Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan

Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của Đảng và Nhà nước là

công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể đáp ứng được

yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động tích cực hội nhập quốc

tế. Đó là một trong những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất

nước 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020 thể hiện trong Nghị quyết tại Đại hội lần thứ XII

của Đảng.

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đang là một xu hướng dẫn

tới sự phát triển của thương mại quốc tế ngày một tăng lên cả về nội dung và hình

thức. Việt Nam hiện là thành viên của WTO, ASEAN, APEC, ASEM, WCO song

song với đó là việc gia tăng nhanh chóng các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực

với nhiều quy định, chính sách phức tạp hơn; các doanh nghiệp trong nước và quốc tế

hoạt động ngày càng đa dạng, hiện đại hơn; yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cũng ngày càng

cao hơn đối với ngành Hải quan. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi ngành Hải quan phải

thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về khuôn khổ pháp lý, về thủ tục hải quan, về cơ

cấu tổ chức bộ máy, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực

Cục Điều tra chống buôn lậu là một đơn vị trực thuộc khối cơ quan Tổng cục hải

quan, với chức năng chính là tham mưu và trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm

buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới nhận định yếu tố con người

luôn đóng vai trò quyết định và lực lượng chuyên trách đấu tranh chống buôn lậu được

xác định là chìa khoá then chốt trên mặt trận chống buôn lậu. Với đề án “Nâng cao

năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020” Cục

Điều tra chống buôn lậu đã và đang tập trung rất nhiều vào việc đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao nhằm đáp ứng được yêu cầu chung của ngành Hải quan.

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 9100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan

Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục điều tra chống buôn lậu – tổng cục hải quan
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN PHÚ CƯỜNG 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 
 TẠI CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU 
– TỔNG CỤC HẢI QUAN 
Ngành: Quản trị kinh doanh 
Mã số: 8.34.01.01 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGS. TS NGUYỄN XUÂN TRUNG 
Hà Nội, 2018 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, 
đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn 
rõ ràng. 
 TÁC GIẢ 
Nguyễn Phú Cường 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG 
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI MỘT TỔ CHỨC ......................................................... 6 
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực ............................... 6 
1.2. Khái quát nhân lực hải quan và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công 
chức ngành hải quan .................................................................................................. 20 
1.3. Cơ sở thực tiễn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức.................. 21 
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI 
CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU – TỔNG CỤC HẢI QUAN ................. 27 
2.1. Khái quát về Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan ..................... 27 
2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Điều tra chống buôn lậu - 
TCHQ ........................................................................................................................ 36 
2.3. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Điều tra chống 
buôn lậu – TCHQ ...................................................................................................... 43 
2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Điều tra 
chống buôn lậu – TCHQ ........................................................................................... 50 
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN 
NHÂN LỰC TẠI CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU ................................. 59 
3.1. Yêu cầu và mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Điều tra 
chống buôn lậu – TCHQ ........................................................................................... 59 
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Điều tra 
chống buôn lậu – TCHQ ........................................................................................... 61 
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 73 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương 
ASEM Diễn đàn Hợp tác Á - Âu 
WCO Tổ chức Hải quan Thế giới 
CBCC Cán bộ công chức 
TCHQ Tổng cục Hải quan 
SHTT Sở hữu trí tuệ 
GTGT Giá trị gia tăng 
XNK Xuất nhập khẩu 
NSNN Ngân sách nhà nước 
SHTT Sở hữu trí tuệ 
AFTA Khu vực Thương mại Tự do ASEAN 
ATIGA Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN 
TPP Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương 
EUC Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan 
VNACCS/VCIS 
Hệ thống thông quan tự động/ Hệ thống cơ sở dữ liệu thông 
tin nghiệp vụ 
WTO Tổ chức Thương mại thế giới 
XNK Xuất nhập khẩu 
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Cục Điều tra chống buôn lậu ....................................... 29 
Bảng 2.2. Biến động nhân lực giai đoạn 2015-2017 ................................................. 32 
Bảng 2.3 Quy mô cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu............................................ 34 
Bảng 2.4. Thống kê cơ cấu giới tính, độ tuổi giai đoạn 2015– 2017 ........................ 35 
Bảng 2.5. Số lượng và cơ cấu trình độ học vấn CBCC Cục Điều tra chống buôn lậu
 ................................................................................................................................... 38 
Bảng 2.6. Số lượng CBCC Cục Điều tra chống buôn lậu theo chuyên môn năm 
2017 ........................................................................................................................... 39 
Bảng 2.7. Cơ cấu theo trình độ nhân lực tuyển mới tại Cục Điều tra chống buôn lậu 
năm 2015 - 2017 ........................................................................................................ 44 
Bảng 2.8. CBCC Cục chống buôn lậu tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng năm 
2015 - 2017 ............................................................................................................... 46 
Bảng 2.9. Số lượng Đảng viên và Đảng viên mới 2015-2017 .................................. 49 
Bảng 2.10. Đánh giá về công tác sử dụng lao động .................................................. 51 
Bảng 2.11. Đánh giá về mức độ hài lòng trong chăm sóc sức khoẻ ...................... ... đại, sử dụng các tư liệu sản xuất càng hiệu quả, tạo ra năng suất lao 
động càng cao, chất lượng của cải ngày càng dồi dào, phong phú Như vậy có thể nói 
nhân lực là chủ thể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 
