Trọng âm trong Tiếng Việt

Trọng âm là kết quả hoạt động phát âm nhằm nhấn mạnh vào một thành phần âm (âm tiết) của một đơn vị ngôn từ trong giao tiếp - nói năng hoặc ca hát. Trong ngôn ngữ đa âm tiết, như các ngôn ngữ châu Âu, phần lớn từ có 2 âm tiết (tiếng) trở lên, nên từ thường có trọng âm cố định ở một âm tiết nào đó, theo thói quen của người bản ngữ; tuy đôi khi trọng âm cũng có thể thay đổi, nhấn vào một âm tiết thích hợp tùy theo ý định diễn đạt của người nói, ngôn cảnh. Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, tuy cũng có từ đa tiết, nhưng đó vẫn là sự kết hợp của những thành tố đơn tiết, nên vấn đề trọng âm không được nghiên cứu nhiều. Nhưng trong giới Việt ngữ học, Giáo sư Cao Xuân Hạo thuộc số ít người quan tâm đến loại trọng âm đặc thù trong tiếng Việt. Đó là trọng âm từ trong phát ngôn.

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 1

Trang 1

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 2

Trang 2

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 3

Trang 3

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 4

Trang 4

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 5

Trang 5

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 6

Trang 6

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 7

Trang 7

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 8

Trang 8

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 9

Trang 9

Trọng âm trong Tiếng Việt trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 3780
Bạn đang xem tài liệu "Trọng âm trong Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trọng âm trong Tiếng Việt

