Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ

Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là vấn đề mới ở nước ta, được

đưa vào Luật Giáo dục đại học năm 2012 và luật này được sửa đổi, bổ sung vào năm

2018 (xin được gọi ngắn gọn chung cho cả Luật cũ và Luật sửa đổi là Luật 34). Ban đầu

vấn đề này được quy định tại Điều 32 với 2 khoản và nội dung chỉ được gói gọn trong

khoảng 120 từ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (xin được

gọi ngắn gọn là Luật GDĐH sửa đổi) đã làm rõ hơn vấn đề này với 7 khoản và dung

lượng khoảng 700 từ. Đặc biệt, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã được Nghị

định 99 của chính phủ quy định chi tiết hơn tại Điều 13 của Nghị định này, ví dụ: "Khoản

1. Quyền tự chủ về học thuật và chuyên môn" có tới 6 điểm hoặc "Khoản 2. Quyền tự

chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự" có 4 điểm; Điều 13 của Nghị định 99 có dung lượng

lên tới khoảng 1700 từ. Điều này chứng tỏ Quốc hội và Chính phủ đã nhận thấy tầm quan

trọng của tự chủ đại học đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đại học của nước ta. Tuy

nhiên, đây là vấn đề mới nên cần có thời gian để phát hiện những vướng mắc trong quá

trình thực hiện, từ đó hoàn thiện dần các văn bản pháp lý.

Theo Luật Giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động

chủ yếu thuộc lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công

nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Để có các quyền tự chủ trên,

Khoản 2 Điều 32 Luật GDĐH sửa đổi quy định cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng đủ

các điều kiện được quy định trong 4 Điểm của Khoản 2 (tạm gọi là 4 điều kiện lớn),

trong mỗi điều kiện lớn lại có có các điều kiện nhỏ (tạm gọi là tiêu chí), tổng số có 10

tiêu chí. Đây là điều kiện tiên quyết để cơ sở GDĐH được tự chủ.

Vào thập kỷ 70, nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước nước ta thiếu lương thực

nghiêm trọng (hằng năm phải nhập khẩu khoảng 0,5 - 1 triệu tấn lương thực) nhưng nhờ

có các Nghị quyết của Trung ương Đảng được gọi tắt là Khoán 100 (năm 1981) và

Khoán 10 (năm 1988) tháo rỡ mọi rào cản trong sản xuất nông nghiệp mà từ thiếu ăn

nước ta đã trở thành nước xuất khẩu lương thực nằm trong tốp đầu của thế giới (hằng

năm xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo).Tự chủ đại học tháo bỏ các rào cản cho cơ sở GDĐH,

vì vậy nó được kỳ vọng như "Khoán 10" trong giáo dục đại học. Thế nhưng tại sao nó lại

không được cơ sở giáo dục đại học hồ hởi đón nhận như nông dân đón nhận "Khoán 10",

không tạo được bước đột phá như "Khoán 10". Để thúc đẩy nhanh tiến trình này cần

phân tích tình hình chung về thực hiện tự chủ đại học, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra

giải pháp thúc đẩy thích hợp.

Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ trang 1

Trang 1

Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ trang 2

Trang 2

Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ trang 3

Trang 3

Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ trang 4

Trang 4

Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 8620
Bạn đang xem tài liệu "Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ

Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ
 117 
TỰ CHỦ ĐẠI HỌC: NHỮNG VƯỚNG MẮC CẦN ĐƯỢC THÁO GỠ 
Từ Quang Hiển 
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên 
1. Bối cảnh của tự chủ đại học 
Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là vấn đề mới ở nước ta, được 
đưa vào Luật Giáo dục đại học năm 2012 và luật này được sửa đổi, bổ sung vào năm 
2018 (xin được gọi ngắn gọn chung cho cả Luật cũ và Luật sửa đổi là Luật 34). Ban đầu 
vấn đề này được quy định tại Điều 32 với 2 khoản và nội dung chỉ được gói gọn trong 
khoảng 120 từ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (xin được 
gọi ngắn gọn là Luật GDĐH sửa đổi) đã làm rõ hơn vấn đề này với 7 khoản và dung 
lượng khoảng 700 từ. Đặc biệt, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã được Nghị 
định 99 của chính phủ quy định chi tiết hơn tại Điều 13 của Nghị định này, ví dụ: "Khoản 
1. Quyền tự chủ về học thuật và chuyên môn" có tới 6 điểm hoặc "Khoản 2. Quyền tự 
chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự" có 4 điểm; Điều 13 của Nghị định 99 có dung lượng 
lên tới khoảng 1700 từ. Điều này chứng tỏ Quốc hội và Chính phủ đã nhận thấy tầm quan 
trọng của tự chủ đại học đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đại học của nước ta. Tuy 
nhiên, đây là vấn đề mới nên cần có thời gian để phát hiện những vướng mắc trong quá 
trình thực hiện, từ đó hoàn thiện dần các văn bản pháp lý. 
Theo Luật Giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động 
chủ yếu thuộc lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công 
nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Để có các quyền tự chủ trên, 
Khoản 2 Điều 32 Luật GDĐH sửa đổi quy định cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng đủ 
các điều kiện được quy định trong 4 Điểm của Khoản 2 (tạm gọi là 4 điều kiện lớn), 
trong mỗi điều kiện lớn lại có có các điều kiện nhỏ (tạm gọi là tiêu chí), tổng số có 10 
tiêu chí. Đây là điều kiện tiên quyết để cơ sở GDĐH được tự chủ. 
Vào thập kỷ 70, nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước nước ta thiếu lương thực 
nghiêm trọng (hằng năm phải nhập khẩu khoảng 0,5 - 1 triệu tấn lương thực) nhưng nhờ 
có các Nghị quyết của Trung ương Đảng được gọi tắt là Khoán 100 (năm 1981) và 
Khoán 10 (năm 1988) tháo rỡ mọi rào cản trong sản xuất nông nghiệp mà từ thiếu ăn 
nước ta đã trở thành nước xuất khẩu lương thực nằm trong tốp đầu của thế giới (hằng 
năm xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo).Tự chủ đại học tháo bỏ các rào cản cho cơ sở GDĐH, 
vì vậy nó được kỳ vọng như "Khoán 10" trong giáo dục đại học. Thế nhưng tại sao nó lại 
không được cơ sở giáo dục đại học hồ hởi đón nhận như nông dân đón nhận "Khoán 10", 
không tạo được bước đột phá như "Khoán 10". Để thúc đẩy nhanh tiến trình này cần 
phân tích tình hình chung về thực hiện tự chủ đại học, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra 
giải pháp thúc đẩy thích hợp. 
2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện tự chủ đại học 
* Về phía Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Bộ chủ quản) 
Tự chủ đại học được đưa vào Luật Giáo dục đại học năm 2012 nhưng Nghị định 
141/2013 của Chính phủ không có điều, khoản nào quy định và hướng dẫn chi tiết về vấn 
đề này. Năm 2018, Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã bổ sung thêm các khoản với nội 
dung cụ thể, rõ ràng hơn về tự chủ đại học nhưng năm 2019 Chính phủ mới có quy định 
 118 
chi tiết và hướng dẫn thi hành về tự chủ đại học (Nghị định 99). Tiến trình trên cho thấy 
kể từ lúc vấn đề tự chủ đại học được ra đời thì 8 năm sau nó mới có đầy đủ hành trang để 
đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, từ 2019 đến nay hầu như không thấy động tĩnh của cơ quan 
chủ quản. Để thực hiện tự chủ đại học thì cơ quan chủ quản cần có kế hoạch hành động 
cụ thể, một mặt thúc đẩy cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ, mặt khác đóng vai trò 
