Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ

Tự chủ đại học là điều kiện giúp các cơ sở giáo dục đại học (GDDH) vận hành

tốt hơn khi các trường được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để

các trường đại học đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động, đồng thời

cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH, tạo điều kiện để đa dạng hóa các

hoạt động giáo dục. Vì thế, xu hướng chung trên thế giới hiện nay là “chuyển dịch dần

từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ Nhà

nước kiểm soát (state control) sang Nhà nước giám sát (state supervison)”[1]. Do đó

tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên

tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Việc trao quyền tự chủ cho các cơ

sở giáo dục đại học là xu Việt Nam hiện nay. Điều 32, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

(2018) khẳng định: “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm

giải trình theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm

tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học”[2]. Tuy vậy, đã 8 năm

trôi qua kể từ khi Luật Giáo dục Đại học ban hành đến nay thì kết quả tự chủ đại học

của Việt Nam đạt được vẫn còn rất khiêm tốn và không tránh khỏi những khó khăn,

vướng mắc nhất là ở các trường đại học địa phương (ĐHĐP). Trên cơ sở tìm hiểu việc

tự chủ ở một số trường đại học trên thế giới và thực trạng triển khai tự chủ trong giáo

dục đại học ở Việt Nam thời gian qua chúng tôi phân tích những kết quả đã đạt được

và những khó khăn thách thức đặt ra đối với các trường đại học ở nước ta nhất là các

trường đại học địa phương trên lộ trình triển khai việc tự chủ đại học đề xuất một số

giải pháp để tiếp tục triển khai việc tự chủ ở các trường ĐHĐP nói chung và trường

Đại học Quảng Bình nói riêng trong thời gian tới.

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 1

Trang 1

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 2

Trang 2

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 3

Trang 3

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 4

Trang 4

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 5

Trang 5

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 6

Trang 6

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 7

Trang 7

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 8

Trang 8

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 9

Trang 9

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 03/01/2022 6700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ

Tự chủ Đại học ở các trường Đại học địa phương: Những khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ
 401 
TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG: 
NHỮNG KHÓ KHĂN - THÁCH THỨC VÀ LỘ TRÌNH TIẾN TỚI TỰ CHỦ 
Nguyễn Đức Vượng 
Lê Trọng Đại 
Trường Đại học Quảng Bình 
TÓM TẮT: 
Trên cơ sở xem xét việc tự chủ trong giáo dục đại học một số nước trên thế giới 
và thực trạng triển khai tự chủ trong giáo dục đại học ở Việt Nam thời gian qua; nhóm 
tác giả phân tích những khó khăn - thách thức đặt ra đối với các trường đại học địa 
phương Việt Nam trên lộ trình triển khai việc tự chủ đại học. Trong bài viết này nhóm 
tác giả đề xuất một số giải pháp để tiếp tục triển khai việc tự chủ giáo dục đại học ở 
các trường đại học địa phương nói chungvà trường Đại học Quảng Bình nói riêngtrong 
thời gian tới. 
Từ Khóa: Tự chủ, khó khăn, thách thức, giải pháp, lộ trình. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tự chủ đại học là điều kiện giúp các cơ sở giáo dục đại học (GDDH) vận hành 
tốt hơn khi các trường được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để 
các trường đại học đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động, đồng thời 
cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH, tạo điều kiện để đa dạng hóa các 
hoạt động giáo dục. Vì thế, xu hướng chung trên thế giới hiện nay là “chuyển dịch dần 
từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ Nhà 
nước kiểm soát (state control) sang Nhà nước giám sát (state supervison)”[1]. Do đó 
tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên 
tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Việc trao quyền tự chủ cho các cơ 
sở giáo dục đại học là xu Việt Nam hiện nay. Điều 32, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 
(2018) khẳng định: “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm 
giải trình theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm 
tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học”[2]. Tuy vậy, đã 8 năm 
trôi qua kể từ khi Luật Giáo dục Đại học ban hành đến nay thì kết quả tự chủ đại học 
của Việt Nam đạt được vẫn còn rất khiêm tốn và không tránh khỏi những khó khăn, 
vướng mắc nhất là ở các trường đại học địa phương (ĐHĐP). Trên cơ sở tìm hiểu việc 
tự chủ ở một số trường đại học trên thế giới và thực trạng triển khai tự chủ trong giáo 
dục đại học ở Việt Nam thời gian qua chúng tôi phân tích những kết quả đã đạt được 
và những khó khăn thách thức đặt ra đối với các trường đại học ở nước ta nhất là các 
trường đại học địa phương trên lộ trình triển khai việc tự chủ đại học đề xuất một số 
giải pháp để tiếp tục triển khai việc tự chủ ở các trường ĐHĐP nói chung và trường 
Đại học Quảng Bình nói riêng trong thời gian tới. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Việc tự chủ trong giáo dục ĐH một số nước trên thế giới 
Thái Lan bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ đại học từ năm 1992 và tất cả các 
trường đại học ở Thái Lan đều được quyền tự chủ rất lớn. Mặc dù được xem là đại học 
 402 
tự chủ nhưng các trường đại học ở Thái Lan vẫn được nhận một khoản trợ cấp nhất 
định của Nhà nước, song các trường được hoạt động bên ngoài bộ máy hành chính của 
Chính phủ và được Bộ Giáo dục& Đào tạo giám sát. Trường được quyền tự do xác 
định mức lương của cán bộ giảng viên, nhân viên và tự quuyết về nhân sự. Mục tiêu 
của chính sách này là giúp các trường đại học tăng hiệu quả trong việc sử dụng tài 
chính và quản lý trường (Wasan Kanchanamukda, 2013). Khi thực hiện tự chủ đại học, 
Chính phủ Thái Lan gặp 2 mâu thuẫn đó là tăng chất lượng giáo dục và giảm học phí 
trong các trường đại học. 
Nhật Bản thông qua Đạo luật Hiệp hội Đại học Quốc gia năm 2003 trao quyền 
tự chủ về mặt pháp lý cho tất cả các trường đại học với quyền lực nhiều hơn cho Giám 
đốc/Hiệu trưởng và Ban quản trị trường. Theo thông tin từ nghiên cứu của giáo sư 
Nguyễn Đình Đức (2018) thì sau khi thực hiện tự chủ, cơ cấu thu nhập của trường đại 
học có sự thay đổi tích cực. Ngân sách hỗ trợ hoạt động thường chiếm 33% (trước tự 
chủ 50%); Tuy nhiên, tổng nguồn thu của các trường vẫn tăng lên do nguồn thu từ 
