Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Với nền kinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải

tìm ra những hướng đi mới và các công cụ, biện pháp hữu ích để giúp duy trì cũng như thúc đẩy

hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng. Chính vì vậy, tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT đang

ngày càng được quan tâm và coi trọng tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh làn sóng

công nghệ 4.0, tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT cần có sự thích nghi, đổi mới để có thể đáp ứng

tốt hơn cho quá trình xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

Mục đích của bài viết nhằm đưa ra mô hình tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT trước làn sóng công

nghệ 4.0. Trước hết bài viết khái quát hóa về các loại dữ liệu đầu vào KTQT và các nội dung tổ

chức các loại dữ liệu đầu vào KTQT. Trên cơ sở cách thức diễn ra cuộc cách mạng lần thứ 4, bài

viết sẽ đưa ra mô hình tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT gắn liền với công nghệ 4.0 như là hệ thống

tích hợp dữ liệu, hệ thống ERP để giúp hỗ trợ các nhà quản trị trong doanh nghiệp ra quyết định.

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 03/01/2022 11240
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TỔ CHỨC DỮ LIỆU ĐẦU VÀO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ORGANIZATION OF INPUT DATA ACCOUNTING MANAGEMENT
IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Ths. Tô Thị Vân Anh, Ths. Phạm Thị Thu Hoài 
Ths. Nguyễn Thị Thu Hương, Ths. Lê Thị Trâm Anh
Trường Đại học Thương mại
vananhdhtm@gmail.com
Tóm tắt
Với nền kinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải
tìm ra những hướng đi mới và các công cụ, biện pháp hữu ích để giúp duy trì cũng như thúc đẩy
hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng. Chính vì vậy, tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT đang
ngày càng được quan tâm và coi trọng tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh làn sóng
công nghệ 4.0, tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT cần có sự thích nghi, đổi mới để có thể đáp ứng
tốt hơn cho quá trình xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Mục đích của bài viết nhằm đưa ra mô hình tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT trước làn sóng công
nghệ 4.0. Trước hết bài viết khái quát hóa về các loại dữ liệu đầu vào KTQT và các nội dung tổ
chức các loại dữ liệu đầu vào KTQT. Trên cơ sở cách thức diễn ra cuộc cách mạng lần thứ 4, bài
viết sẽ đưa ra mô hình tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT gắn liền với công nghệ 4.0 như là hệ thống
tích hợp dữ liệu, hệ thống ERP để giúp hỗ trợ các nhà quản trị trong doanh nghiệp ra quyết định. 
Từ khóa: Tổ chức, dữ liệu đầu vào, kế toán quản trị, cách mạng công nghệ 4.0
Abstract
With the current economic integration and development, businesses always have to find
new directions and useful tools to help maintain and promote increasingly open business. There-
fore, the organization of input data of accounting management is increasingly interested and re-
spected in companies. Especially, in the context of the 4.0 technology wave, the organization of
input data of accounting management needs to adapt and innovate to better respond to the pro-
cessing, analysis, and supply process information for administrators. The purpose of this article
is to introduce an organizational model of management accounting input data before the wave
of technology 4.0. First of all, the report generalizes the types of administrative accounting inputs
