Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững

Khái niệm “phát triển bền vững” ban đầu

được đề cập với nội hàm tương đối hẹp dùng để

chỉ sự phát triển có tính tới bảo vệ các tài nguyên

sinh vật. Đến năm 1987, Ủy ban Thế giới về Môi

trường và Phát triển của Liên hợp quốc sử dụng

khái niệm “phát triển bền vững” để chỉ “sự phát

triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà

không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng

nhu cầu của các thế hệ tương lai”. [1] Năm 1992,

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và

phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) một

lần nữa khảng định lại nội hàm của khái niệm

này [1]. Như vậy, đến những năm 1992 nội hàm

của khái niện “phát triển bền vững” chủ yếu nhấn

mạnh đến khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài

nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống

cho con người trong quá trình phát triển.

Cho đến hiện tại, nội hàm của khái niệm phát

triển bền vững đã được mở rộng hơn rất nhiều.

Nhiều người coi phát triển bền vững là một mục

tiêu cao đẹp của sự phát triển, nhiều người xác

định đây là một phương thức phát triển tổng hợp

đa ngành, liên ngành, hay là một chương trình

hành động với các tiêu chí rõ ràng và cụ thể [1].

Godian, Hecdue và Grima Lino lại tiếp cận “phát

triển bền vững” như là một mô hình chuyển đổi

mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong

hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng

và những lợi ích tương tự trong tương lai. Năm

2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về “phát

triển bền vững” tổ chức ở Johannesburg (Cộng

hoà Nam Phi) xác định phát triển bền vững là

một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,

hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển,

gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh

tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ,

công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải

quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử

lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất

lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá

rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài

nguyên thiên nhiên). Như vậy, cho đến nay có rất

nhiều cách tiếp cận khác khau về phát triển

bền vững, đây vừa là mục tiêu, vừa được tiếp cận

như một mô hình, phương thức phát triển đồng

thời nó cũng được xem như là một quá trình

phát triển.

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 1

Trang 1

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 2

Trang 2

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 3

Trang 3

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 4

Trang 4

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 5

Trang 5

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 6

Trang 6

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 7

Trang 7

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 8

Trang 8

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 11660
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững

Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 9-17 
 9 
Review Article 
Overview of Approaches on Sustainable Development 
Management 
Dang Thi Anh Tuyet1, Hoang Thi Quyen2, 
1Ho Chi Minh National Academy of Politics, 135 Nguyen Phong Sac, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
 2Academy of Politics Region IV, 6 Nguyen Van Cu, An Binh, Ninh Kieu, Can Tho, Vietnam 
Received 24 August 2020 
Revised 11 September 2020; Accepted 14 September 2020 
Abstract: So far, as people become more and more aware of the meaning and importance of the 
natural and social environment, the concept of "sustainable development" is also constantly being 
expanded. Researchers around the world have spent a lot of time on developing perspectives on 
"sustainable development" and "sustainable development management". Our main contribution in 
this paper is to explore and analyze approaches for sustainable development management in order 
to find the key components for building a sustainable development management system that is 
appropriate for Vietnam's practices in a new context. 
Keywords: Sustainable development, sustainable development management, Sustainable 
development management system. 
________ 
 Corresponding author. 
 Email address: hoangquyenhv4@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4258 
D.T.A. Tuyet, H.T. Quyen / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 9-17 10 
Tổng quan các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền vững 
Đặng Thị Ánh Tuyết1, Hoàng Thị Quyên2, 
1Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
2Học viện Chính trị Khu vực IV, Số 6 Nguyễn Văn Cừ, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam 
Nhận ngày 24 tháng 8 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 11 tháng 9 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 9 năm 2020 
Tóm tắt: Cho đến nay khi con người ngày càng ý thức rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của môi 
trường tự nhiên, môi trường xã hội thì nội hàm của khái niệm “phát triển bền vững” cũng không 
ngừng được mở rộng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã dành nhiều thời gian cho việc phát triển 
các quan điểm về “phát triển bền vững” và “quản lý phát triển bền vững”. Trong phạm vi bài viết, 
nhóm tác giả cố gắng góp phần luận giải và phân tích các cách tiếp cận về quản lý phát triển bền 
vững nhằm tìm ra các thành tố chính cho việc xây dựng hệ thống quản lý phát triển bền vững phù 
hợp với thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh mới. 
Từ khóa: Phát triển bền vững, quản lý phát triển bền vững, hệ thống quản lý phát triển bền vững. 
1. Quan điểm, các cách tiếp cận và tiêu chí đo 
lường phát triển bền vững 
Khái niệm “phát triển bền vững” ban đầu 
được đề cập với nội hàm tương đối hẹp dùng để 
chỉ sự phát triển có tính tới bảo vệ các tài nguyên 
sinh vật. Đến năm 1987, Ủy ban Thế giới về Môi 
trường và Phát triển của Liên hợp quốc sử dụng 
khái niệm “phát triển bền vững” để chỉ “sự phát 
triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà 
không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng 
nhu cầu của các thế hệ tương lai”. [1] Năm 1992, 
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và 
phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) một 
lần nữa khảng định lại nội hàm của khái niệm 
này [1]. Như vậy, đến những năm 1992 nội hàm 
của khái niện “phát triển bền vững” chủ yếu nhấn 
mạnh đến khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài 
nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống 
cho con người trong quá trình phát triển. 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: hoangquyenhv4@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4258 