đầu mối để giải quyết các khó khăn vướng mắc của cơ sở giáo dục đại học có liên quan 
đến các bộ ban ngành khác. 
* Về phía cơ sở giáo dục đại học 
Thực tiễn cho thấy các cơ sở giáo dục đai học chưa mặn mà với tự chủ. Nguyên 
nhân có thể là: 1) Có suy nghĩ tự chủ thì bị cắt nguồn kinh phí nhà nước cấp cho chi 
thường xuyên. Trong 4 điều kiện về tự chủ đại học, không có nội dung nào quy định cơ 
sở giáo dục phải tự túc toàn bộ kinh phí chi thường xuyên thì mới được tự chủ. Tuy 
nhiên, không ít người nghĩ rằng tự túc hoàn toàn chi thường xuyên hằng năm là điều kiện 
tiên quyết để cơ sở giáo dục được tự chủ. Do đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học rất dè dặt 
với tự chủ; bởi vì chỉ có các cơ sở giáo dục đại học ở tốp đầu (tuyển sinh dễ dàng, có thể 
thu học phí chạm trần) thì mới dễ dàng thực hiện được điều kiện trên, còn các cơ sở giáo 
dục ở tốp giữa, đặc biệt là tốp dưới tuyển sinh khó khăn, thu học phí thấp thì nguồn kinh 
phí do nhà nước cấp mặc dù ít ỏi (chiếm khoảng 20% chi thường xuyên) nhưng nó vẫn là 
phao cứu sinh cho các cơ sở này trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Thiết nghĩ cắt chi 
thường xuyên của các cơ sở GDĐH phải thực hiện dần dần, từ từ giống như cai sữa trẻ 
em. Cũng xin nói rằng nhiều nước trên thế giới vẫn cấp kinh phí chi thường xuyên cho 
các trường đại học công lập với tỷ lệ khá lớn trong tổng chi thường xuyên của trường. 2) 
Công tác kiểm định chất lượng từ bên ngoài mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn không đáp 
ứng được tiến độ thời gian của tiến trình tự chủ đại học, bên cạnh đó cơ sở GDĐH gặp 
phải không ít phiền hà và rất tốn kém, 3) Một số vướng mắc trong thực hiện tự chủ có 
liên quan đến các luật, chính sách khác, các bộ ban ngành khác mà cơ sở giáo dục đại 
học không thể tự giải quyết được (đây là vấn đề mấu chốt làm chậm tiến trình tự chủ đại 
học), 4) Một số cơ sở giáo dục đại học yếu kém không muốn tự chủ, vì để được tự chủ 
phải thông qua kiểm định chất lương; việc công khai hóa kết quả kiểm định chất lượng sẽ 
bất lợi cho cơ sở, mặt khác không kiểm định cũng vẫn được tuyển sinh, vẫn được mở 
ngành, vẫn được cấp kinh phí chi thường xuyên; 5) Tự chủ hay không tự chủ thì mọi hoạt 
động của cơ sở GDĐH vẫn không có gì thay đổi. Các khó khăn, vướng mắc trên được 
giải thích rõ thêm như sau: 
Về kiểm định chất lương 
 Kiểm định chất lượng là một trong các điều kiện tiên quyết để cơ sở GDĐH được 
trao quyền tự chủ. Tuy nhiên, nước ta có nhiều cơ sở giáo dục đại học (gần 240, chưa kể 
các cơ sở GDĐH thuộc quân đội và công an) nhưng lại có rất ít đơn vị làm công tác kiểm 
định chất lượng (có 5 đơn vị, trong đó 2 đơn vị đã dừng hoạt động và 2 đơn vị cũng sẽ 
dừng trong tương lai vì việc thành lập các đơn vị này không đúng với quy định của Luật 
34), các đơn vị này đều mới, chưa có bề dày kinh nghiệm, vì vậy chất lượng kiểm định bị 
ảnh hưởng, thời gian kiểm định hết các cơ sở giáo dục đại học sẽ phải kéo dài trong 
nhiều năm và khó tránh khỏi tư tưởng cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi... của một số cán bộ 
làm công tác kiểm định (sau 7 năm thực hiện công tác kiểm định, đã kiểm định được 155 
cơ sở GDĐH, còn lại 81 cơ sở chưa kiểm định, chu kỳ kiểm định của một cơ sở GDĐH 
là 5 năm, như vậy một số trong 155 cơ sở GDĐH nêu trên đã cần được kiểm định lại). 
Mặt khác, lẽ ra phải kiểm định xong chương trình đào tạo thì mới tiến hành kiểm định cơ 
sở đào tạo nhưng công tác kiểm định đang làm ngược lại hoặc làm đan xen cả hai (kiểm 
 119 
định chưa đúng quy trình). Hiện nay cả nước mới kiểm định được 325 chương trình đào 
tạo (chiếm khoảng 6% tổng số chương trình đào tạo của các cơ sở GDĐH), trong đó có 
125 chương trình kiểm định bởi 5 trung tâm kiểm định trong nước và 195 chương trình 
được kiểm định bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài. Kiểm định 
chương trình đào tạo tiến triển rất chậm, một trong những nguyên nhân là quá phiền hà, 