Trọng âm trong Tiếng Việt
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Đặng Ngọc Lệ và tgk 
73 
TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG VIỆT 
THE STRESS IN VIETNAMESE LANGUAGE 
ĐẶNG NGỌC LỆ và HUỲNH CÔNG TÍN 
 PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, Email: dongphuong_lhu@yahoo.com 
 TS. Trường Đại học Văn Lang, Email: huynhcongtin@vanlanguni.edu.vn 
TÓM TẮT: Trọng âm là kết quả hoạt động phát âm nhằm nhấn mạnh vào một thành 
phần âm (âm tiết) của một đơn vị ngôn từ trong giao tiếp - nói năng hoặc ca hát. Trong 
ngôn ngữ đa âm tiết, như các ngôn ngữ châu Âu, phần lớn từ có 2 âm tiết (tiếng) trở 
lên, nên từ thường có trọng âm cố định ở một âm tiết nào đó, theo thói quen của người 
bản ngữ; tuy đôi khi trọng âm cũng có thể thay đổi, nhấn vào một âm tiết thích hợp tùy 
theo ý định diễn đạt của người nói, ngôn cảnh. Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn 
lập, tuy cũng có từ đa tiết, nhưng đó vẫn là sự kết hợp của những thành tố đơn tiết, nên 
vấn đề trọng âm không được nghiên cứu nhiều. Nhưng trong giới Việt ngữ học, Giáo sư 
Cao Xuân Hạo thuộc số ít người quan tâm đến loại trọng âm đặc thù trong tiếng Việt. 
Đó là trọng âm từ trong phát ngôn. 
Từ khóa: trọng âm, đa tiết, đơn tiết, tiếng Việt, Cao Xuân Hạo. 
ABSTRACT: Stress is the result of pronunciation activity that emphasizes a sound 
component (Syllable) of a unit of language in communication - speech or singing. In 
polysyllabic languages, as in European languages, most words have two or more syllables, 
so words usually have fixed stress in a certain syllable, according to the habits of native 
speakers; although stress can sometimes be altered, clicking on a suitable syllable depends 
on the intention of the speaker or contexts. Vietnamese is an isolating language, though 
there are also many multi-syllables words, it is still a combination of monosyllabic 
elements, so stress is not studied much. But in Vietnamese language studies, Professor Cao 
Xuan Hao is a minority of people interested in the specific type of accent in Vietnamese. 
That is the word stress in the utterance. 
Keywords: stress, polysyllabic, monosyllabic, Vietnamese, Cao Xuan Hao. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khái niệm “stress” có nhiều nghĩa; 
nhưng từ bình diện ngữ âm học 
(Phonetics), stress (trọng âm) trong các 
ngôn ngữ châu Âu được nhìn nhận: “trên 
bình diện ngữ âm, khi phát âm có một lực 
hơi thêm được sử dụng tác động lên một từ 
hoặc một âm tiết cụ thể” [5, tr.1286] sẽ tạo 
thành “stress” hay “trọng âm”. Từ góc độ 
khoa học, trọng âm được hiểu “là thuật ngữ 
chuyên môn cho độ lớn tương đối của lời 
nói. “Tương đối” ở đây có nghĩa là các 
cách nói khác nhau để phân biệt âm tiết nào 
là nổi bật trong lời nói” [6, tr.78]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 07/2018 
74 
1.1. Về trọng âm trong tiếng Anh 
Trọng âm trong tiếng Anh có nhiều 
loại, nhưng loại trọng âm được người học 
tiếng chú ý nhiều hơn là loại trọng âm từ, 
được ghi bằng dấu “ˈ” (Trọng âm được thể 
hiện bằng dấu “ˈ” được đặt trước âm tiết - 
chú giải của tác giả) trên âm tiết được nhấn 
mạnh, bởi loại trọng âm này cho biết âm 
tiết mạnh nhất trong nhóm âm của một từ 
đa tiết. Như vậy, trong tiếng Anh, rõ ràng 
đây là hiện tượng âm học hết sức quan 
trọng, bởi nó góp phần dẫn đến việc lĩnh 
hội nội dung ngữ nghĩa của giao tiếp và 