Cho đến hiện tại, nội hàm của khái niệm phát 
triển bền vững đã được mở rộng hơn rất nhiều. 
Nhiều người coi phát triển bền vững là một mục 
tiêu cao đẹp của sự phát triển, nhiều người xác 
định đây là một phương thức phát triển tổng hợp 
đa ngành, liên ngành, hay là một chương trình 
hành động với các tiêu chí rõ ràng và cụ thể [1]. 
Godian, Hecdue và Grima Lino lại tiếp cận “phát 
triển bền vững” như là một mô hình chuyển đổi 
mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong 
hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng 
và những lợi ích tương tự trong tương lai. Năm 
2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về “phát 
triển bền vững” tổ chức ở Johannesburg (Cộng 
hoà Nam Phi) xác định phát triển bền vững là 
một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, 
hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, 
gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh 
tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, 
công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải 
quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử 
D.T.A. Tuyet, H.T. Quyen /  ... ải dựa trên 
cơ sở khoa học, các chỉ số hiệu suất phù hợp. 
Theo đó cần phải thiết lập hệ thống đo lường để 
hiểu và giám sát các tác động môi trường, kinh 
tế và xã hội của các chính sách và chương trình 
hành động. Do vậy một trong những nội dung 
quản lý phát triển bền vững là thiết lập hệ thống 
đánh giá giám sát các tác động của chính sách và 
chương trình đến kinh tế, môi trường và xã hội. 
Đồng thời cần phải có các hoạt động để tích hợp 
các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế 
vàoviệc thực hiện các chương trình và kế hoạch 
dài hạn hoặc gắn hạn. Vì vậy cần có các hoạt 
động, kỹ thuật phân tích lợi ích chi phí hay phân 
tích đa tiêu chí nhằm tích hợp các cân nhắc về 
môi trường, kinh tế và xã hội để tìm ra mô hình 
phát triển phù hợp [9]. Có thể thấy có rất nhiều 
nội dung nhằm thực hiện quản lý phát triển bền 
vững, công việc tiếp theo là cần chỉ ra ai chủ thể 
nào cần phải làm gì với mức độ ra sao và ở cấp 
độ nào. Các chủ thể quản lý sẽ liên kết với nhau 
như thế nào để vận hành hệ thống quản lý vì mục 
tiêu phát triển bền vững. Đây vẫn là động lực để 
các nhà nghiên cứu tìm tòi và phát triển cả trên 
phương diện lý luận và tổng kết đánh giá về mặt 
thực tiễn 
3. Các tiêu chí đánh giá quản lý phát triển 
bền vững 
Quản lý phát triển bền vững bao gồm nhiều 
hoạt động với các quy trình thực hiện phức tạp 
và sự tham gia của nhiều nhóm chủ thể. Do đó 
đánh giá quản lý phát triển bền vững là việc làm 
hết sức khó khăn và phức tạp. Mỗi chủ thể khi 
tham gia đánh giá hoạt động quản lý phát triển 
bền vững sẽ có các tiêu chí đánh giá khác nhau. 
Vào năm 2007, Tổng Kiểm toán nước Anh đã 
yêu cầu một hội đồng chuyên gia độc lập, Hội 
đồng Ruy băng Xanh, tiến hành kiểm tra xem 
nhiệm vụ phát triển bền vững và môi trường đã 
được đưa vào thực tế hoạt động của Văn phòng 
Kiểm toán viên như thế nào kể từ khi mục tiêu 
phát triển vền vững được luật hóa vào năm 1995. 
Báo cáo đã sử dụng các bảng điều khiển để đánh 
giá hoạt động của Văn phòng Tổng Kiểm toán 
trong việc nỗ lực giảm thiểu các rủi ro về môi 
trường trong quy trình lựa chọn kiểm toán. Theo 
đó, họ đánh giá xem các ủy viên có nêu rõ việc 
đưa thành phần phát triển bền vững vào kế hoạch 
làm việc của mình hay không. Họ cũng đánh giá 
xem các văn phòng thực hiện kiểm toán có kiểm 
tra hiệu suất của các chương trình và hoạt động 
của chính phủ hay không nghĩa là khi thực hiện 
hoạt động kiểm toán các văn phòng kiểm toán có 
tính đến yếu tố quản lý phát triển bền vững như 
là một thông số để đánh giá xem hoạt động quản 
lý chính sách của cơ quan công quyền được thực 
hiện tốt như thế nào? Các báo cáo cũng tập trung 