and the content of the management accounting input data. Base on how the 4th revolution takes
place, this essay will introduce the model of management accounting input data associated with
4.0 technology as an integrated data system, an ERP system to help support corporate executives
to make decisions.
Keywords: Organization, input data, management accounting, the industrial revo-
lution 4.0
1097
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, dữ liệu đầu vào
KTQT trong doanh nghiệp là một trong loại dữ liệu rất cần thiết đối với nhà quản trị doanh nghiệp.
Loại dữ liệu này qua quá trình xử lý và phân tích sẽ tạo ra những thông tin vô cùng hữu ích hỗ
trợ các nhà quản trị trong việc xây dựng kế hoạch, lập định mức, kiểm tra, đánh giá và đưa ra các
quyết định. Dữ liệu đầu vào KTQT càng được thu thập và hệ thống hóa đầy đủ, chính xác thì sản
phẩm thông tin càng đa dạng, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn và giúp cho các doanh nghiệp
nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Với sự chỉ đạo từ phía cơ quan Nhà Nước cùng với sự quyết tâm của các doanh nghiệp
trong việc đón đầu làn sóng công nghệ 4.0, dữ liệu đầu vào KTQT cần được xem xét tổ chức để
có thể đảm bảo khả năng tích hợp với dữ liệu lớn trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp hệ
thống dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ quá trình xử lý và cung cấp thông tin và phù
hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Để xem xét và đưa ra các gợi ý về tổ chức dữ liệu đầu vào trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, nhóm tác giả đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu: (1) Tổ chức dữ liệu đầu vào
KTQT bao gồm các nội dung gì? (2) Có sự cải tiến gì trong nội dung tổ chức dữ liệu KTQT trong
bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? 
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận từ
đó phân tích, luận giải để áp dụng vào tổ chức dữ liệu KTQT trong các doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
2. Tổng quan nghiên cứu
Tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT luôn nhận sự quan tâm nghiên cứu, phát triển từ phía các
nhà khoa học để có thể xây dựng một cơ sở lý luận vững chắc giúp cho các doanh nghiệp vận
dụng. Tác giả Marshall B, Romney, Paul John Steinbart (2012) đã nghiên cứu tổ chức dữ liệu
theo mô hình REA (Resourses, Events, Agents). Mô hình này được phát triển dựa trên sự sắp đặt
của những nguồn lực kinh tế, sự kiện kinh tế và đại diện kinh doanh. Nguồn lực kinh tế được
định nghĩa bởi Ijiri (1975) là những thực thể hay là những tài sản thuộc quyền kiểm soát của
doanh nghiệp. Sự kiện kinh tế (Yu – 1976) là những hiện tượng ảnh hưởng đến sự thay đổi của
các nguồn lực.  ... bản kế hoạch này, DN có thể dễ dàng thu hút vốn đầu tư nhằm đảm bảo tài chính
trong quá trình thực hiện. Hệ thống Internet kết nối cho phép các DN thúc đẩy cạnh tranh trên
toàn cầu cũng như tận dụng được thị trường toàn cầu. CMCN 4.0 giúp KTQT cung cấp thông tin
nội bộ hiện tại và phân tích để hỗ trợ ra quyết định hiện tại.
Với quy trình tự động và trí thông minh nhân tạo được tạo ra từ CMCN 4.0 cho phép người
làm kế toán nói chung và KTQT nói riêng được đơn giản hóa quy trình tính toán. Người làm kế
toán chỉ cần tiến hành “Nhập liệu”, quy trình tự động sẽ “Xử lý, chế biến” dựa trên nền tảng trí
tuệ nhân tạo để cho các thông tin đầu ra dưới dạng các báo cáo có thể so sánh được. Quá trình
1100
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
này thậm chí có thể xử lý được những vấn đề phức tạp mà không tốn quá nhiều thời gian. Tự