nghiên cứu khoa học tăng đáng kể [3]. 
Năm 1985, Trung Quốc bắt đầu triển khai quyền tự chủ tài chính của các trường 
đại học. Tuy nhà nước vẫn cấp ngân sách cho các trường đại học nhưng ngân sách hỗ 
trợ chi thường xuyên giảm đi và có sự khác biệt giữa các trường. Chính phủ Trung 
Quốc đầu tư có lựa chọn, ưu tiên thúc đẩy trường đạt đẳng cấp quốc tế. Theo đó các 
trường đại học ở Trung Quốc được tự quyết định học phí. Mức học phí do nhà trường 
xác định theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa Nhà nước, nhà trường, người học và 
không đồng nhất giữa các vùng, các trường và các ngành học. 
Bên cạnh việc các nước ở các khu vực khác nhau có mức độ tự chủ đại học 
khác nhau, ở trong cùng một quốc gia, mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học 
(GDĐH) có thể cũng rất khác nhau tùy theo tính chất, chất lượng của các cơ sở GDĐH 
đó. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (WB) năm 2008, trên thế giới có 4 mô hình 
quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau gồm: 
(1).  ... n sinh thường phải mất vài năm và khi đó tình hình đội ngũ, 
nhu cầu xã hội đã có những thay đổi nhất định. 
+ Khó khăn - thách thức trong công tác quản trị nhân sự 
Với bất kỳ trường đại học nào thì trình độ của đội ngũ giảng viên luôn giữ vai 
trò rất quan trọng; nó quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học làm nên 
thương hiệu của nhà trường. Vì các trường đại học địa phương trong giai đoạn đầu, đội 
ngũ giảng viên có trình độ tiến sỹ vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Khi Luật Giáo dục Đại học ra 
đời và có hiệu lực, các trường ĐHĐP đều đẩy mạnh việc thu hút tuyển dụng giảng 
viên có trình độ cao về công tác, mặt khác các trường đều ban hành những quy định và 
tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao trình độ bằng cách đi học sau đại học để lấy 
bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Các ĐHĐP cũng đề nghị với lãnh đạo tỉnh, thành phố nơi trường 
đóng ban hành chính sách thu hút nhân tài để khuyến khích các cán bộ khoa học có 
trình độ cao về trường địa phương công tác hoặc hỗ trợ các giảng viên của trường đi 
đào tạo nâng cao trình độ. Tuy vậy thông thường chính sách thu hút nhân tài của địa 
phương và chính sách hỗ trợ của các trường ĐHĐP cũng không đủ sức hấp dẫn để các 
nhà khoa học trình độ cao rời các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của trung 
ương về địa phương công tác. Vì thế cách thu hút này gần như không mang lại kết quả 
đáng kể. Do đó các trường ĐHĐP chủ yếu dựa vào con đường khuyến khích các giảng 
viên của trường mình đi nâng cao trình độ. Con đường này đã giúp các trường cải 
thiện đáng kể trình độ của giảng viên. Tuy nhiên các trường đại học địa phương mới 
 407 
gần như phổ cập được trình độ thạc sỹ còn số lượng tiến sỹ chỉ mới đạt khoảng 10 -
20%, số lượng phó giáo sư, giáo sư lại càng ít. Mặt khác trong số các nghiên cứu sinh, 
sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ mặc dù được trường và tỉnh hỗ trợ kinh phí 
trong thời gian học tập, nghiên cứu nhưng khi tốt nghiệp thì khoảng 30% không về lại 
cơ sở cử đi đào tạo mà có xu hướng xin chuyển công tác đến các trường đại học lớn, 
hoặc các cơ quan thuộc các thành phố lớn; mặc dù họ buộc phải bồi hoàn kinh phí 
được hỗ trợ trong quá trình đi đào tạo nâng cao trình độ. Những tiến sỹ mới bảo vệ 
xong đã xin chuyển công tác bởi vì họ được cơ sở mới tiếp nhận với chính sách đãi 
ngộ cao hơn rất nhiều về lương và khoản hỗ trợ thu hút để họ có thừa kinh phí bồi 
hoàn khoản hỗ trợ của địa phương và trường cũ cấp cho giảng viên mà họ thu hút. Một 
số tiến sỹ trẻ mới đào tạo từ nước ngoài về trường theo chính sách thu hút nhân tài qua 
một thời gian công tác họ thấy thu nhập thấp, tuyển sinh khó khăn, điều kiện cơ sở vật 
chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu nhỏ bé phần lớn cũng tìm cách chuyển đến các 
trường đại học lớn. Như vậy ở các trường ĐHĐP tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ 
trở lên vốn đã thấp lại còn bị chảy máu chất xám do đó vấn đề chất lượng đội ngũ 
giảng viên vẫn luôn là bài toán hóc búa đối với các nhà quản lý. Đây cũng là khó khăn 
