lớn ra thế giới bên ngoài. Thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, giáo dục đại học Hoa Kỳ là một nền GDĐH được thế giới ngưỡng mộ, có ảnh hướng không nhỏ đến sự phát triển của đại học ở nhiều quốc gia ( kể cả Việt Nam). Theo Ph. Altbach (2007)[8]: “Nền GDĐH Hoa Kỳ hiện đại được hình thành từ ba mối ảnh hưởng: truyền thống giáo dục khai phóng của Anh quốc, đại học nghiên cứu của Đức và ý tưởng phục vụ được thể hiện bởi các viện đại học được cấp đất ở các bang”. Đại học Hoa kì có các đặc điểm: tính phi tập trung (không có cơ quan chủ quản), tính đại chúng, tính thực tiễn, tính thị trường (tận dụng thế mạnh của thị trường, không phải là phó mặc cho thị trường)[8]. Từ nửa sau của thế kỉ XX, việc chuyển từ GDĐH tinh hoa sang GDĐH đại chúng.GD ĐH ở tất cả các quốc gia chịu sự tác đông sâu sắc của xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và truyền thông. Trước các áp lực về sự bùng nỏ sỹ số, áp lực tài chính và để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế tri 166 thức và nhu cầu dịch vụ hết sức phức tạp của đội ngũ lao động tri thức, các trường đại học phải thích ứng và tìm con đường để đáp ứng kịp thời. Để cung ứng nhanh hớp các yêu cầu trong một xã hội chuyển biến quá nhanh, GD ĐH cần sự linh hoạt và tính mềm dẻo, những điều dó liên quan chặt ché với quyền tự do học thuật và sự chủ động của GD ĐH. Quản trị đại học theo tinh thần tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội ( trách nhiệm giả trình) là sự tiếp nối tất yếu. 1.2 Quản lý cung ứng dịch vụ công trong các nền kinh tế chuyển đổi Khi WTO đã hính thức mở cửa cho dịch vụ giáo dục, đặc biệt là dịch vụ GD ĐH đi vào thị trường (và không còn con đường quay lại), các nước có nền kinh tế chuyển đổi gặp ít nhiều mơ hồ trong quản lý cung cấp dịch vụ công trong đó có dịch vụ GD ĐT trong cơ chế thị trường. Sự phức tạp đa dạng đến mức căng thẳng là đặc điểm của quản lý cung cấp dịch vụ công ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi thể hiện qua các cuộc khảo sát, thảo luận về cải cách hành chính và cung ứng dịch vụ công (trong đó có dịch vụ giáo dục đào tạo) ở Trung, Đông Âu và một số quốc gia. Trong khuôn khổ chung của lý thuyết xã hội với tư tưởng biện chứng, Osborne và Gaebler. Osborne và Gaebler [9; 6], đã tổng kết thành mười nguyên tắc. Mười nguyên tắc Một cách quan niệm đã được chấp nhận khá rộng rãi ở châu Âu về quản lý công và cung cấp dịch vụ công. Lý thuyết xã hội áp dụng chung cho bộ máy quan liêu, nhà nước, và hành chính đang tồn tại trong thực tế của nền kinh tế chuyển đổi, quản lý cung cấp dịch vụ công cần tuân thủ một tập hợp các nguyên tắc hoạt động mang tính phổ quát. (1) Nguyên tắc đầu tiên, Chính phủ có trách nhiệm "chỉ đạo" cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các vấn đề công cộng, trong đó phản ánh một quan niệm rằng Chính phủ không nhất thiết phải được trực tiếp tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công. (2) Nguyên tắc thứ hai, Chính phủ phải "thuộc sở hữu cộng đồng" và vai trò của Chính phủ là trao quyền cho công dân và cộng đồng để thực hiện quyền tự quản. Quan niệm này ngược lại với quan niệm rằng các công dân chỉ là người nhận các dịch ... hân công, trao quyền tự chủ cao hơn cho nhà trường không phải bao giờ cũng rõ ràng thông tỏ, khi phải lựa chọn trong các tình huống thiếu rõ ràng thì "thay đổi thói 169 quen, chạm vào trái tim, và chiến thắng trong tâm trí " lại là cách xử lý suôn sẻ nhất. Chẳng hạn, việc bổ nhiệm chức danh cho giảng viên, thức tế khá phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới việc đó là của trường đại học, nhưng ở nước ta (vì nhiều lý do mà có khi người viết cũng chưa rõ) Hội đông chức danh nhà nước đang nắm quyền chỉ đạo ở công đoạn quan trọng, dù trong bổi cảnh được giao quyền tự chủ nhiều hơn hay viện lý do theo thông lệ quốc tế, trường ĐH nào cung tự quyết phong hết các chức danh , tình hình sẽ đi đên đâu?, được gắn chức danh không chỉ là danh xưng, còn vị trí việc làm, lương thưởng, và những thứ khác mà nhà nước đang quy định. Dù được giao quyền tự chủ về chuyên môn, tổ chức nhân sự, và tài chính thì chức năng