Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam

Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là sự tiếp nối của AFTA nhằm tiến tới

một mức độ hội nhập kinh tế cao hơn trong sự phát triển không ngừng của khối. Các quốc gia

thành viên sẽ có được những lợi ích như tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm

hơn, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực

sản xuất và tính cạnh tranh, Tuy nhiên cũng chính AEC tạo ra cho các quốc những thách thức

trong việc hội nhập như vấn đề nằng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và của các doanh

nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong thương mại hàng hóa khi mà thuế và các rào cản phi thuế

quan được loại bỏ.

Đối với Việt Nam, Đảng ta xác định Asean là đối tác chiến lược- một trong những trụ

cột quan trọng trong tiến trình thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa

phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, Asean cũng là một trong

các đôi tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp nền kinh tế nước

ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua.

Doanh nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố cốt lõi cho sự phát triển kinh tế của

mỗi quốc gia.Việc nước ta tham gia và phát triển trong AEC nhằm tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp trong nước phát triển về thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển

lực lượng lao động, phát huy được hết tiềm năng của mình trong sự đóng góp vào nền kinh

tế.

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 7

Trang 7

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10400
Bạn đang xem tài liệu "Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam

Tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean của các doanh nghiệp Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 522 
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN CỦA CÁC DOANH 
NGHIỆP VIỆT NAM 
ThS. Bùi Thị Thúy Hằng 
Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng ĐH Hải Phòng 
TÓM TẮT 
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế phát triển nổi bật hiện nay trên thế giới 
với sự tồn tại của hàng loại các tổ chức, các liên kết khu vực, liên kết giữa các quốc gia như: 
WTO, ASEAN, EU, BRICS, thông qua các hiệp định được ký kết như các FTA. 
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang khẳng định là một trong những 
hình mẫu hợp tác khu vực thành công trên thế giới, đặc biệt trên phương diện kinh tế, được 
thể hiện thông qua liên kết nội khối: Khu vực mậu dịch tự do thương mại AFTA, Hợp tác 
kinh tế trong ASEAN đã giúp nền kinh tế của các quốc gia thành viên tăng trường mạnh, phát 
triển tiềm năng và tạo dựng được vị thế trên trường quốc tế. 
Từ khóa: Tổ chức Asean, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), hội nhập. 
1. MỞ ĐẦU 
Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là sự tiếp nối của AFTA nhằm tiến tới 
một mức độ hội nhập kinh tế cao hơn trong sự phát triển không ngừng của khối. Các quốc gia 
thành viên sẽ có được những lợi ích như tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm 
hơn, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực 
sản xuất và tính cạnh tranh, Tuy nhiên cũng chính AEC tạo ra cho các quốc những thách thức 
trong việc hội nhập như vấn đề nằng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và của các doanh 
nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong thương mại hàng hóa khi mà thuế và các rào cản phi thuế 
quan được loại bỏ. 
Đối với Việt Nam, Đảng ta xác định Asean là đối tác chiến lược- một trong những trụ 
cột quan trọng trong tiến trình thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa 
phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, Asean cũng là một trong 
các đôi tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp nền kinh tế nước 
ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua. 
Doanh nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố cốt lõi cho sự phát triển kinh tế của 
mỗi quốc gia.Việc nước ta tham gia và phát triển trong AEC nhằm tạo điều kiện cho các 
doanh nghiệp trong nước phát triển về thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển 
lực lượng lao động, phát huy được hết tiềm năng của mình trong sự đóng góp vào nền kinh 
tế. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Các doanh nghiệp Việt Nam 
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các loại hình doanh nghiệp rất đa dạng và 
phong phú, do đó cần phân loại để xác lập cơ chế điều chỉnh pháp luật phù hợp. Việc phân 