động hóa cũng được xem là một công nghệ đầy tiềm năng có thể được sử dụng trong KTQT để
tự động hóa cũng được xem là một công nghệ đầy tiềm năng có thể được sử dụng trong KTQT
để tự động thu hồi dữ liệu, giới thiệu các quyết định và chuẩn bị các báo cáo hoặc các bài thuyết
trình. Nhờ kỷ nguyên số hóa, KTQT cũng đã sử dụng hệ thống Internet kết nối vạn vật và công
nghệ đám mây để thu thập thông tin từ các ứng dụng và cơ sở dữ liệu khác nhau sau đó sử dụng
trí tuệ nhân tạo cho ra các báo cáo nhanh chóng.
4. Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị
4.1. Dữ liệu đầu vào KTQT
Theo tác giả Marshall B, Romney, Paul John Steinbart (2012) dữ liệu đầu vào là các dữ
liệu về bản thân doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của nó. James A.Hall (2011) trong cuốn
Accounting Information Systems đưa ra khái niệm dữ liệu là những thực tế có thể đã hoặc chưa
qua xử lý và không có ảnh hưởng đến người sử dụng chúng. Theo Kenneth C.Laudon & Jame
P.Laudon (2012), dữ liệu là các luồng dữ liệu thô đại diện cho các sự kiện xảy ra trong tổ chức
hoặc môi trường vật chất trước khi chúng được tổ chức và sắp xếp thành một dạng mà mọi người
có thể hiểu và sử dụng. Vậy, dữ liệu đầu vào là yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng
thông tin KTQT. Dữ liệu đầu vào bao gồm các dữ liệu thực hiện, kế hoạch, dự báo hay là dữ liệu
tài chính, phi tài chính. Tùy theo mức độ xử lý, dữ liệu được phân thành các cấp độ, bao gồm:
Cấp 1: Dạng dữ liệu thô. Ở cấp độ này, dữ liệu là hệ thống chứng từ đang ở dưới dạng thô,
sơ cấp, chưa qua bất kỳ quy trình xử lý nào ở các khâu. Dạng dữ liệu này được thể hiện dưới
hình thức chứng từ, văn bản gốc, 
Cấp 2: Dạng dữ liệu thứ cấp. Đây là cấp độ mà thông tin sơ cấp được xử lý nhưng ở mức
độ đơn giản. Dạng dữ liệu này chính là hệ thống chứng từ tổng hợp, văn bản tổng hợp, 
Cấp 3: Dạng dữ liệu đệ tam cấp. Dữ liệu ở cấp độ này được xử lý khoa học và chặt chẽ hơn
so với dữ liệu ở cấp 2. Dữ liệu cấp 3 chủ yếu chính là hệ thống sổ, báo cáo.
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, dữ liệu đầu vào KTQT có nhiều sự biến đổi. Dữ liệu
KTQT đầu vào được kết hợp với các dữ liệu khác để tạo nên một dữ liệu lớn (big data) với kích
thước, quy mô vô cùng lớn và đa dạng. Dữ liệu đầu vào KTQT lúc này không chỉ là phục vụ cho
việc xử lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh theo kiểu truyền thống
mà dữ liệu còn phục vụ cho quản trị chiến lược bởi KTQT sẽ trực tiếp tham gia vào quy trình
quản lý chiến lược trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công nghệ hiện đại cùng tốc độ đường
truyền internet cao sẽ giúp tạo ra dữ liệu thô khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau làm cho dữ liệu
đầu vào KTQT trở nên không có cấu trúc và được cung cấp theo thời gian thực thay cho việc
cung cấp theo định kỳ.
4.2. Nội dung tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT
Tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT gồm có tổ chức thu thập, hệ thống hóa dữ liệu và tổ chức
lưu trữ dữ liệu:
Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu được thực hiện theo 4 bước thể hiện qua sơ
đồ sau:
1101
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Sơ đồ 1: Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu
Xác định những dữ liệu cần thu thập: Trước tiên bộ phận KTQT cần dựa vào nhu cầu thông
tin KTQT được thu thập từ phía nhà quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ phận KTQT cũng cần
xem xét đến khả năng thu thập dữ liệu của hệ thống.
Xác định nguồn thu thập dữ liệu: Bộ phận KTQT sẽ thực hiện việc xác định các nguồn thu