trọng yếu của GD ĐH vẫn là: (i) Đáp ứng nhu cầu và khao khát chiếm lĩnh tri thức của mỗi ngưới để họ tự khai thác và cống hiến cho xã hội; (ii) Cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động chuyên nghiệp, cần thiết cho sự tăng trưởng,giàu mạnh của một nền kinh tế; (iii) Khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, góp ý về đường lối chính sách của nhà nước;(iv) Thu thập,sáng tạo ra tri thức qua nghiên cứu và chuyển giao đến xã hội[8]. Như vậy, dù trong cơ chế và hoàn cảnh nào, tự chủ không có nghĩa là phó mặc, nhà nước phải cam kết và thực hiện cam kết đầu tư, huy động các nguồn lực và các lực lượng xã hội cho phát triển giáo dục đại học. 2. Tự chủ đại học Việt Nam – thực tế và các thách thức 2.1. Thực tế về chủ trương và các quy định So với lịch sử phát triển GD ĐH thế giới, tiên trình xây dựng và phát triển GD ĐH Việt Nam (theo mô hình lan tỏa từ phương Tây như hiện nay) quả là còn ngắn ngủi nhưng trải qua những tác động to lớn của bối cảnh. Trải qua chiến tranh, đất nước thống nhất, những tưởng sẽ an bình xây dựng lại đất nước và phát triển GD ĐH, nhưng ngay sau đó nước ta phải chịu đựng sự khủng khoảng trầm trọng về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng (chiến tranh biên giới). Tác động thì có nhiều, riêng với giới đại học thì quá băn khoăn (có khi đến mức xót xa) khi miếng cơm manh áo đã níu kéo, deo dẳng và rất nhiều năm về sau nhiều giảng viên đại học vẫn chưa thể thể hiện đúng diện mạo và tính chủ động của trí thức, nhiều trường Đại học cũng chưa lấy lại được vị thế và khả năng tự chủ của mình. Đất nước đổi mới đã đem lại sức sống mới, đời sống nhân dân, diện mạo và vị thế đất nước không ngừng được nâng cao. Đổi mới cơ chế quản lý, sự tăng trưởng vè kinh tế đã có những tác động quyết định đến quản lý va phát triển giáo dục đại học. Mở đầu là hội nghị GD ĐH Nha Trang ( 1987), đổi mới đào tạo đại học những năm chín mươi của thế kỉ XX, vấn đề giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các cơ sở GD ĐT được luật hóa .Những bước đi đó đã khẳng định sự phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của GD ĐH Việt Nam. Sau những cố gắng bền bỉ, thành tựu có nhiều, tuy nhiên trong qua trình lựa chọn quyết định và triển khai chính sách, có thể chăng trong suy tư, ở một vài chỗ, cũng cần dừng lại để ngẫm nghĩ thêm. Chẳng hạn, đầu thời kì đổi mới, Khoán 10 trong nông nghiệp đã tạo ra khâu đột phá trong đổi mới và phát triển kinh tế. Nhiều giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hy vọng sẽ có một Nghị định của Chính phủ tạo ra khâu đột phá về Giáo duc đào tạo ‘kiểu’ Khoán 10 trong nông nghiệp. Sau hàng chục năm tìm kiếm khảo sát, Nghị định 10/2002/NĐ-CP về việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp đến là các Nghị định khác nói về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp ra đời. Kết quả triển khai cũng đã tạo được một số chuyển biến về giáo dục đào tạo nhưng chưa được như mong đợi, và chưa thể tạo ra khâu đột phá. Gần đây có một số 170 sáng kiến vận dụng các cơ chế quản lý kinh tế cho quản lý giáo dục nhưng không tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Như vậy , trong quản lý về giáo dục đào tạo, cơ chế là quan trọng nhưng khác với cơ chế kinh tế, cơ chế trong giáo dục phải được đặt trên nền của chính sách nhân văn sâu sắc mới hy vọng đi đời sống giáo dục đào tạo. Vấn đề tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GD ĐT đã được đề cập theo xu hướng ngày càng cụ thể hơn trong các Luật Giáo dục ( 2005, 2009, 2019) và Luật giáo dục đại học ( 2012, 2018). Tăng cường tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có các cơ sở GD ĐH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 19-NQ/TW(2017) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, coi đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Nghị quyết 19/NQ-TW cũng chỉ ra cần phải sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo và pháp luật có liên quan, đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với việc quản lý đơn vị sự nghiệp công lập và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW. Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã rà soát sửa đổi các quy định, trình Quốc hội sửa đổi bổ sung và đã thông qua như: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (2018); Luật Đầu tư công (2019); Luật Giáo dục (2019); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm (2019) Luật Giáo dục đại học(2018) được sửa đổi theo hướng trao quyền tự chủ cao hơn về cho cơ sở giáo dục đại học bao gồm: quyền tự chủ về học thuật, quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; quyền tự chủ về tài chính và tài sản. Cụ thể, Điều 32 quy định : - Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật. - Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật. - Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên, Luật Giáo dục đại học (sửa đổi 2018) cho phép hội đồng trường, hội đồng đại học tự quyết định việc sử dụng nguồn tài chính là nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi 171 hoạt động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Luật đầu tư công(2019) chỉ rõ: Chính phủ sẽ quy định phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị. 2.2 Một số khó khăn thác thức - Theo Luật Giáo dục đại học, Hội đồng trường là một mắt xích quan trọng trong việc xác lập quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình. Cho đến hiện nay trên thực tế, vị thế và tác động thực sự của Hội đồng trường trước các quyết định và hoạt đông quản lý trong môi trường tự chủ ở phần lớn các trường đại học chưa được xác lập tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được quy định. Tâm lý, thói quen của quản lý theo kiểu chế độ thủ trưởng, việc xây dựng mối quan hệ đủ rõ ràng trong hoạt động lãnh đạo quản lý giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng (cùng bộ máy quản lý) còn gặp khó khăn. - Ai đã từng trực tiếp tham gia quản lý thu chi tài chính trong các hoạt động ở trương đại học dều đã được chứng kiến sự phức tạp đến mức khó hình dung trước các yêu cầu và các quy định kế toán, kiểm toán , phí, giá (dịch vụ sự nghiệp), đầu tư, xây dựng, sữa chữa, đấu thầu, mua sắm, (dó là danh sách bao gồm vô vàn các khoản mục với các quy định khác nhau). Vấn đề tự chủ tài chính còn vấp phải khá nhiều trở ngaị, hiện tại vẫn còn nhiều quy định cũ; chồng chéo, “cản trở” quyền tự chủ của các nhà trường: - Tự chủ tài chính liên quan đến chất lượng, hiệu quả, liên quan đến thu chi tài chính, thu chi tài chính liên quan đến việc định giá sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học và định giá dịch vụ giáo dục đào tạo không thể là việc dẽ dàng như định giá sản phẩm của các doanh nghiệp. Tinh thần áp dụng mô hình quản trị như doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học là như thế nào vẫn la vấn đề cần được cụ thể hóa để bảo đảm tính khả thi khi Luật Doanh nghiệp chưa sửa đổi. - Việc xác định lại nguồn vốn đầu tư của các đơn vị sự nghiệp công lập liên quan đến việc phân loại nguồn vốn, nguồn trích lập quỹ, tiếp nhận biếu tặngtrên các văn bản hiện hành sự phân loại chưa đủ cụ thể đến mức cần thiết để chủ động đầu tư, chi tiêu đầu tư. Luật Kế toán và những quy định về kế toán, kiểm toán vẫn phải áp dụng theo quy định đã ban hành. Luật Đấu thầu còn phức tạp, có nhiều điều kiện ràng buộc có chỗ mâu thuẫn với tinh tự chủ mà Luật Giáo dục đại học ( 2018) quy định. 3. Một số số đề nghị Trong điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ công, dịch vụ giáo dục đào tạo trong một nền kinh tế chuyển đổi, những vấn đề liên quan có thể chưa rõ ràng như các trường đại học của các quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời vấn đề tự chủ đại học chắc chắn phải tiếp tục từng bước hoàn thiện. Chung tôi xin phép đề nghị : (1) Để thực hiện chủ trương của Đảng và các luật định, quy định của Nhà nước về vấn đề tự chủ đại học, để tạo sự đồng bộ, khả thi Nghị quyết số 19/NQ-TW yêu cầu các bộ, ngành liên quan điều chỉnh nhiều quy định của pháp luật hiện hành cho phù hợp với chủ trương, đường hướng, mục tiêu và các giải pháp. Trao quyền tự chủ đại học có mục tiêu cốt yêu là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đại học, bởi vậy khi điều chỉnh, bổ sung các