Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt

Cảm xúc là yếu tố quan trọng của con người trong giao tiếp xã hội. Trong giai đoạn công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ như hiện nay, phát triển hệ thống dự đoán cảm xúc của người qua khuôn mặt giúp ích rất nhiều trong giao tiếp người-máy. Phần lớn nghiên cứu hiện dựa trên nguồn dữ liệu ảnh và video màu thông thường, còn ít công trình dựa trên nguồn dữ liệu ảnh nhiệt. Ảnh nhiệt hiện đang có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nhận dạng cảm xúc khi khắc phục những nhược điểm của ảnh thường như điều kiện ánh sáng, màu da, khuôn mặt không biểu cảm. Bài nghiên cứu này sẽ trình bày tổng quan các công trình về nhận dạng cảm xúc kết hợp ảnh thường và ảnh nhiệt. Tiếp theo là tổng quan về những nghiên cứu mới về ước lượng mức độ cảm xúc dựa trên ảnh nhiệt. Cuối cùng là xác định những thách thức, định hướng nghiên cứu trong lĩnh vực nhận diện cảm xúc và giao tiếp người-máy.

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 1

Trang 1

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 2

Trang 2

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 3

Trang 3

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 4

Trang 4

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 5

Trang 5

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 6

Trang 6

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 7

Trang 7

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 8

Trang 8

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 9

Trang 9

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang Trúc Khang 08/01/2024 3420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt

Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt và hướng tiếp cận dựa trên ảnh nhiệt
Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (1) (2019) 136-148 
136 
TỔNG QUAN VỀ ƢỚC LƢỢNG MỨC ĐỘ CẢM XÚC CỦA 
NGƢỜI QUA BIỂU CẢM KHUÔN MẶT VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN 
DỰA TRÊN ẢNH NHIỆT 
Nguyễn Phƣơng Nam, Nguyễn Viết Hƣng* 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
*Email: hungnv@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 09/7/2019; Ngày chấp nhận đăng: 05/9/2019 
TÓM TẮT 
Cảm xúc là yếu tố quan trọng của con người trong giao tiếp xã hội. Trong giai đoạn 
công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ như hiện nay, phát triển hệ thống dự đoán cảm xúc 
của người qua khuôn mặt giúp ích rất nhiều trong giao tiếp người-máy. Phần lớn nghiên cứu 
hiện dựa trên nguồn dữ liệu ảnh và video màu thông thường, còn ít công trình dựa trên 
nguồn dữ liệu ảnh nhiệt. Ảnh nhiệt hiện đang có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực 
nhận dạng cảm xúc khi khắc phục những nhược điểm của ảnh thường như điều kiện ánh 
sáng, màu da, khuôn mặt không biểu cảm. Bài nghiên cứu này sẽ trình bày tổng quan các 
công trình về nhận dạng cảm xúc kết hợp ảnh thường và ảnh nhiệt. Tiếp theo là tổng quan về 
những nghiên cứu mới về ước lượng mức độ cảm xúc dựa trên ảnh nhiệt. Cuối cùng là xác 
định những thách thức, định hướng nghiên cứu trong lĩnh vực nhận diện cảm xúc và giao 
tiếp người-máy. 
Từ khóa: Biểu cảm khuôn mặt, phân loại cảm xúc, ước lượng mức độ cảm xúc, ảnh nhiệt; 
1. GIỚI THIỆU 
Trong kỷ nguyên công nghệ số và sự phát triển của các ứng dụng cho công nghiệp 4.0, 
trao đổi thông tin giữa người và máy đóng một vai trò cực kì quan trọng. Hai nguồn thông 
tin chính giúp người và máy có thể trao đổi được một cách nhanh chóng và hiệu quả đó là 
giọng nói và hình ảnh [1-3]. Trong dữ liệu hình ảnh, những biểu hiện trên khuôn mặt chiếm 
55% cơ sở để giúp con người có thể hiểu nhau trong quá trình trao đổi và nói chuyện [4]. 
Bên cạnh đó, rất dễ dàng cho con người có thể hiểu nhau thông qua biểu hiện khuôn mặt, 
nhưng đó lại là một bài toán khó đối với máy tính và robot. Do vậy, nghiên cứu về biểu hiện 
trên khuôn mặt được thu hút rất nhiều nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả khích lệ [5–10]. 
Trong những năm gần đây, số lượng nghiên cứu trong lĩnh vực tương tác người-máy 
(Human-Computer Interaction/HCI) tăng nhanh và đa dạng trong các hướng tiếp cận. Thông 
thường, sự tương tác diễn ra khi con người thực hiện chỉ lệnh cho máy tính thông qua diễn tả 
bằng các bộ phận cơ thể khác nhau, trong đó có biểu cảm khuôn mặt. Biểu cảm trên khuôn 
mặt không chỉ là sự thể hiện đầu tiên trong tương tác xã hội hàng ngày mà còn là khu vực dễ 
nhận biết nhất trong giao tiếp không lời nói. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề xuất các 
hướng tiếp cận vấn đề nhận dạng biểu cảm tự động qua khuôn mặt [11]. Phần lớn các nghiên 
cứu dựa trên sự phân loại các cảm xúc cơ bản của Paul Ekman [12–14]. Hình 1 minh họa sáu 
biểu cảm cơ bản theo nghiên cứu của Ekman, từ trái sang phải được gán nhãn là: giận dữ, 
ghê tởm, sợ hãi, hạnh phúc, buồn rầu, ngạc nhiên [15]. Hình 2 minh họa sáu biểu cảm của 
hai người (hàng 1 và hàng 2) trong bộ dữ liệu JAFFE, thứ tự biểu cảm tương tự Hình 1 [16]. 
Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt... 
137 
Hình 1. Minh họa sáu cảm xúc cơ bản theo nghiên cứu của Ekman [15]. 
Hình 2. Biểu cảm khuôn mặt của hai người trong bộ dữ liệu JAFFE [16]. 
Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp đề xuất chưa giải quyết triệt để vấn đề điều kiện 
ánh sáng, vì sự thay đổi cường độ sáng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của hình ảnh được 
chụp hay quay bằng camera thông thường. Trong khi đó, camera nhiệt ghi nhận phân bố các 
vùng nhiệt độ khác nhau của hình ảnh và không phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng. Vì thế, 
một số nghiên cứu đã tiếp cận thực hiện các giải thuật nhận dạng cảm xúc trên ảnh nhiệt 
song song với ảnh thông thường như một giải pháp hỗ trợ nâng cao độ chính xác [17–19]. 