1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực 
1.1.2.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực 
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn 
nhân lực là yêu cầu hết sức quan trọng đối với tất cả mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bởi lẽ 
sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả là một chiến lược lâu dài đối với các tổ chức, doanh 
nghiệp điều đó không chỉ làm cho bộ máy tổ chức hoạt động tốt mà còn là một biện 
pháp giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 
trong nền kinh tế thị trường. Việc sử dụng nhân lực hợp lý sẽ đem lại hiệu quả trong 
sản xuất kinh doanh. 
Theo cuốn Quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức của tác giả Bùi Văn Nhơn 
(năm 2006) “Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nhân lực thể hiện 
mối quan hệ giữa các yêu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. 
Đó là yếu tố phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động trong 
10 
quá trình làm việc” 
Theo cuốn Quản lý nhân lực của doanh nghiệp (năm 2007) của tác giả Đỗ Văn 
Phức “Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu nhân 
lực về mặt toàn bộ và về mặt đồng bộ (cơ cấu) các loại. Nhu cầu nhân lực cho hoạt 
động của doanh nghiệp là toàn bộ và cơ cấu các loại khả năng lao động cần thiết cho 
việc thực hiện, hoàn thành tố nhất những nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời gian 
trước mắt và trong tương lai xác định. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 
thể hiện ở sức mạnh hợp thành của các khả năng lao động. Tuy nhiên, trong doanh 
nghiệp chất lượng lao động được đánh giá thông qua các mối quan hệ giữa chi phí 
(thời gian) lao động với hiệu quả lao động” (9, trang 4). 
Từ những quan điểm trên ta có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là 
mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về thể lực, trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực. 
1.1.2.2. Các nội dung đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 
a) Nội dung về trí lực (năng lực về trình độ, trí tuệ) 
Năng lực về trình độ chuyên môn, trí tuệ tức là trí lực là tiêu chí đầu tiên và quan 
trọng nhất có tính chất quyết định đánh giá chất lượng nhân lực. Trí lực được xác định 
bởi những kiến thức chung về khoa học, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm 
thực tế và khả năng tư duy, phán đoán của mỗi con người. Trí lực là một hệ thống 
thông tin đã được xử lý và lưu giữ lại trong bộ óc của mỗi người, được thực hiện qua 
nhiều kênh khác nhau. Nó được hình thành và phát triển thông qua việc học tập và quá 
trình lao động sản xuất, phát triển của con người. Việc nắm vững được những tri thức 
cơ bản giúp cho người lao động gặp được nhiều thuận lợi trong công việc, có khả năng 
cao trong phân tích, giải quyết các vấn đề. Trí lực của người lao động thường được 
đánh giá theo các tiêu chí: 
+ Về trình độ văn hoá: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của một người đối với 
kiến thức phổ thông. Đây là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, phản ánh chất lượng 
nguồn lao động cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ văn hóa của 
nguồn lao động được thể hiện qua các quan hệ tỷ lệ như: Số lượng và tỷ lệ người lao 
động biết chữ và chưa biết chữ; Số lượng và tỷ lệ người lao động học qua các bậc học: 
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại 
11 
học, trên đại học; Số năm đi học trung bình của nguồn lao động tính từ 25 tuổi trở lên. 
+ Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn là những kiến thức, kỹ 
năng thực hành cần thiết để thực hiện những yêu cầu của vị trí công việc đang đảm 
nhận trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp của nguồn lao động. 
Đây cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ thể hiện qua các chỉ tiêu như: Số lượng và tỷ lệ lao động được 
đào tạo và chưa qua đào tạo; Số lượng và tỷ lệ lao động bậc Trung học chuyên nghiệp, 
Cao đẳng, Đại học; Số lượng và tỷ lệ lao động trên Đại học; Trình độ kỹ thuật là thuật 
ngữ dùng để chỉ trình độ của bộ phận lao động được đào tạo từ các trường kỹ thuật, 
các kiến thức được trang bị riêng về các lĩnh vực kỹ thuật nhất định. 
+ Về kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm chính là những khả năng liên quan đến sự lãnh 
đạo, huấn luyện, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Theo tổng hợp nghiên 
cứu của các nước và thực tế Việt Nam, top 10 kỹ năng quan trọng cho người lao động 
Việt Nam trong thời đại hiện nay là: Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng lãnh đạo bản 
thân và hình ảnh cá nhân; Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm; Kỹ năng lập kế 
hoạch, tổ chức và quản lý công việc; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ 
năng giao tiếp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thương 
thuyết, đàm phán. Việc trang bị trang đầy đủ, toàn diện những kỹ năng mềm góp phần 
bổ trợ và hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động và quyết định vị trí của 
