Trắc nghiệm kỹ năng thuyết trình hiệu quả
1. Các hình ảnh trong bài thuyết trình có tương thích với thông điệp bạn
muốn truyền tải đến khán giả và giúp bạn trình bày hiệu quả hơn không?
a. Không bao giờ (1 điểm)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
2. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn suy nghĩ kĩ những thông điệp tôi sẽ
truyền tải đến khán giả.a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm kỹ năng thuyết trình hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Trắc nghiệm kỹ năng thuyết trình hiệu quả Nhiều người cho rằng các diễn giả nổi tiếng có năng khiếu bẩm sinh về khoản ăn nói. Quan điểm này không đúng. Tất nhiên, có một số người rất thoải mái và tự tin khi nói trước công chúng, nhưng bất kì ai đều có thể học các kỹ năng thuyết trình và các thủ thuật cần thiết để cảm thấy tự tin hơn và trình bày hiệu quả hơn. Từ việc giới thiệu sản phẩm bán hàng cho đến lĩnh vực ngành đào tạo, huấn luyện, kỹ năng thuyết trình hiệu quả và tự tin nói trước công chúng đóng vai trò tác động to lớn trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay trên thế giới. Và với rất nhiều tài liệu đúc kết từ kiến thức, kinh nghiệm, bí quyết của các diễn giả nổi tiếng, bạn hoàn toàn có thể tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vấn đế là bạn phải biết mình đang có những yếu tố nào và thiếu những gì. Bài trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn. 1. Các hình ảnh trong bài thuyết trình có tương thích với thông điệp bạn muốn truyền tải đến khán giả và giúp bạn trình bày hiệu quả hơn không? a. Không bao giờ (1 điểm) b. Hiếm khi (2) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (4) e. Luôn luôn (5) 2. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn suy nghĩ kĩ những thông điệp tôi sẽ truyền tải đến khán giả. a. Không bao giờ (5) b. Hiếm khi (4) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (2) e. Luôn luôn (1) 3. Trước khi thuyết trình, tôi làm quen với không gian của khán phòng. a. Không bao giờ (5) b. Hiếm khi (4) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (2) e. Luôn luôn (1) 4. Tôi lên kế hoạch luyện tập bài thuyết trình nhiều lần cho đến khi tôi trình bày một cách tự nhiên và lưu loát. a. Không bao giờ (5) b. Hiếm khi (4) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (2) e. Luôn luôn (1) 5. Tôi quan niệm rằng khán giả biết rất ít về những gì tôi sẽ trình bày nên tôi cố gắng mang đến cho họ những thông tin cần thiết và bổ ích nhất. a. Không bao giờ (5) b. Hiếm khi (4) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (2) e. Luôn luôn (1) 6. Tôi tiếp cận khán giả gián tiếp, tinh tế và truyền tải thông điệp đơn giản, dễ hiểu. a. Không bao giờ (1) b. Hiếm khi (2) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (4) e. Luôn luôn (5) 7. Lo lắng khiến tôi trở nên căng thẳng và áp lực hơn khi trình bày. a. Không bao giờ (5) b. Hiếm khi (4) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (2) e. Luôn luôn (1) 8. Tôi yêu cầu ban tổ chức chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để tôi bắt đầu bài thuyết trình đúng kế hoạch. a. Không bao giờ (5) b. Hiếm khi (4) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (2) e. Luôn luôn (1) 9. Tôi khuyến khích khán giả đặt câu hỏi và nêu thắc mắc của họ ở phần cuối của bài thuyết trình. a. Không bao giờ (1) b. Hiếm khi (2) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (4) e. Luôn luôn (5) 10. Tôi chú ý đến những ngôn ngữ cơ thể như biểu hiện của cơ mặt và ánh mắt tiếp xúc khán giả tạo tương tác tốt với họ. a. Không bao giờ (1) b. Hiếm khi (2) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (4) e. Luôn luôn (5) 11. Tôi đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những điều tôi đang nói. a. Không bao giờ (1) b. Hiếm khi (2) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (4) e. Luôn luôn (5) 12. Bài thuyết trình kéo dài hơn tôi dự kiến. a. Không bao giờ (5) b. Hiếm khi (4) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (2) e. Luôn luôn (1) 13. Nếu tôi muốn thuyết phục một khán giả nào đó, tôi sẽ khiến cho họ nghĩ về tương lai sẽ như thế nào nếu họ vẫn tiếp tục mà không hề thay đổi. a. Không bao giờ (1) b. Hiếm khi (2) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (4) e. Luôn luôn (5) 14. Tôi tập trung vào phần trọng tâm của bài thuyết trình hơn là phần mở đầu và kết luận, bởi vì đó là phần chứa nhiều thông tin mà tôi muốn truyền tải nhất. a. Không bao giờ (1) b. Hiếm khi (2) c. Thỉnh thoảng (3) d. Thường xuyên (4) e. Luôn luôn (5) Kết quả 14-32 điểm: Bài thuyết trình của bạn thực sự không mấy thu hút và hơi nhàm chán! Có rất nhiều cách giúp bạn tạo sự thu hút về nội dung và cách thức trình bày. Đơn giản là bạn cần luyện tập nhiều hơn, học cách giảm bớt sự lo lắng hồi hộp và làm thế nào để có được một nguồn năng lượng tràn trề. 33-51 điểm: Bài thuyết trình của bạn khá ổn và nó giống như những bài thuyết trình điển hình của hầu hết mọi người. Ấn tượng mà bạn để lại cho khán giả không xấu nhưng cũng không quá ấn tượng – bởi vì thông điệp của bạn thực sự không tồn tại và dễ dàng bị quên đi một cách nhanh chóng. 52-70 điểm: Khán giả rất hứng thú và hài lòng với bài thuyết trình của bạn. Bạn biết cách dành thời gian để thu hút sự chú ý của họ khi càng về sau bài thuyết trình. Đó là kỹ thuật của một diễn giả chuyên nghiệp!
File đính kèm:
- trac_nghiem_ky_nang_thuyet_trinh_hieu_qua.pdf