Cảm xúc là đối tượng nghiên cứu với những tranh luận kéo dài xuyên thế kỷ. Từ triết 
học tinh thần cổ điển thời Hy Lạp cổ đại đến lý thuyết tâm lý hiện đại, định nghĩa về cảm 
xúc và những đặc trưng của nó không đồng nhất với mỗi mục đích, lĩnh vực nghiên cứu khác 
nhau. Mối quan hệ giữa biểu cảm khuôn mặt và cảm xúc đã được trình bày và phân tích 
trong nhiều nghiên cứu đương đại. Cảm xúc thường được nhận định do sự tác động của hệ 
thần kinh tự chủ, nên dẫn đến những sự biển đổi tự nhiên các cơ trên khuôn mặt [20–23]. 
Luận điểm này được dẫn chứng với những người khiếm thị khi họ vẫn thể hiện biểu cảm hài 
lòng hay không hài lòng qua nét mặt, dù họ có thể chưa bao giờ thấy một biểu cảm khuôn 
mặt trên thực tế hay qua hình ảnh trước đó [24]. Như vậy, một người có thể phỏng đoán cảm 
xúc của người khác thông qua quan sát khuôn mặt của họ, cũng như nhiều nghiên cứu khoa 
học hiện nay đang chứng minh cho ý tưởng rằng khuôn mặt là một chỉ báo của cảm xúc. Tuy 
nhiên, một vấn đề đang tranh luận là khả năng nhận dạng cảm xúc qua khuôn mặt là do cơ 
chế sinh học tự nhiên hay suy luận từ diễn biến của môi trường  ... điều kiện ràng buộc linh hoạt (smoothness constraints). Mô hình mới 
Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Viết Hưng 
144 
này là sự mở rộng của phương pháp hồi quy thứ tự tĩnh (static ordinal regression) cho dữ liệu 
có cấu trúc tương tự như mô hình trường điều kiện ngẫu nhiên (Conditional Random Field-
CRF) thường sử dụng cho bài toán dự đoán phân lớp có cấu trúc. Kết quả dự đoán của mô 
hình xếp hạng linh hoạt trên cho thấy sự cải tiến đáng kể so với mô hình CRFs chuẩn, vì 
CRFs chuẩn không thành công trong việc đánh giá mối quan hệ thứ tự giữa các nhãn được 
dự đoán. 
Delannoy và cộng sự đề xuất mô hình với ba mức độ để ước lượng biểu cảm (thấp, 
trung bình, và cao) sử dụng thuật toán giảm chiều dữ liệu phi tuyến (Locally Linear 
Embedding) [36]. Tương tự, Chang và cộng sự xử lý việc ước lượng mức độ bằng đề xuất 
xếp hạng các ảnh đơn đầu vào thành ba mức độ cảm xúc (thấp, trung bình, cao) [15]. Nhóm 
tác giả áp dụng thuật toán RED-SVM để xây dựng bộ khung ước lượng mức độ cảm xúc có 
ba mức, trích xuất vector đặc trưng bằng cách kết hợp hình khuôn mặt chính diện và đặc 
trưng phân tán (phép biến đổi phân tán – scattering transforms), sau đó giảm chiều dữ liệu 
bằng thuật toán PCA. Nhờ được huấn luyện trên bộ dữ liệu có gán nhãn nên mức độ biểu 
cảm khuôn mặt được nhận diện và kiểm chứng với độ lỗi thấp so với một số phương pháp 
trước đây. 
Kamarol và cộng sự đề xuất khung (framework) nhận dạng biểu cảm khuôn mặt và ước 
lượng mức độ với yêu cầu tính toán có độ phức tạp thấp [37]. Thuật toán rút trích đặc trưng 
được xây dựng dựa trên thuật toán k láng giềng gần nhất (kNN) và sơ đồ trọng số xác định, 
sau đó áp dụng mô hình Markov ẩn để phân loại đoạn video đầu vào kết xuất ra sáu biểu cảm 
cơ bản. Phân đoạn thời gian, biểu cảm trung tính, điểm bắt đầu và đỉnh của biểu cảm được 
xác định bằng cách lấy trung bình các thay đổi. Mức được ước lượng dựa trên sự thay đổi 
của giá trị đỉnh (apex) của biểu cảm đang quan sát so với biểu cảm trung tính. Thuật toán 
được thực nghiệm phân tích các đối tượng độc lập trên bộ dữ liệu CK (Cohn-Kanade) và BU 
(Beihang University). 
Hình 9. So sánh kết quả ước lượng mức độ của hai phương pháp tiếp cận: phân loại (classification) và 
xếp hạng (ranking) Chang và cộng sự [15]. 
Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt... 
145 
Hình 10. So sánh kết quả ước lượng mức độ của hai hướng tiếp cận: phân loại (classification) và xếp 
hạng (ranking). Ba mức phân biệt tương ứng theo một khoảng thời gian: bình thường (neutral), điểm 
bắt đầu (onset), điểm đỉnh (apex) của Kamarol và cộng sự [37]. 
Sabri và cộng sự thực nghiệm mô hình mạng Siamese và Triplet trên dữ liệu ảnh tuần tự 
nhằm ước lượng mức độ cảm xúc [38]. Phương pháp đề xuất dựa trên mô hình xếp hạng 
(ranking model) để tìm mối quan hệ thứ tự giữa các dữ liệu ảnh tuần tự và xác định tất cả 