đánh giá khả năng sử dụng thành thạo tiếng 
Anh của người nói; bởi tiếng Anh là ngôn 
ngữ đa âm tiết, nên những từ có hai âm tiết 
trở lên luôn có một âm tiết được phát âm 
nhấn mạnh, gọi là trọng âm. Hiện tượng 
này, tạo nên sự khác biệt hẳn trong phát âm 
so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ 
lớn và độ cao. Chính âm tiết trọng âm này 
là yếu tố quan trọng quyết định cho giao 
tiếp nói tiếng Anh. Vì lẽ này, trong tiếng 
Anh có một số quy tắc đánh trọng âm mà 
người học bắt buộc phải nắm vững. 
Với trọng âm từ (Word Stress), có một 
số quy tắc cơ bản trong tiếng Anh được ghi 
nhận như sau: 
Quy tắc 1. Hầu hết danh từ và tính từ 
có 2 âm tiết đều có trọng âm rơi vào âm tiết 
thứ nhất. Chẳng hạn: “(noun) action /ˈækʃn/ 
(hành động); paper /ˈpeɪpər/ (giấy); teacher 
/ˈtiːtʃə/ (giáo viên); (adj) active /ˈæktɪv/ 
(hoạt động); happy /ˈhæpi/ (hạnh phúc); 
rainy /ˈreɪni/ (mưa),”. 
Quy tắc 2. Phần lớn động từ và giới từ 
có 2 âm tiết, trọng âm thuộc âm tiết thứ hai. 
Chẳng hạn: “among /əˈmʌŋ/ (trong số); 
become /bɪˈkʌm/ (trở thành); begin /bɪˈɡɪn/ 
(bắt đầu); between /bɪˈtwiːn/ (giữa); 
discover /dɪˈskʌvə/ (khám phá); enjoy 
/ɪnˈdʒɔɪ/ (thưởng thức); forget /fəˈɡet/ 
(quên); include /ɪnˈkluːd/ (bao gồm); 
produce /prə'duːs/ (sản xuất); relax /rɪˈlæks/ 
(thư giãn),”. 
Quy tắc 3. Với những từ có 3 âm tiết 
trở lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 
3 tính từ cuối lên. Chẳng hạn: “industry 
/ˈɪndəstri/ (ngành công nghiệp); intelligent 
/ɪnˈtelɪdʒənt/ (thông minh); specialize 
/ˈspeʃəlaɪz/ (chuyên biệt); geography 
/dʒiˈɑɡrəfi/ (địa lý),”. 
Quy tắc 4. Các từ có hậu tố: - ee, - eer, 
- ese, - ique, - esque , - ain, trọng âm rơi 
vào chính âm tiết đó. Chẳng hạn: “agree  ... ạch sành sanh [100], khỏe 
khòe khoe [100],”. 
Nhìn chung, các từ phức đa âm trong 
tiếng Việt, thường là 2 âm tiết, đều có “quy 
tắc” nhấn trọng âm; nhưng do đây là ngôn 
ngữ đơn lập và mỗi âm tiết được phát âm 
gần như có khoảng ngắt rõ rệt, không như 
các từ đa tiết trong tiếng Anh, thường có 2 
đến hơn 2 âm tiết trở lên, nên việc nhấn 
trọng âm trong tiếng Việt, không được 
người Việt chú trọng như trong tiếng Anh 
được người bản ngữ xem trọng. 
2) Tuy trọng âm trong phát ngôn tiếng 
Việt, không làm thay đổi nội dung ngữ 
nghĩa từ ngữ, ngoại trừ trọng âm cường 
điệu (Emphatic) được dùng trong phát ngôn 
(các vị từ tiếng Việt, chẳng hạn “cám ơn, 
xin lỗi,; tốt, giỏi, khôn,”, khi phát âm 
cường điệu trong một ngữ cảnh nhất định, 
có thể mang nghĩa trái ngược với nghĩa từ 
vựng vốn có của từ). Nhưng theo Giáo sư 
Cao Xuân Hạo, khi nhấn mạnh về vai trò 
của trọng âm trong phát ngôn có chức năng 
“phân đoạn” khiến người bản ngữ nghe như 
thể sau âm tiết trọng âm, có một chỗ ngắt 
câu và chức năng này khá quan trọng trong 
tiếng Việt; bởi tiếng Việt vốn là một loại 
ngôn ngữ không thay đổi hình thái nên mối 
quan hệ tổ hợp (quan hệ tổ hợp được hiểu 
là “quan hệ kết hợp giữa các tiếng”, như 
định nghĩa của Giáo sư Cao Xuân Hạo, 
giúp nhận diện nội dung thông tin của phát 
ngôn. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ 
“không” vừa có vai trò của một trợ từ phủ 
định, vừa có nghĩa từ vựng của một vị tính 
từ; nên trong phát ngôn “đôi chân không 
nhúng xuống nước”, thì chính trọng âm từ 
giúp người nghe tri nhận được thông tin 
của phát ngôn. Nếu phát ngôn theo mô hình 
[001001], người nghe sẽ hiểu là “người kia 