quy định cần phải căn cứ vao tiêu chuẩn tiêu 172 chi hoạt động của trường đại học, cụ thể hơn là quá trình rà soát chỉnh sửa bổ sung trước hết cần có sự tham khảo thích đáng, đối chiếu cẩn thận với bộ tiêu chuẩn tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học. (2) Việc định giá, lượng giá sản phẩm của các hoạt động giáo dục đại học liên quan đến chất lượng hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, đó là việc quá khó khăn. Để đạt được kết quá có thể chấp nhận được cần phải tăng cường việc so sánh, đối sánh chất lượng hiệu quả hoạt động giữa các trường đại học trong nước, trong vùng và quốc tế. (3) Khẩn trương điều chỉnh các quy định của pháp luật và ngay cả khi các quy định đã điều điều chỉnh cũng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa đánh giá, kiểm toán chất lượng và đánh giá kiểm toán tài chính. (4) Khi giải quyết các tình huống có vẻ bất thường trong giáo dục đào tạo thì linh cảm, trực cảm về đung, sai vẫn hết sức quan trọng bởi vậy khi nhìn nhận và quyết định liên quan đến vấn đề tự chủ đại học cần biết "thay đổi thói quen, chạm vào trái tim, và chiến thắng trong tâm trí " (5) Để thực hiện vai trò tự chủ, khi ban hành các quyết định quản lý cần coi trọng vai trò của cộng đồng học giả, có sự tham gia của giảng viên, cán bộ quản lý và các bên liên quan. (6) Để đổi mới quản trị theo hướng tự chủ, Hội đồng Trường đại học cần khảng định dúng vai trờ vị trí theo luật định. Cụ thể đề nghị Hội đồng các trường đại học thực hiện các công việc sau : (i) Xác lập cơ chế quản trị, xây dựng quy định và quy trình ra quyết định, giám sát , đánh giá những vấn đề lớn; cơ chế làm việc của Hội đồng trường đại học; (ii) Phát huy quyền tự do học thuật (chịu trách nhiện tập thể về tự do học thuật) (iii) Xây dựng quan hệ phối hợp mới: quan hệ giữa Đảng ủy- Hội Đồng trường- Hiệu trưởng (và bộ máy quản lý); quan hệ nội bộ trung trường đại học, giữa nhà trường và cơ quan quản lý ; giữa nhà trường với các bên liên quan (iv) Xây dựng cơ chế bảo đảm chất lượngtheo các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học (v) Xây dựng cơ chế giải trình khi thực thi quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm quyên hạn đến đâu cần giải trình đến đó. Giải trình với nội bộ nhà trường, với cơ quan quản lý, với các bên liên quan trong đó yêu cầu giải trình chất lượng kết quả đầu ra là quan trọng nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ASHE Reader Series (1997), The History of Higher Education , Simon & Schuster Custom Publishing. 2. Chính phủ Nước XHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW 3. Chính phủ Nước XHXHCN Việt Nam, Nghị định 16/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập 173 4. Đảng CS Việt Nam- Ban chấp hành Trung ương Đảng(2017), Nghị quyết số 19- NQ/TWvề tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập 5. David Y. Miller and William N. Dunn (2010); A critical theory of New Public Managment, Graduate School of Public and International Affairs and Macedonia Graduate Center for Public Policy and Manage 6. Dunn, W.N. 2004. Public Policy Analysis. 3rd ed. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. 7. Lâm Quang Thiệp và Phạm Thành Nghị, Nghiệp vụ sư phạm đại học, NXB Giáo dục Việt Nam 8. Lâm Quang Thiệp, D. B. Johnstone, Ph. Altbach (2007), Giáo dục đại học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục. 9. OECD, (1999),.European Principles for Public Administration, SIGMA Papers 27, OECD Publishing 10. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2010), Giải pháp bồi dưỡng Hiệu trưởng và CBQL trường phổ thông, Học viện Quản lý giáo dục 11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2018), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Giáo dục 13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Đầu tư công 14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2013) Luật Đấu thầu 15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Cán bộ, công chức 16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Viên chức năm 2019
File đính kèm:
- tu_chu_dai_hoc_trong_nen_kinh_te_chuyen_doi_o_viet_nam.pdf