Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đạo tạo như hiện nay, việc tự chủ giáo dục

đại học là yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho hoạt động quản trị đại học cũng như tạo

ra sự linh hoạt, năng động cho cơ sở giáo dục đại học, nơi sáng tạo ra nguồn tri thức

đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Không những thế, việc tự chủ giáo dục đại học còn

làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo đại học trong bối cảnh “trăm hoa đua

nở”, bởi hiện nay hầu như các địa phương trên cả nước đều có trường đại học. Chính

sự canh tranh như thế sẽ tạo động lực cho các đơn vị tự nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện

và khẳng định vị thế nhằm phát triển bền vững.

Trường Đại học Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày

24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và là trường đại học công lập, trực thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Với chức năng đào tạo đa ngành, đa hệ, Trường Đại học Bạc

Liêu luôn hướng người học tới ba mục tiêu: Có kiến thức chuyên ngành vững chắc;

đảm bảo các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội; trở thành một công dân có trình

độ văn hóa cao và nhân cách tốt. Ngoài ra, nhà trường còn giữ vai trò nòng cốt trong

đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho khu vực Bán đảo Cà Mau

trên các lĩnh vực trọng yếu như Nông nghiệp - Thủy sản - Du lịch - Dịch vụ.

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 1

Trang 1

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 2

Trang 2

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 3

Trang 3

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 4

Trang 4

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 5

Trang 5

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 6

Trang 6

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 7

Trang 7

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 8

Trang 8

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 9

Trang 9

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 10120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ

Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến tới cơ chế tự chủ
 435 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU CHUẨN BỊ TIẾN TỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ 
Nguyễn Phước Hoàng 
 Trường Đại học Bạc Liêu 
1. Mở đầu 
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đạo tạo như hiện nay, việc tự chủ giáo dục 
đại học là yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho hoạt động quản trị đại học cũng như tạo 
ra sự linh hoạt, năng động cho cơ sở giáo dục đại học, nơi sáng tạo ra nguồn tri thức 
đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Không những thế, việc tự chủ giáo dục đại học còn 
làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo đại học trong bối cảnh “trăm hoa đua 
nở”, bởi hiện nay hầu như các địa phương trên cả nước đều có trường đại học. Chính 
sự canh tranh như thế sẽ tạo động lực cho các đơn vị tự nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện 
và khẳng định vị thế nhằm phát triển bền vững. 
Trường Đại học Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 
24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và là trường đại học công lập, trực thuộc Ủy ban 
nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Với chức năng đào tạo đa ngành, đa hệ, Trường Đại học Bạc 
Liêu luôn hướng người học tới ba mục tiêu: Có kiến thức chuyên ngành vững chắc; 
đảm bảo các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội; trở thành một công dân có trình 
độ văn hóa cao và nhân cách tốt. Ngoài ra, nhà trường còn giữ vai trò nòng cốt trong 
đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho khu vực Bán đảo Cà Mau 
trên các lĩnh vực trọng yếu như Nông nghiệp - Thủy sản - Du lịch - Dịch vụ. 
Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tào đã có chủ trương 
cho một số cơ sở đào tạo đại học thực hiện cơ chế tự chủ nhằm giảm bớt các thủ tục 
hành chính nhà nước, tăng tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các hoạt 
động của đơn vị. Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng với xu thế chung của giáo dục và 
đào tạo đại học hiện nay, Trường Đại học Bạc Liêu đang chuẩn bị mọi mặt để tiến tới 
thực hiện cơ chế tự chủ. Có thể nói, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn và đầy thử thách 
nhưng đồng thời là cơ hội mới để cho tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Bạc 
Liêu tự nỗ lực, phấn đấu nhằm khẳng định vị thế của mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới 
giáo dục hiện nay. 
Dựa trên cơ sở của Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, giai đoạn 2009-2019 
và Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Bạc Liêu, giai đoạn 2020 – 2025, 
tầm nhìn 2030, người viết đã xem xét và đánh giá những kết quả đạt được cũng như 
chỉ ra những hạn chế thách thức của đơn vị trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số 
giải pháp để phục vụ cho công tác tự chủ của Trường Đại học Bạc Liêu trong thời gian 
sắp tới. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Tự chủ giáo dục đại học 
Để đảm bảo cho các cơ sở giáo đại học tự quyết định kế hoạch phát triển của 
đơn vị thì tại Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg 
của Thủ tướng Chính phủ ở Điều 10 đã nêu rõ “trường đại học được quyền tự chủ và 
tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà 
trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc 
 436 
tế, tổ chức và nhân sự”. Hay, Luật Giáo dục của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam, (số 38/2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005) ở Điều 14 có đề cập về việc 
thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Hoặc, Nghị quyết 14 của Chính phủ (14/2005/NQ-CP 
ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005) về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học 
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện 
chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng “bảo đảm quyền tự chủ và trách 
nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, 
đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học, theo đó đổi mới cơ chế quản lý cần 
chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có 
pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ 
chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở 
hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập”. 
Như vậy, có thể hiểu tự chủ đại học, theo Nguyễn Thị Nên (2020) là “quyền 
của cơ sở giáo dục đại học quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, 
cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời 
tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt 
động của mình. Đây là hình thức quản trị thích hợp với những tổ chức không thuộc hệ 
thống hành chính (hệ thống có cấp trên cấp dưới; cấp dưới do cấp trên bổ nhiệm và 
phải làm theo quyết định của cấp trên)”. 
Từ các cơ sở pháp lý nêu trên, việc tự chủ giáo dục đại học được xem là chủ 
trương lớn và đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học tự quyết 
định cũng như tự chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về những mặt hoạt động 
trọng yếu như công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất ... tích trên đầu sinh viên ở trong ký 
túc xá, m2/người 
5,7 9,7 10,9 12,9 
Nguồn: Báo cáo thống kê của Trường Đại học Bạc Liêu 
Về Tài chính, Trường Đại học Bạc Liêu là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu 
khoa học công lập, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của đơn vị bao gồm: nguồn 
ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí từ người học theo quy 
định của Nhà nước; thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, và các 
khoản thu khác. Công tác tài chính và quản lý tài chính của Trường từ khâu xây dựng 
dự toán, thu, chi đến khâu quyết toán đều được thực hiện đúng quy định, công khai, 
minh bạch và được kiểm tra, kiểm toán thường xuyên, định kì bởi các cơ quan có thẩm 
quyền. Trường chấp hành đúng chế độ thu, mức thu học phí, lệ phí theo đúng quy định 
của Nhà nước. Công tác mua sắm tài sản cố định được đơn vị tổ chức thực hiện theo 
đúng nội dung, phạm vi dự toán được duyệt; việc mua sắm tài sản đều thông qua đấu 
thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ 
Tài chính. 
b) Những hạn chế, thách thức 
Bằng việc triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, công tác 
quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, nhà trường còn chậm đổi mới, chưa đồng bộ với cơ 
chế quản lý tài chính, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. 
Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất hiện tại ở đơn vị còn nhiều bất cập, chưa 
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu dạy - học; diện tích phòng học còn hạn chế, nhiều 
hạng mục đã xuống cấp, nguồn ngân sách duy tu, bảo dưỡng và xây dựng bổ sung còn 
chưa đảm bảo. Quy hoạch tổng thể của nhà trường chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng 
thấp. 
Về tài chính, nhà trường đã sửa đổi, bổ sung chế độ chi tiêu (chế độ công tác 
phí, phụ cấp lưu trú) nhưng nguồn kinh phí được bổ sung có hạn, chưa đáp ứng theo 
yêu cầu, nhiệm vụ nên gặp nhiều khó khăn trong điều hành. 
Nguồn thu chủ yếu của Trường là từ thu học phí, tuyển sinh hệ chính quy và 
đào tạo sau đại học nhưng trong những năm gần đây đang giảm đáng kể so với năm 
các trước. Hiện tại, nhà trường chưa tìm được những nguồn thu mới và lớn nên ảnh 
hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức. Ngoài việc lập 
dự toán hàng năm nguồn kinh phí chi thường xuyên, nhà trường chưa có sự chuẩn bị 
cần thiết về các chương trình, dự án nên ít tranh thủ được kinh phí đầu tư của nhà nước 
(Kinh phí của Tỉnh và các chương trình mục tiêu quốc gia). Không những thế, hiện tại, 
nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu học phí, vì thế nếu không đảm bảo 
được nguồn thu sẽ là thách thức lớn. Hơn nữa, trong bối cảnh tuyển sinh ngày càng 
khó khăn và nhiều biến động như hiện nay thì nguồn thu học phí trở nên khó bền 
vững, nguy cơ rủi ro cao nếu nhu cầu thị trường lao động bão hòa. Thêm vào đó, 
 443 
nguồn thu từ các dịch vụ chưa nhiều nên đã gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong thời 
gian sắp tới. 
2.3. Những giải pháp chuẩn bị cho cơ chế tự chủ sắp tới của Trường Đại 
học Bạc Liêu 
2.3.1. Về công tác đào tạo 
a) Nâng cao chất lượng đào tạo 