rất tốn kém và không kiểm định cũng không sao. 
Về thưc hiện quyền tự chủ 
Thực hiện quyền tự chủ về tổ chức và nhân sự: Cơ sở giáo dục đại học công lập 
không thể tinh giản biên chế, không thể tuyển dụng viên chức, nâng ngạch bậc, bổ 
nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, sa thải vv vì việc này còn liên quan đến Luật lao động 
(2012), Luật viên chức (2010) và các chính sách khác. Cơ sở giáo dục đại học muốn thu 
hút nhân tài, tuy nhiên nhân tài phải được bổ nhiệm vào ngạch bậc lương cao ngay (giảng 
viên cao cấp) thì mới thỏa đáng, nhưng chính sách lại không cho phép cơ sở giáo dục đại 
học quyết định được việc này; một số cán bộ, giảng viên hoàn thành xuất sắc công việc, 
cơ sở GDĐH muốn thưởng một bậc lương cũng không được. Mặt khác, việc thi nâng 
ngạch đều do cấp có thẩm quyền tổ chức thi và quyết định; có những việc rất đơn giản 
như nâng lương định kỳ hoặc vượt khung cho giáo sư, giảng viên cao cấp cũng phải trình 
lên bộ chủ quản, Bộ Nội vụ phê duyệt. Với các qui định hiện hành, các cơ sở GDĐH gần 
như không có quyền tự quyết trong công tác nhân sự. 
Thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản: Luật và các văn bản dưới luật về 
quản lý tài chính và tài sản đang là rào cản của việc thực hiện tự chủ đại học vì luật và 
các văn bản này chưa có sự thay đổi để đảm bảo cho các cơ sở GDĐH được tự chủ. Ví 
dụ: Cơ sở giáo dục đại học công lập không thể mang đất đai, tài sản cố định để liên 
doanh, liên kết với các đơn vị khác; không có tư cách để vay vốn cho các hoạt động của 
đơn vị; không thể tự quyết định đầu tư mua sắm tài sản (đầu tư 100 triệu đồng trở lên 
phải do bộ chủ quản phê duyệt); việc thu học phí phải tuân theo Nghị định 86 của Chính 
phủ, thiết nghĩ việc này nên để cho cơ sở GDĐH quy định thì đúng hơn vì học phí là phí 
trả cho dịch vụ đào tạo, nó cũng tuân thủ theo quy luật cung cầu và do thị trường quyết 
định, nếu cơ sở GDĐH quy định học phí quá cao sẽ không thu hút được người hoc; cơ sở 
GDĐH không thể sử dụng tiền từ học phí và các nguồn thu hợp pháp khác gửi ngân hàng 
hoặc góp vốn kinh doanh như các doanh nghiệp để sinh lời (ví dụ: có thể gửi ngân hàng 
thay vì nộp kho bạc, tiền lãi có thể sử dụng mua thêm trang thiết bị đào tạo, cấp học bổng 
cho sinh viên, trợ cấp cho cán bộ, sinh viên gặp khó khăn ...); cơ sở GDĐH không thể 
khoán lương cho các đơn vị trực thuộc, không thể trả lương cho cán bộ, giảng viên theo 
vị trí việc làm và theo hiệu suất công việc, vì chi cho con người theo ngạch bậc lương do 
cấp có thẩm quyền quyết định. Luật 34 qui định cơ sở GDĐH được phép thành lập cơ sở 
kinh doanh, doanh nghiệp, doanh nghiệp khoa học trong trường đại học nhưng đến nay 
vẫn chưa có quy định hoặc văn bản hướng dẫn và kết quả là không cơ sở giáo dục đại 
học nào triển khai được hoạt động này. Việc liên kết với doanh nghiệp để chuyển giao 
các kết quả nghiên cứu (tài sản sở hữu trí tuệ) trên địa bàn của trường cũng không được 
phép. Thực chất việc quản lý tài chính và tài sản trong cơ sở GDĐH không có gì thay 
đổi. 
Về thực hiện quyền tự chủ về chuyên môn: Quyền tự chủ về chuyên môn là một 
chính sách khá cởi mở trong đào tạo, chính sách này cho phép đại học quốc gia, đại học 
vùng và các cơ sở GDĐH đạt chuẩn quốc gia được tự chủ mở ngành đào tạo từ bậc đại 
học đến tiến sĩ. Các cơ sở GDĐH còn lại được tự chủ trong công tác tuyển sinh, quyết 
định trong đánh giá cơ sở giáo dục. Bất cập trong mở ngành mới là việc ấn định danh 
 120 
mục ngành đào tạo bậc đại học cấp 4 đã không phù hợp. Công cuộc hiện đại hóa đất 
nước, xu thế cạnh tranh toàn cầu trong GDĐH dẫn tới rất nhiều lĩnh vực mới xuất hiện 
cần phải đào tạo theo hướng liên ngành, nhưng mở ngành mới mà không có trong danh 
mục cấp 4 thì phải xin ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc này làm cho cơ sở 
GDĐH gặp không ít khó khăn, phiền hà và đã lấy đi quyền tự chủ của cơ sở GDĐH. 