-thách thức mà hầu hết các trường đại học địa phương đang phải đối mặt. 
+ Khó khăn - thách thức trong lĩnh vực tài chính 
Vì các trường ĐHĐP đều do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý về nhân 
sự, đầu tư cơ sở vật chất, cấp ngân sách trả lương cho đội ngũ, cấp học phí đào tạo các 
ngành sư phạm. Tuy vậy ngân sách của đa số các địa phương đều rất eo hẹp vì phải xin 
hỗ trợ của trung ương (tính đến năm 2016 cả nước chỉ có 13/63 tỉnh thành tự cân đối 
được ngân sách). Ở Đại học Quảng Bình, UBND tỉnh cấp ngân sách cho đào tạo các 
ngành sư phạm nhưng chỉ đáp ứng mức 60% kinh phí theo qui định (đây cũng là tỷ lệ 
ngân sách trung ương cấp cho Tỉnh), do đó nhà trường phải tự bù đắp 40% chi phí đào 
tạo trong khi sinh viên sư phạm được miễn học phí, vì thế nhà trường không thể thu 
học phí để bù đắp thiếu hụt kinh phí đào tạo. Đối với các ngành ngoài sư phạm Nhà 
trường được phép thu học phí nhưng UBND tỉnh khống chế trần mức thu học phí. Với 
nhóm ngành: Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản: 260.700 dồng/tín chi/ 
1 sinh viên (từ năm học 2020 - 2021); Với nhóm ngành: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật 
công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch: 311.100 đồng/tín chỉ/ 1 
sinh viên. Với mức học phí này việc đảm bảo các hoạt động đào tạo và nghiên cứu 
khoa học trong hoàn cảnh hiện nay là rất khó khăn. Đó là chưa tính đến số lượng sinh 
viên nhập học thường rất ít. Với số lượng sinh viên ít nên kinh phí gần như chỉ đủ 
dành cho dạy và học, phần dành cho nghiên cứu khoa học và đầu tư cơ sở vật chất gần 
như không đáng là bao. Mặt khác những năm gần đây do số lượng tuyển sinh giảm sút 
dẫn tới nguồn thu từ học phí của trường giảm nên để duy trì hoạt động đào tạo, nghiên 
cứu khoa học, đầu tư cơ vật chất và trả lương cho cán bộ giảng viên, nhân viên đã và 
đang trở thành bài toán khó đối với lãnh đạo nhà trường. 
+ Khó khăn trên phương diện cơ chế, chính sách 
Mặc dù Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 
2020, nhưng các văn bản hướng đẫn thi hành vẫn chưa được ban hành đầy đủ thậm chí 
một số văn bản luật thiếu đồng bộ nên việc triển khai của các trường đại học đều gặp 
phải những khó khăn nhất định. Theo tiến sỹ Lê Đình Thăng: “Các trường đại học 
công lập tuy đã được giao tự chủ song trên thực tế hoạt động vẫn đang tuân thủ và là 
đối tượng điều chỉnh của nhiều Luật như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật 
Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Xây dựng, Luật Viên chức và các luật về Thuế, tài 
 408 
chính, các Nghị định của Chính phủ Vì vậy, các trường đại học công lập cho rằng 
cơ sở pháp lý về tự chủ đại học là chưa vững chắc, thiếu đồng bộ, hệ thống pháp luật 
vẫn có những quy định chưa phù hợp với quá trình vận hành nên quá trình tự chủ 
nhiều lúc vẫn mang tính hình thức. Các văn bản quy phạm liên quan hầu như không có 
các điều kiện cụ thể hóa được các nội dung tự chủ đại học, đặc biệt là chưa quy định 
được điều kiện để giao quyền tự chủ (việc giao quyền tự chủ cho các trường chỉ dựa 
vào đề án của trường, không có quy định chung về tiêu chí tự chủ)”[5]. 
Chúng tôi thấy rằng qui định về kiểm định chất lượng các trường đại học là cần 
thiết, hơn nữa chu kỳ cứ 5 năm kiểm định một lần cũng là một gánh nặng đối với các 
trường ĐHĐP. Bởi vì chi phí cho một đợt kiểm định chất lượng bằng đánh giá ngoài 
sẽ tiêu tốn của trường trên 2 tỷ đồng trong hoàn cảnh tuyển sinh khó khăn. 
2.3.2. Giải pháp khắc phục khó khăn - thách thức và lộ trình tiến tới tự chủ 
của các trường đại học địa phương 
+ Nhóm giải pháp giải quyết khóa khăn - thách thức về tuyển sinh 
Giải quyết khó khăn thách thức này các trường đại học phải cùng lúc tiến hành 
một nhóm giải pháp cụ thể sau đây: 
- Trường thành lập 1 bộ phận chuyên trách, có nhiệm vụ truyền thông tuyển 
sinh quanh năm. Bộ phận này được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu. 
Bộ phận truyền thông tuyển sinh có nhiệm vụ xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch 
truyền thông tuyển sinh tổng thể theo từng năm và kế hoạch truyền thông cụ thể từng 