người lao động trong một tập thể. Tất cả các yếu tố này giúp cho công việc và mối 
quan hệ trong công việc trở nên chuyên nghiệp hơn. 
+ Về năng lực ngoại ngữ, tin học: Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một 
kỹ năng không thể thiếu, là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty lớn tuyển nhân viên 
cũng như cất nhắc vào những vị trí quản lý. Việc biết ngoại ngữ không những là yêu 
cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ 
thường xuyên được đổi mới mà còn là một năng lực cần thiết trong quá trình hội nhập 
kinh tế quốc tế. Cũng như ngoại ngữ, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu các ứng viên 
phải có kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng 
internet thành thạo. Người lao động cũng nên ý thức được rằng việc sử dụng máy tính 
và internet thành thạo sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ không chỉ cho công việc mà 
12 
cho cả cuộc sống hàng ngày, là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong thời đại hiện nay. 
Như vậy, việc thông thạo ngoại ngữ, tin học là chìa khóa quan trọng, giúp người 
lao động tiếp cận với nền tri thức tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho công việc. Một khi đã 
nắm vững ngoại ngữ, tin học cộng với năng lực chuyên môn tốt người lao động có thể 
hội nhập một cách dễ dàng vào thị trường lao động hơn. 
b) Nội dung về thể lực (thể lực và thẩm mỹ) 
Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức 
khoẻ và rèn luyện từng cá nhân cụ thể. Một cơ thể khoẻ mạnh, thích nghi với mối 
trường sống thì năng lượng nó sinh ra sẽ đáp ứng được yêu cầu của mọi hoạt động. 
Thể lực quyết định đến khả năng hoạt động của con người, phải có thể lực con người 
mới có thể học tập, làm việc để phát triển trình độ và các mối quan hệ của mình trong 
xã hội. 
Bộ Y tế quy định thể lực của người lao động được phản ánh qua các tiêu chí: 
Tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của nguồn lao động 
Loại 
sức 
khỏe 
NAM NỮ 
Chiều cao 
(cm) 
Cân nặng 
(kg) 
Vòng ngực 
(cm) 
Chiều cao 
(cm) 
Cân nặng 
(kg) 
Vòng ngực 
(cm) 
1 >=163 >=51 >=81 >=154 >=48 >=76 
2 160-162 47-50 78-79 152-153 44-47 74-75 
3 157-159 43-46 75-77 150-151 42-43 72-73 
4 155-156 41-42 73-74 148-149 40-41 70-71 
5 153-154 40 71-72 147 38-39 68-69 
6 =<152 =<39 =<70 =<146 =<37 =<68 
 Nguồn: Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP 
Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, chỉ tiêu về tình trạng bệnh tật (các giác quan nội 
khoa, ngoại khoa, thần kinh, tai, mũi, họng) của người lao động. 
Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, các 
chỉ tiêu về tỷ lệ sinh tử, suy dinh dưỡng, tỷ lệ biến động tự nhiên, cơ cấu giới tính của 
quốc gia, khu vực. 
Thẩm mỹ được hiểu đơn giản nhất là sự cảm nhận của con người về cái đẹp. 
Thẩm mỹ là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, thông 
13 
qua nhu cầu nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ 
yếu nhất của thẩm mỹ là làm giàu cho đời sống tinh thần. Tiêu chuẩn của thẩm mỹ về 
con người trong thời kỳ hiện đại là khả năng hợp tác, là sự hài hoà giữa đời sống tinh 
thần và vật chất. 
c) Nội dung về tâm lực (ý thức, thái độ, hành vi đạo đức trong công việc và trong 
cuộc sống) 
Tâm lực là sức mạnh tâm lý của con người. Tâm lực cao hay thấp thể hiện ở mức 
độ nhận thức, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn đấu, thái độ và tác 
phong làm việc, kỷ luật lao động, tính tự lập trong thực thi nhiệm vụ, tinh thần hợp tác 
tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với tổ chức, doanh nghiệp. 
Tâm lực phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống, nét văn hóa của con 
người trong xã hội. Trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố cấu thành chất lượng 
nhân lực thì nhân cách, đạo đức đóng vai trò rất quan trọng. Sự phát triển của nhân 
cách đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt hơn sự tương tác với chức 
năng kinh tế, với chức năng xã hội và là cơ sở tâm lý cho việc nâng cao năng lực sáng 
tạo trong lao động. Định hướng, phát triển nhân cách, đạo đức, xây dựng ý thức, tác 
phong làm việc giúp con người có khả năng nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong 
hoạt động thực tiễn. Do vậy, một tổ chức muốn nâng cao chát lượng nhân lực, ngoài 
việc quan tâm nâng cao kiến thức, nâng cao sức khoẻ, thì cần phải coi trọng cả nâng 
cao tâm lực. 
Tâm lực biểu hiện ở phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm 
việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luậtTác phong làm việc được hiều là cách ứng 
xử, phong cách làm việc, giao tiếpTác phong làm việc chuyên nghiệp không những 
giúp nhân lực hoàn thành tốt công việc với hiệu suất cao mà còn xây dựng hình ảnh 
chuyên nghiệp, khiến cấp trên và đồng nghiệp tin tưởng vào khả năng của mình. Tinh 
thần trách nhiệm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại, đến sự phát 
triển bền vững của một cá nhân hay cả một xã hội. Tinh thần trách nhiệm là việc dám 