thập dữ liệu. Xác định rõ nguồn thu thập dữ liệu là cơ sở để thiết lập sự phối hợp nguồn nhân lực
của hệ thống. Nguồn thu thập dữ liệu rất đa dạng vì nó liên quan tới nhiều bộ phận và các kênh
dữ liệu khác nhau nhưng có thể chia nguồn thu thập dữ liệu làm hai nguồn, đó là: Nguồn dữ liệu
bên trong doanh nghiệp và nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp.
Xác định cách thức thu thập dữ liệu: Các dữ liệu KTQT sẽ được biểu hiện trên các tài liệu
là các chứng từ kế toán và các loại văn bản, báo cáo. Có thể chia công việc thu thập dữ liệu thành
hai khâu, thứ nhất là tiếp nhận tài liệu, thứ hai là kiểm tra tài liệu. 
Xác định cách thức hệ thống hóa dữ liệu: Các dữ liệu sẽ được ghi chép thông qua hệ thống
các tài khoản kế toán và bộ mã. Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đặc điểm hoạt động, quy mô
cũng như yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm
bảo yêu cầu của Luật kế toán. Bộ mã được xây dựng nhằm hệ thống những dữ liệu phi tài chính
và kinh tế như là các quầy hàng, các khách hàng, các nhà cung cấp, các loại nguyên vật liệu,
Tổ chức lưu trữ dữ liệu: Là việc sắp xếp, bảo quản các dữ liệu một cách đầy đủ, cẩn thận
và có hệ thống. Trách nhiệm thực hiện công việc này là của bộ phận kế toán có liên quan tới việc
ghi nhận chi phí như là kế toán TSCĐ, kế toán vật tư, kế toán tiền lương,. Dữ liệu KTQT có
thể được lưu trữ trên hai loại vật mang tin, đó là trên giấy và trên các tập tin.
5. Một số gợi ý tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0
5.1. Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu
Cải tiến cách thức xác định dữ liệu cần thu thập 
Dữ liệu đầu vào trong doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phức tạp nên việc xác định dữ
liệu đầu vào KTQT cần thu thập là công việc khá thử thách đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các
bên liên quan gồm có nhà cung cấp phần mềm hệ thống quản trị dữ liệu, quản trị viên CSDL,
người vận hành hệ thống dữ liệu, người sử dụng cuối cùng. Trong bối cảnh thời đại công nghệ
4.0 hiện nay, để xác định đầy đủ các loại dữ liệu cần thu thập trước tiên cần tiến hành khảo sát
nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin để làm sao dữ liệu thu thập được, qua xử lý và
phân tích có thể đáp ứng tối đa những nhu cầu đó. Tiếp theo đó, việc khảo sát khả năng thu thập
những dữ liệu của phần mềm hệ thống cũng cần được thực hiện. Vùng giao thoa giữa dữ liệu thu
thập theo nhu cầu từ phía nhà quản trị và dữ liệu theo khả năng cung cấp chính là dữ liệu đầu vào
KTQT cần thu thập. Để tăng vùng giao thoa thì doanh nghiệp nên áp dụng các phần mềm quản
1102
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
trị CSDL như là MS-Access, Lotus Approach có khả năng tích hợp với nhiều phân hệ khác nhau
và có thể thu thập các dữ liệu quá khứ hoặc tương lai, dữ liệu tài chính và phi tài chính. 
Cải tiến cách thức xác định nguồn thu thập dữ liệu: 
Ngoài các dữ liệu bên trong doanh nghiệp, bộ phận KTQT cần khai thác các dữ liệu bên
ngoài doanh nghiệp góp phần cung cấp những thông tin chất lượng cho các nhà quản trị. Ví dụ,
ngoài thu thập dữ liệu bên trong doanh nghiệp để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu
doanh thu so với dự toán (kế hoạch) đề ra, bộ phận KTQT cũng có thể thu thập dữ liệu bên ngoài
như là chỉ tiêu doanh thu bình quân của ngành để đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của
doanh nghiệp so với bình quân chung của ngành qua đó thấy được năng lực của doanh nghiệp và
có cơ sở lập chiến lược kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo. 
Nhóm tác giả cho rằng phần mềm giải pháp quản trị tổng thể (ERP) nên được ứng dụng tại