đánh giá hai khía cạnh đặc biệt là thách thức 
trong việc quản lý phát triển bền vững liên quan 
đến việc tích hợp các hiệu ứng môi trường, kinh 
tế và xã hội vào chiến lực, chính sách phát triển 
và sự thay đổi trong việc thực hiện các mục tiêu 
phát triển bền vững giữa các khu vực và theo thời 
gian được đo bằng các thế hệ [9]. Nghiên cứu 
này đã đưa ra các nhóm tiêu chí khi xác định việc 
D.T.A. Tuyet, H.T. Quyen / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 9-17 15 
thực hiện quản lý phát triển bền vững áp dụng 
cho quy mô quản lý của đơn vị, tổ chức cụ thể. 
Thời gian gần đây mô hình "quản trị tốt" 
("good governance") được xem như hệ thống 
tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý của 
nhà nước. Cho đến nay có nhiều cách hiểu khác 
nhau về "quản trị tốt" . Dù có nhiều cách tiếp cận 
khác nhau việc đánh giá hoạt động quản lý qua 
các tiêu chí liên quan đến quản trị tốt đòi hỏi việc 
quản lý đảm bảo 8 đặc trưng chính đó là: “sự 
tham gia (participatory), định hướng đồng thuận 
(consensusoriented), trách nhiệm giải trình 
(accountable), sự minh bạch (transparent), sự kịp 
thời (responsive), tính hiệu lực (effective), tính 
hiệu quả (efficient), tính bình đẳng và không loại 
trừ chủ thể nào (equitable and inclusive) và tuân 
thủ pháp quyền (follows the rule of law)” [10]. 
Hệ thống tiêu chí đánh giá quản lý theo nguyên 
tắc quản trị tốt rất rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh 
vực từ kinh tế, xã hội cho đến chính trị. Việc 
đánh giá cũng được xác định trên nhiều khía 
cạnh từ đánh giá nội dung quản lý cho đến chủ 
thể tham gia quản lý, phương thức, công cụ quản 
lý và hiệu quả hoạt động quản lý. Tất cả những 
tiêu chí này lại được kết hợp với nhau tạo nên 
các nhóm tiêu chí phức hợp. Do vậy, việc bảo 
đảm tất cả các nguyên tắc của quản trị tốt là 
không dễ dàng đồng thời cũng rất khó để thu thập 
đủ dữ liệu và thông tin cho việc phân tích, đánh 
giá chu trình, chính sách hay mục tiêu quản lý 
theo tiêu chí quản trị tốt. 
Để đơn giản hơn một số nghiên cứu đánh giá 
hoạt động quản lý xã hội, quản lý phát triển bền 
vững theo từng khía cạnh riêng lẻ như chủ thể 
quản lý, đối tượng quản lý, nội dung quản lý, 
chính sách công cụ quản lý. Việc đánh giá nội 
dung quản lý chính là việc đánh giá các hoạt 
động cũng như việc thực hiện các hoạt động quản 
lý. Theo đó các hoạt động thường được đưa vào 
đánh giá là: i) Xây dựng thể chế, thiết chế cho 
hoạt động quản lý; ii) Các hoạt động phổ biến, 
tuyên truyền chương trình, chính sách, pháp luật; 
iii) Sự phân phân công phối hợp thực hiện 
chương trình chính sách; iv) Các hoạt động được 
triển khai để duy trì chính sách; v) Hoạt động 
điều chỉnh chính sách; vi) Theo dõi, kiểm tra, 
đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp luật; vii) 
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm đối với quá 
trình hoạch định và thực thi chính sách. 
Khi đánh giá chủ thể các nhà nghiên cứu 
thường quan tâm tìm hiểu xem có nhóm chủ thể 
nào tham gia vào hoạch định và thực thi chương 
trình, chính sách? Mức độ tham gia của các 
nhóm? Sự phối hợp giữa các nhóm chủ thể này 
ra sao? Khi đánh giá dự tham gia của các nhóm 
chủ thể vào quá trình quản lý xã hội, theo 
Chương trình phát triển Liên Hợp quốc để quản 
trị xã hội tiêu chí quản trị tốt nhằm hướng đến 
mục tiêu thúc đẩy, bảo đảm sự phát triển hài hòa 
của quốc gia, chủ thể tham gia vào quản lý xã hội 
cần có sự tham gia ngày càng lớn của người dân. 
Ngân hàng Thế giới xác định tiêu chí cơ bản 
đánh giá mô hình quản trị tốt là sự tham gia của 
xã hội công dân [11]. Không chỉ đánh giá xem 
có những nhóm chủ thể nào tham gia vào quá 
trình hoạch định và thực thi chương trình, chính 
sách quản lý mà chúng ta còn phải đánh giá mối 
