Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng

“Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được các nhà kinh tế và quản lý kinh

tế rất quan tâm. Mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng

đều hướng tới mục tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là

làm thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất,

khả năng sinh lời nhiều nhất. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?’’.[6]

“Có tác giả cho rằng: hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt

động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay không

còn phù hợp nữa. Trước hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh

với kết quả kinh doanh. Theo quan điểm này, chi phí kinh doanh không được đề

cập đến do vậy nếu kết quả thu được trong hai kỳ kinh doanh như nhau thì hoạt

động kinh doanh ở hai kỳ kinh doanh ấy cùng đạt được một mức hiệu quả. Mặt

khác, thực tế cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí

cho đầu tư các nguồn lực đưa vào kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng

của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì trong một số trường hợp, lợi

nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh nghiệp bị thua lỗ’’.[6]

“Có tác giả lại cho rằng: hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh lệch

tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Quan

điểm này đã gắn kết được kết quả thu được với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh

doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên,

kết quả và chi phí là những đại lượng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn

bộc lộ nhiều hạn chế do chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và chất

giữa kết quả và chi phí’’.[6]

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 1

Trang 1

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 2

Trang 2

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 3

Trang 3

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 4

Trang 4

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 5

Trang 5

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 6

Trang 6

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 7

Trang 7

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 8

Trang 8

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 9

Trang 9

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 9520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng

Tóm tắt luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG 
ISO 9001:2008 
NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH 
LUẬN VĂN THẠC SĨ 
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
Hải Phòng - 2017 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG 
NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA 
VNPT HẢI PHÒNG 
LUẬN VĂN THẠC SĨ 
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH 
MÃ SỐ: 60 34 01 02 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
TS. Hoàng Chí Cương 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
3 
LỜI CẢM ƠN 
Với tình cảm chân thành, tác giả trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo 
Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã giảng dạy, 
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác 
giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn của mình. 
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến 
giáo viên hướng dẫn TS. Hoàng Chí Cương, người đã tận tình chỉ bảo và 
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này. 
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo VNPT Hải Phòng, 
phòng KHKT, phòng Nhân sự của VNPT Hải Phòng đã tạo điều kiện, cung cấp 
số liệu để tác giả có thể hoàn thành luận văn. 
Với tất cả sự tâm huyết và cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài, 
song do trình độ, hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên Luận văn khó 
tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ 
bảo của các thầy giáo, cô giáo, cùng ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng 
nghiệp và bạn đọc để Luận văn được hoàn thiện hơn. 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
4 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi, Nguyễn Thị Ngọc Bích, tác giả luận văn Thạc sĩ “Một số giải pháp 
nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng”, xin cam đoan Luận 
văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các thông tin trong Luận 
văn là chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ. 
Hải Phòng, ngày 28 tháng 10 năm 2017 
Học viên 
Nguyễn Thị Ngọc Bích 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
5 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 
CỦA DOANH NGHIỆP 16 
1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..................... 16 
1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .. 19 
1.2.1. Ý nghĩa ................................................................................................... 20 
1.2.2. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................. 20 
1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp........ 21 
1.3.1. Phương pháp so sánh .............................................................................. 22 
1.3.2. Phương pháp loại trừ .............................................................................. 22 
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng .............................................................................. 23 
1.4.1. Môi trường vi mô của doanh nghiệp ...................................................... 23 
1.4.2. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp ...................................................... 26 
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ............................................... 29 
1.5.1. Yêu cầu đối với chỉ tiêu ......................................................................... 29 
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ............................................ 30 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH 
DOANH CỦA VNPT HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2013 – NĂM 2016 36 
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Hải Phòng ........................ 36 
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của VNPT Hải Phòng ......................................... 36 
2.1.2. Công nghệ sử dụng ................................................................................. 38 
2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức của VNPT Hải Phòng ........................................ 40 
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Hải Phòng thời gian 
gần đây ............................................................................................................. 40 
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Hải Phòng ........................... 40 
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................ 43 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
6 
2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNPT Hải Phòng thời gian qua 45 
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của doanh 
nghiệp ................................................................................................................ 45 
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu sử dụng tài sản .................................................... 47 
2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ........................................... 53 
2.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ...................................... ... âng 
cao vị thế và năng lực cạnh tranh cho VNPT thời gian tới? Luận văn này sẽ tìm 
câu trả lời cho các câu hỏi trên. 
2. Tổng quan nghiên cứu 
 Nâng cao hiệu quả kinh doanh đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu 
trước đây của các tác giả trong và ngoài nước. Chẳng hạn trong nghiên cứu của 
mình tác giả Trần Quyết Tiến (2013) đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng 
và Thương mại 423. Trong đó tác giả đi sâu và việc làm sao để tăng doanh thu, 
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng 
vốn tại Công ty này. Theo tác giả, các biện pháp trên sẽ có tác động trực tiếp và 
trong dài hạn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
12 
này.[1]Cũng về đề tài này, tác giả Trương Thanh Tú (2010) đã nghiên cứu và 
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ 
trên mạng điện thoại cố định của VNPT Hà Nội. Tác giả trú trọng vào việc đưa 
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trên mạng cố định hữa tuyến, 
nhằm giữa chân khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới, đồng thười làm 
tăng doanh thu cho nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả các giải pháp này nhằm nâng 
cao hiệu quả kinh doanh chung cho đơn vị.[2] Tác giả Võ Viết Chương (2015) 
lại tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Hà Tĩnh. Tác giả Chương 
cũng trú trọng việc đưa ra các giải pháp phát triển mạng lưới và nâng cao hoạt 
động Marketing, đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao 
chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro góp phần tăng hiệu quả kinh doanh cho 
doanh nghiệp.[3] Gần đây tác giả Đoàn Thị Nhật Hồng (2014) đưa ra một số 
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà. 
Tác giả đề xuất Công ty Cổ phần Sông Đà nên hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn và 
sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ nhân lực, nâng cao 
chất lượng thiết bị - công nghệ tất cả đều góp phần nâng cao hiệu quả của đơn 
vị trong thời gian tới.[4] Tác giả Lê Thị Hoa (2016) lại nghiên cứu vấn đề nâng 
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Tâm Chiến. Tác giả cho 
rằng việc áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiện chi phí, hợp lý và hiệu quả 
các nhân tố đầu vào và việc khảo sát mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sẽ 
giúp công ty thành công hơn trong tương lai. Đây cũng là yếu tố giúp tăng hiệu 
quả kinh doanh của Công ty.[5] 
 Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả nhất định như 
đưa ra được hệ thống lý luận về mảng mình nghiên cứu, phân tích được thực 
trạng sử dụng, quản trị, và hiệu quả kinh doanh tại đơn vị, doanh nghiệp cũng 
như đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng nhân 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
13 
lực cho đơn vị/doanh nghiệp mình. Các nhóm giải pháp tập trung vào việc hoàn 
thiện quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng doanh thu,... 
 Tại VNPT Hải Phòng, những năm qua cũng đã có một số nghiên cứu về 
doanh nghiệp, tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung vào việc mở rộng thị 
trường hoặc phân tích nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 
trong thời gian tới mà chưa có nghiên cứu nào phân tích thực trạng và đề xuất 
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn vị. Do đó, tác giả đã lựa 
chọn nghiên cứu này với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé cho Công ty bằng 
việc phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 
cho VNPT Hải Phòng thời gian tới. 
3. Mục đích nghiên cứu 
 Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, mục đích 
nghiên cứu của luận văn này là vận dụng lý luận vào thực tiễn để nâng cao hiệu 
quả kinh doanh của VNPT Hải Phòng (Viễn thông Hải Phòng). Cụ thể, luận văn 
sẽ: 
 - Nêu cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh. 
 - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng 
nguồn lực tại VNPT Hải Phòng thời gian qua nhằm có căn cứ đề xuất một số 
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn vị thời gian tới. 
 - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Viễn thông 
Hải Phòng trong thời gian tới. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu: VNPT HP và các Doanh nghiệp VT-CNTT trên 
địa bàn TP. Hải Phòng. 
 - Phạm vi nghiên cứu: 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
14 
 + Về không gian: VNPT Hải Phòng. 
 + Về thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động của VNPT Hải 
Phòng giai đoạn 2013 - 2016. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
 Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
 - Phương pháp thu thập tài liệu: tập hợp các tài liệu sẵn có đã thu thập từ 