các doanh nghiệp để khai thác và quản lý hiệu quả nguồn dữ liệu thu thập. Các bộ phận cùng sử
dụng trên một hệ thống phần mềm theo quy trình khép kín, cho phép liên kết và kế thừa dữ liệu
giữa các bộ phận (dữ liệu đầu ra của bộ phận này là dữ liệu đầu vào của một bộ phận khác) để
phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ thao tác nghiệp vụ cho từng bộ phận được nhanh chóng, chính
xác nhằm cải thiện tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động
phân tán tại nhiều địa điểm (văn phòng, nhà máy chế biến,), phần mềm sẽ thực hiện mô hình
dữ liệu tập trung (Online) để đảm bảo tối ưu việc phân luồng dữ liệu phù hợp với cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ để quy trình nghiệp vụ vận hành được chính xác, thuận lợi.
Đối với HTTT hiện đại, dữ liệu đầu vào KTQT sẽ được thu thập trực tiếp trên hệ thống Hoạch
định nguồn nhân lực (ERP) của doanh nghiệp. Mô hình nguồn dữ liệu đầu vào KTQT tại các
doanh nghiệp dựa trên hệ thống ERP được xây dựng như sau:
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Sơ đồ 2: Nguồn dữ liệu đầu vào KTQT dựa trên Hệ thống ERP
1103
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Nguồn dữ liệu dựa trên Hệ thống ERP bao gồm hai phân hệ xử lý có mối quan hệ tương
tác với nhau là Phân hệ xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP) và phân hệ xử lý phân tích trực tuyến
(OLAP). Phân hệ xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP) là phân hệ được tích hợp bởi nhiều hoạt
động tác nghiệp khác nhau có nhiệm vụ xử lý, cập nhật, theo dõi và tập hợp tất cả các giao dịch
phát sinh trong doanh nghiệp theo thời gian thực tế. CSDL tác nghiệp do phân hệ OLTP cung
cấp như là số lượng hàng bán, hạn mức tín dụng của khách hàng, tình trạng hàng tồn kho, là
nguồn dữ liệu quan trọng đối với HTTT KTQT đưa ra các quyết định tác nghiệp của các nhà
quản trị trong doanh nghiệp. Phân hệ xử lý phân tích trực tuyến (OLAP) là phân hệ giúp truy vấn
một lượng lớn các thông tin đa chiều có liên kết chặt chẽ với nhau giúp hỗ trợ cho việc ra các
quyết định. Hai phân hệ xử lý của hệ thống ERP sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích giúp bộ phận KTQT
thiết lập các báo cáo đặc thù phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị trong doanh
nghiệp một cách nhanh nhất và chính xác nhất. 
Cải tiến cách thức thu thập dữ liệu
Với sự phát triển của kết nối mạng, khâu tiếp nhận tài liệu của công việc thu thập dữ liệu
sẽ cần có sự thay đổi so với cách thức tiếp nhận truyền thông thông qua các giấy tờ. Các tài liệu
giờ đây có thể tồn tại dưới dạng bản mềm là các tệp máy tính, các phân hệ phần mềm quản trị
CSDL được tích hợp, chia sẻ. Vì vậy, khi tiếp nhận tài liệu, bộ phận KTQT có thể tiếp nhận thông
qua máy tính có kết nối mạng toàn cầu và mạng nội bộ.. Bên cạnh đó, các chứng từ sẽ được số
hóa và thay thế bằng các chứng từ điện tử, đồng thời việc xét duyệt được thực hiện thông qua
việc nhập các mật mã hay chữ ký điện tử.
Cải tiến cách thức hệ thống hóa dữ liệu
Hệ thống tài khoản và bộ mã cũng giúp liên kết các dữ liệu với nhau từ đó có thể truy vấn
dữ liệu với nhiều mục đích khác nhau. Dữ liệu sau khi được hệ thống hóa sẽ được tích hợp với
CSDL tập trung không những phục vụ cho nhu cầu truy vấn của bộ phận KTQT mà còn phục vụ
nhu cầu truy vấn của các cá nhân, bộ phận khác trong doanh nghiệp.
5.2. Tổ chức lưu trữ dữ liệu
Với sự phát triển không ngừng của CNTT, các cách lưu trữ truyền thống trên giấy tờ cần
được thay thế. Trong giai đoạn hiện nay, cách thức lưu trữ chủ yếu trong các doanh nghiệp là lưu