để đôi chân trần xuống nước”. Nếu phát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 07/2018 
78 
ngôn theo mô hình [010101] hay [010001], 
người nghe sẽ hiểu là “người kia không để 
đôi chân xuống nước”. Như vậy, từ 
“không” trong kết hợp với vị từ sẽ thành 
một tổ hợp “không nhúng” có trọng âm 
[01], tương tự như các tổ hợp: “không biết 
[01], không nghe [01], không thấy 
[01],”; khác đi, từ “không” trong kết hợp 
với danh từ sẽ thành tổ hợp “chân không” 
có trọng âm [01], tương tự như các tổ hợp: 
“tay không [01], chai không [01], phòng 
không nhà trống [0101],”. 
 Có thể nêu thêm một vài trường hợp 
“nước đôi” được phân lập nhờ cách nhấn 
trọng âm trong giao tiếp, như: “con ở miền 
Nam.”, nếu nhấn trọng âm theo cấu trúc 
[1001] hoặc [1101] phát ngôn này sẽ được 
hiểu “con, ở (sống) trong miền Nam”; 
nhưng nếu nhấn trọng âm theo cấu trúc 
[0101] phát ngôn này sẽ được hiểu: “con 
đầy tớ (con ở), người miền Nam”. Hay 
“trước mắt ta là trở ngại,”, nếu nhấn 
trọng âm theo cấu trúc [001001] phát ngôn 
này sẽ được hiểu: “trước mắt ta, còn có trở 
ngại (khách quan),”; nhưng nếu nhấn 
trọng âm theo cấu trúc [011001] phát ngôn 
này sẽ được hiểu “trước mắt, ta là trở ngại 
(chủ quan),”?! 
Như vậy, có thể nói, trong tiếng Việt 
tuy trọng âm từ không quan trọng như 
trong tiếng Anh, nhưng trọng âm từ trong 
giao tiếp tiếng Việt cần được tìm hiểu, 
nghiên cứu thấu đáo sẽ giúp cho người học 
tiếng Việt lĩnh hội và giao tiếp được thông 
suốt và tự nhiên hơn. 
2. NỘI DUNG 
Đề cập tới vai trò trọng âm tiếng Việt 
trong các tình huống phát ngôn (trọng âm 
trong câu), theo Giáo sư Cao Xuân Hạo, 
cần chú ý các tình huống điển hình sau: 
Theo định nghĩa khái niệm trọng âm 
của Giáo sư Cao Xuân Hạo đã dẫn [1, 
tr.137] có một điều được ông nhấn mạnh: 
“Sự tương phản (trọng âm) không có tác 
dụng trực tiếp phân biệt các tiếng (hay các 
từ) về nghĩa, mà có tác dụng đánh dấu chỗ 
phân giới các ngữ đoạn.”. Thực tế, điều 
này lại quan trọng trong phát ngôn tiếng 
Việt, bởi mỗi câu nói đều mang một hay 
nhiều trọng âm và trong trường hợp nhiều 
trọng âm thì mỗi trọng âm đánh dấu một 
ngữ đoạn (Syntagm). Như vậy, trọng âm có 
chức năng phân giới và kết thúc ngữ đoạn. 
Tuy nhiên, đơn vị mang trọng âm hình như 
trùng với đơn vị mang chức năng cú pháp 
của câu. Chẳng hạn, phát ngôn sau được 
ghi nhận trọng âm: 
Lan// đi mua cá// với lại khế// về nấu 
canh. 
[ 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 ] 
Nhưng những ngữ khí từ hay tiểu tố 
tình thái lại kết thúc câu bằng một khinh 
âm. Chẳng hạn, các phát ngôn sau được ghi 
nhận trọng âm: 
Tôi về nhé [010] 
So sánh với: Tôi về nhà [001]; Tôi về 
ngay [011] 
Điều này cho phép phân biệt một số 
ngữ khí từ với những thực từ đồng âm với 
nó. Như, không là ngữ khí từ nghi vấn với 
không là phó từ phủ định trong phát ngôn 1 
và 2 sau: 
1. Có đi không [010] 
2. Đi hay không [101] 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Đặng Ngọc Lệ và tgk 
79 
Hai phát ngôn tuy đồng nghĩa, nhưng ở 
phát ngôn 2 từ không có trọng âm, nên phát 
ngôn 2 từ không lại có cương vị của một 
thực từ. Vì vậy, phát ngôn này có cấu trúc 
đồng nhất với những kiểu phát ngôn: “sách 
hay bút? [101] Thế nên, từ không trong 
phát ngôn này còn có thể thay thế bằng 
những vị từ khác, như: “đi hay chạy” [101], 
tương tự: “đi hay bò”, “đi hay nghỉ”, “đi 
hay về,” đều có cấu trúc trọng âm [101]. 
Còn ở phát ngôn 1, từ không không thể có 
