Tính đa dạng của hội đồng quản trị trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam
Ở Việt Nam, doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) là một trong những doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể trong lịch sử phát
triển kinh tế đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng lần đầu tiên khẳng định kinh tế tư
nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và đưa ra yêu cầu khởi nghiệp, nâng cao năng
lực khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong hệ
thống quản trị công ty nói chung, quản trị doanh nghiệp gia đình nói riêng, hội đồng quản trị
(HĐQT) là một trong những nhân tố kiểm soát nội bộ quan trọng nhất nhằm đảm bảo kết quả
tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty ở mức tối ưu.
Bài viết tập trung nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT trong các công ty niêm yết
sở hữu gia đình ở Việt Nam. Đó là tính đa dạng về thành phần HĐQT, cơ cấu thành viên gia
đình và thành viên nước ngoài, về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của các thành viên
HĐQT. Đồng thời, tác giả cũng đã so sánh những đặc điểm đó với các doanh nghiệp niêm yết
nói chung và một số các nước trong khu vực để thấy được những đặc trưng riêng biệt trong
quản trị công ty gia đình ở Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính đa dạng của hội đồng quản trị trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 342 TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM PGS.TS. Lê Công Hoa – Đại học Kinh tế Quốc dân ThS.NCS. Cao Thị Vân Anh TÓM TẮT: Ở Việt Nam, doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) là một trong những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể trong lịch sử phát triển kinh tế đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng lần đầu tiên khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và đưa ra yêu cầu khởi nghiệp, nâng cao năng lực khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong hệ thống quản trị công ty nói chung, quản trị doanh nghiệp gia đình nói riêng, hội đồng quản trị (HĐQT) là một trong những nhân tố kiểm soát nội bộ quan trọng nhất nhằm đảm bảo kết quả tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty ở mức tối ưu. Bài viết tập trung nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam. Đó là tính đa dạng về thành phần HĐQT, cơ cấu thành viên gia đình và thành viên nước ngoài, về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của các thành viên HĐQT. Đồng thời, tác giả cũng đã so sánh những đặc điểm đó với các doanh nghiệp niêm yết nói chung và một số các nước trong khu vực để thấy được những đặc trưng riêng biệt trong quản trị công ty gia đình ở Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp gia đình, hội đồng quản trị, thành viên gia đình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, DNGĐ chiếm đến hơn 70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc cho người lao động, đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP của các quốc gia trên thế giới (IFC, 2008). Các doanh nghiệp gia đình phát triển mạnh mẽ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn ở khắp các quốc gia trên thế giới như “chaebol” ở Hàn Quốc, Zaibetsu ở Nhật Bản và “grupo” ở châu Mỹ La Tinh hay người khổng lồ “Giant” ở Mỹ... Ở Việt Nam, trong lịch sử phát triển kinh tế đã có những DNGĐ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Rất nhiều doanh nghiệp gia đình khởi nghiệp từ những cơ sở sản xuất nhỏ nhưng đã phát triển thành những thương hiệu tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực như Kinh Đô, Biti‟s, Thép Việt - Pomina, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Vingroup, Tập đoàn Hoàn Cầu, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Tại hội thảo "Chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình” do báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 24/6/2017 thống kê sơ bộ cho thấy 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp 1/4 GDP cả nước. Theo số liệu ước tính đến cuối năm 2016 cả nước có 95% doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty gia đình. Vai trò của DNGĐ ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng với nhiều chủ trương và quyết sách quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, trong đó DNGĐ là một bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân. Nghị quyết đại hội XII của Đảng lần đầu tiên khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Điều đó cho thấy, DNGĐ đã và đang khẳng định vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước. Những năm gần đây khi các nghiên cứu về chủ đề Quản trị công ty đang dần bão hòa, giới nghiên cứu có khuynh hướng chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu mới về quản trị công ty đó là hiệu quả quản trị của công ty sở hữu gia đình. (Boubaker, Sabri, Nguyen Bang Dang, Nguyen Duc Khuong, (2012). Trong các nội dung nghiên cứu về quản trị công ty thì Hội đồng quản trị là một trong những cơ quan có quyết định quan trọng nhất của các công ty đại chúng nói chung và đặc biệt là các công ty niêm yết nói riêng. Những đặc điểm của HĐQT thường được tìm thấy trong các nghiên cứu về lĩnh vực quản trị công ty như: hiện tượng song trùng lãnh đạo (sự kiêm nhiệm 2 chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc), tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, Quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tính đa dạng về giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi hay thành viên HĐQT là người Việt Nam hay nước ngoài TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 343 (Phạm Quốc Việt (2010), Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013), Đoàn Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014), Phạm Thị Kiều Trang (2017) Khi đối tượng nghiên cứu chuyển sang loại hình công ty gia đình, đa số các nghiên cứu tập trung vào các nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Mai Hương (2014); Hoàng Tuấn Dũng (2014) hay quá trình kế nhiệm Hoang Nguyen Viet (2016) Trên thế giới nghiên cứu về hội đồng quản trị trong doanh nghiệp gia đình có khá nhiều song ở Việt Nam theo tìm hiểu của tác giả chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về tính đa dạng của HĐQT trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình. Khi nói đến định nghĩa doanh nghiệp gia đình có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau. Mỗi cách tiếp cận định nghĩa có tác động trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu đặc biệt là việc thống kê số lượng mẫu cũng như kết quả nghiên ... 14) và công ty cổ phần Tập Đoàn FLC (2012). So sánh với các công ty trên toàn bộ thị trường, quy mô này lớn hơn quy mô trung bình của thị trường 6,3 thành viên (Truong & Do, 2017). So sánh với các nước trong khu vực, yêu cầu về số lượng thành viên tối thiểu và tối đa là khá lớn như ở Singapore tối đa là 14, tối thiếu là 8; ở Thái Lan tối thiểu là 10, tối đa là 19 (IFC, 2011). Trong tổng số thành viên HĐQT tỷ lệ thành viên điều hành trung bình là 40,5%, thành viên không điều hành là 45,2% và tỷ lệ thành viên độc lập là 14,3%. Tỷ lệ thành viên độc lập như vậy là rất nhỏ so với quy định của Luật doanh nghiệp ở Việt Nam là phải có ít nhất 1/3 số lượng thành viên trong HĐQT là thành viên độc lập. Về hiện tượng song trùng lãnh đạo tức chủ tịch HĐQT đồng thời là giám đốc điều hành tức là một người giữ hai chức vụ tại một thời điểm có 48% công ty gia đình có hiện tượng này. Con số này cao gấp gần 4 lần mức trung bình của thị trường là 20,2% (Truong & Do, 2017). Đây là một trong những đặc điểm nổi bật mang tính điển hình đối với các công ty gia đình phù hợp với lý thuyết về quản lý, kiểm soát trong việc đưa ra quyết định trong kinh doanh. Bảng 3. Tỷ lệ th nh viên hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam Quy mô của HĐQT Tỷ lệ TV điều hành Tỷ lệ TV không điều hành Tỷ lệ TV độc lập Mean 6.856 40.51215 45.22173 14.39885 Minimum 4 0 0 0 Maximum 11 85.71429 100 50 Standard Error 0.156041 2.047594 1.876697 1.524584 Median 7 40 40 0 Mode 5 40 40 0 Standard Deviation 1.744595 22.8928 20.98212 17.04536 Sample Variance 3.043613 524.0804 440.2492 290.5444 Kurtosis -1.09198 -0.87223 0.000716 -0.98351 Skewness 0.354094 0.254358 0.590939 0.716971 Range 7 85.71429 100 50 Sum 857 5064.019 5665.216 1799.856 Count 125 125 125 125 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả) TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 350 Tính đa dạng về cơ cấu thành viên gia đình và thành viên nước ngoài trong HĐQT Số lượng thành viên gia đình trung bình ở các công ty gia đình là 1,84 người tức mỗi công ty có khoảng 2 thành viên HĐQT là thành viên trong một gia đình chiếm tỷ lệ trung bình là 33,88%. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tập đoàn KIDO (KDC) & Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM) có 56% là thành viên gia đình nằm trong đồng quản trị tức 5 thành viên là người trong một gia đình trên tổng 9 thành viên của hội đồng. Tại KIDO Group công ty chỉ sở hữu 11,2% vốn của công ty nhưng có 5 thành viên trong hội đồng quản trị. Tương tự, ASM có 26,06% cổ phiếu của gia đình sáng lập, nhưng 56% thành viên của hội đồng quản trị là người cùng một gia đình. So sánh với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Singapore (SGS), các thành viên gia đình nắm giữ 29,2% số vị trí trong hội đồng quản trị tức là trong 100 trong công ty gia đình có 1/3 số thành viên gia đình ngồi trong hội đồng quản trị. Số lượng thành viên nước ngoài trung bình trong HĐQT chưa đến 1 người chiếm 4,2%, điều này cho thấy đa số các thành viên trong HĐQT ở các công ty gia đình là thành viên người Việt Nam. Nếu xét về nguồn gốc gia đình thì tập đoàn Kinh Đô có đến 6 anh chị em trong gia đình xuất thân từ người Hoa là một trong những thương hiệu gia đình có tên tuổi ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Kinh Đô đã chọn con đường M&A khi quyết định bán 80% mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International với giá 370 triệu USD (7.846 tỷ đồng) và tiếp tục các vụ M&A trong lĩnh vực thực phẩm với những kỳ vọng mới trong giai đoạn 2017-2018 KIDO đặt mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng, chia cổ tức trong năm tới 20%. Điều này cho thấy các công ty gia đình thực sự có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế tư nhân. Bảng 4. Cơ cấu th nh viên gia đình, th nh viên nƣớc ngo i trong hội đồng quản trị các doanh nghiệp niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam Số lượng TV gia đình Số TV nước ngoài HĐQT Tỷ lệ TV gia đình trong HĐQT Tỷ lệ TV nước ngoài HĐQT Mean 1.84 0.864 0.338826 0.042899 Minimum 0 0 0.198708 0 Maximum 5 6 0.546448 0.298211 Standard Error 0.107403 0.136474 0.007734 0.006776 Median 2 0 0.347395 0 Mode 1 0 0.248016 0 Standard Deviation 1.200806 1.525821 0.08647 0.075753 Sample Variance 1.441935 2.328129 0.007477 0.005739 Kurtosis 0.89913 3.700778 -1.05843 3.700234 Skewness 1.194383 2.032813 0.387068 2.032557 Range 5 6 0.34774 0.298211 Sum 230 108 42.35327 5.362342 Count 125 125 125 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả) Tính đa dạng về độ tuổi, giới tính của các thành viên hội đồng quản trị Số lượng các thành viên nữ trong HĐQT trung bình ở các công ty gia đình là 1,2 người nằm trong HĐQT chiếm 18,78% tức là có hơn 1 người là nữ giới ngồi trong HĐQT trong các công ty gia đình ở Việt Nam. Có 32% tổng số các công ty không có một thành viên HĐQT nào là nữ giới nhưng đáng chú ý có công ty như công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) có đến 4/5 thành viên HĐQT là nữ giới chiếm 80%. Độ tuổi trung bình của HĐQT trong các TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 351 công ty gia đình là 47.7 tức là đa số các thành viên HĐQT sinh năm 1968, độ tuổi này cao hơn so với các công ty trên toàn bộ thị trường 46 năm (Truong & Do, 2017). Bảng 5. Cơ cấu về độ tuổi, giới tính của th nh viên hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam (tiếp) Số thành viên nữ trong HĐQT Tỷ lệ TV nữ trong HĐQT Tuổi TB Mean 1.256 18.7847 47.74836 Minimum 0 0 37.25 Maximum 6 80 55.57143 Standard Error 0.121763 1.630814 0.359318 Median 1 16.66667 47.4 Mode 0 0 46 Standard Deviation 1.361356 18.23305 4.0173 Sample Variance 1.85329 332.441 16.1387 Kurtosis 1.794826 0.068273 0.000678 Skewness 1.355911 0.795674 -0.30801 Range 6 80 18.32143 Sum 157 2348.434 5968.545 Count 125 125 125 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả) Tính đa dạng về trình độ học vấn của thành viên HĐQT Trong số các thành viên HĐQT chỉ có 2,67% có trình độ phổ thông, chủ yếu là trình độ Đại học 61,5 % và trình độ trên đại học 4,8%. Tỷ lệ này về cơ bản phù hợp và tương xứng với tỷ lệ chung của các công ty trên thị trường. Đặc biệt có công ty 100% thành viên