Để phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo, nhà trường cần xây dựng và phát triển 
học liệu điện tử và xây dựng hạ tầng CNTT cũng như thí điểm đào tạo thông qua E-
learning ngành CNTT và TC-NH (lập kế hoạch, xây dựng nội dung khóa học, tiến 
hành đào tạo, đánh giá và chỉnh sửa). 
Ngoài ra, nhà trường tiếp tục khuyến khích đội ngũ giảng viên tự nâng cao khả 
năng ngoại ngữ nhằm từng bước đưa vào giảng dạy nhiều môn học bằng tiếng Anh, 
đồng thời xây dựng và triển khai chương trình đào tạo Tiếng Anh, tin học để sinh viên 
đạt chuẩn đầu ra theo yêu cầu. 
Điều đặc biệt quan trọng là bản thân mỗi giảng viên phải có ý thức tự đổi mới 
phương pháp giảng dạy, điều chỉnh phương pháp đánh giá theo hướng tập trung phát 
triển năng lực. 
b) Phát triển chương trình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo 
Nhà trường tăng quy mô đào tạo trên cơ sở mở thêm lĩnh vực và ngành đào tạo; 
đẩy mạnh phát triển chương trình đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo chất lượng 
cao nhằm tiến tới phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao và uy tín. 
Hơn nữa, nhà trường tiếp tục mở rộng hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và 
ngoài nước cũng như xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động liên kết đào tạo với các 
đối tác mà đơn vị đã ký kết các biên bản ghi nhớ MoU (các trường thành viên 
ĐHQGHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Trà Vinh, ĐHQT Hồng Bàng, ĐH Đồng Tháp). 
Điều quan trọng nữa là nhà trường cần phát triển chương trình đào tạo ngắn hạn 
đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình một số 
khóa đào tạo, bồi dưỡng mới (Marketing, Nghiệp vụ khai báo thuế, Tiếng Anh chuyên 
ngành, Quản trị bán hàng, Kỹ năng chuyên sâu về kế toán, Kiểm toán, Tin học dành 
cho trẻ em). 
c) Đổi mới công tác tuyển sinh 
Để thu hút người học, nhà trường cần đổi mới công tác tuyển sinh; khai thác 
hiệu quả các mối quan hệ từ việc hợp tác với các trường danh tiếng trong và ngoài 
nước, từ cựu sinh viên, doanh nghiệp 
Ngoài ra, nhà trường cần ứng dụng chiến lược marketing hiện đại vào công tác 
tuyển sinh; đẩy mạnh công tác truyền thông, đa dạng hóa các phương tiện truyền 
thông; có chính sách hợp lý để thu hút người học cũng như thiết kế tờ rơi, panel với 
nội dung nêu rõ sự đổi mới chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, sự cam kết của 
nhà tuyển dụng, sự kí kết hợp tác với các trường đai học uy tín, các chương trình trao 
đổi sinh viên. 
Tổ chức các mô hình thu hút học sinh từ các Trường trung học phổ thông đến 
tham quan và tìm hiểu Trường Đại học Bạc Liêu (BLU- tour; Trại hè Sáng tạo kỹ 
thuật BLU; phối hợp với Đoàn trường ĐHKT-Luật tổ chức các buổi tuyên truyền phổ 
 444 
biến Luật, ĐHBK tổ chức các cuộc thi Khoa học Vui cho học sinh). Có thể nói đây 
là những mô hình đào tạo mới cần phải phát huy triệt để nhằm thu hút số lượng sinh 
viên đến với đơn vị. 
2.3.2. Về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 
Để đơn vị tiếp tục phát triển vững bền thì hoạt động quan trọng nhất là phải đẩy 
mạnh công tác rà soát, cải tiến hoàn thiện chương trình đào tạo và xúc tiến nhanh việc 
kiểm định đánh giá ngoài. Nếu không thực hiện được hoạt động này thì đơn vị sẽ 
không được tuyển sinh với số lượng vượt quá mức quy định của các năm trước, đồng 
thời sẽ không mở được ngành học mới. Như vậy, có thể khẳng định, đây là hoạt động 
cực kì quan trọng và là sự sống còn của đơn vị. Do đó, đòi hỏi từ lãnh đạo đến mỗi cán 
bộ giảng viên cần có sự đồng lòng, dốc hết tâm lực để thực hiện tốt công tác rà soát, 
cải tiến hoàn thiện chương trình đào tạo và đánh giá ngoài đạt được đúng tiến độ, yêu 
cầu đề ra. 
Không những thế, nhà trường cần thiết kế lại các mô đun dạy học lý thuyết, 
tăng cường thực hành định hướng ứng dụng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra. 
Nói chung, để tiến tới cơ chế tự chủ, nhà trường cần xây dựng thương hiệu 
mạnh, có uy tín trong công tác đào tạo thì mới thu hút được số lượng người học. 
2.3.3. Về hoạt động nghiên cứu khoa học 
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những tiêu chí đánh giá sự lớn 