Chương trình đào tạo cũng không do các cơ sở GDĐH quyết định, Bộ chủ quản chỉ nên 
quy định số tín chỉ cho mỗi bậc học, số tín chỉ cho các môn học bắt buộc do nhà nước 
quy định, còn lại do cơ sở GDĐH quy định, bởi vì sản phẩm đào tạo do cơ sở GDĐH 
chịu trách nhiệm và thị trường lao đông OTK sản phẩm. Nhìn nhận vấn đề tự chủ chuyên 
môn trên một khía cạnh khác, đó là các cơ sở GDĐH không được phép quyết định mở 
ngành thì có phản ứng thế nào về vấn đề này? Thực tế cho thấy các cơ sở GDĐH này 
không vui cũng không buồn, bởi vì nhiều cơ sở giáo dục đại học đã nhận thấy mở mới 
một số ngành đào tạo đồng thời đặt cho chúng với những cái tên rất kêu nhưng vẫn 
không thu hút được người học và họ cũng nhận thấy người học hiện nay đã thừa biết các 
thủ thuật mở ngành mới và đổi tên ngành học nhằm thu hút người học của các trường nên 
họ cũng không đăng kí vào các ngành này, từ đó cơ sở GDĐH rút ra bài học: Xây dựng 
thương hiệu của một số ngành học truyền thống để thu hút người học vẫn tốt hơn là mở 
ngành mới. Một bất cập khác là: Việc qui định chuẩn ngoại ngữ và tin học trong toàn 
quốc là không phù hợp, việc này nên để cho các trường đại học tự đưa ra các chuẩn đầu 
ra khi tốt nghiệp để có sự phù hợp với từng ngành, từng vùng và từng đối tượng. Ví dụ: 
Sinh viên dân tộc thiểu số khi học bằng tiếng kinh đã là "ngoại ngữ thứ nhất", lại học 
tiếng nước ngoài là "ngoại ngữ thứ hai" thì yêu cầu về "ngoại ngữ thứ hai" cần phải quy 
định ở mức độ thấp hơn. 
Trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thành lập doanh nghiệp 
khoa học là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, doanh nghiệp thì phải có nhân lực, đất đai, tài sản 
cố định và vốn. Vậy cơ sở giáo dục đại học có được tự chủ trong việc sử dụng đất đai, tài 
sản cố định và tiền từ nguồn thu hợp pháp để đầu tư vào doanh nghiệp khoa học hay 
không và có được dùng các nguồn lực trên liên doanh liên kết với các doanh nghiệp 
ngoài trường hay không (vấn đề này đã đề cập ở mục tự chủ về tài chính và tài sản, ở đây 
chỉ nhắc lại). Đây là những vướng mắc cần có sự tháo gỡ từ phía nhà nước. 
3. Giải pháp tháo gỡ những khó khăn 
Để giải quyết những khó khăn trên, trước tiên bộ chủ quản cần có một kế hoạch 
hành động cụ thể, một mặt thúc đẩy các cơ sở giáo dục phấn đấu đạt được các điều kiện 
tự chủ, trực tiếp giải quyết những khó khăn nằm trong phạm vi quyền hạn của mình, mặt 
khác đứng ra làm đầu mối giải quyết những khó khăn vướng mắc có liên quan đến các bộ 
ban ngành khác. Cụ thể: 
Bộ chủ quản quy định lộ trình cho các cơ sở GDĐH thực hiện các điều kiện tự 
chủ, hết lộ trình này các cơ sở không thực hiện được thì cần xử phạt nghiêm minh; không 
dùng tiêu chí cơ sở GDĐH tự túc hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên như một điều kiện 
tiên quyết, bắt buộc để cơ sở GDĐH được tự chủ; Thành lập mới các đơn vị kiểm định 
chất lượng, khuyến khích các cơ sở GDĐH mời các đơn vị kiểm định chất lượng quốc tế 
thực hiện công tác kiểm định; xem xét và giải quyết các vấn đề như mở ngành, chuẩn đầu 
ra ngoại ngữ, tin học...; làm việc với Bộ nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để 
giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhân sự như tuyển dụng, sa thải, trả lương; làm 
việc với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải 
quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, tài sản cố định, kinh doanh, thành lập doanh 
 121 
nghiệp khoa học trong trường đại học, quyền sử dụng kinh phí từ nguồn thu hợp pháp 
của cơ sở GDĐH ... 
Nghị quyết 19/NQ-TW đã nêu: “Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội 
hóa, trước hết là cơ sở giáo dục đại học công lập Thực hiện chuyển đổi hoạt động các 
đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh 
nghiệp”. Chính phủ mà trực tiếp là bộ chủ quản cần sớm tháo gỡ những khó khăn để các 
cơ sở GDĐH được tự chủ thực sự. 

File đính kèm:

  • pdftu_chu_dai_hoc_nhung_vuong_mac_can_duoc_thao_go.pdf