quan hệ của các nhóm chủ thể này khi họ tham 
gia vào hoạch định thực thi chính sách. Nghĩa là 
đánh gia mức độ bình đẳng, dân chủ trong việc 
thực hiện vai trò, trách nhiệm của các nhóm chủ 
thể trong quá trình hoạch định và thực thi chính 
sách quản lý. 
Khi đánh giá các chương trình, chính sách 
các nhà nghiên cứu thường sử dụng các tiêu chí 
như: i) Tính Phù hợp của chương trình, chính 
sách được xây dựng, triển khai thực hiện. Phù 
hợp nghĩa là phù hợp với Hiến pháp (“hợp 
hiến”); Phù hợp với quan điểm, đường lối và các 
chính sách liên quan; Phù hợp với thực tiễn, nhu 
cầu của xã hội; ii) Tính Hệ thống của chương 
trình, chính sách được xây dựng, triển khai thực 
hiện. Tính hệ thống đề cập đến sự toàn vẹn, đầy 
đủ của chính sách; Sự thống nhất giữa các bộ 
phận hợp thành chính sách (không có mâu thuẫn 
nội tại); Sự tương thích giữa mục tiêu và biện 
pháp của chính sách; iii) Tính Khả thi của 
chương trình, chính sách được xây dựng, triển 
khai thực hiện. Tính khả thi sẽ được đánh giá khi 
chúng ta đối chiếu chính sách với điều kiện thực 
hiện chính sách, về: nhân lực; tài lực, vật chất; tổ 
chức thực hiện; thời gian; iv) Tính Công bằng 
của chương trình, chính sách được xây dựng, 
triển khai thực hiện. Các chính sách được xây 
D.T.A. Tuyet, H.T. Quyen / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 9-17 16 
dựng cần đảm bảo bình đẳng về cơ hội, bình 
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cho các đối tượng 
mà chính sách hướng đến. Bình đẳng có thể được 
xét trên các chiều cạnh như bình đẳng giới; bình 
đẳng giữa các dân tộc; bình đẳng giữa các thành 
phần kinh tế; Các chương trình và chính sách 
cần đảm bảo lợi ích hài hòa của các tác nhân liên 
quan, phục vụ số đông (tránh “nhóm lợi ích” cục 
bộ); Hỗ trợ nhóm khó khăn, nhóm yếu thế (người 
nghèo, phụ nữ, DTTS). 
Bên cạnh việc đánh giá các hoạt động và 
công cụ chính sách, một trong những nội dung 
trọng tâm khi đánh giá hoạt động quản lý là đánh 
giá hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý. 
Khái niện hiệu lực quản lý thường được dùng để 
đánh giá hiệu lực của quản lý nhà nước. Theo 
Trần Đình Thắng (2020), hiệu lực quản lý là 
“mức độ pháp luật được tuân thủ và mức độ hiện 
thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối 
quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản 
lý xét theo những điều kiện lịch sử nhất định” 
[12]. Hiệu lực quản lý nhà nước thường được 
đánh giá qua: mức độ tuân thủ, chấp hành pháp 
luật, tuân thủ chấp hành các quyết định của cơ 
quan quản lý. Thông qua mức độ tuân thủ, chấp 
hành quyết định quản lý của các khách thể quản 
lý chúng ta cũng đánh giá uy tín và khả năng hiện 
thực quyền lực của các chủ thể quản lý. Theo đó 
để đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước các nhà 
nghiên cứu, cũng như các nhà quản lý thường 
dựa vào mức độ tuân thủ các quy định pháp luật 
của khách thể quản lý; mức độ thực hiện tổ chức 
xây dựng và triển khai các chương trình chính 
sách nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Cũng như 
đánh giá kết quả của quá trình thực hiện các hoạt 
động này như việc ban hành các văn bản chính 
sách, pháp luật có đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để 
xây dựng cơ sở pháp lý cho việc quản lý các vấn 
đề xã hội tại khu công nghiệp? Mức độ điều tiết, 
can thiệp của các chủ thể quản lý đối với các đối 
tượng quản lý. Thông thường để đánh giá sự can 
thiệp của cơ quan quản lý nhà nước, các nhà 
nghiên cứu sẽ đánh giá xem sự can thiệp đó có 
đảm bảo sự phù hợp. Nghĩa là sự can thiệt của 
chủ thể quản lý có là quá sâu hay quá hời hợt, sự 
can thiệt là đúng thời điểm hay quá sơm hoặc quá 
muộn. Bên cạnh đó chúng ta cũng đánh giá kết 
quả việc thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát 