HĐQT có trình độ trên đại học như công ty cổ phần tập đoàn FLC. Bảng 6. Cơ cấu trình độ học vấn của th nh viên hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam (tiếp) Tỷ lệ TVHĐQT trình độ phổ thông Tỷ lệ TVHĐQT trình độ Đại học Tỷ lệ TVHĐQT trình độ trên ĐH Mean 2.678095 61.54531 34.81659 Minimum 0 0 0 Maximum 33.33333 100 100 Standard Error 0.633798 2.342966 2.431095 Median 0 70 22.22222 Mode 0 80 20 Standard Deviation 7.08608 26.19515 27.18047 Sample Variance 50.21252 686.1861 738.7781 Kurtosis 9.745519 -0.56126 -0.36464 Skewness 3.083676 -0.71886 0.917812 Range 33.33333 100 100 Sum 334.7619 7693.164 4352.074 Count 125 125 125 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 352 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả) Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên cho thấy để hình thành và phát triển DNGĐ, đa số các thành viên trong HĐQT là người phải có trình độ, kinh nghiệm và thâm niên công tác gắn liền với sự trải nghiệm, vốn sống và các hiểu biết xã hội làm giảm bớt các quyết định sai lầm. Nếu các thành viên HĐQT tuổi đời còn quá trẻ kinh nghiệm và vốn sống còn hạn chế sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của DNGĐ. Chính vì vậy mà đa số các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy các DNGĐ không thể vượt qua được thế hệ thứ 3 và bài toán kế nhiệm cho các thế hệ đi sau là điểm khác biệt giữa DNGĐ và doanh nghiệp phi gia đình. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT từ lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy vai trò của một hội đồng quản trị đa dạng về cơ cấu, giới tính, độ tuổi, trình độ giúp tận dụng các nguồn lực và các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp. Nhiều văn bản pháp lý của các nước trên thế giới đã yêu cầu một hội đồng quản trị phải đảm bảo tính đa dạng nhất định. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả mới chỉ quan sát tính đa dạng trong HĐQT của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam, từ đó so sánh với các công ty niêm yết trên toàn bộ thị trường và một số các nước trên thế giới mà chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ của tính đa dạng đó với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ quan sát đó có thể rút ra một số kết quả như sau: tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT còn khá nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiếu 1/3 số thành viên trong HĐQT là thành viên độc lập; số lượng thành viên gia đình nằm trong HĐQT trung bình có khoảng xấp xỉ 2 người, tỷ lệ thành viên nước ngoài và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT chiếm số lượng rất nhỏ, trình độ học vấn của các thành viên HĐQT đa số là đại học và trên đại học và đặc biệt khi quan sát 2 chỉ tiêu ROE và ROA cho thấy kết quả tài chính của các công ty gia đình tốt hơn nhiều so với các công ty trên toàn bộ thị trường. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy rất cần có các nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa các đặc điểm của HĐQT và kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình để có thể phát triển mô hình doanh nghiệp gia đình một động lực quan trọng trong phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. PHỤ LỤC: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG MẪU NGHIÊN CỨU STT Tên công ty Mã CK Sàn 1 Tập đoàn Vingroup VIC HOSE 2 CTCP tập đoàn Masan MSN HOSE 3 CTCP tập đoàn Hòa Phát HPG HOSE 4 Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động MWG HOSE 5 CTCP Tập Đoàn Hoa Sen HSG HOSE 6 CTCP cơ điện lạnh REE HOSE 7 CTCP Kinh Đô KDC HOSE 8 Cty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ HOSE 9 Cty Phát triển đô thị Kinh Bắc KBC HOSE 10 CTCP Vĩnh Hoàn VHC HOSE 11 CTCP Hoàng Anh Gia La HAG HOSE 12 CTCP Tập Đoàn Thiên Long TLG HOSE 13 CTCP Cao Su Đà Nẵng DRC HOSE 14 CTCP Tập Đoàn FLC FLC HOSE 15 Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai ASM HOSE TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 353 16 Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long NLG HOSE 17 Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình HBC HOSE 18 CTCP tập đoàn DABACO Việt Nam DBC HNX 19 Công ty Cổ phần Phú Tài PTB HOSE 20 Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt PDR