những thay đổi liên quan đến mức độ bằng cách kết hợp hai mạng trên. Mô hình huấn luyện 
được học thực hiện việc xác định vị trí (object localization) và những AU (action unit) phân 
biệt mà không cần đánh dấu khung (bounding box). Mô hình mạng này được đánh giá cho 
kết quả tốt hơn các mạng CNN trước đây, cũng như riêng mạng Triplet trích xuất, xác định 
đặc trưng rõ và chính xác hơn trong quá trình huấn luyện. Kết quả được thực nghiệm trên các 
bộ dữ liệu cảm xúc khác nhau (CK, MUG, MMI, CASME) cho kết quả tốt trong việc ước 
lượng mức độ và biểu cảm (micro-expression). 
4. HẠN CHẾ CỦA PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG ẢNH NHIỆT 
Như đã trình bày, ảnh nhiệt có ưu điểm trong điều kiện ánh sáng yếu, khuôn mặt không 
thể hiện biểu cảm (poker-face) hay có màu da sẫm nhưng với bài toán nhận dạng và ước 
lượng cảm xúc vẫn có những hạn chế sau: (1) dữ liệu thông tin nhiệt trên khuôn mặt sẽ 
không chính xác khi nhiệt độ môi trường thay đổi với khoảng độ lớn vì khi đó nhiệt độ toàn 
cơ thể người cùng thay đổi; (2) khi đối tượng đeo kính râm, camera hồng ngoại thường 
không thu được chính xác nhiệt độ ở khu vực mắt dẫn đến làm mất thông tin nhiệt xung 
quanh khu vực rất hữu ích này; (3) có những vùng trên khuôn mặt mà sự thay đổi nhiệt độ tại 
đó không tương quan với sự thay đổi của cảm xúc. 
Ngoài ra, các biểu hiện ngạc nhiên, giận dữ, ghê tởmcó thể có cùng một màu ảnh 
nhiệt (biểu hiện màu đỏ) nên sử dụng ảnh nhiệt có thể gây nên sự trùng lặp để nhận diện các 
loại cảm xúc khác nhau. Cảm xúc của con người là trạng thái tâm lý phức tạp rất riêng của 
con người với hàng triệu biểu hiện sắc thái khác nhau kèm theo đó là hàng triệu các tín hiệu 
biểu hiện khác nhau trên khuôn mặt, nên việc chỉ nhận diện một số biểu cảm khuôn mặt 
thông qua ảnh nhiệt thì chưa phản ánh hết các sắc thái biểu cảm. Do đó phương pháp này cần 
có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác như phân tích hành vi tổng thể (dựa vào camera), 
trắc nghiệm tâm lý; kết hợp đặc trưng từ các nguồn dữ liệu như hình ảnh ba chiều, giọng nói, 
điện não đồ (EEG)... 
Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Viết Hưng 
146 
5. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 
Bài viết đã trình bày tổng quan: (1) về ước lượng cảm xúc của người dựa trên phân tích 
biểu cảm khuôn mặt, những kết quả đạt được về sự phân loại cảm xúc bằng phương pháp kết 
hợp hai nguồn dữ liệu ảnh khuôn mặt: ảnh nhìn thấy thông thường và ảnh nhiệt; (2) về 
hướng nghiên cứu ước lượng mức độ của biểu cảm khuôn mặt hay cảm xúc của người, 
hướng tiếp cận này được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất sử dụng mẫu dữ liệu được gán 
nhãn phân lớp, nhưng thiếu nhãn về mức độ; nhóm thứ hai thực hiện trên mẫu dữ liệu có gán 
nhãn mức độ biểu cảm. 
Qua đó, nghiên cứu này đã phần nào đưa ra một số định hướng và ý tưởng nghiên cứu 
hứa hẹn trong tương lai. Một, xây dựng một bộ dữ liệu kết hợp với hai mẫu dữ liệu ảnh nhìn 
thấy và ảnh nhiệt thể hiện cảm xúc tự nhiên, nhằm khắc phục những hạn chế của ảnh thường 
trong điều kiện ánh sáng yếu. Hai, xây dựng mô hình phân tích, dự đoán xếp hạng ước lượng 
mức độ cảm xúc dựa trên dữ liệu ảnh nhiệt kết hợp đa kỹ thuật phân tích. Ba, tìm hiểu mối 
quan hệ tương quan giữa biểu cảm với sự thay đổi nhiệt độ của những khu vực xác định trên 
khuôn mặt, rộng hơn là mối quan hệ giữa cảm xúc và nhiệt độ nhằm góp phần xây dựng một 
hệ thống hoàn chỉnh về ước lượng cảm xúc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bartneck C. - How convincing is mr. data’s smile: affective expressions of 
machines, User Modeling and User-Adapted Interaction 11 (4) (2001) 279–295. 
2. Books P. - Flesh and Machines. How Robots Will Change Us., Nelson (2002) 1–5. 
3. Picard R. - Affective Computing, MIT Press (1997). 
4. Mehrabian A. - Nonverbal Communication, Taylor and Francis (2017). 
5. Cohen I., Sebe N., Garg A., Chen L. S., Huang T. S. - Facial expression recognition 
from video sequences: temporal and static modeling, Computer Vision and Image 
Understanding 91 (2003) 160–187. 
6. Liu Z., Wang S. - Emotion recognition using hidden markov models from facial 