mạnh của đơn vị. Do đó, nhà trường cần đẩy mạnh quy chế hoạt động nghiên cứu khoa 
học nhằm phát huy hơn nữa sự nỗ lực, sáng tạo của mỗi cán bộ giảng viên cũng như 
tạo được sự công bằng đối với hoạt động này. Bởi, thực tế, có những cán bộ giảng viên 
rất tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, ngược lại có không ít cán bộ giảng viên vẫn 
còn thờ ơ, mặc dù bản thân có sẵn năng lực về nghiên cứu, sáng tạo. 
Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục khuyến khích cán bộ giảng viên phải kết hợp 
chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng. Đồng 
thời, nhà trường cần tranh thủ sự ủng hộ của Đại học Quốc gia HCM từ nguồn nhân 
lực cho đến cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát huy hiệu quả của hoạt động nghiên cứu 
khoa học cho đơn vị trong thời gian tới. 
Ngoài ra, nhà trường còn làm đầu mối chính trong các hoạt động hợp tác nghiên 
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng; làm cầu nối trong các 
nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh; đóng góp và khuyến nghị chính 
sách về đào tạo, NCKH và phát triển KT-XH. Điều quan trọng là nhà trường cần có kế 
hoạch để tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ đối 
với các tổ chức, cá nhân. 
2.3.4. Về công tác tổ chức, cán bộ 
 Trước tiên, cần nâng cao nhận thức cho giảng viên nhằm đồng thuận với 
nhà trường tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và cùng nhau phấn đấu quyết tâm 
nâng cao chất lượng đào tạo. 
Thứ hai, nhà trường phải tiếp tục tinh giảm nhân sự, nhất là đội ngũ giảng viên 
Khoa Sư phạm hiện đang trong tình trạng dôi dư. Giải pháp trước mắt là nhà trường 
cần động viên, khuyến khích những giảng viên lớn tuổi về nghỉ sớm theo chính sách. 
Thứ ba, nhà trường có thể mở thêm các trung tâm, dịch vụ để chuyển đổi công 
 445 
việc cho những giảng viên dôi dư. 
Thứ tư, trong thời gian một số giảng viên đang thiếu tiết thì nhà trường cần tạo 
điều kiện cho họ tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc chuyển đổi 
công việc sao cho thích ứng với những dịch vụ mà đơn vị chuẩn bị mở trong thời gian 
sắp tới. Cụ thể, nhà trường tiếp tục quan tâm thực hiện công tác đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực với các nhiệm vụ trọng tâm như: Thực hiện gửi đào tạo 50 giảng viên 
của Trường đi học tập trình độ tiến sĩ tại các trường đại học lớn, uy tín, trong nước và 
quốc tế; thực hiện các hỗ trợ cần thiết để phát triển lực lượng giảng viên có trình độ 
tiến sĩ ở đơn vị tham gia các hoạt động đồng đào tạo, đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh, 
thạc sĩ; tham gia nghiên cứu khoa học; tham dự các hội thảo, hội nghị lớn trong nước 
và quốc tế, tăng cường công bố khoa học nhằm đảm bảo trong 03 năm có đủ điều kiện 
đăng ký học hàm PGS; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa số lượng và chất lượng đội 
ngũ cán bộ viên chức: Tăng tỉ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đội ngũ quản lý, 
chuyên viên có tính chuyên nghiệp cao. Điều đáng quan tâm nữa là nhà trường cần xây 
dựng kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ về ngoại ngữ (Chứng chỉ Anh văn quốc tế, Văn 
bằng 2 Tiếng Anh), tin học, quản lý nhà nước, chính trị, bồi dưỡng PPGD, kỹ năng 
quản lý (CDIO, STEAM, ISO...) đáp ứng yêu cầu đào tạo và hội nhập quốc tế. 
2.3.5. Về cơ sở vật chất và tài chính 
Nhà trường tiếp tục hoàn thiện công tác cơ sở vật chất theo kế hoạch trung và 
dài hạn theo chiến lược đề ra để phục vụ cho các hoạt động học tập, nghiên cứu, thực 
tập, thực hành theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả, đặc biệt là khai thác hiệu quả 
mặt bằng hiện hữu, tạo cảnh quang hiện đại, thân thiện, gần gũi với môi trường xanh, 
sạch đẹp và thân thiện để thu hút ngày càng nhiều người đến học tập và nghiên cứu 
khoa học. Ngoài ra, các trang thiết bị cũng cần phải bổ sung, thay mới để bảo đảm chất 
lượng đào tạo. Hơn nữa, nhà trường đầu tư phát triển thêm một số phòng thí nghiệm 
hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO, theo định hướng phát triển các ngành nghề nông nghiệp 
công nghệ cao, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, thương mại 