cương vị thực từ như vậy. 
Tuy ngữ khí từ là những tiếng không 
có chức năng cú pháp của một ngữ đoạn 
nên không thể mang trọng âm của một ngữ 
đoạn, nhưng cũng cần lưu ý trong trường 
hợp nó mang nhiều cương vị, như Giáo sư 
Cao Xuân Hạo đã lưu ý, vì trong trường 
hợp này, nó mang 3 cương vị vừa là tiếng 
(từ), vừa của ngữ đoạn, của câu; đó là 
những “từ - câu” (Mots-Phrases). Chẳng 
hạn 3 lớp từ sau: 
1). ê!, này!, anh!, mẹ!,... (hô ngữ) 
2). ơi!, ừ!, dạ!, vâng!,... (ứng ngữ) 
3). ối!, ái!, ôi!, chà!, (thán từ) 
Cần phân biệt một số hư từ với những 
thực từ vốn là gốc phát sinh của nó, hoặc 
ngẫu nhiên đồng âm với nó như: 
1). cho, ở, đi, về, qua, lên, xuống, ra, 
vào, sang, làm, thành, (giới từ/ vị từ); 
2). của, bên, trên, dưới, trong, 
ngoài, (giới từ/ danh từ hay vị từ); 
3). chỉ, là, với, và, thì, (đối lập với 
những thực từ đồng âm). 
Quan sát từ cho trong 2 phát ngôn, nhờ 
vào khinh âm/ trọng âm, ta phân biệt được 
cho là giới từ với cho là vị từ (thực từ): 
1) Lấy tiền cho bạn [0101] tương 
đương với “lấy tiền giùm bạn”; 
2) Lấy tiền cho bạn [0111] tương 
đương với “lấy tiền đem tặng bạn”. 
Từ những cặp phát ngôn trên, nhìn từ 
phương diện chữ viết có thể tưởng chúng 
đồng âm, đôi khi được hiểu là đồng nghĩa; 
do đó, những cặp phát ngôn ấy được một số 
tác giả cho là “câu mơ hồ”. Nhưng theo 
Giáo sư Cao Xuân Hạo, đây chỉ là những 
cặp “đồng tự”. Vì trong phát âm và nghĩa 
thì lại khác hẳn nhau. 
Nhìn chung, có rất nhiều điều để giới 
nghiên cứu quan tâm về trọng âm trong tổ 
hợp hai tiếng qua tham luận của Giáo sư 
Cao Xuân Hạo, bởi nó giúp “phát hiện 
những sự phân biệt tuy tinh tế nhưng hiện 
thực và quan trọng giữa những mối quan 
hệ ngữ pháp khác nhau của các tiếng, mà 
từ trước đến nay ít được chú ý chỉ vì tư liệu 
nghiên cứu chủ yếu là tư liệu chữ viết, chứ 
không phải tiếng nói hằng ngày” [1,tr.144]; 
nhưng trên đại thể, có 2 vấn đề quan trọng 
của trọng âm từ trong phát ngôn mà nếu áp 
dụng nghiên cứu của ông, có thể giải quyết 
tốt một số vấn đề “mơ hồ” trong các phát 
ngôn đồng tự được nêu, đó là trọng âm 
trong kết cấu chủ - vị (đề - thuyết) và trọng 
âm trong kết cấu vị từ + bổ ngữ. 
2.1. Trọng âm trong kết cấu chủ - vị 
(đề - thuyết) 
Trong tổ hợp 2 tiếng có kết cấu 1 chủ 
ngữ và 1 vị ngữ, 1 chủ đề và 1 phần thuyết, 
thì mô hình trọng âm sẽ là [11], nếu chủ 
ngữ là danh từ. Trong trường hợp, chủ ngữ, 
chủ đề là từ nhân xưng hay hồi chỉ thì mô 
hình trọng âm lại là [01]. So sánh: 
1). mèo ăn, gà ăn, chim ăn, cá ăn [11] 
2). nó ăn, tôi ăn,; anh ăn, con ăn, bố 
ăn, [01] 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 07/2018 
80 
Trong trường hợp ở phát ngôn 2, các 
tiếng được dùng làm đại từ vốn là các danh 
từ chỉ quan hệ thân thuộc hay ngôi thứ: 
“ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác,” 
hoặc tên riêng dùng để xưng hô, thì tuy giữ 
vai trò chủ ngữ nhưng vẫn là những tiếng 
khinh âm. 
Quan sát tổ hợp “mẹ đánh” qua 2 phát 
ngôn đồng tự: 
1). Đừng nghịch, mẹ đánh cho bây giờ. 
[01]; 
2). Đừng nghịch, mẹ đánh cho bây giờ. 
[11]. 
Ở phát ngôn 1, tổ hợp mẹ đánh có 
trọng âm là [01] thì đây là lời nói của 
người mẹ nói với con mình và từ mẹ được 
dùng như một đại từ nhân xưng. Ở phát 
ngôn 2, tổ hợp mẹ đánh có trọng âm là 
[11] thì đây là lời nói của một người 
không phải là mẹ đứa trẻ và từ mẹ được 
dùng như một danh từ. Do vậy, mẹ đánh 
[01] cũng tương tự như: tao đánh, nó đánh 