tháng. Ngoài thành phần cứng thì bộ phận truyền thông tuyển sinh phải có sự tham gia 
của cán bộ làm nhiệm truyền thông tuyển sinh của phòng Đào tạo, phòng Công tác 
sinh viên, phòng Khoa học đối ngoại và cán bộ được phân công làm nhiệm vụ truyền 
thông tuyển sinh của các khoa (bộ môn) có ngành đào tạo có chỉ tiêu tuyển sinh. 
- Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên của nhà 
trường tham gia truyền thông tuyển sinh. Trường có các biện pháp để mỗi cán bộ, 
giảng viên, nhân viên và sinh viên coi truyền thông tuyển sinh là nhiệm vụ, trách 
nhiệm của bản thân, để họ tích cực, tự giác tham gia công tác truyền thông bằng mọi 
cách mà họ có thể. 
+ Giải pháp giải quyết khóa khăn trong việc mở mã ngành đào tạo mới 
Trường Đại học được chủ động xây dựng hồ sơ mở mã ngành đào tạo mới và tự 
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mở mã ngành mới này khi trường đại học đã 
đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đề ra. Bộ Giáo dục & Đào 
tạo sẽ tiến hành công tác kiểm tra khi các trường bắt đầu triển khai kế hoạch đào tạọ 
ngành học mới vừa tuyển sinh khóa đầu tiên. Đây là cách rút ngắn thời gian làm thủ 
tục mở mã ngành và đơn giản hóa quy trình xét duyệt, cấp phép. 
+ Nhóm giải pháp giải quyết khóa khăn trong công tác quản trị nhân sự 
Để có độ ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao đảm bảo các điều kiện về tuyển 
sinh, mở mã ngành đào tạo mới, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, các trường ĐHĐP 
phải xây dựng được kế khoạch có tính chiến lược và kế hoạch cụ thể của từng giai 
đoạn. Các trường ĐHĐP đều phải chịu sự quản lý về nhân sự của Đảng và chính 
quyền địa phương do đó cấp ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền địa phương (cấp tỉnh, 
thành phố) hỗ trợ trường bằng chính sách thu hút nhân tài đủ hấp dẫn các giảng viên 
 409 
trẻ là thạc sỹ, tiến sỹ tốt nghiệp xuất sắc ở trong nước và nước ngoài xung phong về 
trường công tác. 
Những ngành nghề đào tạo thuộc diện cần thiết đối với chiến lược phát triển 
kinh tế xã hội của địa phương thì chính quyền địa phương cần có cơ chế chính sách 
riêng để thu hút các cán bộ giảng viên có trình độ tiến sỹ về trường ĐHĐP làm cán bộ 
giảng dạy. 
+ Nhóm giải pháp giải quyết khó khăn trong công tác tài chính 
 Hiện nay các trường đại học công lập được trao quyền tự chủ về tài chính ở 
một mức độ nhất định (trường ĐHĐP cũng được phép lập kế hoạch tài chính và tự 
quyết định việc thu chi, được ban hành qui chế chi tiêu nội bộ, quy định mức học phí 
đào tạo tùy theo loại hình) tuy vậy UBND Tỉnh (Thành phố) vẫn khống chế trần thu 
học phí của trường ĐHĐP rất thấp. Chúng tôi cho rằng để nhà trường tự chủ về tài 
chính thì Tỉnh phải xóa bỏ quy định trên và cho phép trường đại học tự xác định mức 
thu học phí đảm bảo các hoạt động học thuật, bổ sung sửa chữa thiết bị dạy học và có 
phần hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho cán bộ giảng viên. 
Mặc dù trao quyền tự chủ gần như hoàn toàn cho các trường đại học nhưng các 
tỉnh (thành phố) có trường ĐHĐP và Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn cần hỗ trợ kinh phí 
cho nhà trường khi xét thấy nguồn thu của nhà trường không đáp ứng đủ nhu cầu chi 
cho các hoạt động (nhất là kinh phí bổ sung hoặc cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và 
kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học của nhà trường). 
+ Nhóm giải pháp giải quyết khó khăn về cơ chế, chính sách 
Trong thời gian tới chúng tôi cho rằng cần thống nhất một đầu mới quản lý lĩnh 
vực chuyên môn của trường đại học đó là Bộ Giáo dục & Đào tạo nhưng chủ yếu Bộ 
giữ vai trò cơ quan giám sát. Những lĩnh vực còn lại thì trao quyền tự chủ hoàn toàn 
cho trường đại học. Riêng các trường ĐHĐP, thì lĩnh vực nhân sự do địa phương trực 
tiếp giám sát. Mặt khác, nhà nước cần xóa bỏ những nội dung chồng chéo trong các 
văn bản luật và dưới luật. 
Trên lĩnh vực khoa học & công nghệ chính quyền địa phương nên có cơ chế 
dành ưu tiên cho trường ĐHĐP trong việc phê duyệt, phân bổ hoặc đặt hàng các đề tài 
khoa học, dự án nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh 
tế - xã hội của địa phương. 
+ Lộ trình tự chủ dành cho các trường ĐHĐP 