trữ dữ liệu trên phần cứng của máy tính. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn duy nhất tại thời
điểm này. Với sự lan tỏa rộng khắp của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang có nhiều
cơ hội đón nhận những thành tựu CNTT hiện đại. Trong đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn
cách lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp mình theo cách thức tiện lợi, đơn giản và tiết kiệm hơn đó
là dịch vụ “đám mây”. Dữ liệu của doanh nghiệp không những được lưu trữ mà còn được chia
sẻ ngay lập tức với những đối tượng liên quan. Dữ liệu doanh nghiệp được quản lý tập trung,
luôn được cập nhật thông tin mới nhất từ bất kỳ thành viên nào trong doanh nghiệp và có thể
truy cập sử dụng ở mọi lúc mọi nơi mang lại hiệu quả làm việc cao. Khả năng đồng bộ dữ liệu
nhanh giữa máy tính và website, việc này tránh trường hợp ổ cứng hư hỏng, mất máy tính, dữ
liệu vẫn được lưu trữ an toàn trên “đám mây”. Đi kèm với dịch vụ “đám mây” sẽ luôn có giải
pháp bảo vệ cho ứng dụng web tránh khỏi các lỗi bảo mật như tin tặc, khai thác các lỗ hổng bảo
mật về giao thức, thay đổi giao diện website, hay các hình thức tấn công khác.
1104
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
5.3. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện các gợi ý được đề xuất ở trên, nhóm tác giả cho rằng, các nhà quản trị cấp
cao trong doanh nghiệp cần có sự cam kết, hỗ trợ tích cực vào việc tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT
ở các khía cạnh, đó là:
- Đầu tư và ứng dụng các công nghệ hiện đại đáp ứng tốt hơn việc tổ chức dữ liệu đầu
vào KTQT 
- Triển khai các khóa bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên KTQT
và cho cả tổ chức bao gồm cả kiến thức chuyên môn, kiến thức công nghệ, kiến thức xã hội,
tâm lý,
6. Kết luận 
Cuộc CMCN 4.0 đã và đang đem đến những thay đổi lớn trong nền kinh tế, trong lĩnh vực
Kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Trước bối cảnh đó, Kế toán nói chung và KTQT nói riêng
ở Việt Nam cần được Cách mạng để kế toán Việt Nam bắt kịp đà phát triển và vươn tầm khu vực
cũng như là thế giới. Áp dụng mô hình tổ chức dữ liệu KTQT gắn liền với công nghệ 4.0 như là
một giải pháp hữu hiệu, góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động KTQT, bao gồm hệ thống tích
hợp dữ liệu, hệ thống ERP để giúp hỗ trợ các nhà quản trị trong doanh nghiệp ra quyết định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ijiri, Y. (1975), Theory of Accounting Measurement (American Accounting Association,
1975)
2. James A.Hall (2011), Accounting Information Systems, 7th, CENGAGE Learning
3. Kenneth C. Laudon & Jane P. Laudon (2012), Management Information Systems, 12th
ed, Prentice Hall.
4. Marshall B, Romney, Paul John Steinbart (2012), Accounting Information System, Pear-
son; 8th Edition
5. Sorter , G.H (1969), An’Event’ Approach to Basic Accounting Theory, ‘The accounting
review ( January, 1969)
6. Yu, S.C (1976), The Structure of Accounting Theory (The University Presses of Florida,
1976)
7. Nguyễn Thị Thanh Phương (2020), Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ERP
và sự tác động tới kế toán quản trị trong doanh nghiệp: khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội,
Tạp chí Khoa học Thương mại số 141, 2020.
8. Vũ Thị Thu Phương (2018), Cách tiếp cận tổ chức dữ liệu trong hệ thống thông tin kế
toán của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, tháng 4/2018.
9. Nguyễn Thị Thu Hương (2020), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, LATS
1105
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_du_lieu_dau_vao_ke_toan_quan_tri_trong_boi_canh_cuoc.pdf