[01]; mẹ đánh [11] cũng tương tự như: 
giặc đánh, sét đánh [11]. 
Quan sát tổ hợp “Lan về nhà” qua 2 
phát ngôn đồng tự: 
1). Lan về nhà [001] 
2). Lan về nhà [101] 
Ở phát ngôn 1, Lan là tiếng khinh âm 
[001] thì đây là trường hợp: Lan nói với ai 
đó hay người nào nói với Lan. Ở phát ngôn 
2, Lan là tiếng trọng âm [101] thì đây là 
trường hợp: người nào nói về Lan. 
2.2. Trọng âm trong kết cấu vị từ + bổ ngữ 
Trong kết cấu vị từ + bổ ngữ, cách 
phân bố trọng âm cũng có 2 trường hợp: 
nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng phiếm 
định hay bất định, thì mô hình trọng âm là 
[01]; còn nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng 
xác định (có sở chỉ), thì mô hình là [11]. So 
sánh: 
1). Anh ấy bán sách ở đường sách [01] 
2). Anh ấy túng quá, phải bán sách đi 
mà ăn [11] 
Ở phát ngôn 1, tổ hợp bán sách có 
trọng âm [01] vì sách trong phát ngôn này 
là một đối tượng không xác định cả về 
lượng, về chất. Ở phát ngôn 2, tổ hợp bán 
sách có trọng âm [11] vì sách trong phát 
ngôn này là đối tượng được xác định cụ thể 
cả về lượng, lẫn chất (có sở chỉ). Dĩ nhiên, 
mô hình trọng âm [11] được xác định rõ 
ràng hơn, nếu sau bổ ngữ lại thêm một 
tiếng, như: “này, nọ, kia, ấy,” có tác 
dụng xác định bổ ngữ. Đối chiếu 2 lớp tổ 
hợp từ, sẽ thấy được mô hình trọng âm của 
từng lớp tổ hợp như sau: 
Trọng âm: [01] [11] 
 1). bắt người bắt người (này) 
 2). đọc báo đọc báo (nọ) 
 3). làm việc làm việc (kia) 
 4). về nhà về nhà (ấy) 
Với mô hình trọng âm trong kết cấu vị 
từ + bổ ngữ, có những tình huống phức tạp 
trong việc xác lập kết cấu trọng âm, bởi sự 
chi phối ngữ nghĩa giữa các thành tố. Tuy 
nhiên, cũng có những danh từ khi dùng một 
mình làm bổ ngữ, luôn đòi hỏi tổ hợp phải 
là mô hình [01] hoặc [11]. Điều đó, cũng 
bởi do, tính chất ngữ nghĩa của các thành tố 
trong tổ hợp tiếng chi phối. Chẳng hạn, các 
tổ hợp “lấy vợ, cưới vợ, lấy chồng,” luôn 
có mô hình trọng âm [01]; trong khi các tổ 
hợp “bỏ vợ, bỏ chồng,” lại có mô hình 
trọng âm [11]. 
Phân tích 2 tình huống tưởng chừng 
như có kết cấu giống nhau này, lại khác 
nhau ở một điểm căn bản về nguyên lý 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Đặng Ngọc Lệ và tgk 
81 
trọng âm trong kết cấu đã được nêu là, “nếu 
bổ ngữ biểu thị một đối tượng phiếm định 
hay bất định, thì mô hình trọng âm là [01]; 
còn nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng xác 
định (có sở chỉ), thì mô hình là [11]” [1, 
tr.148]. Do vậy, khi nói “lấy vợ, cưới vợ, 
lấy chồng,” thì bổ ngữ lại là một đối 
tượng bất định; còn khi nói “bỏ vợ, bỏ 
chồng,” thì bổ ngữ lại là một đối tượng 
hoàn toàn xác định. 
Từ 2 tổ hợp với 2 mô hình trọng âm: 
(1) “bỏ vợ, bỏ chồng,” [11], (2) “lấy vợ, 
lấy chồng,” [01] có thể xác lập các tổ 
hợp đồng chất với chúng: 
1). Mô hình trọng âm [11], gồm: “bỏ 
vợ, bỏ chồng, yêu vợ, chiều chồng, thương 
con, nuôi mẹ,”. 
2). Mô hình trọng âm [01], gồm: “lấy 
vợ, lấy chồng, làm bánh, xây nhà, nặn 
tượng, đẽo cày,”. 
Và sự khác biệt cơ bản giữa tổ hợp 2 
với tổ hợp 1 là vì một mặt, trong tổ hợp 
này, danh từ làm bổ ngữ không có sở chỉ; 
mặt khác, cả ngữ đoạn vị từ chỉ một hoạt 
động, chứ không phải một hành động tạo 
tác riêng lẻ. Bởi, các vị từ trong trường hợp 
này “biểu thị một hành động mà sau khi 
hoàn thành thì đối tượng được biểu thị 
bằng bổ ngữ mới bắt đầu tồn tại, trở thành 
“của mình” đối với chủ thể hành động” [1, 