loại doanh nghiệp được nhìn nhận ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau, căn cứ vào nhiều 
tiêu thức khác nhau: 
Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn 
hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty 
hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. 
Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp, bao gồm hai phân nhóm chính: doanh nghiệp vừa 
và nhỏ và doanh nghiệp lớn; dựa vào hai tiêu thức chủ yếu là số lao động và tổng nguồn vốn. 
Căn cứ vào thành phần kinh tế, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài 
quốc doanh và doanh nghiệp nước ngoài. 
2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
523 
Hội nhập Kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế quốc 
gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động Kinh 
tế quốc tế vào hệ thống thương mại đa phương. 
Hội nhập Kinh tế quốc tế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú 
và đa dạng. Nếu căn cứ vào đối tượng và nội dung của hội nhập thì gồm các hình thức: 
Khu vực mậu dịch tự do (FTA-Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do là hình thức 
liên kết kinh tế giữa hai hay nhiều nước, trong đó áp dụng các biện pháp tiến tới xóa bỏ thuế 
quan và rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ buôn bán giữa các 
nước thành viên nhằm hình thành thị trường thống nhất về hàng hóa dịch vụ. 
Liên minh thuế quan (CU-Custom Union): Liên minh thuế quan là hình thức liên kết 
kinh tế giữa các nước, trong đó áp dụng các biện pháp xóa bỏ thuế quan và những rào cản phi 
thuế quan đối với phần lớn hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ buôn bán giữa các nước thành 
viên, đồng thời thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với 
các nước khác. 
Thị trường chung (CM-Common Market):Thị trường chung là hình thức liên kết giữa 
các nước áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh thuế quan trong quan hệ thương mại 
và còn cho phép tự do di chuyển tự do tư bản, lao động giữa các nước thành viên, tạo lập một 
thị trường thống nhất theo nghĩa rộng.Thực tế khối liên kết thị trường thành công nhất là của 
liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 1970-1985 với tên gọi Thị trường chung Châu Âu (ECM). 
Liên minh kinh tế (EU-Economic Union): Liên minh kinh tế là liên kết kinh tế giữa 
các nước áp d ... .2. Những thách thức gặp phải củ do nh nghiệp Việt N m khi gi nhập EC 
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém 
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là yếu hơn nhiều 
so với các doanh nghiệp trong khối Asean. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc 
vào năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ mà doanh ngihệp sản xuất ra và cung cấp cho 
thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ là sự cấu thành thống nhất 
của 3 yếu tố là: Chất lượng- mẫu mã và sự đa dạng- giá cả hàng hóa, dịch vụ. 
Hiện tại giá bán nhiều loại hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam cao hơn giá bán quốc tế 
như: xi măng cao hơn 15%, phôi thép cao hơn 25%, giấy cao hơn 27%, phân urê cao hơn 
31%, mía đường cao hơn 40%, xút cao hơn 63%, giá của nhiều loại dịch vụ cũng cao hơn 
như: dịch vụ cảng biển cao hơn Thái Lan 2 lần, cước viễn thông quốc tế cao hơn Singapore 
1,5 lần, 
Mặt khác, quy mô vốn và quy mô sản xuất doanh nghiệp còn nhỏ sẽ là một cản trở, 
khó khăn trong quá trình hội nhập. 
Về thể chế và chính sách 
Hệ thống pháp luật, một công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế nhưng còn chưa 
toàn diện, chưa đồng bộ. Nhiều bộ luật của Việt Nam còn chưa đầy đủ nội dung cần thiết, 
chưa có khả năng bao quát tình huống pháp luật có liên quan cần rất nhiều văn bản hướng dẫn 
của cơ quan hành pháp dưới dạng thông tư, nghị định mới có thể áp dụng. Bên cạnh đó, các 
văn bản do Chính phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương ban hành hiện về cùng một vấn đề 
tại các thời điểm khác nhau gây nên tình trạng chồng chéo, có khi còn mâu thuẫn về nội dung 
áp dụng. Một số văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành song hiệu lực thực thi chưa 
cao. 
Thể chế kinh tế thị trường còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là đối với thị trường công nghệ, 
thị trường tài chính, bất động sản, Nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, gây 
phiền hà cho doanh nghiệp cũng là cản trở của Việt Nam trong quá trình tham gia AEC. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 526 
Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ở mức thấp và ít có cải thiện từ 
nhiều năm nay. Quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng tiêu cực đế 
năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam, đơn cử 
doanh nghiệp các nước trong khối mất bình quân 172 giờ/năm để đóng thuế, thấp hơn nhiều 
lần thời gian đóng thuế của doanh nghiệp Việt Nam. 
Bảng 2.1: Xếp hạng về thể chế của Việt Nam 
Chỉ tiêu Xếp hạng trên 
144 nƣớc 
Điểm số (1-7 
l cao nhất) 
Thể chế 92 3.5 
Thể chế công 85 3.5 
Luật về sở hữu 104 3.2 
Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho xuất, nhập khẩu 
hàng năm 
109 3.2 
Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho nộp thuế hàng 
năm 
121 2.6 
Chi phí ngoài pháp luật và đút lót để nhận được kết quả 
tư pháp thuận lợi 
104 3.5 
Hiệu quả của Chính phủ 117 2.9 
Gánh nặng của Chính phủ 91 3.2 
Gánh nặng của quy định của Chính phủ 101 3.1 
Tính minh bạch của quá trình soạn thảo chính sách của 
Chính phủ 
116 3.5 
(Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới) 
Về nguồn nhân lực 
Về lý thuyết khi gia nhập AEC, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước 
trong khu vục nhờ có lợi thế về nguồn lao động trẻ đông đảo, khéo tay, học nhanh và làm việc 
chăm chỉ, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về lao động phổ thông. Tuy nhiên, lao 
động Việt Nam với nhược điểm là ý thức về kỷ luật lao động kém, kỹ năng sống chưa được 
hoàn thiện nhiều và sẵn sàng chuyển việc nếu được hứa hẹn với mức lương cao hơn nơi đang 
làm việc. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của lao động trong nước đa số chưa cao. 
Do vậy, không những không phát huy được lợi thế về lao động mà còn khiến các lao động có 
tay nghề cao từ các nước Asean tràn vào Việt Nam và gây nhiều hệ lụy xã hội. 
Hạn chế về khoa học công nghệ 
Hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ chưa đủ để trở thành động lực phát triển cho 
doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế còn rất yếu về tính dự báo. 
Nhiều vấn đề của thực tiễn nhất là các vấn đề liên quan đến quản lý đô thị, quy hoạch, phát 
triển bền vững, vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng. 
Quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm, trình độ công nghệ 
của các doanh nghiệp chủ yếu là trung bình và thấp dẫn đến chất lượng và khả năng cạnh 
tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước chưa cao. Việc nghiên cứu 
giải mã và nội địa hóa công nghệ nước ngoài đã được thực hiện nhưng chưa nhiều, chưa đóng 
góp tích cực vào việc nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp. 
Thủ tục, cơ chế đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa được cải tiến, chưa phù hợp 
với đặc thù của lĩnh vực này; do vậy thời gian thực hiện các dự án đầu tư kéo dài (tối thiểu 3 - 
5 năm) ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư. Mức kinh phí 2% chi ngân sách cho khoa học và 
công nghệ mà Chính phủ hàng năm đã cân đối, phân bổ cho các bộ, ngành và các địa phương 
chưa được đầu tư đủ cho khoa học và công nghệ theo quan điểm “Khoa học và công nghệ là 
quốc sách hàng đầu, động lực và nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
527 
2.5. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế cho Việt Nam 
Lợi thế đi sau là ở việc rút kinh nghiệm từ các nước thành công và thất bại của những 
nước đi trước. Việt Nam trong chiến lược phát triển nền kinh tế mở cửa hội nhập nhưng 
không xa rời mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, có thể tìm thấy những 
bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực. Có thể tóm tắt ở những điểm sau đây: 
Có chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp để giải quyết hài hòa các mục tiêu 
dài hạn và ngắn hạn, tăng trưởng và công bằng xã hội. 
Bài học đầu tiền về tốc độ tăng trưởng vượt bậc của Liên minh châu Âu, và cách liên 
minh kinh tế này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế là vai trò Nhà nước với việc hoạch định 
chiến lược và kế hoạch phát triển, trong đó phải giành cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng, 
nhằm góp phần thúc đẩy khối doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ, nâng cao sức sản xuất, nâng 
cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 
Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc chú trọng phát 
triển các cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại, có quy mô lớn, không thể bỏ qua hay coi nhẹ việc 
phát triển kinh tế theo chiều rộng. Kinh doanh nhỏ một mặt giải quyết vấn đề việc làm và thu 