temperature sequence, in Lecture Notes in Computer Science (including subseries Lecture 
Notes in Artificial Intelligence and Lecture Notes in Bioinformatics) (2011) 240–247. 
7. Martinez B., F. Valstar M., Jiang B., Pantic M. - Automatic analysis of facial 
actions: A Survey, IEEE Transactions on Affective Computing (2017). 
8. Nguyen H., Kotani K., Chen F., Le B. - A thermal facial emotion database and its 
analysis, in Lecture Notes in Computer Science (including subseries Lecture Notes 
in Artificial Intelligence and Lecture Notes in Bioinformatics) (2014) 397–408. 
9. Corneanu C. A., Simón M. O., Cohn J. F., Guerrero S. E. - Survey on RGB, 3D, 
thermal, and multimodal approaches for facial expression recognition: history, 
trends, and affect-related applications, IEEE Transactions on Pattern Analysis and 
Machine Intelligence 38 (2016) 1548–1568. 
10. Sariyanidi E., Gunes H., Cavallaro A. - Automatic analysis of facial affect: a survey 
of registration, representation, and recognition, IEEE Transactions on Pattern 
Analysis and Machine Intelligence 37 (2015) 1113–1133. 
11. Bettadapura V. - Face expression recognition and analysis: The State of the Art, 
arXiv preprint arXiv:1203.6722 (2012) 1–27. 
12. Ekman P. - Universals and cultural differences in facial expressions of emotion, 
Nebraska Symposium on Motivation 19 (1971) 207–283. 
Tổng quan về ước lượng mức độ cảm xúc của người qua biểu cảm khuôn mặt... 
147 
13. Ekman P. - Basic Emotions, in Handbook of cognition and emotion (1999) Vol. 98 45–60. 
14. Pantic M., Rothkrantz L. Ü. M. - Automatic Analysis of Facial Expressions: The 
State of the Art, IEEE Transactions on Pattern Analysis and Machine Intelligence 22 
(2000) 1424–1445. 
15. Chang K. Y., Chen C. S., Hung Y. P. - Intensity rank estimation of facial 
expressions based on a single image, in Proceedings - 2013 IEEE International 
Conference on Systems, Man, and Cybernetics, SMC 2013 (2013). 
16. Lyons M. J., Akamatsu S., Kamachi M., Gyoba J., Budynek J. - The Japanese 
Female Facial Expression (JAFFE) Database, Proceedings of third international 
conference on automatic face and gesture recognition (1998) 14–16. 
17. Yoshitomi Y. - Facial expression recognition for speaker using thermal image 
processing and speech recognition system, in International Conference on Applied 
Computer Science - Proceedings (2010) 182–186. 
18. Wang S., He S., Wu Y., He M., Ji Q. - Fusion of visible and thermal images for 
facial expression recognition, Frontiers of Computer Science 8 (2014) 232–242. 
19. Nguyen H., Chen F., Kotani K., Le B. - Human emotion estimation using wavelet 
transform and T-ROIs for fusion of visible images and thermal image sequences, in 
Lecture Notes in Computer Science (including subseries Lecture Notes in Artificial 
Intelligence and Lecture Notes in Bioinformatics) (2014) 224–235. 
20. Kreibig S. D. - Autonomic nervous system activity in emotion: a review, Biological 
Psychology 84 (2010) 394–421. 
21. Ekman P., Levenson R. W., Friesen W. V. - Autonomic nervous system activity 
distinguishes among emotions, Science 221 (1983) 1208–1210. 
22. Ekman P. - Expression and the Nature of Emotion, in Approaches to Emotion (1984) 
319–344. 
23. Ekman P. - All Emotions Are Basic, in The Nature of Emotion (1994) 15–19. 
24. Matsumoto D., Willingham B. - Spontaneous facial expressions of emotion of 
congenitally and noncongenitally blind individuals, Journal of Personality and Social 
Psychology 96 (1) (2009) 1–10. 
25. Zeng Z., Pantic M., Roisman G. I., Huang T. S. - A survey of affect recognition 
methods: audio, visual, and spontaneous expressions, IEEE Transactions on Pattern 
Analysis and Machine Intelligence 31 (1) (2009) 39–58. 
26. Shi X., Wang S., Zhu Y. - Expression recognition from visible images with the help 
of thermal images, in ICMR 2015 - Proceedings of the 2015 ACM International 
Conference on Multimedia Retrieval (2015) 563–566. 
27. Wang S., Pan B., Chen H., Ji Q. - Thermal augmented expression recognition, IEEE 