HOSE 21 CTCP Thép Nam Kim NKG HOSE 22 CTCP Ánh Dương Việt Nam VNS HOSE 23 CTCP Bột Giặt & Hóa Chất Đức Giang DGC HNX 24 CTCP Bóng Đèn Điện Quang DQC HOSE 25 CTCP Hùng Vương HVG HOSE TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Vân Anh (2017), Doanh nghiệp gia đình – những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tập 2, NXB Hà Nội. 2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), “Nghị định hướng dẫn về quản trị công ty đại chúng”, Nghị định số 71/2017/NĐ- CP. 3. Dobbin & Jung (2011), Corporate Board Gender Diversity and Stock Performance: The Completence Gap or Instituational Investor Bias, North Carolina Review, Vol 89. 4. Đoàn Ngọc Phúc, Lê Văn Thông (2014), “Tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 203 tháng 05/2014. 5. Fred Neubauer và Alden G.Lank, Doanh nghiệp gia đình, quản trị để phát triển bền vững, 1998. 6. Hayes, R., S. and Lee, D., W. (1999), “Is Board Quality an Indicator of a Firm‟s Future Perpormance?” Acadamic of Accounting and Financial Studies Journal, (3)1), 97-109. 7. Hoàng Tuấn Dũng (2014), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả của các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Hoang Nguyen Viet (2016), Succession Decision in Vietnamese Family Companies, International Journal of Business and Management, Vol. 10, No. 7; 2015, doi:10.5539/ijbm.v10n7p208 9. IFC, Cẩm nang quản trị doanh nghiệp gia đình, 2008 10. International Finance Corporation 2013, Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty 11. Jalbert, T.et al (2002), “Does School Matter?” An Empirical Analysis of CEO Education, Compensasion and Firm Performance”, International Bussiness and Economics Research Journal, 1 (1), 83-98. 12. Jonchi Shyu (2011), “Family ownership and firm performance: evidence from Taiwanese firms”, International Journal of Managerial Finance, Vol 7, No. 4,2011, pp 397- 411. 13. Murphy, S. A. and McIntyre, M. (2007). “Board of Director Performance: A Group Dynamics Perspective". Corporate Governance, 7(2). 209-224. 14. Nguyễn Thị Mai Hương (2014), Nghiên cứu tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Phạm Quốc Việt (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố điều hành công ty đến kết quả tài chính của công ty cổ phần, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 354 16. Phạm Thị Kiều Trang (2017), Phân tích tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 17. Phan Huu Viet (2013), Board Structure and Corporate Financial Performance: Empirical Evidence from Vietnam's Listed Firms, The Bulletin of The Graduate School of Commerce, Waseda University, 78, 205-231. 18. Truong T.N.T & Dao T. B (2017), Female directors and financial performance of listed companies in Vietnam, Journal of Economics & Development, Vol 236(II), February 2017 19. Võ Hồng Đức, Phan Bùi Gia Thủy (2013), “Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty: minh chứng từ Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 188 (II), tháng 02/2013. 20. mong-lon-2016082908275549.htm Abstract: In Vietnam, family business belongs to private business component that have made significant contributions for the country‟s economic development. The 12th Congress Resolution of the Communist Party of Vietnam asserted that private economy was an important motivation and required the onset of business, improved the capacity of private sector in the context of industrial revolution 4.0. In corporate management system in general, family business management in particular, Board of Directors is one of the most important internal controls in order to ensure financial results as well as effective operation of the firm. The article concentrates on researching the diversity of Board of Directors in family business in Vietnam. These are the diversity of members of the Board of Directors, ender, educational level, age, number of executive and non-executive members, foreigners or Vietnamese. The author has also compared these diverse characteristics to other enterprises in the region to detect the distinctive features of family corporate management. Keywords: family business, Board of Directors, family members
File đính kèm:
- tinh_da_dang_cua_hoi_dong_quan_tri_trong_cac_cong_ty_niem_ye.pdf