Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV

Chương V - Lý tính

Lý tính là ý thức bản ngã tin tưởng rằng mình là tất cả sự vật trong thế giới. Ở đây, tư tưởng duy tâm của Hegel lên đến cao độ: ý thức chủ quan nhận thấy mình trong tất cả sự vật.

Biện chứng pháp của lý tính thông qua 3 giai đoạn:

1 - Lý tính thực nghiệm,

2 - Lý tính thực tiễn gồm có 3 giai đoạn nhỏ:

a) Hưởng lạc và định mệnh;

b) Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng;

c) Đạo đức và thời cuộc.

3 - Lý tính trong cái thực hiện của mình gồm có:

a) Giới động vật của tinh thần và cái lừa dối hay chính sự việc ấy đấy;

b) Lý tính lập pháp;

c) Lý tính kiểm pháp.

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 1

Trang 1

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 2

Trang 2

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 3

Trang 3

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 4

Trang 4

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 5

Trang 5

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 6

Trang 6

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 7

Trang 7

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 8

Trang 8

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 9

Trang 9

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 12/01/2024 3840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần IV
Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel 
Phần IV 
Chương V - Lý tính
Lý tính là ý thức bản ngã tin tưởng rằng mình là tất cả sự vật trong thế giới. Ở đây, 
tư tưởng duy tâm của Hegel lên đến cao độ: ý thức chủ quan nhận thấy mình trong 
tất cả sự vật. 
Biện chứng pháp của lý tính thông qua 3 giai đoạn: 
1 - Lý tính thực nghiệm, 
2 - Lý tính thực tiễn gồm có 3 giai đoạn nhỏ: 
a) Hưởng lạc và định mệnh; 
b) Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng; 
c) Đạo đức và thời cuộc. 
3 - Lý tính trong cái thực hiện của mình gồm có: 
a) Giới động vật của tinh thần và cái lừa dối hay chính sự việc ấy đấy; 
b) Lý tính lập pháp; 
c) Lý tính kiểm pháp. 
Quá trình diễn biến của lý tính phản ánh quá trình đấu tranh giai cấp trong thời đại 
tư sản đang lên. 
1 - Lý tính thực nghiệm (tiếp thu kinh nghiệm) 
Lý tính thực nghiệm là ý thức tin tưởng mình là mọi sự vật, trong thế giới chỉ có 
mình thôi. Nó phát triển bằng tư tưởng thực nghiệm, tìm tòi mình trong tự nhiên, 
vì tin tưởng trong tự nhiên chỉ có mình. Do đó mà phát triển khoa học thực 
nghiệm. 
Lòng tin tưởng của nhân loại vào mình đã thành lập trong quá trình phát triển của 
khoa học tự nhiên, nhưng gặp mâu thuẫn khi chuyển lên vấn đề người: lúc nó đặt 
vấn đề con người là gì? tư tưởng là gì (tâm lý học)? Khoa học tự nhiên quan niệm 
người là một vật tự nhiên, nó là một bộ óc như vậy làm sao nó lại tư tưởng được 
(nó tự nhận nó trong vật ấy được). Do mâu thuẫn ấy, ý thức lý tính chuyển sang 
một lập trường mới: lý tính thực tiễn. Nó không thể nhận thấy nó trong tự nhiên, 
cho nên nó phải tự thực hiện nó trong tự nhiên. 
2 - Lý tính thực tiễn thông qua 3 giai đoạn:
a - Hưởng lạc và định mệnh
Chủ yếu là hưởng lạc trong luyến ái, phát triển trong thế kỷ XVII, XVIII. Tư 
tưởng hưởng lạc là một hình thái tư tưởng cao hơn trình độ ham muốn, vì nó bao 