Transactions on Cybernetics 48 (7) (2018) 2203–2214. 
28. Nguyen T., Tran K., Nguyen H. - Towards thermal region of interest for human 
emotion estimation, in Proceedings of 2018 10th International Conference on 
Knowledge and Systems Engineering, KSE 2018 (2018) 152–157. 
29. Ambadar Z., Schooler J. W., Conn J. F. - Deciphering the enigmatic face the 
importance of facial dynamics in interpreting subtle facial expressions, 
Psychological Science 16 (5) (2005) 403–410. 
30. Littlewort G., Bartlett M. S., Fasel I., Susskind J., Movellan J. - Dynamics of Facial 
Expression Extracted Automatically from Video, Image and Vision Computing 24 
(6) (2006) 615–625. 
31. Chang W. Y., Chen C. S., Hung Y. P. - Analyzing facial expression by fusing 
Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Viết Hưng 
148 
manifolds, in Lecture Notes in Computer Science (including subseries Lecture Notes 
in Artificial Intelligence and Lecture Notes in Bioinformatics) (2007) 621–630. 
32. Yoshitomi Y., Tabuse M., Asada T. - Facial expression recognition using facial 
expression intensity characteristics of thermal image, Journal of Robotics, 
Networking and Artificial Life 2 (1) (2015) 5–8. 
33. Liao C. Te, Chuang H. J., Lai S. H. - Learning expression kernels for facial 
expression intensity estimation, IEEE International Conference on Acoustics, Speech 
and Signal Processing (ICASSP) (2012) 2217–2220. 
34. Song K. T., Chien S. C. - Facial expression recognition based on mixture of basic 
expressions and intensities, in Conference Proceedings - IEEE International 
Conference on Systems, Man and Cybernetics (2012) 3123–3128. 
35. Kim M., Pavlovic V. - Structured output ordinal regression for dynamic facial 
emotion intensity prediction, in Lecture Notes in Computer Science (including 
subseries Lecture Notes in Artificial Intelligence and Lecture Notes in 
Bioinformatics) (2010) 649–662. 
36. Delannoy J. R., McDonald J. - Automatic estimation of the dynamics of facial 
expression using a three-level model of intensity, in 2008 8th IEEE International 
Conference on Automatic Face and Gesture Recognition, FG 2008 (2008) 1–6. 
37. Kamarol S. K. A., Jaward M. H., Kälviäinen H., Parkkinen J., Parthiban R. - Joint 
facial expression recognition and intensity estimation based on weighted votes of 
image sequences, Pattern Recognition Letters 92 (2017) 25–32. 
38. Sabri M., Kurita T. - Facial expression intensity estimation using siamese and triplet 
networks, Neurocomputing 313 (2018) 143–154. 
ABSTRACT 
HUMAN EMOTION INTENSITY ESTIMATION: A SURVEY OF CATEGORIZATION 
AND TOWARDS THERMAL IMAGERY 
Nguyen Phuong Nam, Nguyen Viet Hung* 
Ho Chi Minh City University of Education 
*Email: hungnv@hcmue.edu.vn 
Emotion is an important factor for social interaction. In the era of the explosion of 
artificial intelligence, developing a system that can automatically estimate human emotions 
has attracted enormous interest to researchers. Understanding inner emotion makes human-
computer interaction applications be able to join mankind life extensively. Most of human 
emotion estimation works focus on categorizing emotion based on visible images or videos of 
facial expression, but only few works address the use of infrared thermal imaging for emotion 
estimation, which has significant advantages in the field. In additional, we still lack a good 
survey of human emotion estimation using infrared thermal imaging. Therefore, in this paper, 
we concentratedly survey about human emotion estimation exploiting both visible and infrared 
thermal imaging. Firstly, we want to give a review of the most recent studies about human 
emotion estimation, which include emotion categorization and emotion intensity estimation. 
Secondly, we identify several challenges in this field and suggest some idea for future research. 
Keywords: Facial expression, emotion categorization, emotion estimation, emotion intensity, 
visible image, thermal image. 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_uoc_luong_muc_do_cam_xuc_cua_nguoi_qua_bieu_cam.pdf