đối với các hoat động quản lý thông qua việc 
phát hiện các sai phạm và kết quả xử lý cá sai 
phạm. 
Khác với hiệu lực, hiệu quả là chỉ tiêu phản 
ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu vào để tạo 
ra kết quả hoạt động tối đa với chi phí hoạt động 
tối thiểu, hoặc là chỉ tiêu phản ánh năng suất hoạt 
động, hiệu suất sử dụng các chi phí đầu vào. Hiệu 
quả quản lý nói đén kết quả tốt nhất của hoạt 
động quản lý với mức chi phí ở mức tối thiểu. 
Nghĩa là các chủ thể quản lý đã sử dụng một cách 
hiệu quả nhất các nguồn lực và thông tin nhằm 
đạt được mục tiêu quản lý ở mức cao nhất. Hiệu 
quả quản lý thường được được đánh giá thông 
qua các tiêu chí như: Mức độ đạt các mục tiêu 
mà chủ thể quản lý đặt ra [12]. Đồng thời chúng 
ta cần đánh giá những tác động không mong 
muốn do quá trình thực hiện nội dung quản lý 
gây ra. 
Lời cảm ơn 
Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài 
cấp Bộ 2020 - 2021: “Quản lý phát triển xã hội 
bền vững trong điều kiện mới” do Viện Xã hội 
học và Phát triển chủ trì. 
Tài liệu tham khảo 
[1] P.T.T. Binh, What are the criteria for sustainable 
development? (in Vietnamese) 
doi-binh-luan/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-
tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huong-phat-trien-
94064.html?mobile=true, 2016 (accessed 10 April 
2020) 
[2] S. Bell, S. Morse, Sustainability Indicators 
Measuring the Immeasurable?, Earthscan, UK and 
USA, 2008, p.17. 
[3] Legrand, Sustainable development: definition, 
background, issues and objectives, 
https://www.legrandgroup.com/en/sustainable-
development-description (accessed 10 April 2020) 
[4] T.M. Parris, R.W. Kates, Characterizing and 
Measuring Sustainable Development, Annual 
Review of Environment and Resources, Vol. 28, 
pp.559-586, 
D.T.A. Tuyet, H.T. Quyen / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 9-17 17 
https://www.annualreviews.org/doi/pdf/10.1146/a
nnurev.energy.28.050302.105551, 2003 (accessed 
10 April 2020). 
[5] H.C. Bao, Current theoretical issues on social 
development and social development management 
– Application in Vietnam (in Vietnamese), 
National Politic Publisher, 2010. 
[6] E. Ostrom, Governing thecommons-The Evolution 
of Institutions for Collective Action, The United 
States of America, 1990. 
[7] T.V. Phuc, The role of social organizations in 
social development and social development 
management in Vietnam in terms of developing a 
market economy and building a law-governed 
social state - Theoretical and practical basis (in 
Vietnamese), State scientific topics, p.16. 
[8] L. Nitu, A management system for sustainable 
development – a new challenge, Proceedings 
Congress: 53rd European Organization for 
Quality–EOQ Congress: World Quality Congress, 
Dubrovnik, Croatia, 2009. 
[9] Commissioner of the Environment and Sustainable 
Development, Managing Sustainable Development 
https://www.oag-
bvg.gc.ca/internet/English/sds_fs_e_33574.html, 
2009 (accessed 10 April 2020) 
[10] V.C. Giao, Some theoretical issues about good 
governance (in Vietnamese), Tạp chí tổ chức nhà 
nước, 
https://tcnn.vn/news/detail/36119/Mot_so_van_de
_ly_luan_ve_quan_tri_totall.html, 2017 (accessed 
10 April 2020). 
[11] V.C. Giao, Good governance-theoretical and 
practical (in Vietnamese), 2017, pp.8-9. 
[12] T.D. Thang, Criteria for evaluating the 
effectiveness and efficiency of state management 
of business valuation service activities (in 
Vietnamese), 
kinh-doanh/tieu-chi-danh-gia-hieu-luc-hieu-qua-
quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh-
dich-vu-tham-dinh-gia-318050.html, 2020 
(accessed 10 April 2020).

File đính kèm:

  • pdftong_quan_cac_cach_tiep_can_ve_quan_ly_phat_trien_ben_vung.pdf