tr.150]. 
3. KẾT LUẬN 
Ngoài những đóng góp đồ sộ trên 
phương diện dịch thuật, Giáo sư Cao Xuân 
Hạo còn có những đóng góp lớn cho việc 
nghiên cứu tiếng Việt và phương ngữ. Với 
tiếng Việt, đóng góp của ông ở cả 3 bình 
diện: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa mà ở 
mỗi bình diện ông đều có những đóng góp 
mới nổi bật, như: “Vấn đề trọng âm và các 
quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt; Mấy 
vấn đề cho việc phân tích cú pháp tiếng 
Việt; Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm 
ẩn,”. Với phương ngữ, đóng góp của ông 
vừa trên bình diện lý luận chung, vừa đi 
vào khảo sát phương ngữ cụ thể: “Số phận 
các vần có nguyên âm hẹp qua các phương 
ngữ lớn của Việt Nam; Hai vấn đề âm vị 
học của phương ngữ Nam Bộ; Nhận xét về 
các nguyên âm của một phương ngữ ở tỉnh 
Quảng Nam,”. Trong khoa học, đôi khi 
ông bị định kiến là người “kiếm chuyện”, 
nhưng kỳ thực ông là người có “tư duy xa”, 
ít được sự chia sẻ, cảm thông. Như khi ông 
kết luận, trong bài viết về Trương Vĩnh Ký, 
khiến nhiều người cảm thấy “chạnh lòng”: 
“Điều đáng ngạc nhiên hơn nhiều là trong 
hoàn cảnh đó mà ông (Trương Vĩnh Ký - 
chú thích của tác giả viết bài) vẫn có được 
những nhận định đúng đắn và tinh tế đến 
như vậy về ngữ pháp tiếng Việt. Trong lịch 
sử của ngành Việt ngữ học, ông là một 
trong những tác giả ít bị định kiến dĩ Âu vi 
trung chi phối nhất. Kể cho đến nay, ít có 
cuốn sách nào cung cấp cho ta nhiều thông 
tin về ngữ pháp tiếng Việt như mấy cuốn 
sách không lấy gì làm dày của ông. Trong 
mấy cuốn sách này không thiếu những phát 
hiện quan trọng mà ngày nay chẳng mấy ai 
nhắc đến, trong khi lẽ ra nó phải được 
những người đi sau tiếp thu và khai triển, 
đào sâu hơn nữa” [1, tr.442]. Với chúng 
tôi, Giáo sư Cao Xuân Hạo là nhà nghiên 
cứu Việt ngữ có uy tín lớn. Chúng tôi muốn 
bày tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn trước 
những đóng góp to lớn của ông cho việc 
nghiên cứu và giảng dạy Việt ngữ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 07/2018 
82 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cao Xuân Hạo (1999), Tiếng Việt, Mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa, Nxb. Giáo 
dục, Hà Nội. 
2. Cao Xuân Hạo (2001), Âm vị học và tuyến tính, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
3. Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng (2005), Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb. 
Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
4. Đặng Ngọc Lệ (Chủ biên), Nguyễn Kiên Trường (1998), Tiếng Việt thực hành, Nxb. 
Giáo dục, Hà Nội. 
5. A.S. Hornby (2000), Edited by Sally Wehmeier, Phonetics Editor Michael Ashby, 
Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press. 
6. Nguyễn Minh Tâm (2000), A glossary of Phonetic Terms - Thuật ngữ ngữ âm, Nxb. 
Giáo dục, Hà Nội. 
7. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển Từ ngữ Nam Bộ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
8. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển 
Anh - Việt – English - Vietnamese Dictionary, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 
9. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ 
điển Ngôn ngữ, Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 06/12/2017. Ngày biên tập xong: 10/12/2017. Duyệt đăng: 02/01/2018 

File đính kèm:

  • pdftrong_am_trong_tieng_viet.pdf