hàm ý thức bản ngã: đã tin tưởng mình là tất cả sự vật, mình thống trị thế giới. 
Nhưng nó lại gặp một ý thức khác (một người khác) cùng tin tưởng như thế. Hai 
bên rất xa cách nhau, vì mỗi người mang một thế giới trong đầu óc. Mỗi cá nhân 
đều tự giác về quyền lợi tuyệt đối của mình, nhưng lại gặp một cá nhân khác cũng 
tự giác. Như thế chỉ còn một cách giải quyết là gây ra một cái thông cảm để phá 
cái ngăn trở giữa cá nhân và cá nhân. Cái cản trở đó bị phá bỏ trong sự hưởng lạc. 
Sự hưởng lạc đó không phải chỉ nhằm hấp thụ đối tượng vào mình, mà có ý thức 
phá bỏ xa cách giữa cá nhân và cá nhân để gây nên một ý thức đại thể. Trong 
hưởng lạc, cá nhân thông cảm với toàn bộ thế giới, tìm sự giải phóng con người 
trong cái hưởng lạc đó, và đặt cho mình một giá trị tuyệt đối: đưa cá nhân lên đại 
thể. Đến đây lại xuất hiện mâu thuẫn: đại thể đây không có ý nghĩa cụ thể, thông 
qua một cách chung chung, không nắm được điểm nào dứt khoát; rất trừu tượng. 
Đó chính là cái định mệnh. Thực tế, trong cái hưởng lạc không đạt được mức cao 
hơn, do định mệnh hai bên thông cảm với nhau mà hưởng được hạnh phúc, nhưng 
không biết dựa vào đâu, không hiểu vì sao có cái định mệnh ấy? Định mệnh là một 
khái niệm nghèo nàn không có nội dung. Nhưng trong cái nghèo nàn ấy, lý tính 
cảm thấy mình không còn là cá nhân hưởng lạc mà mình có giá trị đại thể. Do mâu 
thuẫn này, ý thức lại chuyển lên một hình thức cao hơn: luật của nhân tâm và tự 
cao điên cuồng. 
b - Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng 
Đến đây, thấy trong lương tâm mình có luật đại thể mà mình có bổn phận thực 
hiện. Lương tâm chống lại thời cuộc, tức là cái thế giới xấu. Ta tốt, ta chống lại thế 
giới xấu. Nhưng đến đây, những lương tâm cá nhân lại mâu thuẫn với nhau, đi đến 
tự cao điên cuồng chỉ cho mình là tốt, và chống lại tất cả người khác. Luật của 
lương tâm căn bản chỉ là cá nhân, lương tâm của mỗi người khác nhau, không ai 
giống ai, nhưng ai cũng cho mình là tốt cả. Kinh nghiệm ấy cho ta thấy phải hy 
sinh cá nhân chuyển lên đạo đức. 
c - Đạo đức và thời cuộc 
Đạo đức không phải là lương tâm cá nhân, mà là lương tâm phải hy sinh cá nhân 
thực hiện nhiệm vụ. Nhưng đức tính chống lại thời cuộc, vì thời cuộc là xấu, thời 
cuộc chỉ là một số cá nhân làm theo quyền lợi của họ. Ai hy sinh cá nhân thì phải 
thắng. Nhưng trong lúc anh nói anh chống lại thời cuộc thì anh cũng chỉ làm một 
số việc biểu hiện tài năng của anh, mà tài năng thì nó có nội dung khách quan của 
nó. Quá trình phát huy tài năng là một quá trình khách quan không phải do hy sinh 
cá nhân. Tài năng được thực hiện như thế nào? Thực tế thời cuộc tạo điều kiện cho 
tài năng phát triển; tài năng cũng là một yếu tố của thời cuộc, cũng do thời cuộc 
mà có. Cho nên nó không chống lại được thời cuộc. Đúng hơn, ý thức đạo đức cá 
nhân thực hiện trong sự việc, chân lý của nó là sự việc nó không thoát khỏi thời 
cuộc. Do mâu thuẫn đó, lý tính lại chuyển sang một hình thái cao hơn. 
3. Lý tính trong cái thực hiện của mình
a - Giới động vật của tinh thần và cái lừa dối hay chính sự việc ấy đấy
Cá nhân chỉ biết có mình thôi, không biết người khác, nh

File đính kèm:

  • pdftriet_hoc_co_dien_duc_tu_kant_den_hegel_phan_iv.pdf