Căn cứ thực tế của các trường ĐHDP, Bộ Giáo dục & Đào tạo nên có lộ trình tự 
chủ dành riêng cho các trường ĐHĐP. Chúng tôi xin mạo muội phác thảo một lộ trình 
tự chủ cho các trường ĐHĐP như sau: 
Về lộ trình tổng thể: các trường ĐHĐP triển khai tự chủ từng bước và tiến tới tự 
chủ toàn diện trong 10 năm (2021 - 2030), chia làm 2 giai đoạn. Trong 5 năm đầu 
(2021 - 2025) các trường triển khai việc tự chủ về học thuật, nhân sự, tuyển sinh, quản 
lý sinh viên và trong 5 năm cuối (2026 - 2030) tự chủ về tài chính. 
Về lộ trình cụ thể: 
Trong giai đoạn 1 (2021 - 2025) thực hiện tự chủ về học thuật, nhân sự, tuyển 
sinh, quản lý sinh viên với các bước 
 410 
Bước 1: xây dựng các chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng được đánh giá 
kiểm định chất lượng một cách khách quan. 
Bước 2: Hình thành các quy chế, cơ chế phù hợp với việc tự chủ của trường 
theo từng đại học địa phương, (về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, về 
quản lý người học) 
Bước 3: Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, đội ngũ chuyên môn hoàn 
chỉnh bộ máy quản lý của nhà trường. 
Trong giai đoạn 2 (2026 - 2030) thực hiện tự chủ về tài chính: 
Bước 1: Nhà nước hoàn thiện cơ chế chính sách để trao quyền tự chủ về tài 
chính cho ĐHĐP, các trường ĐHĐP hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ khoa học. Nhà 
trường được phép tự xác định mức học phí của tất cả các ngành đàò tạo của trường 
dựa trên kinh phí đào tạo cụ thể của từng ngành học ở mức đảm bảo chất lượng (bỏ 
trần học phí mà địa phương quy định bắt buộc nhà trường phải áp dụng). 
Bước 2: Quy định cụ thể và công khai những khoản thu sự nghiệp ngoài học phí 
theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và tích lũy hợp lý. Trường tự quyết định thu 
nhập tăng thêm của người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ, ngoài tiền lương 
ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước. 
Bước 3: Trường ĐHĐP dựa trên thế mạnh nguồn lực về đội ngũ, cơ sở vật chất 
để lựa chọn và mở một số ngành đào tạo chất lượng cao từ đó đưa ra mức học phí 
tương xứng để đảm bảo chất lượng đào tạo. 
3. KẾT LUẬN 
Tự chủ đại học ở các trường ĐHĐP Việt Nam hiện vẫn là vấn đề còn khá mới 
mẻ và đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Nhóm tác giã đã mạnh dạn nêu lên được 
thực trạng khó khăn, thách thức và đề xuất nhóm giải pháp trên lộ trình tiến tới tự chủ 
Đại học địa phương. Với khuôn khổ một bài viết tham gia hội thảo nên có nhiều vấn 
đề chưa được nhóm tác giả nghiên cứu thật thấu đáo. Với thời gian có hạn chắc rằng 
bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tuy nhiên tự chủ đại dọc ở trường ĐHĐP 
là chủ đề mà nhóm tác giả mong muốn được trao đổi và nhận được sự góp ý của các 
nhà khoa học ở Hội thảo lần này./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hoàng Thị Xuân Hoa (2020), Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển, Bản tin Đại 
học Quốc gia Hà Nội, 
[2]. Quốc hội (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luât Giáo dục Đại học, 
Luật số: 34/2018/QH14, Hà nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018. 
[3]. Nguyễn Thu Hương và cộng sự (2019), “Tự chủ tài chính đại học ở các nước 
trong khu vực và khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí tài chính, bản điện từ ngày 
17/8/2019, 
[4]. Thục Anh (2017), “Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở 
giáo dục đại học công lập”, báo thi đua khen thưởng, bản điện từ ngày 
20/10/2017. 
 411 
[5]. Trung tâm Truyền thông Giáo dục - Bộ GD& ĐT, “Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi 
mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập” Bản tin điện tử 
Bộ Giáo dục & đào tạo, ngày 20/10/2017. 
[6]. Thùy Linh (2020), “Những con số biết nói về kết quả thực hiện tự chủ của Đại học 
Tôn Đức Thắng”, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 29/8/2020, 
[7]. Hồng Lộc (2019), “Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ đối 
với các trường đại học công lập”, Báo Kiểm toán điện tử, ngày 19/3/2019. 

File đính kèm:

  • pdftu_chu_dai_hoc_o_cac_truong_dai_hoc_dia_phuong_nhung_kho_kha.pdf