Tập doàn VNPT, VNPT Hải Phòng, các Doanh nghiệp VT-CNTT khác trên địa 
bàn Hải Phòng, từ các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, các trang 
website liên quan đế đề tài 
 - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá: phương pháp này 
được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động tại VNPT Hải Phòng thời gian 
qua. 
6. Dự kiến đóng góp của luận văn 
- Nêu được cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh. 
- Phân tích được thực trạng hoạt động của VNPT Hải Phòng thời gian qua. 
- Đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời 
gian tới cho VNPT Hải Phòng. 
7. Kết cấu của luận văn 
 Luận văn bao gồm 3 chương chính: 
 Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp 
 Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNPT Hải Phòng 
thời gian qua 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
15 
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại 
VNPT Hải Phòng thời gian tới 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
16 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH 
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 
1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
 “Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được các nhà kinh tế và quản lý kinh 
tế rất quan tâm. Mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng 
đều hướng tới mục tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là 
làm thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, 
khả năng sinh lời nhiều nhất. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?’’.[6] 
 “Có tác giả cho rằng: hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt 
động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay không 
còn phù hợp nữa. Trước hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh 
với kết quả kinh doanh. Theo quan điểm này, chi phí kinh doanh không được đề 
cập đến do vậy nếu kết quả thu được trong hai kỳ kinh doanh như nhau thì hoạt 
động kinh doanh ở hai kỳ kinh doanh ấy cùng đạt được một mức hiệu quả. Mặt 
khác, thực tế cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí 
cho đầu tư các nguồn lực đưa vào kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng 
của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì trong một số trường hợp, lợi 
nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh nghiệp bị thua lỗ’’.[6] 
 “Có tác giả lại cho rằng: hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh lệch 
tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Quan 
điểm này đã gắn kết được kết quả thu được với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh 
doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, 
kết quả và chi phí là những đại lượng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn 
bộc lộ nhiều hạn chế do chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và chất 
giữa kết quả và chi phí’’.[6] 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
17 
 “Có tác giả lại định nghĩa: hiệu quả kinh doanh là đại lượng được đo bằng 
thương số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi 
phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh được xem xét thông qua các chi 
tiêu tương đối. Khắc phục được hạn chế của các quan điểm trước đó, quan điểm 
này đã phán ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, phản 
ánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản 
ánh được sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ 
trước đó. Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp 
không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến 
mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó, phần 
tăng của doanh thu có thể lớn hơn rất nhiều so với phần tăng của chi phí nhưng 
chưa thể kết luận rằng doanh nghiệp thu được lợi nhuận’’.[6] 
 “Có tác giả lại khẳng định: hiệu quả kinh doanh phải phản ánh được trình 
độ sử dụng các nguồn lực được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Quan điểm 
này đã chú ý đến sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, 
mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. 
Mặc dù vậy, tác giả đưa ra quan điểm này chưa chỉ ra hiệu quả kinh doanh được 
đánh giá thông qua chỉ tiêu tuyệt đối hay tương đối’’.[6] 
 Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược 
điểm và chưa hoàn chỉnh. 
 “Từ định nghĩa về hiệu quả sản xuất kinh doanh như trên ta có thể hiểu: 
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các 
yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy 
theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh 
hiệu quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, 
căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
18 
các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không 
gian phân tích”.[5] 
“Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với các yếu tố đầu vào được tính theo 
công thức: 
Về mặt so sánh tuyệt đối: 
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đạt được - Chi phí bỏ ra để 
sử dụng các nguồn lực đầu vào 
Về so sánh tương đối: 
Hiệu quả kinh doanh = 
Kết quả đầu ra 
Chi phí đầu vào 
Công thức trên phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, 
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra 
như doanh thu, lợi nhuận Trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao 
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. 
Kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đo 
giá trị tùy theo mục đích của việc phân tích. Kết quả sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được 
như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần... 
Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp. Các 
đơn vị cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình 
kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m3, lít.... Các đơn vị giá trị có thể là 
đồng, triệu đồng, ngoại tệ...Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của 
sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh 
nghiệp, chất lượng sản phẩm...”[5] 
 Dựa vào Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng 
tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
19 
bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân. Hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi 
phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh. 
 Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: 
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và 
cung cấp dịch vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu 
nhập doanh nghiệp. 
 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ phân 
tích, do vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả của một 
kỳ phân tích. Nhưng tùy theo mục tiêu của việc phân tích và nguồn số liệu sẵn 
có, khi phân tích có thể tổng hợp các số liệu từ thông tin kế toán tài chính và kế 
toán quản trị khi đó các chỉ tiêu phân tích mới đảm bảo chính xác và ý nghĩa. 
 Để đánh giá chính xác chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cần được 
xem xét trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và quan điểm về hiệu quả. Hiệu 
quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục 
tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: Giải quyết công ăn việc 
làm cho người lao động, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, đảm 
bảo vệ sinh môi trường.... Còn hiệu quả kinh tế như đã được khái niệm ở phần 
trên; với bản chất của nó, hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm 
nghiên cứu ở các hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi 
nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu 
quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động 
sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế 
ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là 
cực kỳ quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu ở chương này, chúng ta chỉ quan 
tâm tới hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. 
1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 
Nguyễn Thị Ngọc Bích- Luận văn Thạc sĩ 2017 
20 
1.2.1. Ý nghĩa 
 “Hiệu quả kinh doanh thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các 
nguồn lực đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Để 
đạt hiệu quả kinh doanh cao DN cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều 
kiện các nguồn lực hạn chế của mình. 
 Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm đo lường khả 
năng sinh lời của DN, đây là yếu tố quyết định tới tiềm lực tài chính trong dài 
hạn – một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động kinh doanh. 
 Phân tích hiệu quả kinh doanh cũng giúp các đối tượng quan tâm đo lường 
hiệu quả quản lí hoạt động kinh doanh của DN. Kết quả đầu ra của quá trình 
hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào năng lực, kĩ năng, sự tài tính và 
động lực của các nhà quản trị. 
 Các nhà quản trị chịu trách nhiệm về hoạt động của DN, ra các quyết định 
về tài chính, đầu tư và kinh doanh, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh 
doanh của DN. Sự thành công hay thất bại trong việc điều hành hoạt động của 
DN được thể hiện trực tiếp qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh. 
 Phân tích hiệu quả kinh doanh còn hữu ích trong việc lập kế hoạch và 
kiểm soát hoạt động của DN. Hiệu quả kinh doanh được phân tích dưới các góc 
độ khác nhau và được tổng hợp từ hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong 
DN nên sẽ là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh các hoạt động, các bộ phận cụ thể 
trong DN và lập kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chiến lược cho các kì 
tiếp theo”. [7] 
1.2.2. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 
 Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải 
tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doa.pdf