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, được thể hiện qua cả lối sống và làm việc của 
mỗi cá nhân. Ý thức kỷ luật là việc tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, bao gồm 
thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, bảo vệ bí mật, an toàn vệ sinh lao động ở nơi 
14 
làm việcNgày nay, phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc quan tâm nâng cao mặt 
bằng và dân trí, nâng cao sức khoẻ cho mỗi con người, cho cộng đồng xã hội, thì cần 
coi trọng xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người. 
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 
a) Các yếu tố khách quan 
* Yếu tố kinh tế - xã hội: 
Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là một trong những 
yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực. Hệ thống chính sách được xây dựng 
luôn nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người 
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực 
không thể không nghiên cứu đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà 
nước như Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Lao động, chính sách chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế; các chính sách, định hướng phát triển kinh tế, xã hội. 
Thực tiễn cho thấy, sức sống và trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện đại 
đều bắt nguồn từ trình độ xã hội hóa, tạo ra mối quan hệ giữa các nguồn lực xã hội với 
các nhu cầu xã hội, bởi khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng có tính chất xã hội thì sẽ 
đánh thức mọi tiềm năng về vật chất và trí tuệ của xã hội vào phát triển kinh tế thị 
trường. Mức độ khai thác các tiềm năng vật chất của xã hội thể hiện rõ ở quy mô phát 
triển của lực lượng sản xuất, còn mức độ huy động và sử dụng tốt các tiềm năng trí tuệ 
của xã hội là chỉ số về chất lượng và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại 
hay chính là chất lượng nguồn nhân lực. 
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mặc dù người lao động có nhiều cơ hội lựa 
chọn việc làm theo khả năng của mình, xong họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, 
cạnh tranh, thậm trí là thất nghiệp. Vì vậy, người lao động cần phải được định hướng và 
đào tạo để có được trình độ chuyên môn cơ bản, kỹ năng, có sức khỏe tốt, tác phong làm 
việc chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Mối 
quan hệ giữa nâng cao chất lượng nhân lực và Kinh tế - xã hội là mối quan hệ qua lại hai 
chiều. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì khả năng đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực 
ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển, nâng cao chất 
lượng nhân lực và ngược lại nhân lực chất lượng cao sẽ tác động giúp cho nền Kinh tế - 
15 
xã hội của một quốc gia ngày càng phát triển nhanh và bền vững. 
* Hệ thống giáo dục, đào tạo: 
Theo Cherrington (1995) “Đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ 
năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể còn phát triển liên quan đến 
việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện công việc tốt hơn”. 
Theo cuốn Quản trị nguồn nhân lực của tác giả Trần Kim Dung (năm 2009) 
“Huấn luyện, đào tạo, phát triển là quá trình giúp con người tiếp thu những kiến thức, 
học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng 
thực hiện công việc của cá nhân”. 
Nhân lực chất lượng cao là những con người được đầu tư, phát triển có kỹ năng, 
có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực tư duy, sáng tạoDo đó bên cạnh việc 
tuyển dụng thì công tác giáo dục, đào tạo là một phần hêt sức quan trọng đối với mỗi 
tổ chức, doanh nghiệp. Giáo dục được coi là một phương pháp quan trọng nhất để phát 
triển tiềm năng của con người. Giáo dục bao gồm cả giáo dục nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ lẫn văn hoá, phẩm chất đạo đức. Kết quả của giáo dục sẽ làm 
tăng lực lượng lao động có trình độ khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công 
nghệ. Hiện nay, với nền kinh tế công nghiệp đang phát triển ngày càng nhanh chóng 
thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế thì vai trò của giáo dục còn được đánh giá 
qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ được 
đào tạo nâng cao trình độ và tích luỹ kiến thức. 
Ở Việt Nam, giáo dục, đào tạo đang được xem là đòn bẩy để phát triển nguồn 
nhân lực nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Chương trình phát triển giáo dục và đào 
tạo giai đoạn 2011-2020 đã xác định mục tiêu: tăng tỷ trọng số người tốt nghiệp phổ 
thông cơ sở trong độ tuổi lao động lên 80% và tỷ lệ những người lao động qua đào tạo 
trong tổng số lao động lên 30% vào năm 2020. 
* Khoa học và công nghệ: 
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 như hiện nay có 
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nhân lực. Sự phát triển kinh tế-xã hội trên thế giới 
thực chất là cuộc chạy đua phát triển về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao 
chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng lao 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_tai_cuc.pdf