nhập cho đông đảo nguời lao động, một mặt tạo tiền đề cho doanh nhân tích lũy kinh nghiệm 
và vốn để mở mang kinh doanh. Kết hợp hài hóa các khu vực kinh doanh lớn và nhỏ, hiện đại 
và truyền thống trong nền kinh tế, cho phép giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế- xã hội 
trong dài hạn và ngắn hạn, tạo điều kiện cho dân chúng tự kinh doanh để chính phủ tập trung 
vào các công trình lớn. 
Thúc đẩy nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp 
Nói đến chính sách phát triển doanh nghiệp là nói đến các chính sách hỗ trợ. Vấn đề 
đặt ra là hỗ trợ ai?, hỗ trợ gì?, hỗ trợ như thế nào? Mỗi quốc gia thành công có một phương 
thức hỗ trợ riêng, phù hợp đặc điểm của nước mình. Nhưng nhìn chung đều giống nhau về 
những vấn đề cơ bản: 
- Thứ nhất, phát triển các công trình công cộng, trong đó, chú trọng các cơ sở hạ tầng 
phục vụ sán xuất như hệ thống thủy lợi, giao thông, lưới điện, nguồn nước,.. Nhà nước đầu tư 
để tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng lợi ích này. Việc dễ dàng tiếp cận với các nguồn 
lực như vây đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giảm được chi phí sản xuất. 
- Thứ hai, hỗ trợ về vốn. Không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng 
với nguồn tín dụng chính thức, mà cả tín dụng từ các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, còn có 
những khoản hỗ trợ khác có tính chất trợ cấp. Nhưng việc hỗ trợ không có tính dàn đều. Các 
quốc gia thành công đều có hỗ trợ trọng điểm và có điều kiện. Thông thường sự hỗ trợ vốn 
tập trung vào các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, minh bạch về tài chính, chấp hành 
nghiêm túc các quy định của pháp luật. 
- Thứ ba, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật đi đôi với các yêu cầu về hiện đại hóa. Mục tiêu 
cuối cùng của sự phát triển không phải là có một số lượng lớn doanh nghiệp. Quy luật của sự 
phát triển là ngày càng hiện đại về công nghệ và có quy mô lớn để giảm chi phí xã hội. Vì 
vậy, sự tư vấn và hỗ trợ về công nghệ là cần thiết. Bên cạnh đó, cần có các quy định về tiêu 
chuẩn hiện đại. Tiêu chuẩn này phải thay đổi theo từng thời kỳ để buộc các doanh nghiệp chỉ 
có thể tồn tại khi nó theo kịp mặt bằng chung. 
- Thứ tư, hỗ trợ về phát triển nguồn nhân lực. Chính sách giáo dục thể hiện sự quan 
tâm của chính phủ đối với yếu tố đầu vào quan trọng nhất của sản xuất- vốn nhân lực. 
- Thứ năm, đội ngũ công chức có năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Khi tình trạng 
tham nhũng còn phổ biến, năng lực công chức còn yếu kém thì chính sách tốt cũng không thể 
đi tới được các mục tiêu đã định. 
Biết khéo léo kết hợp giữa quyền lực Nhà nước với sức thuyết phục của các tổ chức xã 
hội. 
Lợi dụng các tổ chức xã hội như phường, hội kinh doanh cùng ngành, cùng địa 
phương là một trong những kinh nghiệm của người xưa. Chính quyền địa phương có thể tạo 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 528 
điều kiện cho các tổ chức xã hội hoạt động chính thức tham gia vào các chương trình tư vấn 
kinh doanh, tín dụng nhân dân, ... để giúp dân chúng tham gia kinh doanh, giúp đỡ nhau khi 
gặp khó khăn, thúc đẩy đầu tư phát triển doanh nghiệp địa phương. 
Như vậy, sự phát triển của doanh nghiệp chính là tiền đề quan trọng để phát triển nền 
kinh tế quốc gia, do đó cần phải có những chính sách kinh tế phù hợp, đúng đắn nhằm tạo 
điều kiện phát triển doanh nghiệp, nhất là trong sân chơi lớn của khu vực và thế giới, mang 
tính cạnh tranh khốc liệt. 
3. KẾT LUẬN 
Cách đây hơn 10 năm, Hội nghị cấp cao Asean IX họp tại Bali Indonesia, tháng 
10/2003, các nhà lãnh đạo các nước Asean đã ra Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, trong đó nhất 
trí việc thành lập Cộng đòng ASEAN vào năm 2020 bao gồm 3 trụ cột: Cộng đồng chính trị- 
an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế Asean, Cộng đồng văn hóa- xã hội ASEAN đan xen và 
hỗ trợ nhau với mục đích bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực. 
Cho đến hết năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức được thành lập, đặt 
nền móng cho sự phát triển giao thương thuận giữa các quốc gia trong khu vực và với các đối 
tác kinh tế của ASEAN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở ra những cơ hội việc làm lớn cho 
các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp trong khối ASEAN. 
Tuy nhiên, việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN không chỉ có cơ hội mà còn gây 
nhiều thách thức lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà phần 
lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và vừa, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh 
mạnh mẽ với các nước trong khu vực. 
Thông qua việc đánh giá từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới đến nay, có thể 
thấy sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp thông qua việc nâng cao năng suất lao 
động, chất lượng sử dụng nguồn cũng như hiểu quả quản lý doanh nghiệp, Nhưng như vậy 
là chưa đủ vì mức độ gia tăng các yếu tố vẫn chưa bắt kịp được với mức độ hội nhập kinh tế 
của Việt Nam, cũng như độ mở của nền kinh tế. 
Do vậy, cần có cái nhìn tổng quan về quá trình hội nhập, từ đó đưa ra những định 
hướng, biện pháp cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội 
nhập AEC một cách đúng đắn, hợp lý nhất 
Về phía doanh nghiệp, nhấn mạnh nhất là có một chiến lược kinh doanh với tầm nhìn 
trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dự báo biến động thị trường. Ngoài ra 
doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nâng cao năng lực quản trị doanh 
nghiệp; xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, 
Để giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, trước hết cần nhận thức đúng 
về năng lực cạnh tranh, tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 
một cách bền vững, phải duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài, liên tục cả hiện tại và tương lai. 
Cuối cùng, doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, do đó, giải quyết được những 
khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp là con đường hữu hiệu nhất để thúc đẩy phát triển 
kinh tế trong bối cảnh hội nhập AEC hiện nay. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
529 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban thư ký ASEAN, 2010, Số tay cộng đồng kinh tế ASEAN. 
2. Bộ Công thương, 2009, Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự 
báo 
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006, Báo cáo đánh giá thi hành luật doanh nghiệp. 
4. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội 
5. PGS.TS Nguyễn Thị Bằng, 2003, Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến môi trường 
xã hội Việt Nam, thực trạng và giải pháp 
6. ThS Phạm Thị Thu Hiền, 2008, Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính của Việt 
Nam trong điều kiện hội nhập. 
7. Phạm Quang Minh, 2007, Quan hệ của Asean đối với 3 nước Đông Nam , thành 
công của Chính trị hội nhập khu vực. 
8. Nguyễn Hồng Sơn, 2008, Cộng đồng kinh tế Asean: Nội dung, biện pháp và những 
vấn đề đặt ra. 
9. Nguyễn Hồng Sơn, 2008, Cộng đồng kinh tế Asean: Mục tiêu, nội dung và lộ trình, 
sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
10. PGS.TS Lê Thị Thanh, 2010, Pháp luật Kinh tế, Nxb Tài chính 
11. Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hồng Sơn và Bùi Trường Giang, 2007, Tác động 
của Cộng đồng Kinh tế Asean đến sự phát triển của Asean và Việt Nam 
12. TS Phan Thị Thoa, 2013, Vai trò của Việt Nam trong tiến trình xây dựng cộng 
đồng kinh tế Asean hội nhập WTO. 
13. TS Nguyễn Thị Tú, 2014, Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại 
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO 
14. Hoàng Anh Tuấn, 2005, AEC với các nước thành viên, Đề tài cấp Bộ, Học viện 
Quan hệ Quốc tế- Bộ Ngoại Giao, tháng 8/2005. 
15. Hoàng Anh Tuấn, 2007, Triển vọng đàm phán FTAS, ASEAN- đối tác: Tiếp dưới 
góc độ chính trị- an ninh 
16. Nguyễn Vũ Tùng, 2007, Kiến tạo chủ nghĩa khu vực Đông Nam sau chiến 
tranh thế giới thứ hai, từ SEATO đến ASEAN 
17. Trần Văn Tùng và Phạm Ngọc Tân, 2007, Bối cảnh Quốc tế và tác động của nó 
đối với quá trình hình thành AEC. 
18. 
THE PROGRESS OF INTEGRATION OF ASEAN ECONOMIC 
COMMUNITIES OF VIETNAMESE ENTERPRISES 
Abtract: 
International economic integration is a prominent trend in the world today with the 
existence of various types of organizations, regional links and linkages between countries 
such as WTO, ASEAN, EU , BRICS, ... through agreements signed as FTAs. 
The Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) is asserting that it is one of the 
most successful examples of regional cooperation in the world, particularly in economic 
terms, expressed through intra-regional links: Free trade AFTA, ASEAN economic 
cooperation has helped the economies of member states grow strongly, develop their potential 
and establish their status in the international arena. 
Keywords: Asean Organization, ASEAN Economic Community (AEC), Integration 

File đính kèm:

  • pdftien_trinh_hoi_nhap_cong_dong_kinh_te_asean_cua_cac_doanh_ng.pdf