điện tử, v.v.. phù hợp với định hướng phát triển, thế mạnh của tỉnh nhà và vùng bán 
đảo Cà Mau. 
Là trường đại học địa phương nên nhà trường rất cần có chính sách ưu tiên của 
nhà nước để đơn vị tháo gỡ những khó khăn trước mắt và dần hoàn thiện các yếu tố 
nhằm tạo đà cho việc tiến tới cơ chế tự chủ. Cụ thể, để có được cơ sở vật chất được 
đảm bảo và đủ điều kiện cho việc tự chủ thì rất cần Nhà nước đầu tư ban đầu cho đơn 
vị. Hay, Ủy ban nhân tỉnh cần tăng thêm cho kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa 
học Có được như thế, nhà trường mới đảm bảo được điều kiện cho việc tiến tới cơ 
chế tự chủ. Một điều rất quan trọng nữa là đơn vị rất cần có cơ chế thông thoáng để 
mở rộng mô hình đào tạo và các dịch vụ nhằm tạo được nguồn thu kinh phí đa dạng 
như nguồn thu học phí, nguồn thu về chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp luật, nguồn 
thu từ các dịch vụ,... thì lúc đó nha trường mới có thể tự tin tiến tới tự chủ và phát triển 
bền vững. 
3. Kết luận 
Có thể nói, tự chủ giáo dục đại học đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các cơ sở đào 
tạo đại học nói chung, Trường Đại học Bạc Liêu nói riêng để tự hoạch định chiến lược 
phát triển bền vững mà không phải lệ thuộc nhiều vào sự quản lí nhà nước cũng như tự 
chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về các hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, việc 
tự chủ giáo dục đại học cũng là thách thức lớn cho đơn vị trong việc tự xoay sở, khắc 
 446 
phục các yêu cầu được đặt ra, nhất là vấn đề tài chính. Vì thực tế hiện nay, các trường 
đại học ở địa phương như Trường Đại học Bạc Liêu đang phải đối diện với nhiều khó 
khăn về số lượng tuyển sinh ngày càng giảm; không mở được ngành đào tạo mới, các 
ngành sư phạm thì bị dừng đào tạo, các dịch vụ thì chưa mở . dẫn đến nguồn kinh 
phí của đơn vị không đủ chi cho nên việc tự chủ là vấn đề hết sức nan giải. Hơn nữa, 
Trường đại học Bạc Liêu là trường đại học công lập không chỉ mang sứ mạng đào tạo 
nguồn nhân lực tri thức cao mà còn có nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công cuộc 
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nên không đặt lợi nhuận lên trên hàng đầu. 
Chính vì thế, vấn đề đặt ra là các trường đại học nói chung, Trường Đại học Bạc Liêu 
cần phải có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước về cơ sở vật chất cũng như cần có các cơ 
chế thông thoáng, cởi mở hơn để các đơn vị có thể tự xoay sở, tháo gỡ những khó 
khăn vướng mắc để tạo đà vững chắc cho đơn vị vững tin tiến dần tới cơ chế tự chủ 
trong thời gian sớm nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Cẩm Thương: Giải pháp tăng cường tự chủ đại học ở Việt Nam, 
Tạp chí Tài chính, kỳ 1, số tháng 3/2017. 
2. Hoàng Thị Xuân Hoa: Tự chủ đại học – Xu thế của phát triển, VNU Media. 
3. 
thuc.html 
4. Luật Giáo dục của Quốc Hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 
38/2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 
5. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2 tháng 11 
năm 2005: Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt 
Nam giai đoạn 2006-2010 
6. Nguyễn Minh Thuyết: Tự chủ đại học – Thực trạng và giải pháp, Đối thoại 
Giáo dục Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề Cải cách giáo dục đại học ở Việt 
Nam, ngày 31/07 và 01/08/2014 tại TP Hồ Chí Minh. 
7. Nguyễn Thị Nên (2020), Tự chủ đại học: cơ hội và thách thức, 
8. 
thuc.html 
9. Phan Thị Bích Nguyệt: Tự chủ đại học và các vấn đề nhức nhối cần lời giải, 
Hội thảo “Tự chủ Đại học – Cơ hội và thách thức” do Hiệp hội các trường 
Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 30/9/2016. 
10. Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30 tháng 
7 năm 2003 việc ban hành “Điều lệ trường Đại học”. 
11. Trường Đại học Bạc Liêu (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giai 
đoạn 2009 – 2019 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2021 và những 
năm tiếp theo. 
12. Trường Đại học Bạc Liêu (2019), Kế hoạch chiến lược phát triển Trường 
Đại học Bạc Liêu, giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030. 

File đính kèm:

  • pdftruong_dai_hoc_bac_lieu_chuan_bi_tien_toi_co_che_tu_chu.pdf